azit 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
cho chúng tôi xem. Nhưng đó không phải là cây viết mà là cái nhiệt kế.

- Đó, các con thấy chưa, ba tìm có nhanh không ?

Khi mở mắt nhìn ra cái nhiệt kế trong tay, ba tôi sửng sốt nhìn chúng tôi, rồi gượng cười và nói :

- à, ba nhớ ra rồi, hôm trước Mentin bị sốt, ba đã cặp nhiệt cho nó xong vội đi làm quá thế là ba bỏ túi. Không sao, bây giờ các con sẽ thấy ba tìm được cuốn sổ tay trong túi bên phải.

Lại nhắm mắt, ba tôi thò tay vào túi phải. Nhưng làm gì có cuốn sổ. Ba tôi lại ngạc nhiên và mở mắt ra. Mẹ tôi đến cứu nguy cho ba :

- Hôm trước mình vừa đi sửa áo. Hay người ta khâu lộn túi trái sang phải và túi phải sang trái.

Ba tôi muốn rút lui khỏi tình thế nan giải ấy. Song có lẽ vẫn muốn vớt vát danh dự bằng cách tìm ra một vật gì đó ở nguyên chỗ của nó nên còn cố :

- Nhưng cuốn sổ ghi của tôi để ở túi ngực áo vét cơ mà. Có nghĩa là ở đây này ...

Quyển sổ tay không thấy mà cái túi ba tôi chỉ cũng không có nốt. Có lẽ người ta đã bỏ nó đi hôm sửa áo rồi.

Ông nội tôi rất thích đùa cợt, thấy thế cười hỏi :

- Nào, lũ quỷ con, các cháu thử đoán xem quyển sổ tay của ba ở đâu ?

Trước khi chúng tôi kịp mở miệng, mẹ tôi đã vội nói :

- A, hôm trước định khâu áo cho mình, có khi tôi đã khâu cái túi ngực vào rồi cũng nên.

Ba tôi rất bối rối. Lúc đó có lẽ ba tôi sẽ đổi bất cứ giá nào lấy một vật ở nguyên chỗ của nó, trên người ba. Ba tôi lục tung hết cả lên, thậm chí lộn ngược cả mấy túi ra. Ông nội tôi vẫn đùa, không để ba yên :

- Này, cậu Cả tìm gì thế ? Bị mất cây kim à ?

Cười nhiều quá, ông tôi chảy cả nước mắt, nước mũi rồi đâm ra ho sù sụ kéo dài. Không dứt được cơn ho, ông nội tôi ra hiệu lấy cho chiếc khăn tay :

- Các cháu lại lấy cho ông. Cái khăn ở túi bên phải áo khoác ấy.

Tôi chạy lại chỗ cái áo khoác đang treo trên mắc áo nhưng làm gì có cái khăn tay nào.

- Ông ơi, không có khăn tay trong túi bên phải ông ạ.

- Cháu không nghe ông nói gì à ? Ông bảo tìm túi áo bên trái cơ mà.

- Túi áo bên trái cũng không có ạ.

- Không thể như thế được ... Mang cái áo lại đây cho ông xem nào. Bốn chục năm nay cái khăn tay nằm ở đó cơ mà ...

Tôi mang cái áo khoác nặng nề lại cho ông. Ông nội tôi lục lọi cả hai túi mà chẳng thấy cái khăn tay nào. Ông bèn nói :

- Như vậy chắc có lẽ ai đã lấy cái khăn của ông rồi ...

Lúc đó, mẹ tôi len lén bỏ vào túi phải một cái khăn tay sạch. Chợt sờ thấy nó, ông tôi vui hẳn lên :

- Đây rồi, ông đã nói với các cháu là khăn tay của ông bao giờ cũng nằm trong túi phải cơ mà.

Tìm được khăn tay hỉ mũi rồi, sau khi ngừng cơn ho, ông tôi lại lục lọi tìm cái gì đó trong túi :

- Hộp thuốc lá của tôi đâu nhỉ? Ai lấy hộp thuốc của tôi rồi ! Tìm cho tôi hộp thuốc lá, mau lên. - Ông tôi ra lệnh.

Sợ ông nội tôi cáu gắt, cả nhà đổ xô đi tìm cái hộp thuốc lá trong mọi xó xỉnh.

Giữa lúc đó thì nhà lại có khách. Hai vợ chồng một ông bạn của ba tôi đến chơi. Thấy cả nhà bận rộn tìm kiếm hộp thuốc lá cho ông nội, họ cũng xúm vào giúp.

Ông nội tôi đã phát cáu thực sự vì mãi không ai tìm ra, ông quát tháo ầm ĩ, mắng tất cả mọi người.

- Tìm nhanh cho tôi hộp thuốc. Thật chả ra sao ! Hộp thuốc lá vừa mới đây mà mất biến.

Ông khách vội vàng chìa gói thuốc ra mời ông nội tôi hút một điếu, hi vọng ông nội tôi bớt giận :

- Mời bác dùng tạm thuốc lá của con.

Ngay lập tức ông ta biết đã lỡ lời vì làm ông nội tôi càng giận dữ hơn.

- Tìm nhanh cho tôi hộp thuốc, không các người chết với tôi ! - Ông quát chúng tôi.

Tự nhiên Mentin xuất hiện, tay cầm đôi găng tay phụ nữ hỏi cả nhà với vẻ mặt rất bình tĩnh :

- Đôi găng tay này của ai ?

Mẹ tôi chạy đến cạnh nó :

- Con thấy ở đâu thế ? Mẹ kiếm mãi không ra ...

Mentin trả lời bình thản :

- Thử đi tìm hộp thuốc cho nội, ngó vào sau cái tủ lạnh, con thấy đôi găng tay này nằm dưới đất ...

Kể ra mà mua cho ông nội tôi một gói thuốc ngoài hiệu thì tiện và dễ dàng hơn nhiều, nhưng ngặt vì cái hộp của nội tôi lại bằng kim loại có khắc chữ kỷ niệm, thành ra chúng tôi không thể chơi trò đánh tráo được. Thế là cả nhà phải cố công đi tìm cho bằng được. Hộp thuốc lá đâu chưa thấy mà chúng tôi đã tìm được bao nhiêu là vật dụng cả nhà đã tưởng mất từ lâu. Bỗng nhiên bà khách vớ được một núm vặn máy thu thanh còn khá tốt nằm dưới ghế tràng kỷ, làm ba tôi mừng rỡ kêu lên :

- Ôi, thế mà tôi tìm cả tháng nay không thấy đấy ...

Sự mừng rỡ đó tỏ ra hơi sớm vì ngay sau đấy ba tôi đã phải buồn. Cây viết máy đáng lẽ phải ở trong túi ba thì tôi lại tìm được trong ngăn tủ đựng chén dĩa. Mẹ tôi tìm ra con dao còn tốt nhà đang dùng, chả hiểu ai vô tình đổ vào một sọt rác cùng với đống vỏ khoai tây. Nhà tôi lúc đó rất nhộn, thỉnh thoảng lại có người kêu lên : Của ai cái này, của ai đây ?" và người trả lời "A, của tôi đấy, tìm ra ở đâu thế ?"

Tự nhiên ông nội tôi nhảy dựng lên như bị con gì đốt :

- Trời ơi, đứa nào bỏ hộp thuốc lá dưới chỗ ngồi của ông thế này ? - Ông tôi hỏi giọng vẫn có vẻ bực bội.

Thì ra ông tôi ngồi ngay lên trên hộp thuốc, báo hại chúng tôi tìm cả tiếng đồng hồ. Cả nhà phát điên phát khùng lên vì nó, thế mà nó lại chẳng mất đi đâu cả. Mọi người nín lặng một lúc lâu không ai nói một lời.

Như vậy đấy bạn ạ, bực mình từ hôm đó, tôi quyết dọn dẹp sắp xếp thật ngăn nắp lại phòng riêng của mình. Kể ra hồi trước cũng có hơi bề bộn thật. Tôi không muốn bị la mắng là đứa con gái cẩu thả luộm thuộm ... Nhân dịp đó, tôi đã sắp xếp lại đống thư từ của bạn trước đây bỏ vương mỗi nơi một cái. Tôi để chúng trong một cái cặp giấy theo thứ tự ngày tháng bạn gởi để tiện dùng khi cần đến.

