TẬP 21

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
50 % phiền não là phiền não vị lai. 40% phiền não là phiền não quá khứ, chỉ có 10% là dùng ngay hiện tại. Họ làm một thí nghiệm, bảo tất cả mọi người đem việc phiền não hiện tại của họ viết ra, sau đó để dưới hộc bàn. Một tuần sau họ đi học nói: bây giờ quý vị đem chuyện phiền não tuần trước ra, xem ra mới thấy 90 % đều là phiền não không cần thiết. Họ nói: được, quý vị để lại chỗ cũ. Hai tuần sau nữa, tổng cộng ba tuần lấy ra lại, nhìn thấy tất cả như thế nào? Phiền não không cần thiết. Nên người xưa có câu thành ngữ gọi là gì? Lo bò trắng răng, đã hao tổn rất nhiều thời gian và tiền bạc của chúng ta, những điều cần phải nỗ lực đó là tăng trưởng trí huệ, quyết định đúng đắn, cuộc đời mới không đi những đoạn đường oan uổng. Thế nên thời gian tập trung vào học tập, tuyệt đối không được giảm ít. Ở đây đề cập đến một vài quan niệm của chúng ta đối với việc quý trọng thời gian.

Chúng ta xem tiếp câu sau: "Thần tất quán, kiêm sấu khẩu, tiện niệu hồi, triếp tịnh thủ". Ở đây đề cập đến một người có thói quen chỉnh tề sạch sẽ, tục ngữ nói chỉnh tề sạch sẽ là gốc căn bản của sức khỏe. Nếu quý vị thích sạch sẽ, thân thể mới không có một số độc bệnh, hoặc là một số vi khuẩn tạo thành tổn thương cho thân thể. Khi một người thật sự biết quý trọng thân thể, thật ra cũng ở nơi việc thực hành hiếu đạo. "Thân thể phát phu, thọ chi phụ mẫu, bất cảm hũy thương, hiếu chi thủy dã". Đệ Tử Quy cũng nói: "thân hữu thương, di thân ưu". Thế nên "cẩn", xem kinh văn hình như đều là việc của mình, nhưng sự thật thì mình và người là liên quan lẫn nhau, cùng một nhịp thở. Nên khi thân thể mình không tốt, nhất định khiến những người chí thân này lo lắng cho chúng ta.

Trong Luận Ngữ, Khổng Phu Tử có giáo huấn nói: "phụ mẫu duy kỳ tật chi ưu", cha mẹ lo lắng nhất chính là bệnh tật của con cái. Tật ở đây chúng ta có thể coi như tật bệnh, cũng có thể xem là tập quán xấu, khuyết điểm không tốt. Thế nên thích chỉnh tề sạch sẽ thân thể mới không bị thương. Sinh hoạt có quy luật cũng là nhân tố quan trọng để thân thể được mạnh khỏe. Hơn nữa khi quý vị làm việc cẩn thận, thì không phạm quá nhiều sai lầm, điều này cũng khiến cha mẹ yên tâm, không lo nghĩ. Vì vậy chữ "tật" này chúng ta có thể giải thích theo nghĩa rộng. Nghĩa là khi thân thể mạnh khỏe, hay trong đối nhân xử thế, đều không nên phạm sai lầm không tốt, những điều này đều khiến cha mẹ không yên lòng. Một người biết trân trọng thân thể, rất thích chỉnh tề thanh khiết, cũng là tôn trọng đối với người khác. Có câu "tự trọng nhi hậu nhân trọng", khi tự mình coi trọng chỉnh tề thanh khiết, mặc áo quần cũng mặc rất tề chỉnh, người ta sẽ kính quý vị ba phần. Khi chúng ta toàn thân cáu bẩn, thân thể lại rất dơ dáy, người ta còn chưa giao tiếp với quý vị, đã đối với quý vị như thế nào? Có sự khinh thị, có sự khinh mạn. Nên khi người khác coi thường chúng ta, trước tiên chúng ta không nên trách cứ người khác, trước phải như thế nào? Trước phải phản quan tự chiếu, xem mình phải chăng trong một vài lễ tiết có sự khiếm khuyết.

