Phần 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A/ Mở bài

 Sau thời gian cầm cự và tạm hoà hõan, từ năm 1424, Lê Lợi đã chuyển sang thời kì  tổng phản công. Đến cuối năm 1427, khi 15 vạn quân tiếp viện của giặc tan tành, buộc Vương Thông phải giảng hoà. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc thắng lợi. Đất nước ta bước vào thời kì mới. Trong không khí tưng bừng của toàn dân tộc đón mừng xuân chiến thắng, đầu năm 1428 Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi thảo bài Cáo này để tuyên bố với nhân dân cả nước biết : Cuộc kháng Minh đã thành công rực rỡ, đất nước trở lại thanh bình.

B/ Thân bài :

Yêu nước và căm thù giặc là hai mặt của một vấn đề. Vì yêu nước cho nên mới căm thù giặc. Ở bài Cáo này, với lòng uất hận dâng trào, Nguyễn Trãi đã thay mặt nhân dân ta viết nên một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh. Mà trước hết,

_ ông vạch trần âm mưu xâm lược xảo trá của chúng :

                                  Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

                                  Để trong nước lòng dân oán hận

                                  Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoạ

                                  Bọn gian ta còn bán nước cầu vinh

Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. Và những cải cách của Hồ Quí Li lúc đó về chủ trương mà nói là có tiến bộ. Nhưng chưa được toàn dân hiểu rõ, lại bị bọn cựu quí tộc nhà Trần phản ứng, xuyên tạc. Cho nên mới có hiện tượng “phiền hà”, mới có “oán hận”. Những hiện tượng ấy tạo điều kiện cho bọn phản động đang tâm bán nước cầu vinh. Sự thâm hiểm của “quân cuồng Minh” là ở chỗ chúng khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ các tập đoàn phong kiến.Thừa cơ lấy danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”, mượn gió bẻ măng để thôn tính nước ta.

  Những từ “nhân”, “thừa cơ” trong bản dịch đã góp phần vạch trần luận điệu giả nhân giả nghĩa của giặc

Âm mưu của giặc thật xảo quyệt,

_ chính sách cai trị của chúng lại càng thâm độc hơn

Điều đáng lưu ý là khi vạch rõ âm mưu xâm lược của giặc, Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc nhưng khi tố cáo chính sách cai trị thâm độc và tội ác của giặc thì ông lại chủ yếu đứng trên lập trường nhân bản. Mà trước hết đó là

+ Tội ác huỷ hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng

                      Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

                      Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vại

                         …

                       Nheo nhọc thay kẻ goá bụa khốn cùng

+ Tội ác huỷ diệt môi trường sống

                                   Nặng thuế khoá sạch không đầm núi

                                                      …

                                    Tàn hai cả giống côn trùng cỏ cây

Những hình ảnh trên không chỉ là một ẩn dụ mà chính là hiện thực đau thương. Trong hai mươi năm đô hộ (1407 – 1427) giặc Minh đã thiết lập 1 bộ máy thống trị quân sự và dựng lên những hình phạt cực kì dã man : như rút ruột người treo lên cây, nấu thịt người  lấy dầu thắp đèn cho lính, phanh thây người đàn bà có mang làm 2 mảnh, chất thây người làm mồ kỉ niệm…

→       Và những tội các ấy được tác giả khái quát cô động qua những hình tượng trên (nướng dân đen vùi con đỏ),góp phần diễn tả chân thực sâu sắc tội ác man rợ kiểu trung cổ của giặc. Đồng thời nó cũng như một tấm bia khắc sâu lòng căm thù để muôn đời còn nguyền rủa không chỉ giặc Minh mà là tất cả kẻ nào gây ra những tội ác tương tự

Không chi nghiêm hình mà còn hết sức nặng thuế

+ Nặng thuế khoá, đục khoét cao độ đời sống của nhân dân

                        Người bị ép xuống biển , dòng lung mò ngọc

                             …

                         Nhiễu nhân dân bắt bẫy hươu đenn nơi nơi cạm đặt

→        Đoạn văn trên mang tính hiện thực sâu sắc.

Quả vây giặc Minh đã áp dụng những thủ đoạn đục khoét cao độ. Nào bắt khai mỏ, bắt nộp vàng bạc ngà voi sừng tê, ngọc trai, nào bắt tìm những thứ đặc biệt như hươu trắng, voi trắng, vượn trắng. Chưa nói đến việc tăng các loại thuế khiến cho nhân dân ta bị phá sản về nông nghiệp cũng như thủ công nghiệp.Chúng bắt lính, bắt phu, bắt phụ nũ làm tì thiếp, nhi đồng làm gia nô. Độc ác hơn là một số trẻ em được huấn luyện làm việt gian rồi thả về phá hoại Tổ Quốc.

Âm mưu, chủ trương của chúng đâu chỉ đơn thuần là là cướp bóc là vơ vét. Mà chủ trương cai trị của chúng là tiêu diệt con người, tiêu diệt cuộc sống ở chính mảnh đất này. Nên

_ Dưới nanh vuốt của quân thù , người vật cỏ cây đều tan tác

Quả thực, đọc bài Cáo chúng ta thấy hiện lên hình ảnh người dân vô tội tình cảnh bi đát đến cùng cực, không còn con đường sống. Cái chết đợi họ trên rừng, cái chết đợi họ ở dưới biển, “chốn chốn lưới giăng”, “nơi nơi cạm đặt”

Đối lập với tình cảnh người dân vô tội là

_ Bộ mặt của kẻ thù xâm lược

 Lũ quỷ sứ phương Bắc đang hoành hành trên xương máu, nước mắt, trên tính mạng và tài sản của nhân dân ta : “Thằng há miệng đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”

Phải chăng tác giả đang dùng ngòi bút hài hước để vẽ nên bộ mặt kẻ thù ? Không ! Mà chính ở đây,

→         Tác giả đã dùng nét bút hiện thực, không thêm bớt, không tô vẽ để lột tả bộ mặt thật của giặc Minh : Chúng là lũ quỷ không chỉ khát vàng mà còn khát máu.

Âm mưu của chúng “đủ muôn nghìn kế”. Việc làm của chúng “dối trời lừa dân”, là “bại nhân nghĩa nát cả đất trời.”Tội ác chất cao như núi kết thành một khối căm hờn

                          Độc ác thay, trúc Lam Sơn không ghi hết tội

                          Nhơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi

→          Nguyễn Trãi đã kết thúc bản cáo trạng bằng câu văn cảm thán cất lên như một lời nguyền, chất chứa căm hờn oán giận. Với nghệ thuật thậm xưng, tác giả lấy cái vô hạn (trúc Lam Sơn) để nói cái vô hạn (tội ác của giặc), dùng cái vô cùng (nước Đông Hải ) để nói cái vô cùng (sự nhơ bẩn của kẻ thù)

Đọc bản cáo trạng tội ác của giặc trong bài Cáo, lòng ta khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn thét thật to, lúc nghẹn ngào tấm tức…Quả là ngòi bút thần cua Nguyễn Trãi đã trong cùng một lúc diễn tả được những biểu hiện khác nhau nhưng luôn gắn bó với nhau trong tâm trạng, tình cảm con người.

Không phải ngẫu nhiên trong 12 cặp câu văn biền ngẫu, tác giả đã trực tiếp nói đến dân 10 lần, gián tiếp 2 lần. Nửa tổng số câu nói đến dân, các câu còn lại đều nêu nên khía cạnh này hay khía cạnh khác về cuộc đời đau khổ của nhân dân do tội ác của kẻ thù gây ra.

→     Và như thế tác giả đã đứng trên lập trường nhân bản, hơn nữa đứng về quyền sống của người dân vô tội để tố cáo, lên án giặc Minh.

Nếu ở Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn mới có dịp đề cập đến hình tượng quí tộc và tướng sĩ thì ở bài Cáo, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã đặc biệt chú ý quyền sống nhân dân và thể hiện nó với nguồn cảm hứng mạnh mẽ hùng tráng. Đây là điểm rất đáng quí trong nội dung bài Cáo và cũng là một bước tiến quan trọng trong quan điểm nhân dân của văn học quá khứ.

Phản nhân đạo, phản tiến hoá, tội ác giặc Minh trời không dung đất không tha, thần người căm giận. Chính vì vậy mà bão tố khởi nghĩa đã nỗi lên. Và trước sau, thời nào cũng vậy, toàn thắng ắt về ta.

C/ Kết luận

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#thơ-ca