84. Danh chính ngôn thuận.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày tết cứ thế nhàn nhã trôi qua, có điều từ sau hôm "xém" bị bại lộ sau nhà, Tú ý tứ hơn, không để Quỳnh manh động nữa, bạn nào đó rất biết điều không dám đòi hỏi.

Dù tin bà không nhìn thấy gì nhưng chẳng hiểu thế nào đối với bà Quỳnh vẫn sờ sợ, bất an. Bà đối với Quỳnh bình thường như mọi khi, chỉ là ai đó có tật giật mình nên không tự nhiên.

Mà thôi, cứ bỏ qua đi vì điều đó không quan trọng, dù gì bà cũng không nhìn thấy. Quỳnh về quê rất vui, cả nhà quay quần, vui vẻ, cùng ăn cơm, cùng đàn hát, cùng uống trà, ngắm hoa mai nở...

Quỳnh thường kéo Tú sang nhà anh Tâm chơi, còn biết đặt lô tô, thích lắm, tết ở miền Bắc không có vụ này nên lần đầu Quỳnh biết chơi. Đám trẻ và hàng xóm dần quen biết Quỳnh là bạn Minh Tú và Minh Tâm ở Sài Gòn, họ vừa thích thú vừa tò mò về cô gái xinh đẹp nói giọng Bắc.

Chất giọng lai lai nửa tây nửa ta, nửa Bắc nửa Nam của Quỳnh mỗi lần kêu lô tô khiến mọi người cười nghiêng cười ngửa. Tú đã nói Quỳnh đừng đòi kêu mà nhất định không chịu, phải kêu mới được, thế là chị thở dài bất lực với đứa nhỏ ham vui của mình. Có Quỳnh, xóm nhỏ miền quê nhộn nhịp hẳn lên.

Đó là chưa kể Quỳnh bắt Tú đưa đi hết mọi ngóc ngách quê chị chơi, đã nói là không có gì chơi vẫn đòi đi cho được.

Quỳnh đòi chị dẫn đến trường cấp một, cấp hai, cấp ba ngày xưa cho coi. Chẳng có gì đặt biệt nhưng không hiểu sao Quỳnh muốn đến thử, bảo là muốn tìm hiểu hết mọi thứ của chị, từng ở đâu, đi đâu, tuổi thơ chị thế nào? Chị từng trèo cây, leo rào, té ngã ở đâu chẳng hạn!!? Nghe nói tuổi thơ của mấy đứa nhỏ ở quê rất thú vị, thả diều bắt cá đủ thứ.

Tú miễn cưỡng đưa Quỳnh đi, nhưng chị lắc đầu, chị nói mình không có "tuổi thơ dữ dội" như Quỳnh tả, đứa nhỏ đó không tin, thậm chí quay ra giận dỗi vì chị... cố tình giấu giếm. Quỳnh đọc sách xem phim thấy mấy đứa trẻ ở quê rất vui mà?!

Làm gì không có tuổi thơ dữ dội? Nếu là mình ở quê này á hả? Đảm bảo tuổi thơ sẽ đủ màu sắc cho xem.

Tú bất lực không biết phải nói sao? Chị và Quỳnh trái ngược.

Kì thực là... chị không có thật.

Bản thân đâu phải một đứa ồn ào như Quỳnh, từ nhỏ đã tỏ ra điềm đạm, nhỏ nhẹ, ngoan ngoãn.

Tiểu học trường làng, Tú không hề nhảy nhót chạy chơi như các bạn đồng trang lứa, ý thức được hoàn cảnh bản thân, chị chăm chỉ học, ở lớp là một lớp trưởng gương mẫu, về nhà phụ bà chăm rau vậy thôi, phải nói rất tẻ nhạt.

Thả diều ư? Không hề, cùng lắm chị chỉ ngồi trước sân, đưa đôi mắt to tròn mơ màng nhìn lên bầu trời xanh có con chiều no gió.

Bắt cá ư? Không, cùng lắm là ngồi trên bờ nhìn anh Tâm và vài người bạn hàng xóm lội ruộng bắt cá, đơn giản là chúng rủ rê không có cách nào từ chối.

Trèo cây, leo rào ư? Càng không có! >.< người ta là con gái nhu mỳ đằm thắm.