"Thần tất quán, kiêm sấu khẩu". Đây là duy trì sự thanh khiết trong hơi thở của chúng ta, vì giữa người với người mỗi ngày dùng ngôn ngữ giao tiếp rất nhiều, nên điều này nhất định phải chú trọng. Nếu bọn trẻ không đánh răng, như vậy hơi miệng không tốt. Khi đến trường, quan hệ nhân tế của chúng sẽ ra sao? Ảnh hưởng rất lớn. Khi chúng từ nhỏ có quan hệ bạn bè không tốt, đối với lòng tự tin của chúng cũng là một cách tổn thương.

Vì chúng tôi từng dạy học sinh, thân thể đều rất dơ, các đồng học khác đều bài xích nó. Nên dưỡng thành thói quen này, thật ra cũng chịu sự ảnh hưởng từ gia đình. Ngoài ra người lớn chúng ta nếu bị hôi miệng, cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giao tiếp của chúng ta. Một người miệng hôi, chính là độc tố trong cơ thể quá nhiều, vì vậy nó đã trào ra. Vì sao độc tố trong con người lại nhiều như vậy? Liên quan đến việc ăn uống của họ, có câu bệnh đi vào từ miệng. Trong đó còn có liên quan đến một nhân tố nữa, chính là ăn khuya. Các bạn có thường ăn khuya chăng? Không thường. Người ăn khuya miệng hôi tỷ lệ rất cao, vì sao vậy? Vì buổi tối họ hơn mười, mười một giờ, thậm chí nữa đêm mới ăn. Có người thì ăn hải sản, có người ăn cá ăn thịt. Ăn xong một hai tiếng sau họ đi ngủ, khi nằm xuống, tất cả công năng của cơ thể chỉ có hai cơ quan còn đang hoạt động.

Hai cơ quan nào? Tim mạch, tim mạch không đập thì rất phiền phức, và hô hấp. Còn các nội tạng khác đều sẽ nói với quý vị: chủ nhân à! Tôi đóng cửa ngủ trước nha, ngày mai tiếp tục. Vì vậy bao tử cũng ngừng tiêu hóa, nên những loại thực vật và thịt cá này ở trong bao tử như thế nào? Chúng ở đó phát mùi chua, mùi hôi. Vì trong cơ thể, ở trong bao tử là vị chua, nên thức ăn rất dễ hư, mà nhiệt độ là 37 độ. Vì vậy những thức ăn này bị mục nát rất nhanh, sau khi ối rữa những độc tố này sẽ tuần hoàn trong cơ thể chúng ta. Thế nên ăn khuya quả thật không tốt đối với thân thể, điều này chúng ta cũng phải chú ý.

Câu tiếp theo: "Tiện niệu hồi, triếp tịnh thủ", tức là khi đi vệ sinh xong phải rửa tay, lúc nào cũng phải chú ý sạch sẽ cho tay mình. Vì người khi ăn thức ăn đều liên quan đến đôi tay. Nếu tay có vi khuẩn, rất dễ tạo thành tổn hại cho thân thể. Ngoài việc đi vệ sinh xong rửa tay, còn có những lúc nào cần chú ý đến rửa tay? Trước khi ăn cơm nhất định phải rửa tay.

Các bạn, quý vị nên quan sát nhiều, vì quý vị nói càng tỉ mỉ thì tánh cảnh giác của bọn trẻ càng cao. Quý vị không nên lơ là, mà phải nhắc từng chút một, thật ra trí nhớ các em rất tốt, chúng sẽ nhớ những gì quý vị nói.

Tôi thường nhắc nhở các em một vài việc, chính tôi đã quên nhưng các em như thế nào? Trở lại nhắc tôi. Thường thấy rất nhiều người lớn đang tính tiền, tính tiền giấy, vừa đếm vừa như thế nào? Liếm trên đầu ngón tay, đây đều là việc làm không tốt, nên chú ý nhiều. Những thói quen sinh hoạt này, phải chú ý chỉnh tề sạch sẽ, mới có thể khiến thân thể mạnh khỏe, cũng có thể làm gương tốt cho con cái.

