hanjieun 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
việc lựa chọn và bảo vệ NTD trước những thông tin, quảng cáo, nhãn hiệu sai lệch. Các doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các thông tin về hàng hoá, dịch vụ của mình để NTD có thể khai thác tốt nhất giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ đó, đồng thời, có điều kiện để so sánh các hàng hoá, dịch vụ cùng loại trước khi quyết định mua.

Thông tin cung cấp cho NTD phải chính xác. Những thông tin yêu cầu phải cung cấp bao gồm: giá cả, công suất, nội dung và trọng lượng bao gói, tên nước sản xuất, các chỉ dẫn an toàn khi sử dụng sản phẩm (đặc biệt cần nói rõ đối với các sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho sử dụng), ngày xuất xưởng và ngày hết hẳn dụng trong các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Khi được cung cấp những thông tin cần thiết về tiêu dùng, NTD có thể thực hiện tiêu dùng hợp lý, lành mạnh và tham gia vào cuộc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu dùng lãng phí, không lành mạnh, gây tổn hại tới môi trường.

* Quyền được lựa chọn

NTD được lựa chọn trong số các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp với giá cả phải chăng và chất lượng đúng yêu cầu. NTD có quyền mua hoặc từ chối mua hàng hoá hoặc dịch vụ; lựa chọn người bán hàng để mua; không bị bất kỳ áp lực bất hợp lý nào khi mua. Quyền được lựa chọn nhằm tạo điều kiện cho NTD có thể tìm được cho mình những hàng hoá dịch vụ có chất lượng đáp ứng những nhu cầu của mình với giá cả thích hợp khả năng thanh toán của mình. Các hành vi thông tin không trung thực, tạo ra sự khan hiếm giả tạo để gò ép NTD, việc lợi dụng vị thế thống lĩnh hay độc quyền để khiến NTD bắt buộc phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc việc tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều là hành vi vi phạm quyền được lựa chọn của NTD.

* Quyền được lắng nghe

Quyền được lắng nghe còn được gọi là quyền được đại diện hay quyền được bày tỏ ý kiến của NTD. Quyền được lắng nghe là quyền của NTD được bày tỏ ý kiến của mình đối với các nhà sản xuất, kinh doanh về các loại hàng hóa, dịch vụ do họ cung ứng, kể cả quan hệ thái độ giữa người bán và người mua cũng như bày tỏ ý kiến với nhà nước, với các cơ quan hoạch định chính sách pháp luật... về những vấn đề có liên quan đến họ. NTD có thể trực tiếp góp ý kiến hoặc thông qua đại diện của mình, thông qua các hội NTD các cấp. Những hành vi không tôn trọng, phớt lờ hoặc đàn áp ý kiến NTD đều là vi phạm quyền được lắng nghe của NTD. Tôn trọng quyền được lắng nghe của NTD vừa là nghĩa vụ vừa là lợi ích của các nhà sản xuất kinh doanh, vì thông qua ý kiến của NTD, họ có thể cải tiến hàng hóa, dịch vụ nhằm giành được lòng tin của NTD, là điều kiện mấu chốt để doanh nghiệp phát triển.

* Quyền được bồi thường

Quyền được đền bù nhằm tạo điều kiện để có thể có được sự giải quyết công bằng đối với các vấn đề khiếu nại đúng đắn của NTD, bao gồm cả việc bồi thường do thông báo sai, hàng hoá kém chất lượng hoặc dịch vụ không đáp ứng yêu cầu. Khi gặp những thiệt thòi, những điều không vừa ý trong quan hệ với các nhà sản xuất kinh doanh, NTD có quyền được khiếu nại. Khi những khiếu nại là chính xác và đúng đắn, người tiêu dùng có quyền được bồi thường. Nhà sản xuất, kinh doanh phải bồi thường cho người tiêu dùng nếu sản phẩm dịch vụ do họ cung ứng không đúng với nội dung đã giới thiệu, quảng cáo, giao kết hợp đồng. Các khiếu nại của NTD có thể được giải quyết bằng cách hòa giải giữa người cung ứng và NTD thông qua các văn phòng khiếu nại của NTD, bằng cách trực tiếp giữa người cung ứng và NTD hoặc thông qua các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, hoặc trong trường hợp không giải quyết được thì có thể thông qua hệ thống tòa án dân sự. Bồi thường thỏa đáng cho những khiếu nại chính đáng của NTD sẽ nâng cải thiện được hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt NTD.

* Quyền được giáo dục về tiêu dùng

NTD được hưởng quyền bồi dưỡng kiến thức để có thể có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện việc lựa chọn được chính xác các hàng hoá, dịch vụ mà mình cần, được hiểu biết về các quyền cơ bản và trách nhiệm của NTD, biết cách sử dụng các quyền và trách nhiệm đó. Quyền được giáo dục về tiêu dùng là điều kiện cần thiết để các quyền của NTD được thực hiện. Giáo dục về tiêu dùng, về những kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sẽ giúp cho NTD có hiểu biết về vị thế của mình trong xã hội, có khả năng tự bảo vệ mình, bảo vệ các quyền của mình. Việc giáo dục NTD có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như cung cấp thông tin, kiến thức thông qua các ấn phẩm, báo chí, các hội thảo, hội nghị, triển lãm... Nhiều nước đã đưa giáo dục về tiêu dùng vào các chương trình giáo dục ở các trường học. Khi hiểu rõ các quyền và trách nhiệm đó, NTD sẽ chủ động học hỏi, nhận xét, biết hành động, biết quan tâm đến xã hội, hiểu biết về môi trường và ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau để cùng chống các hiện tượng tiêu cực vi phạm lợi ích NTD.

* Quyền được sống trong một môi trường trong sạch và bền vững

. Là quyền được sống và làm việc trong một môi trường không bị đe doạ tới sức khoẻ của thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ tương lai. Môi trường ở đây bao gồm cả môi trường vật chất và xã hội. NTD có quyền được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm, tài nguyên và sinh quyển được bảo vệ, bảo đảm bền vững cho thế hệ hôm nay và mai sau. NTD cũng được quyền có một môi trường xã hội lành mạnh, trong đó họ được an toàn về vật chất và tinh thần, được sống hòa hợp, thân ái trong cộng đồng và nhân phẩm được tôn trọng.

1.2.2. Trách nhiệm của người tiêu dùng

NTD cần được bảo vệ, điều đó là cần thiết. Nhưng bên cạnh những quyền lợi, NTD cũng phải thực hiện những trách nhiệm của mình. Tổ chức Quốc tế NTD cho rằng NTD cần tự xác định 5 trách nhiệm sau đây của mình:

1. Phải luôn tỉnh táo, cảnh giác và biết nhận xét đối với giá cả và chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà mình sẽ mua, sẽ thuê, sẽ sử dụng.

2. Phải có trách nhiệm, đòi hỏi chính mình và hành động đúng đắn, không thể cho mình thành người thụ động luôn bị kẻ khác lừa dối, lợi dụng.

3. Phải biết quan tâm đến xã hội, phải luôn hiểu rằng việc tiêu dùng của mình không chỉ liên quan đến bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh mình, để tránh gây ảnh hưởng xấu đến người khác, đến xã hội.

4. Phải có hiểu biết về môi trường, về những hậu quả do việc tiêu dùng của chúng ta sẽ gây ra đối với môi trường. Phải nhận thức được trách nhiệm của cá nhân và xã hội trong việc giữ gìn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ trái đất, khí quyển không những cho hôm nay mà còn cho các thế hệ mai sau.

5. Phải ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau. NTD không thể chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác, phải đoàn kết lẫn nhau với tư cách là NTD để tạo sức mạnh nhằm nâng cao và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình [18; 275 - 276].

