Đề cương đa dạng sinh học

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
ra, con người còn sử dụng hàng ngàn loài cây làm thức ăn, thức ăn gia súc, lấy gỗ, chiết xuất tinh dầu và phục vụ cho nhiều mục đích khác nữa.  

Giá trị tiêu thụ của từng sản phẩm có thể xác định bằng cách khảo sát xem phải cần bao nhiêu tiền để mua một sản phẩm tương tự trên thị trường khi cộng đồng không còn khai thác tài nguyên thiên nhiên xung quanh. Theo Mayr (1988): Nếu quản lý tốt 1ha rừng nhiệt đới thì hàng năm nó có thể cung cấp cho con người một lượng sản phẩm sinh vật hoang dã là 200 đô la Mỹ.  

3.1.2. Giá trị sử dụng cho sản xuất  

- Giá trị sử dụng cho sản xuất là giá trị thu được thông qua việc bán các sản phẩm thu hái, khai thác được từ thiên nhiên trên thị trường như củi, gỗ, song mây, cây dược liệu, hoa quả, thịt và da động vật hoang dã...  

- Giá trị sản xuất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất lớn ngay cả ở những nước công nghiệp. Tại Mỹ hàng năm có khoảng 4,5% giá trị GDP tương đương 87 tỷ đô la thu được bằng cách này hay cách khác từ các loài hoang dã (Perscott 1986). Ở các nước đang phát triển do hoạt động công nghiệp còn ít, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi thì giá trị này còn cao hơn nhiều.  

Lấy số liệu thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam đã có giá trị 2 tỷ USD. Ngành Nông - Lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài nguyên rừng có giá trị vô cùng to lớn. Với giá khoảng 250USD/m3 gỗ, thì hàng năm chỉ tính riêng mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, ĐDSH đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ - 3,5 tỷ USD. Đó là chưa kể hàng năm rừng đã cung cấp các mặt hàng lâm sản ngoại gỗ đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó cho tiêu dùng trong nước (nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia - chuyên đề ĐDSH)

- Giá trị sản xuất lớn nhất của nhiều loài là khả năng cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho công nghiệp, nông nghiệp và là cơ sở để cải tiến giống vật nuôi, cây trồng trong sản xuất nông lâm nghiệp. Đặc biệt quan trọng là nguồn gen lấy từ các loài hoang dã có khả năng kháng bệnh cao và chống chịu được điều kiện ngoại cảnh bất lợi tốt hơn.  

- Các loài hoang dã còn cung cấp nguồn dược liệu quan trọng. ở Mỹ có tới 25% các đơn thuốc sử dụng các chế phẩm điều chế từ cây, cỏ, nấm và các loài vi sinh vật (Fam Sworth 1988, Eisner 1991)... Ở Việt Nam qua điều tra sơ bộ có khoảng 3.200 loài cây và 64 loài động vật đã được con người sử dụng làm dược liệu, chữa bệnh (Võ Văn Chi, 1997).  

3.2. Giá trị kinh tế gián tiếp  

Giá trị kinh tế gián tiếp là lợi ích do ĐDSH mang lại cho cả cộng đồng. Như vậy giá trị kinh tế gián tiếp của ĐDSH bao gồm cả chất lượng nước, bảo vệ đất, dịch vụ nghỉ mát, thẩm mỹ, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hoà khí hậu và tích lũy cho xã hội tương lai.  

Giá trị gián tiếp được hiểu theo một khía cạnh khác bao gồm các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng bảo vệ của HST. Đó là những mối lợi không đo đếm được và nhiều khi là vô giá. Vì những lợi ích này không phải là hàng hoá nên thường không được tính đến trong quá trình tính GDP của quốc gia. Tuy nhiên chúng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì những sản phẩm tự nhiên mà nền kinh tế quốc gia phụ thuộc.  

Giá trị kinh tế gián tiếp có thể kể đến gồm:  

3.2.1. Giá trị sinh thái:  

- Các HST là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người.  

+ HST rừng nhiệt đới được xem như là "lá phổi xanh" của thế giới.  

+ ĐDSH là nhân tố quan trọng để duy trì các quá trình sinh thái cơ bản như: Quang hợp của thực vật, mối quan hệ giữa các loài, điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu, bảo vệ và làm tăng độ phì đất, hạn chế sự xói mòn của đất và bờ biển. Rừng trên các sườn dốc điều tiết dòng chảy, rừng ngập măn và các rạn san hô là những băng cản hữu hiệu trước những trận cuồng phong của thuỷ triều.  

+ Sau cùng, ĐDSH là một nhân tố quan trọng để tạo ra và giữ vững cân bằng sinh thái tự nhiên, tạo môi trường sống ổn định và bền vững cho con người.  

+ Con người không thể sống được nếu thiếu không khí, chính hệ thực vật đã và đang cung cấp miễn phí lượng oxy khổng lồ cho cuộc sống của hàng tỷ người trên trái đất trong suốt cuộc đời của mình.  

Theo tính toán của Jim Enright và Yodfon Association (2000): Rừng ngập mặn có khả năng tính luỹ CO2 ở mức cao. Rừng ngập mặn 15 tuổi giảm được 90,24 tấn CO2/ha/năm - tác động lớn làm giảm hiệu ứng nhà kính.  

- ĐDSH còn góp phần tạo ra các dịch vụ nghỉ ngơi và du lịch sinh thái  

+ Du lịch sinh thái có thể là một trong những biện pháp hiệu quả đối với việc bảo vệ ĐDSH, nhất là khi chúng được tổ chức, phối hợp chặt chẽ với chương trình quản lý và bảo tồn tổng hợp (Munn, 1992).  

Tuy vậy, cần chú ý đến việc tổ chức cho du khách quan sát những vấn đề cần thiết liên quan đến bảo vệ môi trường, tài nguyên; tránh những hành động tiêu cực hay việc xây dựng những cơ sở hạ tầng quá khang trang, hiện đại có thể sẽ trở thành mối đe dọa đối với ĐDSH .  

3.2.2. Giá trị giáo dục và khoa học  

- Nhiều sách giáo khoa đuợc biên soạn, nhiều chương trình vô tuyến và phim ảnh được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí. Thêm vào đó những tài liệu về lịch sử tự nhiên cũng được đưa vào giáo trình giảng dạy trong các trường học (Hair và Pomerantz, 1987).

- Một số lượng lớn các nhà khoa học chuyên ngành và những người yêu thích sinh thái học đã tìm hiểu HST mà không phải tiêu tốn nhiều tiền và không đòi hỏi nhiều loại dịch vụ cao cấp. Những hoạt động khoa học này mang lại lợi nhuận kinh tế cho những khu vực nơi họ tiến hành quan sát nghiên cứu. Giá trị thực sự còn là khả năng nâng cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và tăng vốn sống cho con người.  

- Ngược lại, thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục con người hiểu rõ hơn về giá trị của ĐDSH. Sự đa dạng của các loài trên thế giới có thể được coi như là cẩm nang để giữ cho quả đất của chúng ta vận hành một cách hữu hiệu. Sự mất mát của các loài có thể ví như sự mất đi những trang sách của cuốn cẩm nang cần thiết. Nếu như một lúc nào đó, chúng ta cần đến những thông tin của cuốn cẩm nang này để bảo vệ chúng ta và những loài khác trên thế giới thì chúng ta không tìm đâu ra được nữa.  

• Ngoài ra, nó còn có giá trị trong quan trắc môi trường: Những loài đặc biệt nhạy cảm với những chất độc có thể trở thành hệ thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện trạng môi trường. Một số loài có thể được dùng như những công cụ thay thế máy móc quan trắc đắt tiền.  

Một trong những loài có tính chất chỉ thị cao là địa y sống trên đã hấp thụ những hoá chất trong nước mưa và những chất gây ô nhiễm trong không khí. Thành phần của quần xã địa y có thể dùng như chỉ thị sinh học về mức độ ô nhiễm không khí. Các loài động vật thân mềm như trai, sò sống ở các HST thuỷ sinh có thể là những sinh vật chỉ thị hữu hiệu cho quan trắc môi trường nước.  

