🌸 Chương 42: Từ Điển Anh - Hán

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trần Tư Tuyết bảo Tạ Trường Bình đi học theo Lâm Tố Mỹ xem nên làm loại nước đó thế nào, cũng chỉ là để Tạ Trường Bình có chút chuyện khác để làm ngoài chuyện phơi thóc mà thôi, đồng thời cũng cải thiện mối quan hệ với nhà họ Lâm để quan hệ giữa hai nhà hòa thuận hơn một chút.

Cách làm loại nước đó thật sự đơn giản, chỉ cần nghe sơ qua là đã biết nên làm thế nào.

"Lúc chị phơi thóc thì cẩn thận chút, đừng đi thóc chân trần, cẩn thận bỏng chân đấy." Lâm Tố Mỹ nhìn chân Tạ Trường Bình lúc này vẫn còn đi giày cỏ, có lẽ là để cho nhanh và phơi thóc cho tiện.

Việc phơi thóc này không phải chỉ cần rải thóc ra là được. Cho dù thường dùng cào để rải chúng ra thì cũng không thể phơi khô được hết. Hơn nữa, thóc nhiều mà sân lại không đủ, lớp thóc được rải ra dày, lúc này cần có người dùng chân đi thóc, giống như đi trên đường vậy, đi thành từng hàng để lật những chỗ thóc ở dưới cùng lên.

Thông thường, đi một lần có thể phơi được một hai tiếng, rồi lại dùng cào cào chúng, sau đó đổi hướng khác, tiếp tục đi thóc từng hàng một.

Điều đó dẫn đến một chuyện. Đó là chân sẽ tiếp xúc với những viên đá trên sân. Mà những viên đá đó đã bị ánh mặt trời hun nóng, chẳng cần nghĩ cũng đã biết nhiệt độ nóng tới mức nào.

Thực ra, mọi người đều biết nắng chói chang, nhiệt độ cao. Nhưng điều đó không có ý nghĩa gì quá lớn.

Hai hôm trước, một đứa bé đi theo anh trai chị gái nó, nhưng lại chỉ đi chân đất. Kết quả là đứa bé đứng trên mặt đất khóc tu tu. Anh trai chị gái nó mới chạy về hỏi nó bị làm sao rồi bế nó về nhà.

Về nhà vừa xem thì đã thấy lòng bàn chân đầy những nốt phồng rộp, da bị bỏng bong hết cả.

Sau khi chuyện này truyền khắp cả thôn, dù là những người không đi hóng chuyện mà chỉ nghe người khác nói thôi đã có thể tưởng tượng ra đau đến mức nào rồi. Sau đó, họ vội dặn dò người lớn trẻ nhỏ trong nhà nhất định đừng có chạy loạn bằng chân trần, nhiệt độ ngoài trời không đùa được đâu.

Chính vì chuyện đó, Lâm Kiến Quốc còn đi nhắc nhở tất cả mọi người trong thôn rằng nhất định phải xem trọng chuyện này, phải trông chừng trẻ con trong nhà, bạn nhỏ bị thương đó đến bây giờ vẫn chưa thể xuống giường kia kìa.

Bởi vậy, Lâm Tố Mỹ mới lo lắng như thế.

"Chị biết rồi mà!" Tạ Trường Bình cười. Ánh mặt trời đều chiếu lên trên thóc, nhiệt độ sàn sân được thóc che lên có thể cao là bao chứ, chị chẳng mấy bận tâm.

Thấy thái độ của chị, Lâm Tố Mỹ thở dài một tiếng. Tạ Trường Bình vẫn cười khì.

Tạ Trường Bình bảo Lâm Tố Mỹ đừng xót đường trắng của nhà. Tạ Trường Bình dùng đũa gạt chút đường trắng ra, chấm miếng cam đã cắt vào đường, vị ngọt và vị chua kết hợp với nhau, vô cùng có mùi vị, nhất là khi trong miệng vừa khô vừa nhạt thếch.

Tạ Trường Bình vừa mới đi xong một lượt thóc, lúc này cũng có thời gian thì thầm to nhỏ với Lâm Tố Mỹ.

