3. Người đàn ông đầu tiên tôi yêu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Năm tôi mười bảy, tuổi xuân xinh đẹp nhất của tôi dùng để chống chọi với bệnh tật.

Gia đình tôi cũng thuộc loại khá giả nhưng khi biết bản thân mắc bệnh tôi đã cảm thấy bản thân như một gánh nặng của gia đình vậy.

Khi biết được tôi bị ung thư mẹ đã khóc rất nhiều, gia đình đưa tôi đi nhiều nơi để chữa trị nhưng bất thành vì tôi đã đến giai đoạn cuối, cùng lắm cũng chỉ có thể phẫu thuật để kéo dài thời gian sống mà thôi.

Dạo này em trai thường xuyên bám lấy tôi, nó cũng chỉ kém tôi một tuổi. Học giỏi, thông minh, hoạt bát hay ưa nhìn đều là chỉ về nó. Tôi hỏi dạo này không đi đá bóng nữa à, nó mới lườm tôi nói: "Chị xem em có còn tâm trạng để đi nữa hay không?"

Tôi cười cười lại gặng hỏi nó tại sao dạo này nhà mình cứ xúm vào với nhau, đến lúc có mặt tôi thì lại im bặt, rốt cuộc đang giấu cái gì.

Lần này nó đen kịt mặt kiên quyết không hé nữa lời.

Tôi bực bội vì mè nheo mãi không được bèn hơi to giọng quát: "Vô tâm! Ích kỉ! Rốt cục có chuyện gì mà phải giấu chị!? Chị không phải là người trong gia đình ư? Chị ghét em!"

Lần này hắn thực sự tức giận rồi, hắn gằn giọng.

"Chị có can đảm thì mau nói lại lần nữa em xem?"

"Chị..."

"Chị đúng là không biết trân trọng gì cả, không phải em cũng đối xử ân cần với ai như chị đâu! Chị dù cho có ghét em đi chăng nữa thì kiếp này, kiếp sau hay sau nữa vĩnh viễn em cũng sẽ làm anh em của chị! Chị đừng hòng thoát!"

Hắn mạnh miệng nhưng nước mắt chảy ròng ròng, đây là lần đầu em tôi khóc trước mặt tôi, cũng là lần đầu tiên em ấy to tiếng với tôi. Trong lời của em ấy lúc nào cũng đều là sự ấm áp, từ khi còn bé nó đã trở thành cái đuôi nhỏ thích lẽo đẽo theo sau tôi.

Tôi ôm em ấy vào lòng, nhẹ nhàng xoa lưng, cười trêu nó: "Đã bao nhiêu tuổi rồi mà còn khóc."

"Chỉ tiếc... chỉ tiếc em không thể thay chị bị bệnh..."

Hắn khóc to hơn, tay không ôm tôi mà cuộn chặt lại thành nắm đấm. Tôi hiểu, tôi rất hiểu, tuy lớn hơn chỉ một tuổi nhưng từ bé hắn là một tay tôi nuôi lớn vì mẹ và bố thường xuyên phải đi công tác đến hai ba giờ sáng, hai chị em chỉ biết nương tựa vào nhau, chắc hẳn từ lâu hắn đã xem tôi như người mẹ thứ hai của hắn rồi.

----------

Đáng lẽ tôi không cần phải đến trường làm gì nhưng mặc sự ngăn cấm của mọi người tôi vẫn vác cái thân tàn tạ này đến trường và tận hưởng cảm giác có bạn bè trong những năm cuối cùng.

Rảo bước trên con đường quen thuộc, những cây dương xỉ vẫn cố gắng vươn mình ra khỏi những bức tường xi măng. Chúng bền bỉ, tươi tốt.

Gió vào sáng đầu thu mát lạnh, tôi còn khoác trên mình cả một chiếc áo chắn gió to sụ.

Đi được nửa đường thì anh chạy một con xe dream màu đã ngà ngà đến ngỏ lời muốn chở tôi đến trường. Tôi cười nhẹ gật đầu.

Anh lấy chiếc mũ bảo hiểm có sẵn trên xe ân cần đội lên cho tôi.

Ngồi sau xe tôi vươn tay ôm lấy anh từ sau, anh không nói gì mặc kệ cho tôi ôm. Hai chúng tôi đều hiểu, có lẽ đã xác định quan hệ từ lâu, chỉ là không ai ngõ lời.

Gió vuốt nhẹ mặt tôi, những căn nhà, những ngõ ngách quen thuộc, tôi cố gắng ghi sâu vào trong kí ức của mình.

Trong lòng không có một cảm xúc nào, chỉ cảm thấy thời gian này rất bình yên. Anh mặc bộ đồng phục trường đi xe dream, tôi mặc áo dài trắng trơn ngồi đằng sau ôm lấy anh, đôi lúc còn ngân nga một ca khúc nào đó. Có lẽ đời người ngắn ngủi nhưng tôi đã sử dụng nó cách trọn vẹn và tốt đẹp nhất.

Đến nơi đã thấy cô bạn của tôi đứng dựa vào cổng trường đợi. Cô đưa tay đỡ tôi xuống xe.

Tôi nói rằng nó hơi có quá lố thì cô hoàn toàn gạt bỏ đi như chưa nghe gì.

----------

Đang trong giờ học thì cô giáo thông báo cho tôi nói có người gọi đến.

Tôi xuống phòng hiểu trưởng, nhấc chiếc điện thoại bàn lên nghe thì nhận được tin dữ. Bố tôi đã qua đời.

Tôi đứng bất động, cả người như hóa đá, mắt mờ đi, tai ù ù không còn rõ mọi vật, có người đến đón tôi tới bệnh viện. Tôi chạy một mạch đến nơi của bố tôi thì thấy mẹ ngồi thụp xuống sàn khóc không ra tiếng. Còn thằng em trai ngồi ở trên hàng ghế dài màu xanh của bệnh viện, hai tay đan vào nhau siết chặt lại, đến nỗi nổi lên hết cả xương xẩu, gân xanh gân đỏ. Tôi vẫn chưa tin vào thực tại, chạy đến túm cổ áo bác sĩ đang nói chuyện trước cửa phòng bệnh hỏi cho ra nhẽ thì em trai bước đến giữ lấy tay tôi tôi, hắn lắc đầu.

"Em lắc đầu cái gì? Trong nhà cái gì chị cũng không biết, đến bố bị làm sao, chết như thế nào chị cũng không rõ, rốt cục mọi người dấu chị cái gì?"

Bác sĩ xoay nhẹ người tôi lại, từ tốn đặt tay lên vai tôi, nói: "Bố em đã bị ung thư phổi từ rất lâu và đi khám cũng đã rất nhiều lần, có lần còn nằm gần cả năm, tôi đã dặn dò gia đình chuẩn bị tâm lý trước. Gia đình không nói cho em ư?"

Tôi hoang mang quay sang nhìn già đình tôi, trên mặt họ đều là những cảm xúc lẫn lộn. Họ bối rối, họ xấu hổ, họ đau khổ, hay họ buồn bã, giờ thì những thứ ấy còn có tác dụng gì chứ?

Dì tôi đứng bên cạnh nhỏ giọng nói với tôi: "Không phải gia đình không muốn nói với con nhưng vì bệnh lý của con cần ổn định về mặt tinh thần rất nhiều, nên sợ... .Dù sao con cũng đừng trách mọi người, mọi người cũng chỉ là vì con."

Tôi hiểu rồi, tôi đã hiểu tất cả. Bố kêu rằng đi xuất khẩu lao động bên Indonesia và tôi đã tin là thật, mẹ và em trai đều ít khi ở nhà. Ngày bố về cũng gầy gò trông thấy, mấy lần tôi có hỏi thì bố bảo tôi hóa mắt, ông ấy đùa rằng rõ ràng bố mập hơn.

Thì ra đấy cũng là lý do mọi người luôn ở chung một chỗ, em trai thường xuyên vào phòng làm việc và lấy những giấy tờ tài liệu của bố. Công ty của bố trước sau cũng là em trai tôi quán xuyến, bây giờ sau khi bố mất chú tôi sẽ nắm quyền bốn năm, đến khi em tôi học xong và đủ tuổi sẽ phải nhường chỗ lại cho em ấy.

Tôi nhìn vào trong phòng bệnh thấy bố tôi gầy gò, nằm im trên giường bệnh, ông ấy đã chịu đựng trước mặt tôi rất giỏi, giỏi như một diễn viên hạng A, khiến tôi nghĩ ông ấy vẫn còn rất khoẻ.

Cái thắc mắc ngu dốt của tôi rằng tại sao phổi tôi vốn yếu, ngửi nhiều khói như vậy mà phải đến năm mười bốn, mười lăm tuổi mới bị bệnh, còn bố ngày nào cũng hút thuốc trong khi phổi của ông còn yếu hơn phổi tôi nhiều mà không bị làm sao.

Tôi quả là ngu dốt. Tôi còn chưa kịp nói lời nào với ông ấy. Tôi biết ông ấy thương tôi, yêu tôi vô bờ bến. Tôi biết ông ấy không giỏi thể hiện, cũng không nói lời hoa mĩ bao giờ nhưng chưa bao giờ tôi thấy thiếu thốn tình cảm từ bố.

Ngày biết tôi mắc bệnh ông ấy đứng ở bên giường tôi khóc, không một tiếng động, mẹ và em trai đã về nhà yên giấc từ lâu. Hai giờ sáng ông ngồi bên tôi, âm thầm nắm tay tôi, những vết chai sạn cạ vào tay tôi, thật may mắn vì lúc đó tôi đã thức và đã có những kí ức đấy, nếu không tôi sẽ nghĩ ông ấy là người đàn ông quật cường nhất thế giới, sinh ra đã không biết khóc. Đúng vậy, thế giới này đối với tôi mà nói là vô cùng, vô cùng tàn nhẫn, những kí ức trải qua cùng bố đều luôn thấy ông rất quật cường, dù có dự án nào thất bại ông cũng chưa một lần than thở, ấy vẫy mà lúc đó ông đã đứng bên giường, rơi lệ vì tôi. Vì quá mệt nên tôi đã thiếp đi, nhưng kí ức mơ hồ đó có lẽ cả đời này tôi cũng không quên được.

Sáng ngày đầu thu, mưa lất phất, chim vẫn hót, cây cỏ vẫn tươi tốt, bầu trời có hơi âm u và người đàn ông tôi yêu nhất đã rời bỏ tôi và gia đình tôi. Rời bỏ thế giới này.

Ông ấy đã bỏ lại mọi thứ ông yêu và đi về nơi vĩnh hằng.

Ông trút hơi thở cuối cùng trên chiếc giường không thuộc về ông ấy.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net