1.3. Nguyên tắc đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và vai trò của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

1.3.1. Các nguyên tắc đảm bảo lợi ích người tiêu dùng

Bản Hướng dẫn bảo vệ NTD của Liên Hiệp Quốc công bố năm 1985 đã đưa ra những nguyên tắc chung :

1. Các chính phủ cần phát triển, củng cố hoặc giữ vững các chính sách mạnh mẽ về bảo vệ NTD. Để thực hiện được điều đó, chính phủ mỗi nước phải giành ưu tiên cho việc bảo vệ NTD, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và môi trường của nước mình, với các nhu cầu của người dân và phải quan tâm đến hệ quả và lợi ích của các biện pháp đề ra.

2. Những nhu cầu pháp lý mà các nguyên tắc chỉ đạo nhằm đạt được, bao gồm:

a. Bảo vệ NTD tránh những mối nguy hại về sức khỏe và an toàn;

b. Ủng hộ và bảo vệ các quyền lợi kinh tế của NTD;

c. Thông tin đầy đủ cho NTD để họ có thể lựa chọn sáng suốt theo nguyện vọng và nhu cầu cá nhân;

d. Giáo dục NTD, bao gồm giáo dục về các tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với sự lựa chọn của NTD;

e. Thực hiện việc đền bù một cách hữu hiệu cho NTD;

f. Cho phép tự do thành lập các nhóm hay các tổ chức NTD thích hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức đó trình bày quan điểm của mình trong các quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến họ.

g. Thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Tất cả các nước cần thúc đẩy tiêu dùng bền vững; các nước phát triển cần đi đầu trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững; các nước đang phát triển cần tìm mọi cách để đẩy mạnh tiêu dùng bền vững trong quá trình phát triển của mình

Chính sách khuyến khích tiêu dùng hợp lý cần phải lưu ý mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội và giữa các nước.

3. Chính phủ các nước cần phát triển, củng cố và duy trì đủ cơ sở hạ tầng để phát triển, trong việc thực hiện và điều hành các chính sách BVNTD. Cần quan tâm đặc biệt để bảo đảm các biện pháp BVNTD được thực hiện vì quyền lợi của toàn dân, đặc biệt là người dân sống ở vùng nông thôn và người nghèo.

4. Tất cả các tổ chức kinh doanh phải tuân theo pháp luật và những quy định của nhà nước, đồng thời phải phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn quốc tế về BVNTD mà cơ quan chức năng của nước đó đã thỏa thuận.

5. Vai trò tích cực của việc nghiên cứu trong các trường đại học và các doanh nghiệp kinh doanh tư nhân hay nhà nước cần được xem xét khi hoạch định các chính sách BVNTD.

Từ những các nguyên tắc chung nêu trên, Bản hướng dẫn đã đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo cụ thể, áp dụng cho cả hàng hoá và dịch vụ trong nước lẫn nhập khẩu, liên quan đến các lĩnh vực chủ yếu sau đây:

1. An toàn sản phẩm

2. Thúc đẩy và bảo vệ những quyền lợi kinh tế của NTD

3. Các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ

4. Các phương tiện phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu

5. Các biện pháp giúp NTD được bồi thường

6. Các chương trình giáo dục và thông tin

7. Thúc đẩy tiêu dùng bền vững

8. Các biện pháp liên quan tới các lĩnh vực cụ thể như: Thực phẩm, nước uống, dược phẩm, thuốc trừ sâu và hoá chất...

Bản hướng dẫn của Liên Hợp Quốc lưu ý Chính phủ mỗi nước cần ưu tiên cho việc bảo vệ NTD phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội và với nhu cầu của nhân dân từng nước, cần quan tâm đến giá phải trả và lợi ích thu được của các biện pháp đề ra. Đồng thời, cần chú ý khi áp dụng bất cứ biện pháp hoặc quy định nào về bảo vệ NTD, cần quan tâm thỏa đáng để đảm bảo rằng những quy định ấy sẽ không gây cản trở và mâu thuẫn với những điều ước về thương mại quốc tế. Các nguyên tắc này tạo cơ sở cho Chính phủ các nước, đặc biệt là Chính phủ các nước đang phát triển sử dụng để chi tiết hoá và củng cố luật pháp và các chính sách BVNTD.

1.3.2. Vai trò của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc cung cấp cho các Chính phủ một khung trong đó họ có thể điều hành và xây dựng một hệ thống BVNTD tốt cho đất nước họ. Sau đây là những gì mà các Chính phủ có thể làm trong quá trình điều hành một hệ thống như vậy. Đây là những ví dụ rút ra từ trong thực tế mà các Chính phủ trên thế giới đã làm. Có thể không phải là mọi chính phủ đã làm được tất cả những điều đã nêu ra như sau :

1. Quy định những quy phạm cho các công ty và cá nhân phải đảm bảo được rằng sự cạnh tranh hiện tại trên thị trường bằng cách loại trừ sự độc quyền ngay từ lúc hình thành.

2. Đảm bảo rằng các xí nghiệp, kinh doanh cho hay các nhà cung cấp dịch vụ của Chính phủ đáp ứng được sự cần thiết của NTD bằng cách đại diện cho NTD tham gia các cơ quan hay uỷ ban của Chính phủ.

3. Quy định điều hoà giá cả cho các hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đảm bảo bằng các thành phần kinh tế của Chính phủ và tư nhân.

4. Yêu cầu các nhà cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ tiêu dùng được cấp chứng chỉ để đảm bảo rằng chỉ có những người hay các thương gia có danh tiếng có thể tiến hành được bằng cách yêu cầu có các chứng chỉ cá nhân hoặc yêu cầu những người không được có bị giam giữ tù tội.

5. Đảm bảo rằng có sự cho phép trong đó thực phẩm và đồ uống được sản xuất và chuẩn bị đáp ứng những tiêu chuẩn sức khoẻ nhân dân, nghĩa là không có các chất hoá học hay chất phế loại của súc vật hoặc vi trùng độc hại.

6. Quy định những dụng cụ được dùng để đo số lượng của hàng hoá bán ra như các máy móc đo khối lượng phải đảm bảo chính xác.

7. Yêu cầu phần ruột trong các sản phẩm đóng gói bán ra cho nhân dân phải nói rõ một cách chính xác về khối lượng, thể tích và số lượng.

8. Quy định về an toàn và chất lượng cho thực phẩm và đồ uống để đảm bảo rằng đólà các loại an toàn và NTD có thể biết được những chất dùng để chế tạo ra thực phẩm là gì bằng cách quy định phải ghi rõ các chất hợp thành thực phẩm trên bao bì và bằng cách cấm dùng những chất phụ gia thực phẩm hoặc bằng cách quy định các giói hạn cho các loại chất như hoá chất, thuốc trừ sâu và các chất khoáng.

9. Quy định phương pháp trong đó các loại dịch vụ phải đáp ứng như ngân hàng, bảo hiểm, y tế để cho NTD có đầy đủ kiến thức về nguồn gốc của các dịch vụ mà họ đang mua bằng cách yêu cầu nói rõ toàn bộ giá cả hay quyền lợi thực tế, tỷ giá lãi khi vay nợ hoặc là các hợp đồng trong đó NTD cần phải hiểu biết một cách cặn kẽ.

10. Yêu cầu rõ các tiêu chuẩn cho hàng hoá và dịch vụ phải đạt được để đảm bảo chúng thích hợp cho mục đích mà NTD đặt ra khi mua, ví như đồ chơi cho trẻ em phải an toàn, dây điện được cung cấp tốt, nhà cửa được kết cấu bằng các vật liệu tốt.

11. Quy định việc bán các gia cầm, gia súc, hoa quả, rau phải tươi, mới sản xuất để đảm bảo rằng chúng không có bệnh tật và nhiễm độc hoá chất.

