Câu 18: Đặc điểm và thực chất thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH và ở Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

a) Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành xã hội mà trong đó, những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa được thực hiện.

Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là tồn tại những yếu tố của xã hội tư bản với những yếu tố mới của xã hội xã hội chủ nghĩa; chúng tồn tại và đấu tranh với nhau trọng mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với những nước tư bản có trình độ kinh tế phát triển cao, thời kỳ quá độ có thể tương đối ngắn; đối với những nước có trình độ kinh tế phát triển trung bình hoặc thấp, thời kỳ quá độ có thể dài hơn.
Trong lĩnh vực kinh tế, là sự duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, bên cạnh các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa còn có các thành phần kinh tế khác như kinh tế gia trưởng, kinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản nhà nước. Chúng đan xen, bổ sung hỗ trợ và đấu tranh với nhau. Nền kinh tế nhiều thành phần này làm nảy sinh cơ cấu xã hội-giai cấp đa dạng, phức tạp thậm chí đối lập, luôn đấu tranh với nhau.
Trong lĩnh vực chính trị. Nhà nước chuyên chính vô sản mới ra đời và ngày càng hoàn thiện là công cụ để giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; bảo vệ thành quả cách mạng, đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trong lĩnh vực xã hội còn có sự khác biệt khá lớn giữa lao động trí óc với lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi. Nhiều vấn đề xã hội khác chưa giải quyết triệt để như vấn đề môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng, vấn đề giải quyết công ăn, việc làm, vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng v.v đang diễn biến phức tạp mà chưa có cách quản lý hiệu quả.
Trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá, có sự tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa tư tưởng của giai cấp công nhân với tư tưởng cũ rất phức tạp phá hoại đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân
Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ đấu tranh giữa giai cấp công nhân liên minh với các tầng lớp lao động khác đã giành được chính quyền nhà nước đang thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, với một bên là các giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ, nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Cuộc đấu tranh giai cấp với những điều kiện, nội dung mới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng tuyên truyền, vận động và cả bằng hành chính, pháp luật diễn ra lâu dài, gian khổ.
Nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1) Trong lĩnh vực kinh tế, sắp xếp lại lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản để lại nhằm tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
2) Trong lĩnh vực chính trị, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh để thực hiện vai trò chuyên chính và xây dựng xã hội mới
3) Trong lĩnh vực xã hội, khắc phục những tệ nạn do xã hội cũ để lại, ngăn ngừa và đề phòng những tệ nạn xã hội mới phát sinh; khắc phục chênh lệch giàu-nghèo, giữa nông thôn với thành thị, giữa miền núi với đồng bằng; thực hiện an sinh xã hội để từng bước thực hiện bình đẳng xã hội

4) Trong lĩnh vực văn hóa

b) Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam tạm thời chia hai miền: miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - hậu phương lớn của cách mạng miền Nam... Đảng ta đã xác định rõ: đặc điểm lớn nhất của miền Bắc, xét về kinh tế, là từ nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Những thành tựu của miền Bắc trong những năm chống Mỹ, cứu nước đã thực sự xứng đáng là hậu phương lớn của miền Nam và có vai trò quyết định nhất đến toàn bộ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước: giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Vận dụng những quan điểm cơ bản mà V.I. Lênin đã nêu ra về đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở "những nước tiểu nông", Đảng ta và nhân dân ta đã có những thành quả bước đầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Nhưng khoảng thời gian 1975-1985, chúng ta đã phạm một số sai lầm, trong đó có biểu hiện chủ quan, nóng vội, giản đơn, nhất là về quản lý kinh tế: đó là quá chú trọng hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể một cách hình thức, thực hiện quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, hành chính bao cấp của Nhà nước; nhận thức chưa đúng quan điểm của V.I. Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nền kinh tế hàng hoá, nhiều thành phần kinh tế đan xen nhau... trong thời kỳ quá độ, do đó đã biến chế độ sở hữu toàn dân và tập thể trở nên trừu tượng, hình thức bề ngoài - nhiều tư liệu sản xuất chung của xã hội, nhất là đất đai, trở nên không có chủ cụ thể... Đó là một trong những nguyên nhân làm triệt tiêu các động lực, các tiềm năng của toàn dân ta, của đất nước ta và không phát huy hết nội lực, không tranh thủ được sự hợp tác quốc tế. Vì vậy, kinh tế, xã hội đã lâm vào trì trệ, khủng hoảng...

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đánh dấu sự mở đầu chính thức công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác định đúng đắn, bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế. Đổi mới toàn diện, nhưng có trọng điểm đúng: trên cơ sở ổn định, phát triển kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, đồng thời và từng bước đổi mới hệ thống chính trị... để phát triển đất nước đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đã có nhận thức ngày càng rõ hơn về "thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", có thể thấy rõ những bước cụ thể hoá về phát triển "bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa". Đường lối đổi mới của Đảng ta đã khẳng định đó là "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa". Đến Đại hội IX Đảng ta có nhận thức càng rõ hơn nữa: "bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại" .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC