Ho Chi Minh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN MỘT

CUỘC PHIÊU DI VĨ ĐẠI

(GIAI ĐOẠN TỪ 1858 ĐẾN 1917)

Từ năm 1958, thực dân pháp xâm lược nước ta, từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo và phản động của chũ nghĩa thực dân trên đất nước ta.

Về chính trị, chúng thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến tư sản ngoại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắt lực. Thực hiện chính sách đàn áp khủng bố, chia rẻ dân tộc, tôn giáo, đàn áp các phong trào yêu nước, ngăn cản trào lưu tiến bộ,...

Về kinh tế, chúng thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm phát triển, vơ vét tài nguyên, duy trì bóc lột phong kiến dẫn đến nền kinh tế của nước ta bị què quặc, nhân dân ta bị bần cùng hoá, để lại hậu quả rất nặng nề,...

Về văn hoá - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, vong bản, sùng Pháp, phục tùng Pháp,...

Từ đó, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến, xã hội Việt Nam xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với chũ nghĩa đế quốc.

Yêu cầu được đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn này là đấu tranh giành độc lập gắn liền với quyền dân sinh dân chủ. Và để đáp ứng yêu cầu đó, khắp nơi trong trong nước, phong trào khởi nghĩa giành độc lập dưới sựï lãnh đạo của những sĩ phu yêu nước đã diễn ra với nhiều khuynh hướng khác nhau như Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, phong trào Đông kinh nghĩa thục, phong trào Đông Du,... tuy vậy, tất cả các phong trào đó đều bị thất bại với nguyên nhân cơ bản là những người yêu nước đương thời đã chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội. Lúc này, cách mạng nước ta đang đứng trước thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, bế tắt về đường lối cứu nước.

Giữa lúc vận mệnh đất nước đươc ví như ngàn cân treo sợi tóc ấy, Hồ Chí Minh xuất hiện.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 tại quê ngoại của Người (làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) với tên là Nguyễn Sinh Cung, Cha của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929), Mẹ là cụ Hoàng Thị Loan (1868 - 1901). Người có 3 người anh em. Bà Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) chị của Người. Ông Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - 1950) là người anh và người em là Nguyễn Sinh Xin (1900 - 1901).

Năm 1901, Cụ Ông Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng khoa thi hội năm Tân Sửu. Theo phong tục nhân dân Làng Sen (quê nội của Người tại Huế) đã xây dựng căn nhà để tặng cho Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. Nhân dịp này, cụ đã làm lễ "vào làng" cho 2 người con trai Nguyễn Sinh Khiêm được đổi tên là Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Sinh Cung được đổi tên là Nguyễn Tất Thành với ước nguyện cho sự thành đạt sau này của con mình.

Thuở niên thiếu Người đã học chữ Hán với rất nhiều thầy. Người đầu tiên của Bác chính là Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người. Ở quê nhà, Bác còn học với các thầy Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và Trần Thân Chì (năm 1901 đến năm 1905). Người cũng là học sinh của rất nhiều trường học ở Huế như trường tiểu học Đông Ba. Năm 1906, trường Quốc học Huế, niên khoá 1907 - 1908. Ngay từ còn là một học sinh, Người đã là một con người có lòng yêu nước rất nồng nàn, căm phẫn trước một đất nước bị chia cắt làm 3 miền. Cụ thể, vào năm 1908, tại Kinh đô Huế, Bác đã tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa Thiên.

Năm 1910, Bác là thầy giáo dạy chữ Hán và thể dục tại trường Dục Thanh.

Khi nói về một trong những nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Tất Thành đi sang Pháp và các nước khác để tìm đường cứu nước, trong bài phỏng vấn của nhà báo người Sô Viết Ô xíp Mandenxtam với đầu đề "Nguyễn Ái Quốc thăm một chiến sĩ Quốc tế cộng sản" đăng trên tạp chí Ogoniok số 39 ngày 23/12/1923 Nguyễn Ái Quốc đã trả lời (trích đoạn) :

"Khi tôi được 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp : tự do - bình đẳng - bác ái ... Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy".

Khi suy nghĩ về sự lựa chọn con đường ra đi tìm đường cứu nước của mình, trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Anna Lui-xtơrông đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 28/5/1965 trong bài "Ba lần nói chuyện với chủ tịch Hồ Chí Minh", Bác đã nói :

"Nhân dân Việt Nam, trong đó có cụ thân sinh ra tôi lúc này thường hỏi nhau rằng : Ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nói là Nhật, người khác nói là Anh, có người khác nữa nói là Mỹ. Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ".