Chủ yếu là thư của bạn thôi. Đemir, Yasa và Mina thỉnh thoảng mới gởi cho tôi một cái bưu ảnh hoặc một lá thư ngắn. Tôi thường trả lời chúng ngay khi nhận được. Bạn nhớ viết thường xuyên cho tôi nhé!

Chúc bạn học giỏi.

Zeynep

Trích dẫn

27-11-2007 02:22 AM #53

handballvn

- Banned -

Ngày tham gia

Sep 2007

Đến từ

Hành tinh khác

Bài viết

1,546

Thanks

3,310

Thanked 3,641 in 1,493 Posts

Bức thư thứ 13: Hãy yêu nước

Ankara 14.1.1964

Acmét thân mến,

Bạn hỏi tôi hè này có về Istanbun chơi không ư ? Vì chưa làm đủ thời gian ở nhà máy mới nên ba tôi chưa có quyền nghỉ phép năm. Ba tôi muốn cho mẹ tôi và mấy chị em vẫn về Istanbun nghỉ hè độ một tháng. Nhưng cũng không có gì chắc chắn đâu, vì mẹ tôi chưa quyết định gì cả. Mẹ tôi chẳng muốn chúng tôi đi đâu lại thiếu ba cùng đi. Ba tôi sẽ xoay sở ra sao với việc ăn uống, giặt giũ nếu ông ở nhà một mình ? ... Nếu cuối cùng mẹ tôi vẫn quyết định cho chúng tôi về Istanbun thì chúng tôi sẽ ở nhà cô tôi. Và tất nhiên khi đó tôi sẽ đến thăm bạn và các bạn cũ khác.

Mấy hôm trước tôi đã làm một chuyện động trời. Tôi không thể nào không kể trò nghịch ngợm này cho bạn được. Mentin cũng biết khá rõ câu chuyện, vì nó gần như một đồ đệ, luôn theo sát tôi mà. Thôi, tôi kể nhé!

Chủ nhật trước, chúng tôi về chơi nhà ông bà nội. Ông bà ở một khu cách nhà tôi khá xa. Ông tôi cao tuổi nên không thể ở nhà quá cao với nhiều bậc thang. Sau khi tìm mãi mà không được chỗ nào vừa ý ở tầng trệt, ông bà tôi đến ở một căn hộ lầu một. Nơi đó, tuy phải leo thang một chút nhưng được cái thoáng mát và sạch sẽ. Bà tôi hay nói như thế với ba mẹ tôi. Lên nhà ông bà tôi phải leo mười tám bậc thang. Tôi không đếm đâu nhé, thế mà vẫn biết rất rõ, vì ông nội tôi thường nói với mọi người : "Tôi vẫn trèo được mười tám bậc thang mà chưa thấy mệt. Dấu hiệu của sức khỏe còn tốt đây". Bạn sẽ rõ tại sao tôi phải nói tỉ mỉ về cái cầu thang như thế. May mà ông bà tôi không ở mấy tầng cao hơn nữa. Nếu thế thì thế nào các báo cũng có dịp viết về một tai họa lớn xảy ra ở nhà ông bà tôi hôm chủ nhật.

Chị tôi ở nhà vì phải tiếp các bạn đến chơi. Từ sáng sớm, ba mẹ tôi, Mentin và tôi đã đáp xe buýt đến nhà ông bà nội. Bà tôi chuẩn bị cho chúng tôi bao nhiêu là thức ăn và các loại bánh kẹo rất ngon ... Dùng bữa trưa xong, theo thường lệ, ông nội và ba tôi hay ngồi nói chuyện bên tách cà phê. Tôi cũng sán đến gần, vì tôi rất thích nghe ông nội và ba tôi nói chuyện chính trị. Trong phòng khách không có ai khác ngoài ba chúng tôi. Tôi giả bộ xem báo, nhưng thực tình để hoàn toàn tâm trí vào cuộc nói chuyện của người lớn.