Đến cấp hai, chị lại là mọt sách, giờ giải lao, Tú chỉ ngồi yên một chỗ, cầm quyển sách ngồi dưới tán cây cao, say mê đọc. Về nhà, đỡ đần ngoại trong ngoài, càng không có thời gian chơi đùa, nếu rảnh, cũng là... lôi sách ra đọc, hoặc lang thang dạo mát trên cánh đồng bát ngát một chút rồi về, thậm chí ngoại kêu đi chơi với các bạn, Tú vẫn tuyệt đối không đi.

Đến cấp ba, rất nhiều người theo đuổi, chị không nóng không lạnh chẳng màng đến ai, luôn tĩnh tâm như nước, chăm chỉ học hành. Rảnh rỗi là... đọc sách.

Không phải chị cố thu mình vào vỏ bọc, căn bản không ai làm Tú cảm thấy thoải mái, từ lúc sinh ra chị luôn là đề tài bàn tán, dèm pha... Dù không nói thẳng ra nhưng dường như người trong làng xem chị như sự lỡ lầm của một người con gái bạc mệnh, một đứa con bị người ta nhẫn tâm chối bỏ.

Mọi người quý trọng đùm bọc hai bà cháu, có điều... Đó là một sự cảm thương giữa người với người. Vậy nên, làm sao có thể dung hoà một tâm hồn luôn vướng mắt, đau thương, trống trãi.

Chị càng giỏi giang xinh đẹp, người ta càng trầm trồ. Chị càng toả sáng, người ta càng theo đuổi, rung động, nâng niu... Nhưng tất cả điều có một điều kiện nhất định. Vì chị tốt, chị đẹp, chị học giỏi, chị đảm đang... Vân vân và mây mây...

Chẳng trách sao, bạn Minh Tú thật sự không có tuổi thơ, trưởng thành từ rất sớm, luôn sống trong một thế giới nội tâm phức tạp, ảm đạm. Có lẽ chị là một pho tượng sống động được điêu khắc tỉ mỉ từ ngàn vạn những nỗi buồn và bất hạnh gộp lại. Một con người bị số phận nhấn chìm từ lúc còn trong bụng mẹ.

Lên đến đại học, cuối cùng sự tĩnh tâm của chị bị một bạn mặt dày này phá vỡ. Nếu Quỳnh không xuất hiện, có lẽ tảng băng trong chị sẽ không bao giờ tan, và Tú mãi mãi sẽ... "Hoá thạch" trong thế giới của riêng chị.

Bởi vì Quỳnh... Một ánh nắng chói chang, ánh nắng duy nhất trong cuộc đời ảm đạm của chị.

Quỳnh chẳng bao giờ hỏi chị về thân phận, gia cảnh, nguồn gốc... Quỳnh không cần biết chị đến từ đâu, đã từng là một người thế nào hay tương lai ra sao? Quỳnh chỉ đơn thuần yêu chị, một tình cảm thuần tuý nhất, chỉ vì chị là chị, một Nguyễn Minh Tú, sinh viên năm thứ ba khoa quản trị.

Yêu người con gái lần đầu tiên Quỳnh nhìn thấy trong năm học mới, trong ngôi trường mới, trong lần đầu Quỳnh tìm thấy tự do ở một vùng đất mới.

Đơn giản yêu một người con gái ngồi đọc sách dưới góc liễu bên bờ hồ, đẹp đẽ và lãng mạn, người con gái như nữ thần đi lạc. Người con gái vô tình lọt vào khung cảnh nên thơ một cách tự nhiên, lọt vào ống kính của Quỳnh như định mệnh.

Ngẫu nhiên, đó là tuyệt phẩm tạo nên từ chính tay Quỳnh, từ chính cái bấm máy, chính lần đầu tiên Quỳnh xử lý ảnh đẹp nhất, tấm hình Quỳnh thích nhất.

...tình yêu đến một cách dịu dàng, ngây thơ, hồn nhiên nhất...

Chỉ vì chị là chị.

Chỉ vì hôm đó trời đẹp, mặt đất an bình, không khí trong lành... Thích hợp để phát sinh một loại tình cảm đơn giản, thích hợp để chụp ảnh, thích hợp để đọc sách, thích hợp để nhìn thấy nhau...

Một ngày mùa thu khai trường!

Chẳng trách sao, thời sinh viên lúc yêu nhau Minh Tú chưa bao giờ kể bất kì điều gì của chị cho Quỳnh nghe.

Vì những thứ đau buồn đó không hề thích hợp để đem ra ngắm nghía, không thích hợp để chia sẻ trong lúc người ta đang chìm đắm trong mật ngọt của yêu thương. Lần đầu Tú tìm thấy nụ cười, lần đầu Tú vui tươi thoải mái, chỉ muốn tách biệt hoàn toàn niềm hạnh phúc của mình với những mất mát đau thương.

Chứ không hề giống như có "ai đó" từng nói với Quỳnh rằng: Tú và Quỳnh như một người lớn trông nôm đứa trẻ, người lớn thì chẳng bao giờ kể những chuyện quan trọng cho đứa trẻ nghe.

...

...

Ngày xuân thấm thoát qua mau, sáng mai là mùng sáu, phải trở lại thành phố làm việc, hai người quyết định đi cùng vợ chồng Minh Tâm. Ấy vậy, chiều hôm nay Tú vẫn chưa sắp xếp gì, Quỳnh im lặng không hỏi han, không thu dọn đồ đạc, không nhắc gì.

Minh Tâm sang chơi, sắp đến giờ cơm chiều mà sao đến trước sân vẫn nghe mọi thứ thật yên ắng? Giống như trong nhà không hề có ai.

Anh thoáng cau mày thắc mắc, đi thẳng ra sau. Hoá ra mọi người đều ở nhà sau, Tú và Quỳnh đang cùng bà vun mấy luống rau cải, lạ là không ai nói với ai câu nào, ba bà cháu cặm cuội, không gian rất lắng.

- Ủa Quỳnh, Tú, hai em sắp xếp đồ về Sài Gòn xong hết chưa?

Ba người đồng loạt ngẩng lên, Quỳnh nghe câu nói liền khẩn trương, đứng bật dậy không nói không rằng lôi anh Tâm xoành xoạch ra trước nhà, anh không hiểu chuyện gì, ngơ ngác nhìn Quỳnh.

Đến trước sân Quỳnh mới buông anh ra, nhăn nhó gãi đầu.

- Anh đừng nhắc chuyện thu xếp về Sài Gòn, bà buồn đó, như kiểu bọn em rất muốn đi... Người già hay nghĩ linh tinh mà, sáng mai sát giờ đi rồi thu xếp nhanh gọn là được.

Ừ nhỉ! Minh Tâm nhíu mày ngẫm nghĩ một loáng mới ra, cũng phải, chuyện tế nhị đó sao anh không bao giờ để ý tới? Phải chăng đó là sự khác biệt giữa anh và Quỳnh?

...

Quỳnh trở vào trong.

- Ngoại ơi cháu dọn cơm nhé!

- Ừ dọn cơm đi con, Tâm dẫn vợ qua ăn cơm luôn đi con.

- Dạ. - Tâm lấy điện thoại ra nhắn, chỉ còn có hôm nay ở lại nên muốn qua ăn cơm cùng bà.

Bữa cơm đột nhiên lặng thinh.

Ăn cơm xong, bà không ngủ sớm như mọi ngày, mà ra chõng tre trước nhà ngồi chơi, chợt gọi.

- Tú à, đem lược ra đây bà chải tóc cho.

- Dạ... - Tú ngọt ngào ngoan ngoãn, nhanh chóng đi lên từ sau nhà mang lên chiếc lược ngà, sà xuống ngồi dưới đất chỗ bà, tháo kẹp xoã bung mái tóc dài bồng bềnh toáng loạng.

Dường như là một chuyện không cần thiết lắm, nhưng lần nào cũng vậy, chị cứ về là bà cứ muốn ngồi chải tóc cho cháu gái.

Ngày hôm nay bà đã chải tóc cho Minh Tú tận hai lần rồi cơ! Đơn giản có lẽ việc này không cần bà phải tinh mắt, mà tay vẫn cảm nhận được suối tóc bồng bềnh của cháu trôi dần qua kẽ tay, cảm nhận hương thơm đặc hữu trên tóc Tú, trên cơ thể Tú, cảm nhận bản thân vẫn hữu dụng làm được cái gì đó cho đứa cháu yêu, hơn nữa bà cháu còn có thể thủ thỉ tâm tình.

Lần này vui hơn, Tú ngồi thấp một chút cho bà chải tóc còn cả đám quây quần bên cạnh. Một tay bà xoa đầu Tú, tay còn lại chải từng lược, dù tóc chị không rối bà vẫn cứ chải hoài chải hoài, Quỳnh kiên trì ngước mắt lên cụp mắt xuống theo tay bà, chầm chậm, chầm chậm hệt người bị thôi miên.