3.2.3. Giá trị văn hóa và dân tộc học  

- Ngoài những giá trị nêu trên, ĐDSH còn có nhiều giá trị về văn hóa và dân tộc học mà nó dựa trên các nền tảng về đạo đức cũng như kinh tế. Hệ thống giá trị của hầu hết các tôn giáo, triết học và văn hóa cung cấp những nguyên tắc và đạo lý cho việc bảo tồn loài. Những nguyên tắc, triết lý này được con người hiểu và quán triệt một cách dễ dàng, giúp cho loài.  

- Một trong những quan niệm đạo đức lớn là mỗi loài sinh vật sinh ra đều có quyền để tồn tại. Con người hoàn toàn không có quyền tiêu diệt các loài mà ngược lại phải nỗ lực hành động nhằm hạn chế sự tuyệt chủng của loài.  

- Loài có quan hệ phức tạp với quần xã sinh vật. Sự biến mất của một loài có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho một số loài khác như suy giảm số lượng hoặc cũng có thể bị tiêu diệt theo. ĐDSH giúp con người sống và hiểu nhau hơn. Các cảnh quan thiên nhiên không ngừng cung cấp và làm giàu tri thức cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, các nhà tư tưởng và nhà tôn giáo học.  

- Sự tôn trọng cuộc sống con người và đa dạng văn hóa phải được đặt ngang hàng với sự tôn trọng ĐDSH. Con người phải chịu trách nhiệm quản lý trái đất, nếu như chúng ta làm tổn hại nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất và làm cho nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng, thì những thế hệ tiếp sau sẽ phải trả giá trong cuộc sống bởi sự mất mát

CÂU 3: Cơ sở tạo nên tính ĐDSH ở Việt Nam?

1. Cơ sở tạo nên tính ĐDSH ở Việt Nam  

- Việt Nam là một trong những quốc gia nằm ở phần đông bán đảo Đông Dương, thuộc trung tâm của khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích phần đất liền là 330.541km2, kéo dài 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam (từ vĩ tuyến 8030' - 23022' độ vĩ Bắc) và trải rộng trên 7 kinh tuyến (từ 102010' - 109021' độ kinh Đông); Bắc giáp Trung Hoa; Tây giáp Lào và Campuchia; Đông và Đông Nam là biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km.

- Địa hình Việt Nam khá đa dạng với những đồng bằng châu thổ rộng lớn (đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng sông Hồng), nhiều núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, Tam đảo, Ngọc Linh) và nhiều cao nguyên (cao nguyên Đồng Văn, Sơn La, Mộc Châu, Plâycu, Đắc Lắc, Di Linh...)  

- Hệ thống sông ngòi Việt Nam dày đặc, chỉ tính những con sông dài trên 10km đã có trên 2.500 sông. Hai con sông lớn là sông Hồng và sông Cửu Long. Hầu hết các sông đổ ra biển, một vài con sông ở phía bắc đổ về phía Trung Quốc (sông Nà Rì, Kỳ Cùng) và một số sông ở cao nguyên miền Trung đổ ra phía tây vào lưu vực sông Mê Kông. Phần lớn các con sông đều dốc mạnh, chảy xiết, nhiều ghềnh thác.  

- Lượng mưa trung bình 1.700-1.800 mm/năm. Ở miền núi có nơi trên 3.000mm. Có vài nơi lượng mưa chỉ có 500mm. Độ ẩm không khí tương đối lớn, khoảng 80%. Số ngày mưa nhiều, trung bình trên 100 ngày/năm, có nơi trên 150 ngày/năm. Do ảnh hưởng của chế độ gió mùa nên lượng mưa phân bố không đều, hình thành 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài 6-7 tháng/năm, lượng mưa mùa này chiếm 80-85% lượng mưa cả năm.  

- Mặc dù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, song vì vị trí địa lý kéo dài 15 độ vĩ từ Bắc xuống Nam, lại ảnh hưởng của độ cao, địa hình nên khí hậu không đồng nhất trong cả nước. Nhiệt độ trung bình hàng năm tăng dần từ Bắc xuống Nam và càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm.  

- Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Vị trí địa lý, địa hình và chế độ gió mùa đã tạo cho thời tiết ở từng vùng rất khác nhau.  

+ Miền Bắc có mùa hè nóng ẩm, lượng mưa lớn, mùa đông ít mưa và rất lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa xuân có mưa phùn  

+ Miền Trung có mùa đông ngắn và ít lạnh hơn miền Bắc, mưa tập trung vào những tháng cuối năm, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam rất nóng và khô.  

+ Miền Nam nóng quanh năm, có hai mùa mưa và khô rõ rệt.  

- Đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai và các nhân tố sinh thái khác đã hình thành các HST đa dạng. Mỗi một HST mang đặc thù riêng, tất cả tạo nên nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng và rất độc đáo. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú và được thế giới công nhận là một trong những trung tâm ĐDSH của vùng Đông Nam Á.  

- Kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều nhận định rằng Việt Nam là một trong 10 quốc gia ở Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên (Natural Resources) rất phong phú, đa dạng. Bên cạnh các loài đặc hữu (Endemic) mang tính bản địa còn có nhiều loài thuộc các trung tâm lân cận di cư sang. Các HST ở Việt Nam được tiếp nhận 3 luồng di cư chính:  

+ Luồng từ Nam Trung Quốc  

+ Luồng từ dãy núi Hymalaya - Mianma.  

+ Luồng từ Indonesia - Malaysia.  

2. Đa dạng về thành phần loài thực vật và động vật:  

2.1. Đa dạng loài thực vật:  

Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời gian do chiến tranh kéo dài nhưng hệ thực vật Việt nam vẫn còn phong phú về thành phần loài. Tuy đến nay chưa có một tài liệu nào thống kê mô tả một cách chi tiết thành phần loài thực vật nhưng theo số liệu trong phần địa lý thực vật Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) thì hệ thực vật Việt Nam đã thống kê được 11.373 loài, thuộc 2.524 chi và 378 họ của 7 ngành. Tính trung bình mỗi họ có 6,67 chi và 30,0 loài và mỗi chi trung bình có 4,5 loài. Các nhà phân loại học thực vật dự đoán rằng, nếu điều tra tỉ mỉ thì thì thành phần loài thực vật Việt Nam có thể lên tới 15.000 loài.

TT Ngành Ngành thực vật bậc cao  

Tên Việt Nam Tên Khoa học Họ Chi Loài  

1 Rêu Bryophyta 60 182 793  

2 Khuyết lá thông Psilotophyta 1 1 2  

3 Thông đất Lycopodiophyta 3 5 57  

4 Cỏ tháp bút Equisetophyta 1 1 2  

5 Dương xỉ Polypodiophyta 25 137 669  

6 Hạt trần Gymnospermae 8 23 63  

7 Hạt kín Angiospermae 299 2175 299  

Tổng 378 2524 11.373  

Tỉ lệ % đặc hữu 0% 3% 20%  

(Nguồn: Nguyễn Nghĩa thìn, 1997)  

Mức độ đa dạng loài của hệ thực vật Việt Nam còn thể hiện trong các họ giàu loài nhất (trên 100 loài).  

Bảng 2.2. Các họ giàu loài nhất của hệ thực vật Việt Nam  

STT Họ thực vật Số loài  

Tên Việt Nam Tên Khoa học  

1 Lan Orchidaceae 800  

2 Đậu Fabaceae 557  

3 Họ phụ Lúa Gramineae 467  

4 Thầu dầu Euphorbiaceae 425  

5 Hoà thảo Poaceae 400  

6 Cà phê Rubiaceae 400  

7 Cói Cyperaceae 304  

8 Cúc Asteraceae 291  

9 Long não Lauraceae 246  

10 Dẻ Fagaceae 211  

11 Ô rô Acanthaceae 177  

12 Na Annonaceae 173  

13 Trúc đào Apocynaceae 171  

14 Hoa môi Lamiaceae 144

15 Dâu tằm Moraeae 140  

16 Mõm sói Scrophulariaceae 131  

17 Tếch Verbenaceae 120  

18 Dương xỉ Polypodiaceae 113  

19 Đinh Lăng Araliaceae 110  

20 Sim Myrtaceae 107  

21 Cam Rutaceae 100  

22 Hoa hồng Rosaceae 100  

Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999.  

- Nhiều họ có ít loài, nhưng giàu về số lượng cá thể biểu thị mức độ tập trung của mỗi loài. Đó là những họ giữ vai trò quan trọng trong thành phần loài cây của các thảm thực vật như họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae) ...  

- Tính ĐDSH của thực vật nhiệt đới Việt Nam còn thể hiện ở sự phong phú về các loài dây leo và thực vật nửa phụ sinh (khoảng 750 loài), thực vật phụ sinh (khoảng 600 loài), thực vật ký sinh (khoảng 50 loài).  

- Hơn nữa, hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Tuy hệ thực vật Việt Nam không có các họ đặc hữu nhưng có khoảng 3% số chi và 27,7% số loài đặc hữu. Các loài và chi đặc hữu phân bố chủ yếu ở các vùng có HST độc đáo như: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn, Phan Xi Păng ở miền Bắc, Khu vực núi cao Ngọc Linh (Kon Tum) ở miền Trung, Cao nguyên - vùng Chư Yang Sin và dãy Bi Doup (Lâm Đồng) ở phía nam và khu vực rừng ẩm núi thấp ở phần Bắc Trung bộ (Đặng Huy Huỳnh, 1998).  

- Thực vật rừng nước ta còn nhiều loài có giá trị cao như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Gụ mật (Sindora cochinchinensis), Hoàng đàn (Cupressus turulosa), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis), Ba kích (Morinda officinalis).  

2.2. Đa dạng loài động vật:  

Hiện chưa có tài liệu nào thống kê cụ thể loài động vật tại Việt Nam, song dựa vào thông báo của Cục Bảo vệ Môi Trường Việt Nam về thành phần loài trong các nhóm động vật, chúng ta có thể thống kê như sau:  

Bảng 2.3. Thống kê các nhóm phân loại của hệ động vật Việt nam  

Nhóm phân loại Số loài ở Việt Nam Họ % loài so với TG  

Thú1 276 39 6,8  

Chim2 800 81 8,8  

Bò sát3 180 21 2,9  

Ếch nhái3 80 8 2,0  

Cá4 2.470 3,0  

Côn trùng5 1.340 121 3,2  

Nguồn:(1).Đặng Huy Huỳnh và nnk, 1994; (2)Võ Quý- Nguyễn Cử, 1995;(3).Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 1995;(4). Mai Đình Yên , 1995;(5.)Mai Quý và nnk.  

Những số liệu cho đến gần đây vẫn chưa thể hiện hết sự đa dạng của động vật tại Việt Nam bởi vào năm 1937 chúng ta đã phát hiện ra loài bò xám (Bos sauveli), trong thời gian từ 1992 - 1997, chúng ta đã phát hiện thêm 3 loài mới nữa là Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và Mang lớn (Megamunticus vuquangensis) tại Nghệ An và Hà Tĩnh, Mang Trường sơn (Canimuntiacus truongsonensis), Bò sừng xoắn (Pseunovibos spiralis) và Cầy Tây nguyên cùng một số loài các chưa định danh tại khu vực sông Lam chưa kể hàng trăm loài động vật không xương sống mới cũng đã tìm được trong thời gian trên.

Các trung tâm phân bố động vật bản địa của Việt Nam tập trung ở khu vực Hoàng Liên Sơn, khu vực Bắc Trung Bộ, Khu vực Tây Nguyên.  

Giới động vật Việt Nam cũng có nhiều loài đặc hữu, trong số các loài động vật có xương sống đã biết, chúng ta có:  

+ 14 loài thú (78 loài và phân loài), 100 loài và phân loài chim, 33 loài bò sát, 21 loài lưỡng cư và 35 loài cá nước ngọt là động vật đặc hữu.  

