4Oman - Truyện cổ tích không có hồi kết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ai dám bảo là xứ sở thần tiên không có thật? Những ngày đầu đặt chân đến Oman tôi toàn phải tự bấu vào tay để kéo bản thân trở về thực tại. Câu chuyện cổ tích của tôi ở Oman bắt đầu như thể một nhân vật phụ bỗng dưng được tác giả dân gian chăm sóc quá đà.

Khi đời như là mơ

- Hai rial! - Cô bán hàng trong siêu thị Lulu vừa chỉnh lại chiếc khăn đen trùm đầu vừa nhìn tôi tò mò.

Tôi cuống lên, không hẳn vì đằng sau mình còn có khoảng hơn chục các ông các anh người Oman tay xách nách mang (ở Oman đàn ông có nhiệm vụ đi chợ), mà là do tôi không tìm thấy ví tiền đâu cả. Chưa kịp cất lời xin lỗi thì đích thị sếp trực của siêu thị tiến đến, thẳng tay nhét đống đồ tôi chọn vào túi. Tưởng ông ấy sẽ quẳng nó trở lại giá hàng thì ngờ đâu, ông đã... rút ví ra trả tiền hộ tôi và chúc tôi một kỳ nghỉ vui vẻ ở Oman.

Hơ! Thật hay mơ thế này?

Chưa hết, lý do của việc tôi quên ví tiền là vì tôi hầu như không bao giờ có cơ hội được trả tiền. Bạn bè không những cho ở nhờ mà còn tự nguyện phục dịch nấu nướng mua sắm, đi trên đường muốn nhờ xe chỉ việc nai vàng ngơ ngác hoặc giở bản đồ ra là lập tức có người dừng bánh. Có chủ taxi còn kiên quyết không nhận tiền vì quãng đường quá ngắn. Tạm biệt bạn để đi thành phố khác thì còn được nhét thêm tiền vào túi. Thế bảo tại sao tôi quên béng mất là mình còn có ví tiền.

Sau gần một tháng ở Dubai mà chạm mặt với chỉ vài người bản xứ (95% dân số Dubai là người nước ngoài), tôi sung sướng thở phào nhẹ nhõm khi thấy mình được trở lại địa vị làm du khách, nghĩa là lại được nhìn ngó, được chào hê lô, được mời ăn chà là và bị tra hỏi tại sao đến giờ vẫn chưa lấy chồng (!). Tôi bất chợt nhận ra điều cốt lõi làm nên một nền văn hóa không phải là những đền đài thành quách hay công trình kỳ vĩ hoặc thiên nhiên tạo hóa đặc sắc. Cảm nhận của du khách về một đất nước đến từ chính những hành động thái độ nhỏ nhặt hàng ngày của người dân bản xứ. (Viết đến đây nghĩ đến cảnh dân tình ở mình chặt chém khách du lịch mới hiểu tại sao 85% trong số họ không quay lại Việt Nam lần thứ hai). Đứng cạnh một Dubai vàng son nhưng xa lạ như một thành phố nhân tạo, Oman thân ái đón khách vào nhà, vỗ về an ủi những kẻ du hành đường xa với tấm lòng hiếu khách chân thành và cái chân chất nông dân của một vị chủ nhà giàu có.

Oman là một vương quốc cực kỳ đặc biệt so với các nước vùng Vịnh. Dưới quyền cai trị của Sultan Qaboos, Oman chuyển dịch từ một thời kỳ hà khắc đến nỗi muốn đeo kính cũng phải có giấy phép (!) để bước chân hòa mình vào dòng chảy của thế giới. Chính sách đối ngoại của Oman phải nói là có một không hai trong cộng đồng các quốc gia Hồi giáo. Trong khi các nước Ả Rập động tí là cắt đứt quan hệ, Oman chủ trương đường lối ôn hòa, làm bạn thậm chí với cả Iran là một nước theo dòng Hồi giáo Shia chứ không phải Sunni như phần lớn các nước ở Trung Đông. Táo bạo hơn, khi quốc gia Do Thái Israel bị coi là "kẻ thù của dân Hồi giáo" thì Oman lại nhiệt thành bắt tay hợp tác. Tại Việt Nam, số vốn Oman đầu tư sẽ lên đến một tỉ đô la.