"Dạo này chị cứ bơ phờ, tâm trạng không tốt à?" Lâm Tố Mỹ ngồi xuống nói chuyện với Tạ Trường Bình. Cô vẫn bế Tiểu Thần Thần trong lòng, lúc này cu cậu đang sắp ngủ.

Tạ Trường Bình thở dài. "Còn không phải là vì thằng ranh Tạ Trường Du đó sao, vừa ra ngoài một chuyến là chẳng thấy bóng dáng đâu, khiến người ta sao mà không lo cho được? Đừng nói là chị, bố mẹ chị cũng lo ngay ngáy, chỉ là không nói ra thôi."

Lâm Tố Mỹ ngẩng đầu, rồi mới nhìn chị với vẻ như bừng tỉnh, hình như mấy hôm nay không thấy Tạ Trường Du. "À, cậu ấy đi làm gì thế?"

"Ai biết thằng đó chạy đi đâu chứ, đi lâu như thế mà cũng không biết đường gửi thư về." Nói đến đây, Tạ Trường Bình liền thấy tức. Cái thể loại người gì vậy, không biết là ra ngoài lâu như thế người nhà sẽ lo lắng hay sao?

"Có thể là cậu ấy có chuyện quan trọng không thể về được thì sao?" Lâm Tố Mỹ đoán, rồi nhớ lại, trước đây cũng không nghe nói Tạ Trường Du gặp chuyện gì, bởi thế cô không nghĩ nhiều nữa.

Nhưng Tạ Trường Du rời khỏi nhà vào lúc này, điều đó khiến Lâm Tố Mỹ ít nhiều thấy bất ngờ.

Những lúc như bây giờ, tình cảm của mọi người với ngô và thóc khác với những nông sản khác. Hai loại nông sản này có thể coi như những thứ cơ bản. Bởi thế lúc thu hoạch chúng, dù là những người ra ngoài làm việc hay dù kiếm được bao nhiêu tiền, mọi người đều sẽ về nhà giúp thu hoạch. Không phải là người khác yêu cầu, mà chỉ là họ tự giác, tự nguyện có ý thức đó thôi.

Ngay cả Tạ Trường Bình cũng phải giúp phơi thóc, phơi rơm có được sau khi đập lúa, rồi gẩy rơm đã phơi, vân vân...

Còn Tạ Trường Du, vậy mà lại chạy mất tăm hơi vào lúc quan trọng thế này, nếu không phải là chuyện cực kỳ quan trọng thì hoàn toàn không hợp lý.

Dù sao thì Lâm Tố Mỹ cũng nghĩ thế. "Bố mẹ chị không ngăn cậu ấy à?"

Tạ Trường Bình bĩu môi. "Suy nghĩ của bố mẹ chị khá thoáng, rất tôn trọng suy nghĩ của bọn chị."

Thực ra cũng có thể đổi sang một cách nói khác. Đó chính là Tạ Minh và Trần Tư Tuyết đã không còn quản được họ nữa. Tạ Trường Bình thì còn đỡ một chút, chứ còn thằng oắt Tạ Trường Du, mặc dù không tranh cãi với bố mẹ nhưng chuyện nó đã quyết định thì mười con trâu cũng không cản lại được. Thường thì Trần Tư Tuyết và Tạ Minh biết phản đối cũng vô hiệu nên phần nhiều là yên lặng để Tạ Trường Du đi.

"Thế suy nghĩ của chú thím cũng tiến bộ thật."

Tạ Trường Bình lại trề môi.

"Chị gái chị ở trên huyện đúng không? Cũng có thể là cậu ấy đến chỗ chị gái chị rồi."

Tạ Trường Bình vừa nghe vậy, ánh mắt nhìn Lâm Tố Mỹ đã thay đổi. Ánh mắt đó để lộ ra ẩn tình cực lớn. "Tạ Trường Du sẽ không đến chỗ chị gái chị đâu!"

"Sao lại nói thế?" Được rồi, Lâm Tố Mỹ cũng là một người hóng chuyện.

Vừa thấy Lâm Tố Mỹ có hứng thú, trái tim muốn tám chuyện với người khác của Tạ Trường Bình cũng bừng bừng nhiệt huyết theo. "Thời gian trước Tạ Trường Du và chị gái chị mới cãi nhau đấy!"