12. Yêu cầu các xe cộ có động cơ hoặc xe đạp an toàn khi sử dụng, ví dụ như là phải xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến việc vững chắc và an toàn.

13. Yêu cầu cung cấp các thông tin cho NTD từ phía các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ là đúng đắn và không lừa đảo.

14. Yêu cầu có những chứng cớ rằng các sản phẩm nào đó là cần thiết và có hiệu nghiệm, ví dụ như các loại thuốc chữa bệnh.

15. Đảm bảo quyền của NTD được có quan điểm để yêu cầu rằng những quy định phù hợp với quyền lợi của NTD, ví dụ như được điều tra trong ngành công nghiệp thuốc lá hay giá cả của bất kỳ một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó.

16. Quy định phương pháp mà trong đó các ngành dịch vụ cần thiết nào đó đang được phục vụ, ví dụ như vô tuyến viễn thông, phát thanh, cấp nước, cấp điện để cho những dịch vụ đó đáp ứng được nhu cầu của NTD.

17. Ngăn cấm bất kỳ một loại hàng hoá hay loại hoá chất nào đó nhập khẩu vào nước nhà hay được cung cấp trong đất nước, ví dụ như các hoá chất độc hại nào đó.

18. Thiết lập các phiên toà hay các phiên toà nhỏ (chi phí thấp) để đảm bảo cho NTD có nơi để đến khi có vấn đề cần giải quyết.

19. Đảm bảo về tiền và nguồn lực cho các tổ chức NTD để tạo điều kiện cho họ có thể tiến hành các công việc nghiên cứu hay giúp đỡ cho các đại diện của NTD ở các cục, các uỷ ban...

20. Phát triển xuất bản các tài liệu thông tin, đào tạo về tình hình NTD, có thể dùng trong các trường học và các tổ chức NTD.

21. Yêu cầu các nhà sản xuất, các nhà cung cấp hàng hoá có liên quan đến các khuyết tật phải có sức khoẻ hay an toàn, phải lưu ý ngay tức khắc cho chính phủ về các nhà sản xuất hay nhà cung cấp phải có kiến thức về vấn đề này và khi cần thiết phải thu hồi sản phẩm từ thị trường [18; 184 - 188].

1.3.3. Tổ chức Người tiêu dùng Quốc tế

Trên thế giới, phong trào BVNTD bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ những năm 1960. Tháng 3/1960, Liên hiệp các Tổ chức người tiêu dùng Quốc tế (IOCU - International Organisation of Consumer Unions) được thành lập từ sáng kiến của 5 tổ chức người tiêu dùng quốc gia: Hoa Kì, Anh, Australia, Hà Lan. Trụ sở chính của IOCU đặt tại Hague, Hà Lan (từ năm 1992 chuyển đến Luân Đôn ). Ngoài ra, còn có các văn phòng khu vực: Vùng Châu Âu - Bắc Mỹ đặt ở Hà Lan, Châu Á - Thái Bình Dương đặt ở Penauy (Malaysia), châu Mỹ Latinh đặt ở Caribien (Chi Lê), và châu Phi ở Harare (Zimbauê).

Nhiệm vụ của IOCU là tác động việc thành lập và phát triển phong trào người tiêu dùng trên thế giới, hỗ trợ các biện pháp của các chính phủ nhằm bảo vệ lợi ích NTD; bảo đảm sự hợp tác quốc tế khi tiến hành các thử nghiệm hàng tiêu dùng cũng như tiến hành các công việc liên quan đến thông tin cho NTD.

Tổ chức này cũng có nhiệm vụ đào tạo và bảo vệ lợi ích của NTD; tổ chức các hội nghị quốc tế hiệp hội NTD; in và phổ biến các ấn phẩm; thực hiện các biện pháp cần thiết, giúp phổ cập các chương trình đào tạo và bảo vệ lợi ích NTD ở các nước đang phát triển... Ấn phẩm định kì của IOCU là tạp chí International Consumer, tờ tin Newsletter, tạp chí Consumer Review, sổ tay Consumers Directory, kỉ yếu các hội nghị...