Tuy nhiên, điều khiến Oman khác hẳn các quốc gia lềnh bềnh trong biển dầu là chính sách có tên gọi "Oman hóa nền kinh tế" (Omanization). Trong khi láng giềng Dubai và Saudi dựa dẫm phần lớn vào chất xám ngoại nhập, Oman dù bơi trong vũng dầu vẫn đầu tư mạnh vào giáo dục, quyết tâm không làm hư con dân. Vào năm 2000, số người nước ngoài ở Oman chiếm tới gần 85% lực lượng lao động trong các ban ngành. Không chậm trễ như các đế chế dầu mỏ khác, Sultan Qaboos lập tức đề ra một loạt các tiêu chuẩn bắt buộc các công ty và ban bệ phải Oman hóa, dần dần từ 10%, nơi nào càng Oman hóa nhanh và tốt thì càng được hưởng nhiều lợi tức của chính phủ. Quá trình này đẩy mạnh bình đẳng giới ở tốc độ quỷ khốc thần sầu. Oman từ một quốc gia phụ nữ chỉ ngồi nhà, sau hơn chục năm phụ nữ chiếm hơn 30% lực lượng kiếm tiền, trong ngành kế toán ngân hàng thậm chí phụ nữ còn lấn át cả đàn ông. Vào một ngày đẹp trời, trong bữa trưa thân mật với viện trưởng Viện Khoa học Trung Đông Abdullah Al Sabahy, ông giáo sư đáng kính vừa sửa lại cái khăn đội đầu, nhìn trước ngó sau, rồi thì thầm với tôi, giọng vừa hài hước, vừa rất tủi thân: "Đàn ông Oman toàn bị bắt nạt thôi, trước chỉ có ở nhà mới cần gọi dạ bảo vâng, bây giờ ra đường cũng phải rón rén". Tôi bật cười, nhớ tới Laila, cô bạn mới quen hiện là sếp hạng trung ở một công ty dầu mỏ. Đưa tôi về nhà chơi, bước qua bậu cửa là cô cởi phắt khăn trùm đầu và áo chùng đen, một bộ ngực phì nhiêu đập vào mắt tôi, căng mọng sau làn áo thun mỏng dính với hàng chữ gào lên đanh thép: "No man! No cry!" [15].

Muscat, thành phố trắng thơm tho ngọt ngào. (Ảnh Richard Bartz)

Một festival sôi động của người dân ở Muscat.

Hiếm có thành phố hiện đại nào ở Trung Đông khiến tôi mềm lòng như Muscat. Hàng chục địa danh trên thế giới được cả người bản xứ lẫn du khách đặt cho biệt hiệu "Thành phố trắng", kể sơ sơ thì có Belgrade (Beograd), Ostuni (Italy), Arequipa (Peru), Lisbon (Bồ Đào Nha), hay Popayan (Colombia). Muscat - thủ phủ của Oman chưa bao giờ tự nhận là thành phố trắng nhưng có lẽ đây lại là thành phố duy nhất trên thế giới xứng đáng với tên gọi này. Chính quyền Oman rất quan tâm đến việc phát triển đất nước trong thế hòa hợp với thiên nhiên, quan tâm đến mức gần như quân phiệt, ra cả đạo luật chỉ cho phép người dân sơn nhà màu (be) trắng. Cách đây không lâu, tất cả các cửa sổ còn bị buộc phải có một cái mái vòm theo kiểu Oman truyền thống. Các tòa nhà chỉ được phép cao dưới chín tầng. Những thành phố của Oman nép vào lòng núi, trắng phau phau, xinh xắn thơm tho giữa bạt ngàn hoa lá như những ngôi nhà trong truyện cổ tích. Thành phố vùng Vịnh nóng như thiêu như đốt tới 55 độ trong bóng râm nhưng hoa nở tràn tung vỉa hè. Bọn trẻ con từ lúc bé tí đã hằng tuần được tổ chức đi dọn rác bãi biển. Cơ sở vật chất hiện đại hơn hẳn châu Âu nhưng người dân chất phác như nông dân, hầu như ai cũng mặc đồ truyền thống, khen cái gì đẹp là... cho luôn không tiếc. Đường sá của Oman mượt mà như dải lụa xuyên núi cắt sông. Đọc Wikipedia thấy bảo tỉ lệ chết do tai nạn giao thông ở Oman đứng thứ nhì thế giới, tôi hết hồn tưởng các bác tài ở đây lạng lách giống Việt Nam. Tìm hiểu kỹ mới biết phần lớn tai nạn gây ra do tài xế... ngủ quên trên tay lái vì đường thênh thang quá (!). Đi vào quán ăn thấy dân Hồi giáo áo dài quấn khăn gọi bia rượu cụng ly uống vô tư. Đi vào quán bar thấy các anh Hồi giáo cũng dài áo quấn khăn vừa cầm chai cồn vừa nhún nhảy theo Bon Jovi một cách nhiệt tình. Cái kiểu đi thăng bằng giữa truyền thống (thật ra là cực kỳ truyền thống) và hiện đại (cũng vô cùng hiện đại), mà vẫn chân chất hồn nhiên, cộng với cái túi rủng rỉnh tiền của nhà giàu khiến Oman như một câu chuyện cổ tích sau bao nhiêu thăng trầm chiến trận đã đến hồi kết thúc có hậu. Mụ phụ thủy gian ác đã phải đền tội còn các công chúa hoàng tử thì đang sống bên nhau đời đời hạnh phúc.