"Nói xem nào, chuyện gì vậy." Lâm Tố Mỹ đặt Tiểu Thần Thần đã ngủ vào trong nhà, sau đó lại tiếp tục tám chuyện với Tạ Trường Bình. Cô cảm thấy nếu mình cầm được hạt dưa trong tay nữa thì càng tốt.

"Chị gái chị bảo Tạ Trường Du lên huyện đưa thịt, kết quả là có người có điều kiện gia đình không tệ ưng Tạ Trường Du. Chị gái chị cảm thấy người ta có điều kiện tốt, con gái không chỉ còn đang đi học mà trông cũng xinh xắn, bèn muốn tác hợp cho con bé đó và Tạ Trường Du. Kết quả là Tạ Trường Du từ chối thẳng, hậm hực về nhà. Có lẽ chị gái chị cảm thấy đối phương có điều kiện được thật nên lại chạy về làm công tác tư tưởng cho Tạ Trường Du, rồi lại làm công tác tư tưởng cho bố mẹ chị."

"Vì sao em trai chị lại từ chối?"

Tạ Trường Bình bị lời đó của Lâm Tố Mỹ làm cho ngẩn người. "Gái cảm thấy Tạ Trường Du không nên từ chối hả?"

Lâm Tố Mỹ sờ cằm, nghiêm túc suy nghĩ. "Độ tuổi này của bọn mình, nhìn người ta thì có thể nhìn ra được gì chứ, không phải là nhìn diện mạo người ta hay sao? Nếu cô bé đó có điều kiện bên ngoài không tệ, vậy thì gia thế hay gì chỉ là dệt hoa trên gấm thôi. Giả sử mà kết hôn, lựa chọn người như thế không phải là chuyện bình thường lắm sao!"

Tạ Trường Bình thở dài sâu kín, vừa thấy thái độ này của Lâm Tố Mỹ thì đã rõ con bé thật sự không có hứng thú với Tạ Trường Du và cũng chẳng có suy nghĩ muốn phát triển gì với Tạ Trường Du rồi.

Tạ Trường Bình hơi hả hê vì Tạ Trường Du chẳng phải kiểu người vô cùng được con gái để ý. Chỉ cần thái độ này của Lâm Tố Mỹ thôi cũng đủ khiến Tạ Trường Du đau như bị vạn mũi tên bắn rồi.

"Chắc là con bé đó không đẹp tới độ khiến thằng oắt đó rung động đến mức lập tức không tìm được phương hướng rồi lập tức hiến dâng hôn nhân và cuộc đời của bản thân đấy." Rốt cuộc Tạ Trường Bình vẫn bị thái độ của Lâm Tố Mỹ ảnh hưởng. "Tiểu Mỹ, đều tại gái cả đấy."

"Sao lại liên quan đến em?"

"Gái xem đấy, gái sống ở thôn mình, cũng ít nhiều từng tiếp xúc với Tạ Trường Du đúng không. Một khi tiếp xúc với đại mỹ nhân như gái, thế thì mức thẩm mỹ không phải tự nhiên sẽ tăng cao hay sao? Nói không chừng cô bé nhà người ta đúng là xinh đẹp thật, nhưng vì sự tồn tại của gái nên trở nên bình thường đấy."

Thoạt tiên Lâm Tố Mỹ ngẩn người, sau đó cô che miệng cười. "Này này này, Tạ Trường Bình, chị đang tự khen bản thân chị hả. Tạ Trường Du tiếp xúc nhiều nhất là với chị đó, hẳn là chịu ảnh hưởng từ người chị xinh đẹp này rồi."

"Nhưng chị cảm thấy gái xinh đẹp hơn chị."

"Chuyện này không thể so sánh như thế được, gu mỗi người thích khác nhau mà, dù sao em cũng cảm thấy chị xinh đẹp hơn em."

Tạ Trường Bình được khen mà lòng như nở hoa. "Tuy biết là gái chỉ nói cho có lệ với chị thôi, nhưng nghe lời này cũng thích lắm. Lâm Tố Mỹ, nào nào nào tiếp tục đi, tiếp tục khen chị đi."