Chúng ta xem đoạn kinh văn tiếp theo, chúng ta cùng đọc qua một lượt. "Quan tất chánh, nữu tất kết, miệt dữ lý, câu chỉnh thiết. Trí quan phục, hữu định vị, vật loạn đốn, trí ô uế". "Quan tất chánh, nữu tất kết, miệt dữ lý, câu chỉnh thiết", đây là nói đến nghi dung của một người cần phải đoan trang. Ví dụ hôm nay tôi ở đây diễn giảng, nhưng ở trước có hai nút không cài, quý vị thấy vậy sẽ như thế nào? Có thể một số người đều bỏ đi, đến mặc y phục cũng không biết thì giảng bài cái gì. Nên người xưa rất chú trọng nghi dung, họ lúc nào cũng nhắc nhở mình phải "tam chánh".

Thứ nhất đội mũ phải ngay ngắn, mặc quần ngay ngắn, mang dép ngay ngắn. Vì vậy lúc nào cũng phải kiểm tra xem mũ đội có bị lệch không, quần đã cài chắc chưa, nếu không rơi xuống thì rất phiền. Giày cũng phải cột cẩn thật, không nên lỏng lẻo, khi bước đi phát ra âm thanh, người ta thấy vậy sẽ khinh mạn quý vị. Có một lần tôi đi dạy, thời gian hơi cấp bách. Ở Hải Khẩu có một công cụ giao thông gọi là xe ôm, quý vị đã từng nghe chăng? Xe ôm có nghĩa là Motorcle. Nó cũng giống như xe tắc xi vậy, rất nhiều người lái xe ôm chở người khách. Tôi liền gọi chiếc xe ôm đi nhanh đến hội trường để giảng bài. Khi đến nơi tôi liền vào dạy mà không bị trễ. Dạy xong tôi xuống đi vệ sinh, kết quả vừa nhìn vào gương tóc của tôi dựng ngược lên. Vì ngồi xe đi trên đường bị gió thổi, tôi ở đó giảng bài hai tiếng đồng hồ, vậy mà không ai nói với tôi.

Sau đó tôi nói với các thầy cô giáo ở trung tâm, sao quý vị không nhắc tôi một tiếng? Hại tôi rất khó coi suốt hai tiếng đồng hồ, vậy nên chúng ta phải thường cẩn thận nghi dung, mới không xuất hiện tình trạng khó coi.

Vào thời đại Xuân Thu, có một vị đại thần gọi là Triệu Tuyên Tử, ông là đại thần nước Tấn. Lúc đó Tấn Linh Công tại vị, Tấn Linh Công tuổi không lớn, còn nhỏ, nhưng không nghe lời, không biết thương yêu nhân dân. Triệu Tuyên Tử rất trung thành, thường dùng lời thẳng thắn khuyên lơn quân chủ. Tấn Linh Công đã khởi lên ý niệm xấu, phái sát thủ Trở Nghê, một người rất có sức mạnh, đến thích sát Triệu Tuyên Tử. Thời đó tảo triều đều là thời gian rất sớm, nên Trở Nghê nắm bắt thời gian trước khi thượng triều buổi sáng, liền đến nhà Triệu Tuyên Tử.

Nhìn lại - vì Triệu Tuyên Tử dậy rất sớm, nên đã mặc lễ phục vào rất chỉnh tề và ngồi ngay thẳng, đang nhắm mắt dưỡng thần. Mà nghi dung, oai nghi này của ông khiến Trở Nghê nhìn thấy vô cùng cảm động. Ông nói: Triệu Tuyên Tử này, ở chỗ không ai nhìn thấy mà đã cung kính như vậy, huống gì khi có người cũng nhất định rất nỗ lực xử lý việc nước. Đối với người nhất định rất khiêm tốn, rất cung kính. Nên ông ta nói, người như thế chắc chắn là rường cột của quốc gia, là chủ nhân của nhân dân, tôi không thể giết ông ấy, giết ông ấy là tôi bất trung. Nhưng vì Tấn Linh Công là quốc quân giao phó công việc. Nếu ông không làm thì ông bất tín, không giữ chữ tín. Vì vậy Trở Nghê đã đập đầu vào gốc cây tự vận tại chỗ.

Từ câu chuyện này chúng ta có thể lãnh hội được, khi một người dung nghi đoan chánh, có thể đạt được sự tôn kính của người khác đối với mình. Cũng do thái độ cung kính đó đã cứu được mạng sống của mình. Vì vậy những chi tiết trong cuộc sống nay, chúng ta cũng không thể không cẩn thận.

Tiết học hôm nay chúng ta tạm dừng ở đây, xin cám ơn mọi người.

Hết tập 21


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC