cau20-22

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 20.Tính toán mố trụ dẻo:tính xà mũ,tính mố trụ dẻo chịu lực ngang do lực hãm,do nhiệt độ thay đổi và do áp lực đất.

*Tính xà mũ:trong mố trụ dẻo BTCT,các cọc được liên kết cứng với xà mũ nên khi chịu tải trọng sẽ làm việc theo sơ đồ khung.Khi tỉ số độ cứng của xà mũ và độ cứng của cọc > 5 thì có thể coi xà mũ như dầm kê trên các gối để tính toán và bố trí cốt thép.Khi tỉ số độ cứng nói trên <5 thì phải tính theo sơ đồ khung.

*Tính mố trụ dẻo chịu lực ngang:Sơ đồ tính là các thanh có liên kết ngàm ở chân,phía trên liên kết với kết cấu nhịp bằng khớp.Các nguyên nhân gây ra trụ dẻo bị uốn là:+Do lực hãm:Lực hãm T làm cho đỉnh của các trụ đều dịch chuyển 1 đoạn Δ như nhau.Tuy nhiên mỗi trụ có thể tiếp nhận lực ngang khác nhau tùy thuộc vào tương quan độ cứng giữa các trụ.Lực ngang Ti được xđịnh: trong đó:E-môđun đàn hồi của VL làm trụ;Ii,hi-mômen quán tính và chiều cao tính toán của trụ thứ i;ki=Ii/hi3-hsố độ cứng của trụ thứ i.Vì các chuyển vị Δcủa trụ =nhau nên: do đó:

.Mômen uốn tại chân trụ thứ i:Mi=Tihi.+Do ảnh hưởng của nhiệt độ:khi có sự thay đổi t0,kết cấu nhịp sẽ thay đổi chiều dài,làm các đỉnh trụ dịch chuyển.Độ dịch chuyển của đỉnh trụ thứ i do t0 thay đổi 1 lượng bằng t là:Δi=αt(xi-x0)trong đó:α-hsố giãn nở vì t0;xi-tọa độ của trụ thứ i so với 1 điểm được chọn làm gốc;x0-tọa độ của điểm ko dịch chuyển trên kết cấu nhịp(Δ=0).Để tính được x0 phải dựa vào đk cân bằng lực ngang tại đỉnh các trụ: .Lực ngang tác dụng lên đỉnh trụ thứ i:Ti=3EkiΔi.Mômen uốn tại chân trụ:Mi=Tihi.+Do áp lực đất tác dụng lên mố:Áp lực đất tdụng lên mố gồm 2 phần:phần tdụng lên xà mũ qui về lực tập trung T tại đỉnh trụ,phần tdụng lên các cột với bề rộng bằng 1,5lần bề rộng các cột được qui về biểu đồ tải trọng pbố hình thang có độ lớn q1&q2.Tách hệ làm 2 phần như hvẽ.Đvới trụ bờ,đây là btoán dầm có 1 đầu ngàm,đầu kia là gối tựa đàn hồi có độ cứng , ẩn số X=T1;

.Với ,trong đó α=a/h1;β=b/h1.Mômen uốn ở chân trụ bờ:

.Mômen uốn ở chân trụ thứ i(i>1):

Câu 21. Khái niệm và phân loại cống theo vật liệu, hình thức cấu tạo, tính chất đắp đất và tính chất chịu lực.

*K/n: Cống là công trình thoát nước qua đường chiếm 80% các Ct thoát nc qua đường. Theo quy định hiện hành thì công trình thoát nước qua đường chia làm các loại như sau tuỳ thuộc vào khẩu độ CT: +Khẩu độ <2m gọi là cống, + Khẩu độ >6m gọi là cầu , + Khẩu độ từ 2-6m nếu chiều dày lớp đất đắp bên trên >0,5m thì gọi là cống, con <0,5m thì gọi là cầu nhỏ.

*Phân loại cống:

+Phân loại theo VL: -Cống gạch: Chủ yếu là cống vòm gạch hoặc xây cuốn tròn bằng gạch. -Cống đá: làm dạng cống bản hoặc vòm đá, - Cống BT:thường là cống tròn, 4 khớp cống vòm, - Cống BTCT: cống tròn, cống bản, cồng hình hộp hoặc cống vòm, -Cống VL khác: Cống gỗ, sành , gang...