Lâm Tố Mỹ: "..."

Tạ Trường Bình ngồi một lát rồi vội đi ra sân. Bản thân chị cũng biết việc mình vừa rời khỏi không tốt lắm, vì thế chị làm việc vô cùng tích cực. Sau khi đi thóc trong sân một lượt, chị bèn đến chỗ đập thóc, buộc chỗ rơm đã đập ra lại, sau đó dựng từng bó rơm ở chỗ trống để phơi, đợi sau mấy tiếng nữa thì còn phải lật chỗ rơm này nữa.

Sau đó lúc buổi chiều, sắc trời khẽ thay đổi, ánh dương ngập trời đột nhiên lùi bước. Lúc này, những người đang bận rộn đều bồn chồn, có vẻ trời sắp mưa rồi.

Theo tiếng hô "sang thiên thông" (sắp mưa rào rồi), ai nấy đều chạy ra khỏi nhà, ùa đến sân phơi thóc.

Mưa trong thời tiết này, thật sự nói đến là đến ngay được, chẳng chào hỏi gì đã rơi xuống, cho nên động tác nhất thiết phải nhanh. Mọi người vội quét thóc thành một đống, dùng bạt và những thứ khác đậy lại, bên trên tấm bạt chèn viên đá nặng để đề phòng bạt bị thốc lên.

Chổi chít, chổi tre, xẻng, xe đẩy, đủ loại công cụ ra trận, mọi người dọn thóc lại bằng tốc độ nhanh nhất.

Thông thường, phải dọn thóc trước rồi mới là rơm, cuối cùng mới đi lo cho chỗ cỏ, chứ thực ra lúc không dọn kịp thì chỉ có thể để chỗ cỏ đó dầm mưa thôi.

Lâm Tố Mỹ cũng quét thóc cùng mọi người. Mọi người đồng tâm hiệp lực, chất thóc thành đống rồi che lại, mưa cũng bắt đầu rơi lộp bộp.

Lúc này, một vài người vẫn đang gánh lúa về sân. Lúa không thể đặt trên mặt đất, nếu không trở nên nặng hơn là thứ yếu, chủ yếu là rất có thể sẽ bị rơi vãi.

Rơm đang phơi đã ướt, nhưng cũng không ai dọn. Lâm Tố Mỹ vội về nhà, chỉnh lý bản thân qua loa rồi lập tức vào bếp đun nước. Vừa rồi Lâm Kiến Nghiệp vẫn còn đang gánh lúa, quần áo đã ướt sũng nước mưa, cô muốn ông vừa về thì có thể tắm nước nóng ngay.

Đợi lúc Lâm Kiến Nghiệp về nhà thì mưa đã tạnh, không chỉ thế, ngay cả mặt trời cũng đã ló ra.

Thời tiết mùa này, đúng là khiến người ta bực mình.

......

Tuy bây giờ Lâm Tố Mỹ chỉ ở nhà trông Tiểu Thần Thần, phụ trách một ngày ba bữa rồi đun thêm chút nước, nhưng cô cũng nếm trải được nỗi lo ngay ngáy đó. Chỉ cần ngày nào thóc còn chưa phơi khô để cất vào kho thì mọi người chưa thể yên lòng được. Đáng sợ nhất là cơn mưa đột ngột, thoắt cái sắc trời đã thay đổi, lòng người cũng bồn chồn theo, bất cứ lúc nào cũng đều phải chuẩn bị ra chiến trường đoạt thóc cùng với cơn mưa rào.

Có một lần, giữa đêm nổi cơn gió lớn mưa đổ rào rào, đang nửa đêm nửa hôm mà đàn ông trong thôn đều cầm đèn pin lao vào cơn mưa để đi xem thóc được đậy trên sân, sợ bạt sẽ bị gió thổi đi. Rồi họ lại đội mưa đi ôm mấy hòn đá lớn đè chặt lên tấm bạt đó, sợ tấm bạt không ra gì gặp cơn gió quá lớn thì nước mưa sẽ làm trôi hết thóc.

Sau cơn mưa lớn khiến người ta kinh hãi đó, Tạ Trường Du trở về.