Chính vì lẽ đó, Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Trong thời gian lưu tại Sài Gòn, trước lúc ra đi, Bác Hồ đã ở nhà của ông Lê Văn Đạt ở xóm Vựa Chiếu, cầu Rạch Bần (nay là 185/1 Cô Bắc, Q.1) và nhà của Phân Cuộc Liên Thành Thương Quán số 1, 2, 3 Quai Testa, Chợ Lớn (nay là nhà số 5 đường Châu Văn Liêm, Q.5).

Ngày 5/6/1911 tại Hương Cảng Sài Gòn, Bác Hồ đã tạm biệt tổ quốc, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Lúc này Bác lấy tên là Văn Ba với nghề phụ bếp trên tàu Amirale La Touche Tréville, thuộc hãng tàu Chargeurs Réunis. Trong sổ lương của thủy thủ đoàn tàu còn ghi rõ : một tháng anh Văn Ba được lãnh 45 Fr. Trong suốt chặng đường ra đi tìm đường cứu nước đầy gian khổ của mình, Bác đã đi qua các châu lục như Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ. Một số nước mà Bác đã đến trong thời gian đó là : Singapore, Srilanka, Pháp, Công Gô, Mỹ, Anh ... (1911 - 1920). Khi nhìn thấy những cảnh tượng đau lòng ở Châu Phi và tại khu Harlem (Mỹ), Nguyễn Tất Thành đã có cảm tưởng như sau, lúc đó Người đang đứng dưới chân tượng thần tự do (NewYork, Mỹ). Người ghi :

"Ánh sáng trên đầu thần tự do toả rộng khắp trời xanh còn dưới chân thần tự do thì người da đen bị chà đạp, số phận của người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng như người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ đươc bình đẳng với nam giới?"

Khoảng cuối năm 1917, từ nước Anh, Bác Hồ trở lại Pháp. Từ đó, Người đã sống và hoạt động tại Paris, trong thời gian này, nơi Người ở lâu nhất là căn nhà số 9, ngõ Compoint, Quận 17 (từ ngày 14/7/1921 đến 14/3/1923). Tổ chức đầu tiên mà Bác Hồ đã vận động thành lập ở Paris là "Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp", thay cho Hội đồng bào thân ái chỉ có mục đích tương tế, không có mục đích chính trị rõ ràng. Bác đã tham gia đảng xã hội Pháp vào khoảng đầu năm 1919. Khi được hỏi vì sao lại vào Đảng, Bác đã trả lời :

"Vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách Mạng Pháp : "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".

Ngày 18/6/1919, lần đầu tiên Bác đã sử dụng tên gọi Nguyễn Ái Quốc khi ký tên thay mặt "Hội những người Việt Nam yêu nước" gởi đến Hội nghị Versailler bản yêu sách của nhân dân Việt Nam" đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Cũng tại nước Pháp, Bác đã đọc được "sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của tác giả LêNin đăng trên báo Nhân Đạo (L'Humanité), số ra ngày 16 và 17/7/1920. Cũng tại đây từ ngày 25 - 30/12/1920, Bác Hồ với tư cách là đại biểu Đông Dương đã tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Xã Hội Pháp họp tại thành phố Tours. Tại đại hội, Bác đã được Chủ tịch Đại hội mời phát biểu ý kiến với tư cách là đại biểu Đông Dương. Ngày 29/12 Bác đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng Xã Hội Pháp tham gia Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III). Ngày 30/12, Bác cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Từ giờ đến phút đó, Bác đã trở thành người Đảng viên cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Khi Bác hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, Bác đã có rất nhiều hoạt động thiết thực, tiêu biểu như :

- Tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp họp ở Marseille ngày 25/12/1921.

- Tham dự Đại hội hai Đảng Cộng sản Pháp tại Paris từ 21/10/1922.

- Tham gia Ban Nghiên Cứu Thuộc Địa của Đảng Cộng sản Pháp (thành lập năm 1922) là Trưởng Tiểu Ban Đông Dương là một trong những Tiểu Ban theo dõi 5 khu vực thuộc địa của Pháp.