+Phân loại theo hình thức cấu tạo: - Cống tròn: có đường kính từ 0,5-1,5m; -Cống bản lắp: có thể bố trí ở các chỗ nền đường đắp thấp, có thể làm thành cống bản nổi; -Cống vòm: chịu được vượt tải tương đối lớn; -Cống hộp: Thích hợp với nền đường yếu nhưng khó thi công;

+Phân loại theo tính chất đấp đắp đất trên cống: -Cống nổi: Đặc điểm cống không đắp đất thích hợp nền đường đắp thấp; -Cống chìm: Chiều cao đất đắp trên cống >0,5m, hợp với nền đường đắp cao và chỗ suối sâu.

+Theo tính chất chịu lực: -Cống chảy không có áp: Chiều sâu nước cửa vào nhỏ hơn chiều cao miệng cống. Mực nước trên toàn chiều dài cống thường không tiếp xúc đỉnh cống. -Cống chảy bản áp: Chiều sâu mực nước cửa vào tuy lớn hơn chiều cao cửa cống nhưng chỉ ngập miệng mà không ngập trên toàn chiều dài cống.-Cống chảy có áp: Chiều sâu mực nước cửa vào lớn hơn chiều cao cống. Dòng chảy theo phạm vi toàn chiều dài đều chảy đầy không mặt tự do. -Cống Xifông: thường dùng khi nền đường đắp thấp, mực nước hai bên đường đều cao hơn cửa cống

Câu 22. Bố trí cống: Chọn vị trí cống; bố trí mặt đứng của cống.

*Chọn vị trí cống: Cống phải được đặt ở vị trí thoát nước nhanh và tốt nhất vì thế nên đặt cống ở chỗ thấp nhất của đường, tức là chỗ sẽ hình thành dòng chảy khi mưa lũ và những chỗ có khe suối rõ ràng. Thường cống được đặt gần tâm khe suối, thuận lợi cho hướng nước chảy. Nếu có điều kiện nên cải tạo các đoạn suối cong queo thành thẳng và bố trí cống vuông góc với tim đường.

*Bố trí mặt đứng cống: Căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn mà bố trí mặt cắt dọc cống cho hợp lí về mặt kinh tế, kĩ thuật. Khi bố trí cống trong lòng suối thiên nhiên thì cao độ và độ dốc dọc đáy cống phải trùng với cao độ và độ dốc dọc lòng suối. Khi độ dốc dọc của dòng suối quá nhỏ, cống lại ngắn thì ta có thể làm đáy cống không dốc và có cao độ bằng cao độ cửa cống phía hạ lưu. Căn cứ vào tính toán thủy lực ta xđ được cao độ đáy cống. Với cống đơn không nên dùng biện pháp nâng cao đáy cống dẫn đến rút ngắn chiều dài ( thường không kinh tế). Với cống đôi hoặc ba có thể áp dụng biện pháp này dẫn đến giảm bớt chiều dài cống sau khi tính toán so sánh kinh tế kĩ thuật. Khi đường giao nhau với mương máng thuỷ lợi thường làm cống xifông, mặt đứng cống xifong trên đường ôtô thường bố trí như hình vẽ

Với các khe suối có độ dốc lớn có thể xây cống trên nền đá đắp thay cho cống dốc dẫn đến rút ngắn chiều dài cống.

Tuy nhiên khi xác định loại cống này cần chú ý: + Điều kiện địa chất tốt đảm bảo cho cống luôn ổn định. +Cao độ đáy móng phải đảm bảo độ đồng đều, +Nếu địa phương có nhiều đá nên tận dụng , khi cần phải xây dựng cống dốc, thì căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất mà bố trí cống cho hợp lí về kinh tế, có kết cấu ổn định. Khi lòng khe suối không có đá, độ dốc dọc chiếm 10% thì có thể làm móng cống dốc với đáy móng có gờ chân đế hoặc có tường đầu cắm sâu vào nền đất. Khi bố trí mặt đứng của cống cần chú ý: +Chiều dài mỗi đoạn cống phải ≥2m. +Độ chênh cao lớn nhất 2 đoạn ống liền kề không quá ¾ chiều dày thành cống.; Tuy nhiên cách bố trí này sẽ làm tăng số đoạn cống nhiều dẫn đến có thể lấy độ chênh cao > chiều dày thành cống và xây bịt khe hở. Chú ý ; độ chênh caogiữa 2 đoạn ống ≤0,7m và 1/3 chiều cao tĩnh của ống. Khi độ dốc đáy thay đổi tương đối lớn có thể làm cống dốc kiểu bậc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#2022
Ẩn QC