Lâm Tố Mỹ biết được chuyện đó từ người nhà mình. Nghe nói lần này Tạ Trường Du trở về mang theo rất nhiều đồ. Anh không mang hết về trong một lần được nên sau đó còn dẫn đám anh em của anh cùng đi lấy những thứ đó về. Mọi người đều nói lần này Tạ Trường Du ra ngoài làm chuyện lớn, nhưng cụ thể là làm gì thì không ai biết, bởi vì Tạ Trường Du không nói.

Lâm Tố Mỹ không suy nghĩ quá nhiều, ý nghĩ đầu tiên của cô chính là Tạ Trường Bình không cần lo lắng nữa.

Ngày hôm sau lúc Lâm Tố Mỹ và Tạ Trường Bình gặp nhau, quả nhiên tâm trạng của Tạ Trường Bình đã tốt hơn nhiều. Chị chủ động nói với Lâm Tố Mỹ: "Thằng oắt Tạ Trường Du đúng là mọc u trên đầu rồi, lấy về nhiều sách như thế không biết là nó nghĩ gì nữa, chẳng lẽ muốn mở hiệu sách ở nhà chắc? Còn bảo chị đừng nói với người khác. Lạy hồn, ai mà thèm chỗ sách của nó chứ."

"Sách á?" Lâm Tố Mỹ kinh ngạc. "Chị nói thời gian này em trai chị chạy ra ngoài là để kiếm chỗ sách đó hả?"

"Ai mà hiểu được cái thằng đó chứ. Dù sao thì lúc về nó cũng mang theo một đống sách, còn ra vẻ thần bí, không biết nó đang giở trò gì nữa." Tạ Trường Bình không có hứng thú với những thứ đó. Nhiều ngày Tạ Trường Du không có tin tức gì, giây phút đầu tiên khi chị nhìn thấy Tạ Trường Du, thực ra chị chỉ có một suy nghĩ: mặc kệ thằng này làm gì bên ngoài, chỉ cần trở về là được rồi, vẫn còn ngon lành là được rồi.

Tạ Trường Bình không biết lúc này lòng Lâm Tố Mỹ đang nổi sóng đến mức nào.

Tạ Trường Du đi lấy nhiều sách về như thế, Lâm Tố Mỹ đương nhiên sẽ không đoán là anh có hứng thú với chỗ sách đó. Anh bỏ điểm công lúc thu hoạch thóc mà chạy đi kiếm sách về, điều này chỉ có thể chứng minh Tạ Trường Du nhạy cảm biết được tin tức khôi phục kỳ thi đại học, sau đó muốn chiếm thời cơ trước bằng cách đi lấy chỗ sách đó về.

Lâm Tố Mỹ hơi bội phục Tạ Trường Du.

Lâm Tố Mỹ có thể biết chính xác về việc khôi phục kỳ thi đại học, ấy là vì đó là trải nghiệm kiếp trước của cô, cô biết đó là chuyện chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng đối với Tạ Trường Du thì lại không phải thế. Đó chỉ là một tin đồn mà thôi, chưa hẳn sẽ biến thành sự thực. Nhưng anh dám quả quyết đi làm chuyện này, thậm chí còn vào lúc đặc biệt thế này.

Điều khiến Lâm Tố Mỹ tò mò nhất là anh còn thật sự kiếm được sách. Thực ra, sau khi tin tức khôi phục kỳ thi đại học được công bố, có người vội xuất bản một vài tài liệu liên quan. Nhưng khi ấy thời gian vốn quá gấp gáp, hơn nữa những sách đó vừa ra thì đương nhiên sẽ ưu tiên cho những người giàu có, người bình thường muốn có được chút tài nguyên thực ra rất khó.

Tạ Trường Du thật sự có thể kiếm được sách vào lúc này, Lâm Tố Mỹ cảm thấy anh thật sự rất có bản lĩnh. Dẫu sao thì bây giờ, hẳn là rất nhiều người đã biết tin tức rồi.

"Có lẽ em trai chị có dự tính của bản thân cậu ấy đấy!" Lâm Tố Mỹ đã dự liệu được rằng Tạ Trường Du có thể kiếm được món lớn nhờ vào chỗ sách đó rồi.

Tạ Trường Bình cũng nghĩ thế, vì thế chị gật đầu.

......

Lần phơi thóc cuối cùng, sau khi xử lý thóc bằng gió xong thì có thể cho thóc vào kho.

Lúc này, việc nộp thóc đã không còn phiền phức như thời điểm nào đó nữa. Mỗi đội sản xuất đều có ngày nộp riêng, đến thời gian của đội mình thì gánh đi nộp.

Tốc độ nộp lương thực của đội sản xuất số Chín vẫn luôn rất nhanh. Bởi vì họ tuyệt đối không làm gì với lương thực. Lâm Kiến Quốc cũng đã từng truyền đạt suy nghĩ với mọi người rằng đừng làm mấy chuyện trộm gà bắt chó.

Trước đây có một thôn thích làm chuyện trộm gà bắt chó đó, cho nước vào thóc, hoặc là dứt khoát trộn rơm rạ vào bên trong, khiến người ở kho thóc không thể nhịn được mà thẳng thừng bảo họ mang lương thực về, chỗ lương thực đó không thể dùng được.

Kết quả là thôn đó cũng ương ngạnh, là do anh không cho chúng tôi nộp chứ không phải là bản thân chúng tôi không nộp. Sau khi dứt khoát gánh về, họ không nộp lương thực đến kho nữa, xem anh làm gì được chúng tôi.

Sau đó người bên trên làm một vài công tác tư tưởng, thôn đó chẳng còn động tĩnh gì nữa.

Tiếp đó bên trên không phát hạt giống nữa, họ phải tự kiếm hạt giống. Kết quả là lương thực cả một năm, những thôn khác đều bội thu, còn thôn họ thì nghèo nàn. Sau lần đó, thôn đó không chỉ chủ động chạy đi nhận sai mà còn chủ động nộp bù số lương thực lúc trước.

Lâm Kiến Quốc thường lấy chuyện đó ra để dạy mọi người rằng đừng mong chiếm hời, càng muốn chiếm hời của người khác thì càng dễ chịu thiệt. Ông không mong chiếm được hời, chỉ mong đừng chịu thiệt là được.

Hôm chia xong lương thực, nhà họ Tạ lại nấu một nồi ốc lớn.

Trần Tư Tuyết có tay nghề rất tốt, cũng hào phóng cho gia vị, dùng ớt ngâm dưa muối nấu món ốc thơm nức mũi. Hễ ai đi qua con đường nhỏ ngoài nhà họ Tạ thì đều không khỏi hít hà, sau đó gào lên hỏi một câu - Nhà ông bà nấu món gì ngon thế?

Trần Tư Tuyết thường sẽ cười nói là nấu ốc, rồi mời đối phương đến ăn.

Ốc nhà họ Tạ nấu là món yêu thích nhất của tụi trẻ con, chúng coi đó như quà vặt. Đồng thời đó cũng là món yêu thích nhất của cánh đàn ông, họ vừa ăn ốc vừa nói chuyện, cảm giác đó sảng khoái khỏi nói.

Ở nhà họ Lâm, Lâm Kiến Nghiệp nhìn Trần Đông Mai một hồi lâu. Trần Đông Mai bị ánh mắt đó của chồng chọc cười. "Được rồi, muốn đi thì đi đi, tôi cũng đâu có trói chân ông."

Lâm Kiến Nghiệp cười ha hả, rồi mới đi đến nhà họ Tạ. Chủ yếu là vì mỗi lúc thế này, Lâm Kiến Quốc, Lâm Kiến Đảng, Lâm Kiến Dân đều đến đó, Lâm Kiến Nghiệp đương nhiên không muốn bỏ qua cơ hội tụ họp với anh em.

Lâm Bình và Lâm An thấy bố già nhà mình được cho phép nên cũng tự đưa vợ đến nhà họ Tạ.

Lâm Tố Mỹ không nhúc nhích. Nếu mọi người đều đi thì trong nhà chỉ còn lại một mình Trần Đông Mai, cô muốn ở lại với mẹ.

Dù rằng món ốc của nhà họ Tạ cũng từng là thứ mà cô rất muốn ăn. Mỗi lần đi ngang qua và nhìn thấy mọi người trong thôn đều đến nhà họ Tạ ăn ốc, cô cũng muốn đi cùng. Người khác thì được, cớ sao cô lại không được chứ? Nhưng cuối cùng, cô vẫn không đi. Cô không thân quen với những người đó, vì một miếng ăn mà đột nhiên chạy đến, chuyện đó cô không làm được, hơn nữa cô còn có thể bị bà Cát Hồng mắng nữa.

Thấy con gái vẫn ở nhà, Trần Đông Mai thầm biết con gái làm vậy là vì muốn ở bên mình, trong lòng vô cùng ấm áp.

Tiểu Mỹ càng ngày càng biết quan tâm mọi người rồi.

Trần Đông Mai đi lên trước, xoa đầu Lâm Tố Mỹ, chỉ cảm thấy con gái bây giờ càng ngày càng khiến người ta thương yêu. Giữa người với người đều là mối quan hệ qua lại, dù là những người thân nhất cũng thế, mình thương người ta, tuy không yêu cầu hồi đáp, nhưng cũng sẽ cảm động khi đối phương thương lại mình.

"Đi thôi!" Trần Đông Mai thở dài.

"Dạ?"

"Đi đến nhà họ Tạ nào. Mẹ còn chưa từng ăn ốc nhà họ đâu đấy, cũng đi nếm thử xem liệu có ngon như lời mọi người nói hay không."

Lâm Tố Mỹ ngẩn người, sau đó cười gật đầu. "Con đi cùng mẹ."

"Ừ."

Lâm Tố Mỹ lập tức khoác tay Trần Đông Mai, hai mẹ con đi về phía nhà họ Tạ.

Lâm Tố Mỹ vừa đến, Tạ Trường Bình đã hớn hở vẫy tay với Lâm Tố Mỹ, bảo cô mau qua.

Trần Đông Mai cười. "Đi đi."

"Dạ."

Tạ Trường Bình ngồi riêng với Dương Xuân Ni, ăn một bát ốc đầy ú sụ. Dùng lời của Tạ Trường Bình chính là không tranh đoạt thắng được người khác, họ cứ lặng lẽ ngồi đây nhâm nhi là được.

Không có tăm, mọi người bèn chặt chiếc cọ tre chưa từng sử dụng ra làm tăm, dùng để khều ốc.

Tay nghề của Trần Tư Tuyết thật sự rất tốt, Lâm Tố Mỹ chỉ ăn một con ốc mà đã thỏa mãn híp mắt. "Nếu có cả Xuân Diệp ở đây thì tốt nhỉ."

Tưởng Xuân Diệp không về, nghe nói là không xin nghỉ được, ông chủ không thả người. Dù sao người trên huyện cũng không trồng trọt, muốn dạo phố mua đồ thì cứ tiếp tục dạo phố. Đâu giống người nông thôn, tuy có chợ nhưng cũng chỉ có một lúc buổi sáng, người bán đồ phải mau chóng về nhà thu hoạch nông sản, mà người mua đồ cũng thế.

"Chi bằng lần sau tụi mình cùng lên huyện thăm con bé đi?" Tạ Trường Bình đề nghị.

Lâm Tố Mỹ gật đầu. "Em cảm thấy được đấy."

Tạ Trường Bình và Lâm Tố Mỹ nói thế, Dương Xuân Ni cũng gật đầu.

......

Lâm Tố Mỹ ăn ốc nên dính dầu trên tay, cô mượn chút xà phòng của nhà họ Tạ rửa sạch tay, sau đó lại mượn dùng nhà vệ sinh của nhà họ.

Vừa ra khỏi nhà vệ sinh không bao lâu, thiếu chút nữa cô đụng phải một người. Cô sợ đến nỗi suýt thì hét lên. Sau khi nhìn rõ là Tạ Trường Du, cô không khỏi vỗ vỗ ngực mình.

Người này mà dọa người sẽ dọa chết người ta mất, thật sự không nói sai chút nào.

Sắc mặt Tạ Trường Du hơi ngượng ngùng, thậm chí vì lúng túng mà ánh mắt vẫn cứ hấp háy. Anh thấy Lâm Tố Mỹ vào trong nhà nên đi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net