+ Tính đặc hữu của giới động vật Việt Nam tương đối cao, trong 21 loài linh trưởng, 49 loài chim đặc hữu ở Đông Dương thì Việt Nam có 7 loài linh trưởng và 11 loài chim đặc hữu.  

+ Nếu so với Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Hải Nam, mỗi nơi có 2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài chim đặc hữu thì Việt Nam đúng là một trung tâm lớn của ĐDSH trong khu vực. Theo hiệp hội quốc tế bảo vệ chim (ICBP), 1992 thì Việt Nam có 3 khu vực chim đặc hữu trong số 221 khu vực đặc hữu trên toàn thế giới.  

Nhiều loài và phân loài động vật là đặc hữu hẹp, chỉ phân bố ở một vùng sinh thái nhỏ hẹp, như: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc đầu trắng (Trachythecus francoisi poliocephalus), Voọc mông trắng (Trachypithecus francoisi delacouri), Voọc gáy trắng (Trachypithecus francoisi hatinhensis), gà lôi lam đuôi trắng (Louphura hatinhensis), gà lôi lam mào đen (Lophura edwarsi), gà lôi lam mào trắng (Lophura imperialis) Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và Mang lớn (Megamunticus vuquangensis), Mang Trường sơn (Canimuntiacus truongsonensis),...  

Về cá cũng cho thấy cũng cho thấy tính đặc hữu ở mức cao ở Việt Nam với 60 loài cá nước ngọt đặc hữu đã được xác định, hầu hết ở các sông miền Bắc. Tổng số loài cá biển được ghi nhận là 2038 loài của 717 giống và 198 họ, 70% trong số đó là cá sống dưới đấy. Cá biển Việt Nam là các loài nhiệt đới quan trọng với một tỉ lệ nhỏ các loài cá nhiệt đới chủ yếu phân bố ở Vịnh bắc bộ. Các cuộc nghiên cứu về cá rạn san hô đã ghi được tổng số 346 loài.  

Ngoài những nhóm đã được thống kê ở trên, chúng ta còn có hàng ngàn loài động vật không xương sống. Các loài không xương sống biển có khoảng 2500 loài nhuyễn thể, 1500 crustacea, 700 polychaete, 350 loài echinoderm, 150 loài porifera, một số nhóm khácvà trên 300 loài san hô scleeractinian đã được tìm thấy ở Việt Nam mặc dù việc phân loại vẫn còn chưa được thống nhất (Zou Ren Lin, 1975; Latypov, 1982, 1986; Võ Sĩ Tuấn, 1987, 1988, 1993a,b, c; Nguyen Huy Yet et al 1989 Nguyễn Huy Yết, 1991; Lang Văn Ken, 1991). Trong số này, 62 giống tạo nên rạn san hô, một số lượng lớn tương tự ở Thái Lan (61), Singapore (64), Micronesia (61)) và Malaysia (59) và chỉ ít hơn Indonesian một chút (72) và Philippines (70) (UNESCO, 1985).  

Chúng ta còn tìm thấy 4 loài thú biển. Tuy nhiên, dự tính một số loài khác như cá voi và cá heo có thể có. Một số loài quan trọng như 15 loài chim di trú bị đe doạ trên thế giới hiện nay tìm thấy ở Việt Nam.  

Giới động vật Việt Nam có rất nhiều loài có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng, giá trị khoa học và bảo tồn rất cao so với thế giới như: Voi (Elephans miaxximum), Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus), Bò xám (Bos sauveli), Bò rừng (Bos javanicus), Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Babalus bubalis), Hổ Đông dương (Pathera tigris), Báo hoa mai (Panthera pardus), Nai cà tông (Cervus eldi), Chà vá (Pygathryx nemaeus), Sếu cổ trụi (Grus antigon), Cá sấu (Crocodylus siamensis),...  

3. Đa dạng hệ sinh thái:  

Với đặc điểm địa lý, tính đa dạng về địa hình, khí hậu phân hóa phức

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC