Cấp bậc Triều đình

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
quan khác:

- Thượng tướng quân: quan ngoài, coi việc binh.

- Ðô hộ phủ Sĩ sư : (Ðường) coi phiên quốc, sau cải là Tiết độ sứ.

- Lãnh binh: võ tướng, chỉ huy quân đội cấp tỉnh.

- Ðô đốc: người trực tiếp điều khiển 5 quân.

- Thiếu úy : là chức quan tổng thống việc binh, coi cấm quân.

- Bá hộ: cũng gọi là Bách hộ, quan võ cầm 100 binh.

- Biền binh : một hạng lính không thường trực ở các tỉnh và Kinh thành, chia ba ban thay nhau trực trong quân đội.

- Tiết độ sứ : là Ðô hộ phủ, quan võ coi ngoài biên ải.

- Vũ vệ : quân hộ tống khi vua đi ra ngoài.

- Vệ : cấm quân, bảo vệ quanh vua.

- Thị vệ: Lính hộ vệ nhà vua.

- Thân vệ: là vệ binh của vua.

- Ðốc trấn: giữ yên địa phương.

- Cẩm y vệ: đi tuần cảnh, cấm binh.

- Lính lệ : làm tạp vụ ở huyện.

- Ðô thống ngũ quân(tiền, hậu, tả, hữu, trung) : quan võ, bảo vệ vua, hoàng tộc và kinh thành. Chỉ huy 5 binh chủng : Bộ binh, Thủy binh, Pháo binh, Tượng binh, Kỵ binh.

- Ðề lãnh: tuần hành xem xét các địa phận trong thành, xét hỏi những vụ kiện do Ngự sử đài quản lý.

- Vệ úy: là người quản lý cửa cung, cửa thành.

Phẩm hàm:

Về cơ bản quan lại các triều đại về sau đều được chia ra làm chín phẩm, mỗi phẩm lại có hai cấp bậc là Chính và Tòng (phó), cấp phó thường là người phò tá cho Chính, có lương bổng thấp hơn một chút nhưng cùng phẩm quan. Thực ra có rất nhiều quan lại và cấp, nhưng mình chỉ tổng hợp liệt kê ra những chức quan thường xuất hiện trong truyện.

Dưới là gộp cả cấp chính và phó vào chung, qua mỗi triều đại phẩm quan có thể có thay đổi, vì thế đây chỉ mang tính tham khảo, còn do truyện quy định nữa.

- Nhất phẩm:

Quan văn: Tể tướng, Tư đồ; Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Đại học sĩ cần chánh điện, Thái tử thái sư (phó).

Quan võ: Thái úy, Tư mã, đô thống, đô đốc, Thượng tướng quân.

- Nhị phẩm:

Quan văn: Thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo, Thượng thư (Đứng đầu các bộ), Tổng đốc (Đứng đầu hai, ba tỉnh), tuần phủ (đứng đầu một tỉnh).

Quan võ: Thiếu úy, đề đốc, đề lãnh, tham đốc, đại tướng quân.

- Tam phẩm:

Quan văn: Tổng thái giám, thứ sử (đứng đầu các Châu) , Thị lang (Phó của Thượng thư), Ngự sử đại phu (chuyên can giám, kiểm soát các quan).

Quan võ: Nhất đẳng thị vệ, vệ úy thị nội, vệ úy giám thành, vệ úy các quân, Tổng chỉ huy sứ(nắm quyền chỉ huy quân đội), Tổng binh sứ.

*Các quan võ cấp này thường được gọi là Tướng quân trừ thị vệ.

- Tứ phẩm:

Quan văn: Học sĩ (trong viện Hàn lâm), thái giám, trường sử (Thư ký về văn thư), Phó tổng ngự sử, tham tri.

Quan võ: Nhị đẳng thị vệ, Thành thủ úy, Cai đội nội các, Chỉ huy sứ, Tiết độ sứ.

*Các quan võ cấp này còn được gọi là Giám quân.

- Ngũ phẩm:

Quan văn: phủ doãn, đại sứ thái y viện, thị giảng trong Hàn Lâm Viện, đông các Đại học sĩ.

Quan võ: Hiệu úy cấm vệ quân, Tam đẳng thị vệ, Tứ đẳng thị vệ (cấp Phó), đội trưởng các quân, cai đội giám thành.

*Gọi chung là Đại đội trưởng.

- Lục phẩm:

Quan văn: thị thư trong Hàn Lâm Viện, ngự y chính trong Thái y viện, giám trưởng Tư thiên giám, lang trung (mỗi bộ có 4 Ty, lang trung đứng đầu các Ty), tri phủ, viên ngoại lang (trong lục bộ, cấp phó).

Quan võ: Ngũ đẳng thị vệ, Cai đội các thành trấn, cai đội thổ binh, đội trưởng chư quân.

- Thất phẩm:

Quan văn: ngự sử giám sát, Trường sử ở vương phủ, cấp phó trong thái y viện, giám phó tư thiên giám, tri huyện, tri châu, thông phán (quan chuyên xét xử)

Quan võ: Tiểu đội trưởng cấm vệ quân, tiểu đội trưởng giám thành, tiểu đội trưởng chư quân.

- Bát phẩm:

Quan văn: Tu soạn trong Hàn Lâm Viện, Giám thứ trong Tư thiên giám, huấn đạo, huyện thừa (lo công văn), tri sư các phủ.

Quan võ: Đội trưởng trạm dịch, đội trướng các trấn đạo, binh ở Đại lý tự, đội trưởng binh lính ở địa phương.

- Cửu phẩm:

Quan văn: Các quan lo công văn ở các chợ, bến đồ, trạm dịch; y sinh Thái y viện, điển bạ Quốc tử giám, đãi chiếu Hàn lâm viện.

Quan võ: cai tổng, cai huyện.

Trong đó:

+ Thị nội : chầu hầu trong cung.

+ Thị thư : biên chép văn bản.

+ Thị giảng Học sĩ : dạy vua, giải thích, bình luận các văn thư, thơ ca, chế biểu...

+ Thị độc Học sĩ : chức cao nhất trong Hàn lâm viện, phụ trách việc đọc sách, tham khảo, biên soạn chỉ dụ, chế cáo giúp vua.

+ Biên tu: sửa chữa, ghi lại văn bản ở viện Hàn lâm.

+ Huấn đạo : Học quan của một huyện.

+ Chủ sự : phụ trách một phần việc chuyên ngành ở các Bộ.

+ Viên ngoại lang: sung sứ bộ đi cống, dự chính sự chuyên nghành ở các Bộ.

Còn rất nhiều chức quan, những ai muốn biết thêm có thể vào đây xem.

L
11-26-14, 06 AM#3

3.Chế độ khoa cử:

Được thi theo từng kỳ, người vượt qua kỳ thi trước mới được thi tiếp kỳ sau gồm có ba kỳ thi:

- Thi Hương(thi tại địa phương): gồm có 4 kỳ thi, vượt qua ba kỳ gọi là Tú Tài (hay Sinh đồ), thi qua 4 kỳ là Cử Nhân (hay Hương cống). Những người này sẽ được địa phương của mình tuyển dụng bổ nhiệm. Bốn kỳ thi là:

1.Thi kinh nghĩa, thư nghĩa: giải thích ý nghĩa trong câu lấy từ Tứ thư, Ngũ kinh, kiểm tra hiểu biết kinh sử.

2.Chiếu, chế, biểu: chiếu - lời vua nói, chế - vua phong thưởng cho công thần, biểu - bài văn thần dân tạ ơn vua hoặc chúc mừng vua nhân dịp ngày lễ, kiểm tra khả năng soạn chiếu thư.

3.Thơ phú: kiểm tra khả năng làm thơ của sĩ tử.

4.Văn sách: kiểm tra khả năng biện bác, bàn luận vấn đề lịch sử và hiện tại của sĩ tử.

- Thi Hội (Thi 3 năm một lần - cấp trung ương): cũng có 4 kỳ, thi đỗ thì thành Tiến sĩ(hayThái học sinh), người đứng đầu là Hội Nguyên, những người thiếu điểm có thể được xem xét trở thành Phó bảng. Bốn kỳ thi là:

1.kinh nghĩa, thư nghĩa

2. chiếu, chế, biểu

3. thơ phú

4. văn sách.

- Thi Đình (ngay sau khi thi Hội - được vua tổ chức): lấy ba giáp

+ Đệ nhất giáp: Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa

+ Đệ nhị giáp: hoàng giáp

+ Đệ tam giáp: đồng tiến sĩ

Hội đồng thi và chấm thi bao gồm :

- Đề Điệu: Chánh chủ khảo;

- Giám Thí: Phó chủ khảo;

- Đồng khảo thí: Chấm sơ khảo;

- Khảo thí: Chấm phúc khảo;

- Đằng Lục: Làm nhiệm vụ rọc phách, niêm phong;

- Di Phong: Thu nhận quyển thi của thí sinh;

- Đối độc: Đọc lại bài của Đằng Lục chép và đối chiếu với bài của thí sinh cho chính xác.

Những người đỗ Tú tài chỉ được địa phương dùng, không có chức quan; đỗ Cử nhân thì có thể được bổ làm quan cửu phẩm.

Người đỗ thi Hội nhưng không thi Đình tiếp thì vẫn chỉ là Cử Nhân, nếu thi tiếp mới thành Tiến sĩ.

Đứng đầu thi Đình là Trạng Nguyên có thể được bổ quan từ Tứ-ngũ phẩm, những người Hoàng Giáp có thể được bổ quan từ lục phẩm, còn đồng tiến sĩ là thất phẩm.

4.Tước hiệu ở hậu cung:

Hậu cung của Trung Hoa cũng rất phức tạp giống như một triều đình, chỉ khác là không tham gia chuyện chính sự, ở Hậu cung sẽ có các Phi tần, Thái giám và Cung nữ, vì vậy mình sẽ nói khái quát cả ba khía cạnh này.

I.Phi tần:

Cấp bậc từ cao tới thấp (cũng được chia ra làm các phẩm ở một số thời)

+ Thời Chu:

• Vương hậu

• Phu nhân

• Tần

• Thế phụ

• Ngự thê

+ Thời Tây Hán:

• Hoàng hậu

• Chiêu nghi

• Tiệp dư

• Khinh nga

• Dung hoa

• Mỹ nhân

• Bát tử

• Sung y

• Thất tử

• Lương nhân

• Trưởng sử

• Thiếu sử

• Ngũ quan

• Thuận thường

• Cung nhân: Vô quyên, Cộng hòa, Ngu linh, Bảo lâm, Lương sử, Dạ giả

+ Thời Đông Hán:

• Hoàng hậu

• Quý nhân

• Mỹ nhân

• Cung nhân

• Thái nữ

+ Thời Bắc Tề:

• Hoàng hậu

• Tả Nga anh, Hữu Nga anh

• Thục phi

• Tả Chiêu nghi, Hữu Chiêu nghi

• Tam Phu nhân: Hoằng đức, Chính đức, Sùng đức

• Tam Tần: Quang du , Chiêu huấn, Long huy

• Lục Tần: Tuyên huy, Ngưng huy, Tuyên minh, Thuận hoa, Ngưng hoa, Quang
• huấn ( ngang Hạ Lục khanh)

• Thế phụ (tam phẩm)

• Ngự nữ (tứ phẩm)

• Tài nhân

• Thái nữ

+ Thời Đường:

• Hoàng hậu

• Chính nhất phẩm: Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi (sau đổi thành: Quý phi, Huệ phi, Lệ phi, Hoa phi)

• Tòng nhất phẩm: Quý tần

• Chính nhị phẩm: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên (sau đổi thành: Thục nghi, Đức nghi, Hiền nghi, Thuận nghi, Uyển nghi, Phương nghi)

• Chính tam phẩm: Tiệp dư

• Chính tứ phẩm: Mỹ nhân

• Chính ngũ phẩm: Tài nhân Thượng Cung, Thượng Nghi, Thượng Phục

• Chính lục phẩm: Bảo lâm

• Chính thất phẩm: Ngự nữ

• Chính bát phẩm: Thái nữ

+Thời Tống:

• Hoàng hậu

• Chính nhất phẩm: Thần phi, Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi

• Chính nhị phẩm: Đại nghi, Quý nghi, Thục nghi, Thục dung, Thuận nghi, Thuận dung, Uyển nghi, Uyển dung, Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên

• Chính tam phẩm: Tiệp dư

• Chính tứ phẩm: Mỹ nhân

• Chính ngũ phẩm: Tài Nhân, Quý nhân

+Thời Kim:

• Hoàng hậu

• Chính nhất phẩm: Nguyên phi, Quý phi Chân phi, Thục phi, Lệ phi, Nhu phi.

• Chính nhị phẩm: Chiêu nghi , Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Sung nghi, Sung dung, Sung viên.

• Tòng nhị phẩm: Tiệp dư

• Chính tam phẩm: Lệ nhân, Tài nhân.

• Chính tứ phẩm: Thuận nghi, Thục hoa, Thục nghi.

• Chính ngũ phẩm: Thượng cung phu nhân, Thượng cung tả phu nhân, Thượng cung hữu phu nhân, Cung chính phu nhân, Bảo hoa phu nhân, Thượng nghi phu nhân, Thượng phục phu nhân, Thượng tẩm phu nhân, Khâm thánh phu nhân, Tư minh phu nhân.

+ Thời Minh:

• Hoàng Hậu

• Cao nhất trong phi là Hoàng quý phi, Quý phi

• Phi: Hiền phi, Thục phi, Trang phi, Kính phi, Huệ phi, Thuận phi, Khang phi, Ninh phi

• Tần: Đức tần, Hiền tần, Trang tần, Lệ tần, Huệ tần, An tần, Hoà tần, Hy tần, Khang tần

+Thời Thanh:

• Hoàng hậu

• Chính nhất phẩm: Hoàng quý phi

• Chính nhị phẩm: Quý phi

• Chính tam phẩm: Phi

• Chính tứ phẩm : Tần

• Chính ngũ phẩm: Quý nhân

• Chính lục phẩm: Thường tại

• Chính thất phẩm: Đáp ứng

• Chính bát phẩm: Quan nữ tử

Phi tần từ Chính nhất phẩm Hoàng quý phiđến Chính tứ phẩm Tần sẽ được gọi là "nương nương" và được ban cho một cung điện trong số Đông lục cung hoặc Tây lục cung trong Tử Cấm Thành (gồm 12 cung).

Phi tần từ Chính ngũ phẩm Quý nhân đến Chính thất phẩm Đáp ứng chỉ được gọi là "tiểu chủ". Riêng Chính bát phẩm Quan nữ tửđịa vị thực chất không khác cung nữ,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net