Ngày ... /7/1921, Bác cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp như Algeria, Tuynidi, Maroc, Madagascar ... đã sáng lập Hội Liên Hiệp Thuộc Địa, đó là một tổ chức cách mạng của những người thuộc địa. Ban thường vụ của Hội gồm 7 người do Bác Hồ đứng đầu. Lúc đầu có khoảng 200 thành viên và 2 tổ chức xin gia nhập Hội là : "Hội những người Việt Nam yêu nước" và "Hội đấu tranh cho quyền công dân" của người Madagascar. Mục đích của Hội được ghi rõ trong tuyên ngôn của Hội là : tập hợp mọi người dân thuộc địa cư trú trên đất Pháp nhằm tố cáo trước dư luận về tội ác của chủ nghĩa thực dân, tuyên truyền giác ngộ nhân dân thuộc địa đứng lên tự giải phóng. Đoàn kết nhân dân của các nước thuộc địa trong mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc, xây dựng quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân lao động Pháp và nhân dân lao động các nước thuộc địa. Đến năm 1926, Hội ngừng hoạt động. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tờ báo Le Paria (Người cùng khổ), báo được in bằng tiếng Pháp, tên riêng của tờ báo được trình bày 3 thứ tiếng : Pháp, Trung Quốc, Arab. Từ đầu cho đến tháng 6/1923, Bác là chủ nhiệm, kiêm chủ bút và quản lý của tờ báo. Bác đã viết 38 bài đăng trên báo này. Tờ báo Le Paria này đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Đông Dương và các thuộc địa khác của Pháp, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh tự giải phóng.

Ngày 13/6/1923, Bác Hồ đã rời Paris, đến cảng Pê trô grát (Petrograd - Liên Xô) ngày 30/6/1923 mục đích chính của chuyến đi này là để dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. Trong những năm 1923 -- 1924, ở Liên Xô, Bác đã tham dự các Đại hội quốc tế sau :

- Đại hội Quốc tế Nông dân lần thứ I vào ngày 10/10/1923, Người đươc bầu làm ủy viên Hội đồng Quốc tế Nông dân, sau đó trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng, Người đươc bầu vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng.

- Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên lần thứ IV từ ngày 15/6/1924.

- Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V từ ngày 17/6/1924.

- Đại hội Quốc tế Cứu Tế Đỏ lần I ngày 14/7/1924

- Đại hội Quốc tế Công Hội Đỏ lần III từ ngày 17/7/1924

Trong thời gian này, Bác Hồ đã học tại trường Đại học Phương Đông và cộng tác ở Ban Phương Đông của Quốc tế cộng sản.

Tháng 9/1924, Người rời Liên Xô đến Quảng Châu - Trung Quốc vào ngày 11/11/1924. Mục đích chính của Người là xây dựng phong trào cách mạng vô sản ở Việt Nam, trước mắt, Người đã xúc tiến việc chuẩn bị để thành lập chính Đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Khi nói về những nghề mưu sinh của Bác khi ở Luân Đôn, Paris, Quảng Châu, có thể nói Bác đã làm đủ các nghề từ việc cào tuyết, đốt lò, rửa bát ... ở Luân Đôn, rồi thì là nghề rửa và phóng ảnh, sơn vẽ giả đồ cổ Trung Quốc ở Paris cho đến nghề báo cáo và thuốc lá khi Người ở Quảng Châu - Trung Quốc.

Tại Quảng Châu - Trung Quốc vào tháng 6/1925, Bác Hồ đã sáng lập tổ chức "Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội". Mục đích chính của Hội là : "Hy sinh, tinh mệnh, tư tưởng, quyền lợi để làm cuộc cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại độc lập dân tộc cho xứ sở) rồi sau đó là làm cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa Cộng sản). Đây là một tổ chức mang tính cộng sản đầu tiên của nước ta và cũng đồng thời là tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam sau này.

Báo Thanh Niên là cơ quan ngôn luận của tổ chức này. Số đầu tiên xuất bản vào ngày 21/ ... /1925. Đến tháng 4/1927, báo ra được 88 số. Nguyễn Ái Quốc sáng lập và là cây bút chủ chốt của tờ báo. Báo thanh niên đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam vào đầu năm 1930. "Đường cách mệnh" là cuốn sách tập hợp những bài giảng của Bác Hồ tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, do Bác tổ chức tại Quảng Châu trong những năm 1925 - 1927. Cuốn sách do bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản năm 1927. Đường Cách Mệnh có giá trị như một văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đồng thời là cơ sở tư tưởng cho đường lối Cách mạng Việt Nam.

Từ ngày 3 -- 7/2/1930, tại bán đảo Cửu Long - Hồng Kông, Bác Hồ (với tên gọi Nguyễn Ái Quốc) thay mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam. Dự đại hội có 2 đại biểu của Đông Dương Cộng Sản Đảng, 2 đại diện của An Nam Cộng sản đảng và 2 đại biểu chi bộ của những người Cộng sản Việt Nam ở nước ngoài tham dự. Hội nghị đã nhất trí việc hợp nhất Đảng, tán thành lấy Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam - Hội nghị đã chấp nhận và thông qua các văn kiện chính thức của Đảng : Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt do Bác Hồ khởi thảo. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặc vĩ đại nhất cho lịch sử dân tộc ta, đất nước ta.

Sau khi chủ trì Hội nghị thành lập Đảng CSVN thành công, khoảng thời gian cuối tháng 4, đầu tháng 5, Bác Hồ còn đến các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore để thực hiện nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản giao.

Ngày 6/6/1931, tại nhà số 186 phố Tam Lung, Cửu Long, Hồng Kông, Bác Hồ bị thực dân Anh bắt. Lúc này người mang tên là Tống Văn Sơ. Những người đã giúp Bác thoát khỏi nhà tù là :

- H. Loseby - Luật gia dân chủ tiến bộ Anh, lúc này ông là chủ tịch Hội Luật gia Hồng Kông. Bên cạnh ông còn có vợ và con gái của ông cùng giúp sức.

- Bà Xtala Benzon - một nhà hoạt động văn học và sân khấu ở Hồng Kông (bạn thân của bà Loseby) cùng chồng là Tomatxauton Phó Thống đốc Hồng Kông.

- Luật sư Nowell Pritt - luật sư Hoàng Gia Anh (bạn của ông Loseby).

Sau khi thoát khỏi nhà tù thực dân Anh, nhờ sự giúp đỡ của bà Tống Khánh Linh (vợ Tôn Trung Sơn, sau này là phó chủ tịch nước CHND Trung Hoa) và ông Paul Vaillamt Couturier (người đồng chí thân thiết của Bác trong Đảng Cộng Sản Pháp) Bác đã nối lại liên lạc đươc với Quốc tế Cộng sản và Bác đã trở lại Liên Xô vào mùa xuân 1934. Trong thời gian công tác ở Liên Xô (1934 - 1938), ngoài việc tham gia công tác ở Ban Phương Đông và Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Bác Hồ còn theo học tại trường quốc tế Lê Nin, tham dự lớp Nghiên cứu sinh của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Thời gian này, Người còn tham gia Đại Hội VII của quốc tế cộng sản cùng với đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Đông Dương, tham dự Đại hội lần VI quốc tế thanh niên.

Cuối năm 1938, Bác Hồ rời Liên Xô, tìm cách trở về nước, trong quá trình đó. Người đã tham gia hàng ngũ của Bát lộ quân Trung Quốc. Lúc này, Bác Hồ mang mật danh là Hồ Quang, cấp bậc thiếu tá, công tác tại phòng cứu vong thuộc văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm là ủy viên y tế kiêm ủy viên bích báo, tham gia lãnh đạo Phòng. Người còn phụ trách biên tập tờ "sinh hoạt tiểu báo", tờ báo nội bộ của cơ quan.

Trong những năm 1938 - 1939 này, tại Việt Nam, Bác Hồ dưới bút danh là P.C Line đã có rất nhiều tờ báo đăng bài của Người, cụ thể :

Báo Notre Voix (tiếng nói của chúng ta) là tuần báo công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương, xuất bản ở Hà Nội.

Báo dân chúng, tờ báo công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương xuất bản ở Sài Gòn.

Sau khi bắt liên lạc với Đảng Cộng sản Đông Dương và hoạt động cùng với ban Hải ngoại của đảng tại Côn Minh - Trung Quốc. Khoảng cuối tháng 6/1940, nghe tin Paris bị phát xít Đức chiếm đóng, Bác Hồ đã nhận định : "Việc Pháp mất nước là cơ hội rất thuận lợi cho Cách mạng Việt Nam, ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có lợi với CMVN" và khoảng cuối tháng 9/1940, trước những chuyển biến của tình hình thế giới, Bác đã đưa ra nhận định :

"Đồng minh sẽ thắng

Nhật Pháp ở Đông Dương chúng mày sẽ bắn nhau.