Ông nội tôi mê tình hình chính trị lắm. Cứ lúc nào có hai người, ông và ba tôi, là y như rằng ông bàn đến tình hình đất nước. Sau bữa ăn và có tách cà phê thì ba tôi không thể thoát khỏi một cuộc thẩm vấn về các vấn đề trọng đại của đất nước và cả thế giới. Duy chỉ có một điều là bao giờ cũng xảy ra chuyện tức cười và chính cái đó hấp dẫn tôi ... Nội tôi rất hay ngủ gật. Có khi mới cầm đến tách cà phê, ông nội tôi đã chuẩn bị ngủ rồi. Tuy nhiên trước khi ngáy, ông tôi vẫn còn kịp hỏi ba tôi một câu chính trị nào đó. Ba tôi chưa kịp trả lời gì thì ông tôi đã ngủ rồi. Thấy vậy, ba tôi im lặng nhưng vẫn ngồi tại chỗ. Bởi vì ông nội gục thật đấy, nhưng chợt choàng tỉnh rất nhanh, có khi vì chính tiếng ngáy của ông thôi.

Dậy một cái là ông hỏi ngay ba tôi :

- ờ, mà sau đó thì sao ?

Nếu không có mặt ba tôi tại đó là ông nội tôi giận dỗi, vì thế, dù ông có ngủ gà ngủ gật, ba tôi cũng không dám ra khỏi phòng khách. Mỗi lần choàng tỉnh dậy, ông tôi lại hỏi :

- Chúng ta đang nói đến đâu rồi ?

Ba tôi phải nhớ thật chính xác câu chuyện đang dừng ở chỗ nào để trả lời cho được. Có khi nội tôi phản đối khi ba trả lời xong :

- Không, không phải chỗ đó ... Ba đang nói chuyện khác kia! Chúng ta đang nói về việc gì nhỉ ? - Ông tôi muốn biết chính xác cơ.

Vì vậy, đôi khi hai người tranh luận sôi nổi. Còn tôi thì rất khoái chí, vì các cuộc nói chuyện kiểu đó rất buồn cười. Ba tôi có lẽ chẳng thích thú gì lắm nhưng phải chiều ý ông nội tôi.

- Này, sao nữa ?

Ba tôi lại tiếp tục câu chuyện đang nói dở chừng, nhưng chưa được hai câu thì ông tôi lại ngủ ... Cứ như vậy hàng tiếng đồng hồ. Sau đó hoặc ông nội tôi tỉnh ngủ hẳn để thảo luận chính trị sôi nổi hoặc ông dựa đầu vào thành ghế và ngủ thẳng một mạch. Ông tôi thường gọi giấc ngủ gà ngủ gật là một chút nghỉ ngơi. Ngay cả lúc ngủ say, đôi khi ông tôi vẫn như thức và bảo ba tôi :

- Con cứ nói tiếp đi, ba nghe ...

Thật là không thể nào chịu đựng được, nhưng ba tôi vẫn kiên nhẫn chiều theo, vì ba rất kính trọng ông nội. Bạn không biết chứ ba tôi có lúc đã từng là sĩ quan trong đơn vị của ông nội tôi đấy. Chẳng có gì là lạ, khi đã về hưu khá lâu rồi, ông vẫn được mọi người kính nể như lúc còn là đại tá đương nhiệm.

Chủ nhật vừa rồi, ăn trưa xong, mỗi người trong một chiếc ghế bành đối diện nhau, ba tôi và ông nội vừa uống cà phê vừa bàn luận đủ chuyện. Bắt đầu, ông nội tôi đặt câu hỏi :

- Có gì mới không ? Anh thấy tình hình đất nước ra sao ?

Ba tôi định trả lời thì ông tôi đã ngáy khò khò. Sau một cái gật đầu mạnh xuống ngực, ông choàng tỉnh dậy và hỏi ba tôi tiếp :

- Thế cũng được. Vậy trong tình hình đó thì người Đức sẽ phản ứng ra sao ?

Từ nãy, trong câu chuyện có nói gì đến người Đức đâu nhỉ ? Nhưng ba tôi lại nói tiếp rất lịch sự như câu chuyện từ nãy vẫn nói về người Đức vậy.

- Vâng, vâng, người Đức đã phát triển rất nhanh ba ạ! Bởi vì họ ...

Nhưng ba tôi chưa kịp nói cho hết câu thì nội tôi đã ngủ rồi. Ba tôi im lặng và xem báo tiếp. Tự nhiên ông tôi giật mình tỉnh giấc :

- Con nói sao ? Người Mỹ sẽ làm gì trong tình huống đó ?

Tôi giấu mình sau tờ báo, cố nín cười. Còn ba tôi thì lại nói chuyện rất nghiêm chỉnh :

- Người Mỹ ấy à ? Ba xem, quân đội Mỹ rất ...

Hai người cứ như thế mà tiếp tục câu chuyện. Ông tôi có lúc nhắc đến tên một nhà lãnh đạo quốc gia nào đó mà bạn chẳng biết ở xứ nào nữa ...

- Thế còn Giáo hoàng thì sao ? Cần phải lưu tâm đến ý kiến của cả Giáo hoàng nữa đấy.

- Giáo hoàng ấy à ... Ba phải biết là mọi người đều cho rằng Giáo hoàng ...

Sau đó, hình như ông nội tôi không buồn ngủ nữa. Hai người tranh luận sôi nổi về tương lai phát triển của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nội cho rằng nước Thổ sẽ phát triển dựa trên công cuộc xuất khẩu mạnh mẽ các sản phẩm công nghiệp. Ông tôi nói nhiều lắm, có lúc người nổi cáu thật sự :

- Nhưng không thể làm như ta đã làm trong việc xuất khẩu ốc sên ... anh biết ốc sên chứ ... ốc sên ...

Ông nội nhắc lại vài lần chữ ốc sên và lại thiếp đi. Ba tôi với lấy tờ báo định đọc tiếp thì ... Hấp! Ông tôi lại thức dậy rồi :

- Chúng ta đang nói về gì nhỉ ?

- Về ốc sên ba ạ.

- ốc sên nào ?

- ốc sên của ta ấy ... loại để xuất khẩu ...

- à, à ... chúng ta đang nói về xuất khẩu ốc sên ... Đúng, chúng ta không thể phát triển kinh tế chỉ dựa vào nguồn xuất khẩu ốc sên mà thôi. Cần phải tìm thêm các sản phẩm khác để xuất khẩu ... thuốc lá, bông ... đậu phọng ... lương thực ... Đó là những sản phẩm truyền thống của ta ...

Và ông lại ngủ gật. Lúc tỉnh dậy, ông nói :

- Chúng ta dừng lại ở đâu nhỉ ?

- Ba đang nói về các sản phẩm truyền thống ...

Giữa lúc đó có người bấm chuông ngoài cửa. Tôi chạy ra mở và thấy một ông đứng tuổi, ăn mặc lịch sự. Ông ấy hỏi nội tôi. Tôi thưa là nội có nhà và chạy vào báo cho nội biết có khách. Ông tôi ra cửa, vồn vã chào người mới đến :

- Xin mời vào nhà, xin mời ông. Ngọn gió nào đưa ông tới nhà chúng tôi thế?

Ông khách đưa cho tôi một hộp kẹo sô-cô-la rất lớn có buộc dải băng diêm dúa. Mấy người lớn trở vào phòng khách, còn tôi mang hộp kẹo vào cho bà nội. Mentin, sau bữa ăn biến đi đâu mất, lúc này lại thấy xuất hiện cạnh bà tôi. Tôi mở hộp : cả một hộp lớn toàn sô-cô-la bọc hạt dẻ ngọt, là loại kẹo cao cấp rất ngon mà tôi thích vô cùng.