Tự nhiên, đầu Quỳnh loé lên ý nghĩ, chị Tú như một con mèo ngoan, nằm phục xuống cho bà vuốt be bộ lông tơ mềm, lim dim lười nhác... Tự nhiên thấy chị hiền lạ lùng, ngoan lạ lùng và yếu ớt kinh khủng. Ôi Minh Tú của mình lúc này thật đáng yêu biết bao.

Quỳnh đột ngột ngẩng đầu, giương mắt lên hỏi bà:

- Bà ơi, hồi xưa chị Tú dữ dằn nhất làng phải không bà?

Nhắc đến Tú hồi nhỏ, bà lập tức vui vẻ hẳn, niềm tự hào của cả đời bà mà.

- Không, nó mệnh danh hiền nhất làng đó cháu. - Bà cười hì hì.

- Hiền??? - Quỳnh vờ sửng sốt, như kiểu một chuyện kinh thiên động địa, nghi hoặc nhìn bà.

- Chứ sao? Từ làng trên đến xóm dưới đều nói cháu bà hiền nhất làng. - Bà khẳng định chắc nịch với niềm tự hào lớn lao, móm mém cười, đẩy nhanh tốc độ chiếc lược trong tay một chút.

Tú lườm Quỳnh một cái, chị giữ phương châm ba không. Không tham gia - Không bàn tán - không phản bác, ở yên cho bà cưng chiều, chị như một con mèo Anh với bộ lông vàng ươm lười nhát chẳng muốn lên tiếng, đôi mắt mơ màng nhìn lên ánh trăng lưỡi liềm treo vắt vẻo trên giàn thiên lí trước sân.

- Hahaa, Minh Tú chỉ hung dữ với mỗi mình em, không biết hả? - Anh Tâm châm chọc Quỳnh.

Nhưng, thật ra cái này là anh khẳng định rõ ràng, Tú chỉ bực bội khó chịu dữ dằn với mỗi Quỳnh.

Lần này Quỳnh mới tin là thật.

- Ôi, hồi nhỏ chị Tú ngoan lắm sao bà?

Bà nheo mắt nhìn Quỳnh cười cười.

- Ừ! Ngoan lắm, hồi lúc mới năm sáu tháng tuổi cũng không hề quấy khóc, nhà có con nít mới đẻ mà còn không ai biết, cả ngày ngủ mê mê, đến nỗi bà cứ sợ câm điếc bẩm sinh, một buổi trưa bà vào xem thử, đột ngột đập mạnh xuống giường gây tiếng động lớn, nó giật mình khóc ré lên, sau đó được dỗ lại ngủ tiếp, vậy là bà mới nó với mẹ nó thôi rồi, con bé này dễ nuôi chứ không có bệnh tật gì đâu.

Bà ngồi kể huyên thuyên với vẻ mặt bình lặng, thích thú, cả đám lắng nghe chăm chú, ồ à, bà dường như nhớ rất rõ mọi sự việc liên quan đến Minh Tú từ lúc chị cất tiếng khóc chào đời.

- Hoá ra là vậy, chị Tú sau này bớt khó ở với em một chút xem nào?! - Quỳnh cong môi dỗi hờn, chẳng hiểu sao chị gay gắt với mỗi mình thế nhỉ?! Mọi người chỉ biết cười cười lắc đầu, cái đó có phải gọi là người đặc biệt không?

Sau đó lại im lặng, chẳng ai nói gì nữa, bà vẫn tiếp tục động tác chải đầu.

Một hồi lâu, bất chợt bà lên tiếng, câu nói không nóng không lạnh mà dịu dàng từ tốn:

- Quỳnh, con coi qua tết lựa ngày rỗi rãi dẫn ba mẹ xuống đây gặp mặt bà.

Hự hự...

Không gian xung quanh đột nhiên thanh tĩnh vô ngần, Quỳnh và Tú không hẹn mà đồng loạt nín thở, chết sững trước câu nói bọc phát của bà. Hai đứa ngẩng đầu nhìn bà trân trân.

Bà cười nhẹ.

- Mắt bà mờ nhưng lòng bà rất tinh, mấy đứa đừng có nghĩ bà lú lẩn.

Tú nuốt khan, cảm tưởng mình vừa làm cái gì đó trọng tội, làm bà thất vọng lắm, mặt chị tái nhợt, chị thậm chí không dám nhút nhít.