Việt Nam sẽ giành được độc lập".

Đầu tháng 1/1941, tại là Nậm Quang, huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, Bác Hồ đã tổ chức lớp huấn luyện chính trị cho 43 cán bộ CMVN. Các tài liệu huấn luyện do chính Người tổ chức biên soạn, sau này được in thành sách với nhan đề : "CON ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG".

Và sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước, vào ngày 28/1/1941 Bác Hồ lên đường trở về tổ quốc. Khi đến cột mốc số 108 trên biên giới Việt - Trung (thuộc địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quang, tỉnh Cao Bằng), Người đã đứng lặng hồi lâu, xúc động. Thời gian đầu mới về nước, Bác Hồ mang bí danh là Già Thu, sống tại hang Cốc Bó, làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong thời gian này, Người đã dịch cuốn sách : "LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN ( NGA" (tóm tắt) ra tiếng Việt để làm tài liệu huấn luyện cho cán bộ Đảng viên. Cũng trong thời gian này, Người đã sáng tác nhiều bài thơ hay như Pác Bó hùng vĩ, tức cảnh Pắc Pó.

PÁC BÓ HÙNG VĨ

Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là

Đây suối Lê Nin kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà

TỨC CẢNH PÁC BÓ

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Từ ngày 10 đến 19/5/1941, tại lán Khuổi Nậm, làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị lần VIII của trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương, tại hội nghị, Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ bức thiết của CM Đông Dương là nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Người nói :

"Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được".

Hội nghị đã quyết định thành lập mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi mang tên "Việt Nam Độc Lập Đồng Minh" (gọi tắt là Việt Minh)

Ngày 6/6/1941, trong "thư kính cáo đồng bào" của Bác, gởi đến toàn thể quốc dân Việt Nam, Bác viết :

"Chúng ta hãy tiến lên toàn thể đồng bào tiến lên đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp, Nhật. Việt Nam cách mệnh thành công muôn năm. Thế giới cách mệnh thành công muôn năm".

Thư được viết bằng chữ Hán và chữ Quốc Ngữ, nội dung thư kêu gọi toàn thể quốc dân anh dũng đứng lên, đoàn kết một lòng xung quanh Mặt Trận Việt Minh, quyết tâm đánh đuổi Nhật, Pháp giành độc lập cho tổ quốc.

Ngày 1/8/1941, Bác đã sáng lập ra tờ báo Việt Nam Độc Lập - cơ quan của Mặt Trận Việt Minh, được gọi tắt là Việt Lập, số đầu tiên được đánh số 101. Tờ báo này đã góp phần quan trọng vào việc hướng dẫn, tổ chức phong trào cách mạng của dân tộc ta trong giai đoạn này. Thời gian đầu, Bác trực tiếp phụ trách tờ báo. Từ tháng 8/1942 đến tháng 5/1943, tờ báo do Phạm Văn Đồng phụ trách, mỗi tháng ra 3 kỳ, mỗi kỳ khoảng hơn 400 tờ. Nhiều bài viết, thơ ca của Bác Hồ trong giai đoạn 1941 - 1942 đã được in lần đầu tiên trên báo này. Tính đến ngày 30/9/1945 báo đã được 129 số.

Từ năm 1941 - 1945, tác phẩm đầu tiên về quân sự của Bác Hồ - tác phẩm "CÁCH ĐÁNH DU KÍCH" đã được lưu hành rộng rãi trong các đoàn thể của quần chúng. Cuốn sách này được Bác viết năm 1941, được Tổng bộ Việt Minh xuất bản tháng 4/1944. Cuốn sách đã được dùng làm tài liệu huấn luyện ở các trường Quân chính ở Việt Bắc trong những ngày chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945.

Khoảng nửa sau năm 1941, Bác Hồ đã cho ra đời tác phẩm "LỊCH SỬ NƯỚC TA". Tháng 2/1942, Việt Minh tuyên truyền bộ xuất bản lần thứ nhất tác phẩm này, mở đầu tác phẩm Người viết :

"Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Kể năm hơn bốn nghìn năm

Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hoà".

Đây là tập diễn ca lịch sử đươc viết dưới dạng thơ lục bán, gồm 236 câu, trình bày lịch sử nước ta từ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net