Xe của bạn tôi lao vượt ra khỏi đường cao tốc, đâm đầu vào một khối đá nát bươm. Tất cả vì anh chàng ngủ gật trên đường lụa quá trơn mượt.

Nhà vua đức độ muôn năm

Ngày đầu tiên nghỉ lại thủ phủ Muscat, anh bạn mới quen Hilal quyết định cho tôi làm quen ngay với thần tượng số một của người dân Oman. Ảnh của ông có ở khắp mọi nơi. Ông cười rạng rỡ trên tường nhà, cửa sổ và kính chắn gió. Đi vào bất kỳ một văn phòng, khách sạn hoặc nhà hàng nào, nhìn quanh bạn cũng sẽ thấy hình ảnh ông hoặc là hoành tráng long lanh ở chính giữa đại sảnh, hoặc đôi khi chỉ là một bức ảnh nhỏ bằng bàn tay dán vội lên tường nhà bằng một miếng băng dính. Ông là vị Sultan quyền lực tối thượng của vương quốc: Sultan Qaboos. Sự yêu kính vô bờ bến của con dân đối với ông có lẽ còn hơn cả người Thái yêu vua Bhumibol Adulyadej, đơn giản vì vua Thái chỉ lãnh đạo về tinh thần còn Sultan Qaboos thì dám cả gan truất ngôi vua cha, cải cách đất nước. Vào năm 1970, Oman chỉ có ba trường học, một nghìn học sinh, hai bệnh viện và mười ki lô mét đường quốc lộ. Bốn mươi năm sau, Oman có hơn một nghìn trường học, xếp thứ tám trên thế giới về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Sự trân trọng đối với Sultan lây lan nhiệt tình sang cả cộng đồng người nước ngoài. Tôi chưa thấy bất kỳ một ai nói gì xấu về Sultan, thậm chí những quán ăn ngoại quốc cũng tự nguyện treo hình ông. Bữa tối của tôi và anh bạn Hilal diễn ra tại một nhà hàng mà ông chủ đã thành kính biến toàn bộ sảnh ăn chính thành viện bảo tàng với gần năm trăm bức ảnh của Sultan Qaboos. Trong lúc chúng tôi hí húi ăn uống, một đoàn các bô lão ở quê ra thăm thành phố lọm khọm chống gậy ghé sát vào từng tấm ảnh, mắt rưng rưng sùng kính. Khi tôi hỏi tại sao không phải dân Oman mà cũng sùng bái Qaboos vậy, vị chủ nhà không nói gì, chỉ đặt tay lên ngực. Đúng là sến, nhưng mà cũng thật ơi là thật!

Năm 2012 khi mùa xuân Ả Rập lên đến cao trào, một nhóm biểu tình đã khuấy động Oman nhưng không mảy may động chạm đến vị Sultan cha già dân tộc. Ít lâu sau đó, một bức thư dài của những người ủng hộ Sultan được đăng trên Thời báo New York giãi bày cho cả thế giới biết rằng họ ở Oman hối hận lắm, họ đã phụ lòng thương mến của Sultan để mấy đứa láo lếu kia cả gan xúc phạm Người, rằng ở đâu Mùa xuân Ả Rập muốn đánh đổ độc tài chứ ở Oman họ chỉ muốn "nhà độc tài" của mình sống lâu đời đời. Nếu mà không tận mắt nhìn thấy cuộc sống ở Oman và tình cảm người dân dành cho ông thì hẳn tôi đã phì cười. Nhưng mà đó là sự thật, một người bạn tôi thậm chí hưng phấn về điều này đến mức đang lái xe đưa tôi đi chơi mà anh bỏ cả vô lăng, hai tay chém không khí phần phật: "Chúng tôi không cần dân chủ! Chúng tôi chỉ cần một nhà độc tài tốt bụng!"

Sự thực là những cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Oman luôn đi kèm các khẩu hiệu đại loại: "Sultan! Chúng tôi nguyện hy sinh máu, thể xác và linh hồn để phục vụ Người". Trong cả một dải Trung Đông bị làm cho be bét bởi các nhà độc tài, chỉ có hai quốc gia người dân tuyệt đối trung thành với nhà vua nhưng vẫn yêu cầu một thể chế dân chủ hơn, đó là Oman và Jordan. Ở thủ phủ Amman của Jordan, tôi đã chứng kiến cuộc tuần hành dân chủ đòi cải cách nhà nước với cả ngàn người được dẫn đầu bởi một lá cờ mỗi chiều hơn mười mét in hình ảnh nhà vua. Thông điệp của cuộc biểu tình rất rõ ràng: "Chúng tôi yêu quý nhà vua, nhưng chính quyền thì phải được cải cách". Trong những cuộc nói chuyện với bạn bè khắp Trung Đông của tôi có một vài người cho rằng người dân ở đây sống theo thói quen bộ lạc nên luôn cần người dẫn dắt. Vả lại, bao nhiêu chục năm qua họ đã quá quen với chế độ độc tài, hoàn toàn chưa có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ dân chủ. Đọc tới chương tôi viết về Libya, bạn sẽ thấy câu hỏi "Gaddafi chết rồi chắc đất nước sẽ có hy vọng hơn?" được trả lời khá thẳng thắn: "Thật ra tôi đang chờ một nhà độc tài mới có tâm với đất nước hơn!" [16]

Sultan Qaboos: Trường đại học đầu tiên ở Oman

Trở lại chuyện của Sultan, tôi đã kể với các bạn chi tiết ông hoàng Qaboos bị đồn là đồng tính chưa nhỉ?

Vào những năm đầu tiên tại vị, chàng trai trẻ tuổi Qaboos chia sẻ quyền điều hành một đất nước vẫn còn khá hỗn loạn sau những năm tháng chiến tranh với ông bác ruột tên là Tariq Ibn Taymur. Tuy nhiên, sự cộng tác không được dài lâu vì Taymur ngày càng nắm nhiều quyền lực. Không lâu sau, hai người dàn hòa, và theo đúng truyền thống bộ lạc của thế giới Ả Rập, sự dàn hòa này được xác lập bằng một đám cưới, cụ thể là vị Sultan ba mươi sáu tuổi chính thức lấy con gái của Taymur, em họ của mình, khi đó vẫn còn là cô bé Kamila mười bốn tuổi về làm hoàng hậu. Cuộc hôn nhân kéo dài được vài năm thì hai người chia tay. Và vị Sultan giàu có, đẹp trai, tài năng đã sống hơn ba mươi năm qua đơn độc một mình.

Đấy là phiên bản chính thức, còn phiên bản lê la của quán xá thì Qaboos có một đội ngũ cảnh vệ gồm bảy trăm thanh niên đẹp trai lung linh. Trong harem [17] của ông có cả phụ nữ, nhưng dân tình đồn rằng những cô gái này chỉ được thuê để che mắt thiên hạ. Bản thân vị Sultan lúc nào trông cũng nhân từ và đẹp trai ngời ngời dù đã gần bảy mươi cái xuân xanh. Hàm râu quai nón trắng như tuyết, nhưng tôi "bắt quả tang" lông mày của ông trăm bức ảnh như một đều được nhuộm xanh rì. Bạn bè người nước ngoài ở Oman thì bán tín bán nghi, nhưng lũ bạn người bản xứ khi được hỏi thì một mực cho rằng Qaboos không thể nào là gay được, ông ấy tốt thế cơ mà, giỏi thế cơ mà, đáng phục thế cơ mà (!). Kết luận: Sultan rất có thể đang chọc ngoáy đám trai đẹp tí chút, nhưng điều đó được coi như một thú vui cá nhân hơn là sự "lệch lạc" về giới tính.

Hilal tất nhiên là không mặn mà lắm với câu hỏi tế nhị của tôi về cái việc ai ở Oman cũng băn khoăn lo lắng nhưng không ai dám nói ra, giống như có một con voi trong phòng khách [18], to lớn khổng lồ nhưng ai cũng giả vờ không nhìn thấy. Sultan thì già rồi, hoàng hậu thì ly dị lâu rồi, con cái thì không có, ai sẽ là người kế nghiệp đây? Cái sự thành công nhanh chóng, rực rỡ mà vẫn rất bình hòa của Oman đều do một tay Sultan sắp đặt. Nhiều người lo Oman sẽ loạn to khi ông về chầu giời, Hilal thì đặt tay lên ngực nói đơn giản: "Chúng tôi yêu và tin Sultan. Chúng tôi tin rằng ông sẽ sắp đặt mọi việc đâu vào đấy. Việc Sultan là gay hay không thì nói thực là tôi chẳng quan tâm".

Không quan tâm mà được à?

Tôi cười xòa khi Hilal nói là anh ấy "không quan tâm". Vấn đề là bản thân tôi thì lại rất quan tâm. Tại sao? Bởi câu hỏi ai là người kế vị luôn là đầu mối của phần lớn các cuộc binh đao, và một trong những cuộc binh đao lớn nhất, tàn khốc nhất, lâu đời nhất thế giới, cho đến tận bây giờ vẫn tiếp tục đổ cả biển máu bắt nguồn từ chính câu hỏi không có lời giải đáp này.

Trở lại gần 1400 năm trước, từ sau khi người vợ yêu Khadijah hơn ông tới mười lăm tuổi qua đời, thiên sứ Muhammad đã cưới thêm hơn một chục bà vợ khác, hầu như tất cả đều là quả phụ hoặc ly dị chồng, ngoại trừ một người vợ còn rất trẻ, được gia đình đính hôn từ khi mới lên sáu tuổi tên là Aisha, được Muhammad đặc biệt yêu quý. Thời xa xưa, những cuộc hôn nhân diễn ra không chỉ vì những tiếng gọi ngắn dài từ trái tim, mà phần lớn còn bởi các lý do chính trị, đoàn kết bộ lạc. Công chúa Huyền Trân của Việt Nam được cha gả cho vua Chàm Chế Mân là một ví dụ. Muhammad với sứ mạng thống nhất các bộ lạc Ả Rập dưới ngôi tôn giáo mới thậm chí còn tự cho mình quyền được phá luật, không giới hạn số vợ bản thân mình được cưới. Tuy nhiên, không một ai trong số hơn chục bà vợ này, kể cả Aisha từ lúc chính thức dậy thì và về ở cùng với Muhammad, đẻ cho ông thêm một đứa con nào. Fatimah trở thành cô con gái duy nhất mang dòng máu của vị thiên sứ với người vợ đầu tiên đã khuất Khadijah [19].

Năm 62 tuổi, thiên sứ của Hồi giáo Muhammad cuối cùng cũng nhắm mắt xuôi tay, để lại một di sản khổng lồ gồm cả vùng bán đảo Ả Rập thần phục dưới một tôn giáo có tên là Islam. Truyền thuyết kể rằng trong phút cuối đời, ông yêu cầu đem giấy bút đến bên giường bệnh để viết di chúc, nhưng các bà vợ và kẻ thân cận bị cuốn theo những ý đồ quyền lực ngấm ngầm đã không làm như lời yêu cầu. Muhammad trút hơi thở cuối cùng mà không hoàn toàn nói rõ ai sẽ là người kế vị.

Nếu Muhammad có một cậu con trai, hẳn là bộ mặt thế giới của chúng ta bây giờ đã rất khác.

Người đàn ông có quan hệ dòng tộc gần gũi nhất với Muhammad là một cậu bé tên Ali, cháu bên đằng họ nội và cũng là con nuôi của Muhammad. Ali là một chiến binh nổi tiếng oai dũng và là một nhà thơ tài năng. Anh đại diện cho mẫu đàn ông Ả Rập toàn tài với trí óc sáng trong, trái tim nhân văn và bàn tay sắt thép. Khi anh kết hôn với Fatimah, trở thành con rể của Muhammad và đem lại cho ông tới năm đứa cháu ngoại thì ai cũng cho rằng chính anh sẽ là người kế vị. Tuy nhiên, khi thiên sứ qua đời, trong khi Ali còn đang than khóc và chuẩn bị lễ mai táng thì những cận thần thân tín của Muhammad họp nhau lại và chỉ định người kế vị là Abu Bakr, chính là bố đẻ của cô vợ trẻ Aisha. Vị caliph này trước khi băng hà lại tự chỉ định Umar kế ngôi - cũng là một trong rất nhiều bố vợ của Muhammad. Khi Umar bị ám sát, vị caliph thứ ba được chọn vẫn không phải là Ali mà là Uthman. Bị liên tục đẩy ra ngoài, không những một lần mà đến tận ba lần liên tiếp, trong suốt hai mươi tư năm sau ngày Muhammad qua đời, Ali ngậm đắng nuốt cay, kiên quyết không bạo loạn vì sự bình yên và thống nhất của đế chế. Chỉ đến khi Uthman bị quân nổi dậy xông vào tận hoàng cung giết chết vì sự xa hoa và nhu nhược thì Ali mới được tôn vinh lên làm người lãnh đạo của Islam.

Tuy nhiên, Ali lên cầm quyền thừa hưởng một thế giới Hồi giáo chia cắt với những kẻ lãnh đạo đầy mưu mô và phản phúc. Một trong số đó là thống đốc vùng Syria tên là Muawiyah, kẻ nhất định không công nhận ngôi caliph của Ali nhưng cũng là kẻ hèn nhát khi không dám nhận lời thách đấu trực tiếp của Ali nhằm tránh tổn thương cho quân lính. Tại trận Siffin, khi đã ở bên bờ vực của đại bại, quân lính Muawiyah được lệnh không đầu hàng mà giắt lên đầu ngọn giáo những cuốn Kinh Quran và kêu gọi hãy để cho Thượng Đế nói lời phán quyết. Lần đầu tiên trong lịch sử, cuốn thánh kinh tôn giáo đóng vai trò quyền năng chính trị.

Dù đã nhìn thấu mưu chước của Muawiyah nhưng dưới sức ép của chính quân đội mình, đặc biệt là nhóm lính từ bộ lạc Qurra, Ali buộc phải chấp nhận cử đại diện vào hội đồng phân xử, và sau đó bị phe của chính mình phản bội. Những người Qurra thấy Ali bị yếu thế, không còn có thể che chở cho bộ lạc mình được nữa thì trở mặt, cho rằng Ali hèn nhát, rằng việc Ali chấp nhận kết quả phân xử là sự phản bội lại Islam mặc dù chính họ là những người thoạt đầu đã ép Ali chấp nhận hội đồng phân xử. Với nhận định cho rằng tôn giáo đã trở nên vấy bẩn bởi ý chí của con người, khoảng hơn 10.000 quân lính tách khỏi cộng đồng, lập nên tổ chức Hồi giáo cực đoan đầu tiên trên thế giới có tên là Khawarij [20].

Sự tàn khốc và khát máu của Khawarij khiến cả vùng bán đảo Ả Rập phải ghê sợ. Bất kỳ ai trên sa mạc cũng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net