Tôi ngờ ngợ nhận ra ông khách ngay từ lúc mở cửa, nhưng chưa chắc chắn. Vì thế, sau khi được bà cho ăn kẹo xong, tôi lại trở vào phòng khách, ngồi xa xa một chút để nghe chuyện. Tôi nghĩ mãi không ra đã quen ông khách ấy ở đâu. Chợt nghe tiếng ông nói, tôi nhận ra liền. Bây giờ tôi nói cho bạn biết ông ấy là ai, chắc chắn bạn cũng sẽ nhớ ra ngay thôi. Năm ngoái, nhân dịp Quốc khánh, có một ông nhà báo đến trường mình nói về nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ phải không ? Đó, chính ông nhà báo ấy đến nhà ông tôi chủ nhật vừa qua. Ông ta có một đứa cháu gái học lớp hai ở trường ta đấy mà. Thực ra cũng chỉ vì đứa cháu mà ông ta đến nói chuyện ở trường ta đấy thôi. Đó là một nhà báo nổi tiếng của nước ta đấy nhé! Hôm ấy đến trường, ông hiệu trưởng cứ loanh quanh bên ông ta, tỏ vẻ rất kính trọng. Tôi còn nhớ như in lời hùng biện của ông nhà báo ngày hôm đó "Các em, chúng ta phải yêu nước ! Hãy yêu quý tổ quốc của chúng ta ... Các em phải tìm hiểu thật kỹ đất nước này và yêu nó. Khi lớn lên, các em hãy đến làm việc tại những vùng xa xôi hẻo lánh còn nghèo nàn lạc hậu. Các em nhớ đi đến từng bản làng còn khó khăn, nghèo đói. Hãy làm việc hăng say tại những nơi còn tối tăm, lạc hậu. Nước Cộng hòa của chúng ta trao sứ mệnh vinh quang đó cho các em!" Giọng nói ngọt ngào mà rất hùng tráng của ông ấy còn văng vẳng bên tai tôi : "Chính các em là những sứ giả đem ánh sáng văn minh đến các miền xa xôi, lạc hậu của đất nước, Tại những nơi đó đang cần vốn văn hóa, khoa học của các em". Nghe ông ta nói, tôi đã cảm động xiết bao.

Không kìm được, tôi vội nói với khách :

- Cháu nhận ra ông rồi! Năm ngoái ông đã đến trường cháu ở Istanbun nói chuyện.

- Đúng rồi, đúng rồi. Tôi có đứa cháu học ở đó.

Sau đó tôi lảng ra để nghe cái ông có giọng nói ngọt lịm như mật ong nói chuyện. Nhưng Acmét thân mến, nếu bạn biết sau đó ra sao thì ... Tôi đã mất hết cả cảm tình với ông ta. Nguyên do là thế này : Nhà báo nổi tiếng có một người con trai, học xong đại học sư phạm và trở thành nhà giáo. Anh ta được phân công về dạy học ở một làng quê hẻo lánh vùng Anatolia. Người thành phố làm sao mà sống được ở cái vùng chẳng có một tí tiện nghi nào ấy. Hơn nữa anh ta lại mới cưới vợ, một cô gái Mỹ đàng hoàng. Không thể mang người vợ trẻ, đẹp lại là người ngoại quốc đến cái vùng xa xôi hoang dã ấy được. Ông nhà báo đã chạy vạy khắp nơi, nhờ cậy tất cả bạn bè, người quen có chức có quyền và cuối cùng đã chuyển được cho anh con trai về làm việc ở một trường học ở ngay Istanbun. Nhưng trường đó vẫn còn xa nhà quá. Anh con trai đi làm còn khó khăn, vất vả. Thế mà gần ngay nhà ông, cách mấy bước chân lại có mấy trường học rất tốt, đầy đủ tiện nghi ... Vì vậy ông nhà báo lại phải ra tay vận động một lần nữa để anh con trai có thể về một trường nào đó gần nhà. Một người bạn của ông nội tôi có thẩm quyền giải quyết vấn đề, nên vừa đến Ankara, nhà báo vội đến thăm ông nội tôi ngay. Nếu ông nội tôi chỉ nói với ông bạn một câu thôi, công việc coi như chắc chắn là xong. Không biết có thật thế không hay ông ta tâng bốc ông nội tôi để được giúp đỡ. Nghe ông ta nói hết câu chuyện, máu trong người tôi như sôi lên. Biết chắc sẽ bị coi là hỗn láo với người lớn, song tôi vẫn không nhịn được, vội hỏi xen vào giữa câu chuyện.