Năm 1994 - IOCU đổi tên thành Quốc tế người tiêu dùng (CI - Consumers International). Là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, CI có quan hệ và đại diện ở nhiều tổ chức của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác nhau. Đó là:

- Uỷ ban Kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP)

- Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm (CADEX)

- Tổ chức Nông lương thế giới (FAO)

- Hội đồng Kinh tế xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC)

- Quỹ nhi đồng quốc tế (UNICEF)

- Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

- Tổ chức Văn hoá khoa học giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO)

- Tổ chức phát triển nông nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO)

- Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)

- Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO)

- Tổ chức Kinh tế cho vùng Mỹ Latinh và Caribee (ECLAC)

Là một tổ chức độc lập, CI có 267 thành viên ở 123 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (tính đến năm 2001) . Khoảng hai phần ba các tổ chức thành viên là ở các nước đang phát triển, còn lại là ở các nước công nghiệp. Những thành viên này bao gồm một loạt các tổ chức NTD khác nhau độc lập và các tổ chức chính phủ. Một số tổ chức thành viên độc lập được thành lập lâu dài, với hàng trăm nhân viên và hàng triệu thành viên riêng của họ, trong khi những người khác là hiệp hội bán tự nguyện cung cấp thông tin và tư vấn về các dịch vụ cơ bản trong một số các quốc gia nghèo nhất thế giới.

Với chức năng hỗ trợ tăng cường năng lực cho thành viên và phong trào người tiêu dùng thế giới, đấu tranh trong phạm vi quốc tế cho những chính sách có liên quan đến người tiêu dùng. IC phối hợp hoạt động của các thành viên thông qua các mạng lưới thông tin, chuyên đề hội thảo và Đại hội đồng 3 năm một lần. Nó tập trung nghiên cứu và hành động trên bình diện quốc tế ở nhiều lĩnh vực: thương mại, tiêu chuẩn sản phẩm, an toàn thực phẩm, thuốc chữa bệnh, sản phẩm độc hại, dịch vụ y tế, tài chính và sự tiêu dùng có thể chấp nhận được. Hoạt động của IC ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc điều phối hoạt động BVNTD trên toàn thế giới.

* Ngày Quốc tế về quyền người tiêu dùng

Nhân kỷ niệm 21 năm ngày Tổng thống Mỹ John F. Kennedy có bài phát biểu trước Thượng viện, ngày 15-3-1983, lần đầu tiên, cộng đồng quốc tế đã tổ chức Ngày quốc tế về quyền của NTD. Với sự phê chuẩn của Liên Hợp Quốc, những quyền của người tiêu dùng đã được hợp pháp hoá và được quốc tế công nhận, được tất cả các quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển thừa nhận. Ngày Quyền của NTD thế giới có mục đích thu hút dư luận chú ý vào các hành vi vi phạm các quyền của NTD và giúp nâng cao nhận thức của NTD về các quyền và lợi ích của mình. Điều quan trọng nhất trong ngày này là việc cổ vũ cho những quyền cơ bản của NTD, để đòi hỏi các quyền đó phải được tôn trọng và bảo vệ, phản đối những sự lạm dụng trên thị trường và những bất công trong xã hội làm phương hại đến quyền của NTD. Đây là dịp để tăng thêm quyết tâm cho phong trào vì NTD trên toàn thế giới, thúc đẩy, tuyên truyền về các quyền cơ bản của tất cả NTD, và, để NTD được tôn trọng, được bảo vệ và thực hiện tốt các quyền của mình, tránh những lạm dụng về thị trường và tình trạng bất bình đẳng về xã hội.

Việc tổ chức kỷ niệm Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới phụ thuộc vào sáng kiến, kế hoạch của các cơ quan chức năng và

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#datinh
Ẩn QC