CPDT508B

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
thông tin, việc cung cấp các thông tin về trạng thái hiện tại của quy trình là hoàn toàn có thể (cung cấp thông tin hồ sơ đang nằm ở phòng ban nào? đang được ai thụ lý? hồ sơ bị tắc ở khâu nào?...)

-Tăng khả năng giám sát của các cơ quan cấp trên, vì các cơ quan cấp trên có thể kiểm tra được tình trạng xử lý các hồ sơ hiện thời. Từ đó, làm tăng tính trách nhiệm của các cơ quan cung cấp dịch vụ.

-Tạo cơ hội cho việc cải cách hành chính, vì khi thực hiện đưa các dịch vụ hành chính công lên mạng thì các quy trình, thủ tục hành chính đều được chuẩn hóa để có thể áp dụng CNTT. Do đó, các điểm bất cập của quy trình hiện tại có thể được phát hiện và đó là cơ hội để cải cách hành chính thực hiện tái thiết kế quy trình.

-Hiệu quả kinh tế cho cả người sủ dụng dịch vụ và cơ quan cung cấp dịch vụ, do có thể tiết kiệm thời gian, công sức, cắt giảm các chi phí đi lại, chi phí văn phòng phẩm, chi phí nhân công…

3.5.3 Khó khăn đưa các dịch vụ công lên mạng

Đưa các dịch vụ hành chính công lên mạng là một trong những mục tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển chính phủ điện tử nói chung. Trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, việc triển khai các dịch vụ lên mạng sẽ gặp các khó khăn sau đây: Khó khăn 1: Cơ chế xác nhận người dùng, cụ thể là hai vấn đề sau:

-Kiểm tra xem người đang sử dụng dịch vụ trực tuyến có phải là người có nhu cầu thực sự hay không? Nếu không kiểm tra được điều này có thể dấn đến lãng phí thời gian của người thụ lý hồ sơ khi phải nhận các hồ sơ không có thực.

-Với những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ, kiểm tra xem thông tin họ nhập vào hệ thống có phải thông tin thực hay không? Nếu không kiểm tra được điều này có thể dẫn đến việc cung cấp dịch vụ cho những người không đủ điều kiện để nhận dịch vụ.

                                                             Giải pháp:Ö Ở các nước mà chính phủ điện tử đã phát triển đến một mức độ hoàn chỉnh, các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, về đất đai, về doanh nghiệp … đều sẵn sàng. Hơn nữa, hạ tầng khóa công khai và chữ ký điện tử sẵn sang. Khi đó việc kiểm tra người sử dụng và các thông tin của người sử dụng là dễ dàng. Ví dụ: Ở Singapore, ở Anh, để đăng nhập vào sử dụng hệ thống các dịch vụ hành chính công trực tuyến thì người sử dụng phải có một tài khoản từ trước đó. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì các cơ sở dữ liệu này chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh. Do đó, trong giai đoạn trước mắt, để kiểm tra tính trung thực của dữ liệu thì người sử dụng phải gửi bản sao (scan hoặc photo) của các giấy tờ như Chứng minh nhân dân, hoặc Hộ khẩu để người thụ lý hồ sơ kiểm tra như khi giải quyết các thủ tục bằng giấy tờ.

Khó khăn 2: Thói quen và nhận thức của các cán bộ trong cơ quan cung cấp dịch vụ.

                                                             GiảiÖ pháp: Để thay đổi thói quen và nhận thức của cán bộ, cần thời gian và những cơ chế chính sách về thưởng/phạt hợp lý.

Khó khăn 3: Thói quen và nhận thức của người sử dụng dịch vụ.

     Giải pháp: Cần có sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông đạiÖ chúng trong việc tuyên truyền, quảng cáo cho các dịch vụ trực tuyến.

Khó khăn 4: Internet chưa sẵn sàng ở mọi nơi, mọi lúc ở Việt Nam.

     Giải pháp 4: Triển khai các dịch vụ trực tuyến trước hết ở cácÖ thành phố lớn, ở những nơi có trình độ dân trí tương đối phát triển, mật độ người sử dụng Internet cao. Sau khi triển khai thành công ở những nơi này sẽ tiếp tục rút kinh nghiệm để nhân rộng ở những nơi khác.

Kết luận

Trong chuyên đề này, đã giới thiệu khái niệm về chính phủ điện tử và một số nội dung xây dựng CPĐT ở Việt Nam. Chuyên đề được soạn cho sinh viên khoa CNTT nên cách tiếp cận theo cách tìm hiểu quy trình nghiệp vụ, từ đó xấc định các chức năng của hệ thống. CPĐT và sản phẩm công nghệ thông tin trực tiếp là cổng điện tử đã được trình bày để sinh viên có thể lựa chọn đề tài, định hướng nghề nghiệp. Hệ thống portal là một phần mềm lớn, phức tạp nên trong phạm vi một chuyên đề không thể đề cập chi tiết như chuyên đề TMĐT. Tuy nhiên nó là những định hướng giúp sinh viên có thể lựa chọn đề tài thực hiện một vài chức năng trong CPĐT.

Phu lục 1: Xây dựng Portal/Website bằng DotNetNuke

I. Chuẩn bị mã nguồn

Trước tiên vào website www.dotnetnuke.com để tải mã nguồn của Website về. DotNetNuke là dự án mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí nhưng để tải được, phải đăng ký làm thành viên trước đã. Sau khi đã có tập tin mã nguồn, phải giải nén vào một thư mục nào đó trên đĩa cứng.

Tiếp theo cố gắng tìm một host có hỗ trợ ASP.NET và cơ sở dữ liệu MS SQL, tốt nhất nên thiết lập cấu hình này trên máy tính của bạn nếu chỉ muốn tìm hiểu và nghiên cứu. Bài viết minh họa trên Windows Server 2003, IIS 6.0, SQL Server 2000. Bây giờ tạo một cơ sở dữ liệu trống bằng cách vào menu Start/ All Program/ Microsoft SQL Server/ Enterprise Manager, tìm đến nhánh Databases trong vùng bên trái, vào menu Action/New Database, nhập tên CSDL vào ô Name (ví dụ: DotNetNuke) rồi nhấn OK, đóng Enterprise Manager. Tiếp theo, tạo thư mục Website ảo để gọi từ trình duyệt, mở Internet Information Services (IIS) Manager (trong Control Panel/ Administrative Tools), tìm đến nhánh Default Web Site, vào menu Action/ New/ Virtual Directory, nhấn Next, nhập tên thư mục gọi từ trình duyệt vào ô Alias (ví dụ: dotnetnuke), Next, nhập đường dẫn đến thư mục mã nguồn vào ô Path, Next, nhấn Next rồi Finish để kết thúc, đóng IIS.

II. Cài đặt DotNetNuke

Trước khi cài đặt bạn cần dùng một trình soạn thảo văn bản nào đó, mở tập tin web.config trong thư mục mã nguồn ra, thay thế dòng <add key=”connectionString” value=”Server=localhost;Database =DotNetNuke;uid=;pwd=;” /> bằng tên CSDL của bạn sau thuộc tính Database, còn uid và pwd là tên và mật khẩu của người dùng có quyền thao tác trên CSDL đó. Lưu tập tin web.config lại. Nếu đã làm theo đúng những thao tác ở trên thì đến lúc này bạn chỉ việc gọi Internet Explorer lên, nhập vào ô Address địa chỉ http://localhost/dotnetnuke rồi Enter là quá trình cài đặt sẽ tự động bắt đầu.

III. Cấu hình DotNetNuke

Mặc định sau khi cài đặt sẽ có hai người dùng là admin (mật khẩu admin) và host (mật khẩu host) tồn tại sẵn, trong đó người dùng Admin có quyền quản lý Website, còn người dùng Host ngoài quyền quản lý Website còn có một số quyền liên quan đến bảo mật và Upload.

Menu Admin:

Site Settings: nhập tiêu đề Website vào ô Title, chọn lại biểu tượng trong danh sách Logo, chọn hình nền trong Body Background, thay thế dòng bản quyền trong ô Footer Text, rồi nhấn liên kết Update ở cuối trang.

Tabs: cho phép sắp xếp và chỉnh sửa hệ thống menu của Website. User Accounts: cho phép quản lý tài khoản thành viên đã đăng ký. (upload) hoặc tải xuống (download), xóa tập tin thêm vào Website.

Menu Host:

Host Settings: nhập tên host vào ô Host Title (nằm ở cuối mỗi trang), thay đổi địa chỉ trong ô Host URL và Host Email, đánh dấu vào Disable Version in Page Title nếu không thích dòng (DNN x.x.xx) nằm trong tiêu đề trang, nhấn liên kết Update ở cuối trang.

Module Definitions: cho phép tải lên các phần hỗ trợ thêm cho DotNetNuke để mở rộng tính năng (giống Plug-in vậy đó).

SQL: thực thi câu lệnh SQL trên CSDL của Website. Tại trang chính (Home), bạn có thể nhấp vào liên kết Add New Tab bên phải trang để thêm vào menu, hoặc Edit Tab Settings ở bên trái trang để chỉnh sửa thông số. Ngoài ra có thể chọn menu các phần (module) muốn thêm vào trang trong danh sách Module ở giữa trang rồi nhấn liên kết Add.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#cpdt508b