- Nhưng thưa ông, thế thì lấy ai đem ánh sáng văn minh đến cho những vùng đất xa xôi hẻo lánh còn lạc hậu của đất nước ạ ?

Cũng vô tình mà tôi đã nhắc lại câu nói của ông nhà báo hôm đến trường. Hoặc không hiểu, hoặc làm ra vẻ không hiểu, ông ta nói :

- Cháu bảo gì hả cháu gái ? - Ông ấy nói bằng giọng ngọt ngào như mía lùi.

Ba tôi nghiêm giọng đuổi tôi ra ngoài :

- Nào, con đi bưng cà phê lại đây cho ba, nhanh lên!

Mang cà phê cho ba người xong, tôi đi ra ngoài ngay vì chẳng muốn nghe ông nhà báo nói nữa. Tôi vào nhà tắm xem lại đống quần áo bà tôi đang ngâm, định giặt giúp bà. Tôi chợt nghĩ ra một trò tinh quái. Tôi lấy mấy miếng xà bông vất vào bình nước nóng. Xà bông tan nhanh trong nước thành một chất nhờn nhờn, sền sệt. Không để ai nhìn thấy, tôi rón rén ra khỏi buồng tắm, mang theo bình nước xà bông và đổ lên các bậc thang đi xuống sân. Để khỏi bị ngã, tôi đổ từ từ, từ các bậc thang thấp nhất dần dần lên cao. Tôi dàn đều thứ nước trơn nhẫy ấy ra khắp mặt từng bậc một, chợt nhìn lên, tôi thấy Mentin đang chú ý đứng xem. Nó ngạc nhiên hỏi to :

- Chị làm gì thế ? Rửa cầu thang đấy à ?

- Suỵt! Rồi em sẽ thấy. Nhưng đừng có nói gì với ai nhé!

Sợ người nhà vô tình bị ngã, chúng tôi đứng chơi ở ngay đầu cầu thang để canh chừng, trước cánh cửa mở.

Cuối cùng, ông khách đã quyết định về. Ông vừa đứng dậy, tôi và Mentin đã lẩn vội vào nhà. Ba tôi và ông nội tiễn khách ra tận cửa. Họ bắt tay nhau :

- Chào các vị, tạm biệt !

- Chào ông ...

- Khi có kết quả, mong ông báo ngay cho tôi được biết ạ. Xin cám ơn ông ...

Chưa nói xong câu cám ơn, chân nhà báo đã trượt đi. Để giữ thăng bằng, ông ấy nhảy hết chân nọ đến chân kia. Ông nội và ba tôi không nhìn thấy vì đã quay vào nhà, nhưng ông tôi bảo ba tôi giọng thắc mắc :

- Thằng cha này nó xuống thang gác mới kỳ chứ! Cứ như là hắn nhảy valse ấy.

Nghe vậy tôi liền nói một cách độc địa :

- Có lẽ ông ấy nhảy lên sung sướng vì việc của con ông ấy sẽ được giúp đỡ đấy !

Tôi chỉ nói thế rồi im tịt. Để xem tình hình diễn biến ra sao, tôi nháy Mentin đi ra ban-công nhìn xuống sân. Chúng tôi thấy hai cái chân duỗi dài trên ngưỡng cửa nhà. Xe riêng của nhà báo đợi ông ta ngay trong sân. Chợt tài xế giật mình, vội xuống xe, chạy lại xốc nhà báo lên và dìu vào trong xe. Chiếc xe chạy vội đi, còn tôi thì phải tất tả đi rửa cầu thang lập tức. Mentin cũng phụ giúp tôi, gớm nó cười mới khiếp chứ. Tôi tin là nó chẳng mách lại chuyện này cho ai biết. Nhưng sau đó thì tôi lại sợ. Lỡ ông nhà báo ngã bể sọ ra thì sao ?

Tuy

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net