Có điều, thái độ bà dường như sau phút dao động liền điềm thản, cây lược trong tay chỉ dừng lại vài giây. Chất giọng trong trẻo nhưng run run của bà đều đều ngân lên tiếp:

- Danh có chính thì ngôn mới thuận. Muốn "nghiêm chỉnh làm chồng người ta" mà không cho người ta danh phận nào sao?

Ơ... Câu này nghe quen quen, chẳng phải là câu nói của Quỳnh trước nụ hôn đường đột tưởng bà không nhìn thấy sao? Hoá ra, chẳng những đã mắt thấy mà còn tai nghe nữa cơ! Quỳnh giật mình, không biết đào lổ ở đâu trốn được?

Tú chợt xúc động, mắt chị rưng rưng không thốt nên lời, phải cố gắng lắm mới có được giọng nghèn nghẹn:

- Bà ơi...

Nghĩa là bà biết từ hôm đó, mà vẫn bình thản như không? Vậy...

- Bà ơi... Bà chấp nhận cháu hả bà? - Quỳnh tiếp lời Tú, nắm lấy bàn tay vương đậm vết thời gian của bà, khẩn trương hỏi.

- Không phải bà chấp nhận cháu hay không? Là Minh Tú chấp nhận cháu thôi, chỉ cần giữ lời hứa gì gì đó mà không phải đàn ông thực thụ nhưng cũng yêu thương chăm sóc gì đó... Uiiii xuỳ, bà không nhớ nữa, bọn mày làm sao được thì làm, tụi mày yêu thương nhau bà muốn hay không có ngăn được đâu.

- Bà...

Khóc rồi! Khóc rồi! Tiểu thụ thật mít ướt! Nhìn bà bằng đôi mắt cún con.

- Thôi nào, không khóc... - Bà lấy khăn mùi xoa lau lau đôi gò má ướt át của Tú. - Cho bây lấy chồng mừng quá khóc hả?

- Ơ không không! - Chị bị bà trêu vội vội vàng vàng lau lau vụng về cẩu thả làm mặt mày còn tèm lem hơn.

Làm sao bà không biết cho được? Nếu hôm đó không vô tình mắt thấy tai nghe, thì hẳn qua một thời gian ở đây nữa cũng tự động bại lộ.

Kì thực sau hôm đó, bà chỉ im lặng quan sát hai đứa, từng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ âu yếm của cháu gái bà dành cho đứa kia không thể lẫn vào đâu được. Và nhất là... Nuôi cháu bao nhiêu năm, đây là mùa xuân đầu tiên tiên bà cảm thấy Tú hạnh phúc như đang ôm cả thế giới trong tay, làm bà bất giác hạnh phúc theo gấp bội. Huống hồ, Quỳnh không chỗ nào chê.

Nó yêu ai không quan trọng, gái hay trai không quan trọng, quan trọng là ai có thể che chở cho cháu bà, làm nó thấy vui vẻ thoải mái nhất.

Đàn ông thì sao? Phụ nữ thì sao? bà nghĩ kĩ rồi, trăn trở mấy đêm rồi. Chẳng phải con gái bà chết vì một người đàn ông sao? Bị đàn ông phụ bạc đó chứ? Nếu như vậy thì thôi, chọn Quỳnh không phải tốt hơn gấp trăm lần hay sao?

Nếu ngăn cấm để phải mất đi một đứa cháu ngoan, chi bằng chấp nhận có thêm một đứa cháu ngoan? Con cháu mình, cả mình cũng không chấp nhận được nó thì ai sẽ chấp nhận nó đây?

- Thôi đi hai cô nương, đừng có bà ơi bà à nữa. Nói chung qua tết Quỳnh tranh thủ đưa ba má về đây ra mắt một cái, thấp nén nhang cho tổ tiên, vậy được rồi. Mà ba mẹ Quỳnh biết chưa?

Quỳnh ngây ngốc gật gật lia lịa.

- Ờ vậy tốt rồi! Thôi bà đi ngủ, mấy đứa ngủ sớm mai còn đi.

Bà đi mất vào trong, tiếng radio rè rè đã mở lên phía sau, hai người ngồi đó còn chưa tin được, cho đến lúc anh Tâm đứng dậy cười xoà.

- Chúc mừng hai người, thôi anh về ngủ đây, oaiiii... - Anh vươn vai bẻ xương kêu răn rắc, bước xuống gọi cô vợ sắp cưới về nhà.

...

...


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net