Chương 1:

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
cho khi bước đỡ xóc (Ngược sông Thao, phóng sự, Nhà xuất bản Cứu Quốc 1949).

Trong nghề đi - nghề, chứ sao, cẩn thận đã thành thói quen và cầu kỳ đến đam mê. Sửa soạn cũng là khai thác để thưởng thức được chu đáo. Không phải cứ đứng đắn và khôi hài như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. ở trường lục quân bên Vân Nam về, anh Khoát dạy tôi thuật đi đường giữ được dai sức của Bát lộ quân. Nhanh mười bước lại thong thả ba bước, cứ thế cả ngày chân không biết mỏi. Cẩn thận, mọi thứ trên mình và trong ba lô đều gọi thành con số. Ví như cả thảy đồ đạc có mười lăm thứ. Sáng ra, trước khi đi đếm chỉ có mười bốn. Thế là còn thiếu một. Rõ thật buồn cười, nhưng nếu cười, anh Khoát không bằng lòng. Mọi cẩn thận của Nguyễn Tuân thiết thực hơn, nhưng không thành con số như trên. Ngòi bút chì gài trên túi áo, ngồi đọc cũng ghi lên sách. Không biết đến thế kỷ nào có cái hơn, chứ bút chì trên giấy thì không bao giờ phai. Một tiệp bìa cứng với cái bút chì. Lắm lúc thấy ông bạn đường chịu khó đến vậy, mình vừa để ý, vừa thích vừa ngán ngẩm cho những khó nhọc của nghề đi không biết thế nào là cùng. Lo cho việc đi là yêu đi và biết hưởng thụ đi. Mải mê quên ngày tháng, nhưng tính đếm sửa soạn cho mải mê thì phải nhớ từng ly. Cái phóng khoáng của ông ấy không lẫn với buông tuồng, cẩu thả.

Mà sự chuẩn bị tỉ mẩn của con người muốn khi ta chết đi, da ta được thuộc làm cái va ly cũng khá khác thường. Năm 1961, Nguyễn Tuân lên Hà Giang dự khánh thành đường Bắc Quang - Hoàng Su Phì. Hoà bình thảnh thơi rồi, nhưng vẫn lại là về rừng, lại đeo cái ba lô Nhật với những sợi dây dù Mỹ buộc màn, không quên chiếc bi đông chiến dịch sông Thao hơn mười năm trước. Giữa đám các thứ lỉnh kỉnh, một xếp giấy bản lau chén bát, một quyển sách đang đọc và mấy thẻ hương mua thửa ở hàng quen cửa chợ Đồng Xuân. Khánh thành đường mới trên rừng thì nhà khách cũng là mấy cái lán cắm ven đường. Hương chống ẩm, chống muỗi đây. Hương chống muỗi, chứ Nguyễn Tuân kỵ mùi tỏi và không chịu được mùi thơm ở các thứ hương ấn-độ cứ thoang thoảng rờn rợn như có ma lẩn quất trong nhà.

Quả nhiên là những nơi ngả lưng dã chiến ở Hoàng Su Phì khách nghỉ đêm ở các lán dân công, nền đất và phên vách mới được sửa sang lại đôi chút. Tối đến, mùi hương ở lán ông khách văn ngào ngạt ra. Vù Mí Kẻ, bí thư huyện Đồng Văn hỏi nhỏ tôi:

- Nó cúng ma hả?

Làm thế nào cắt nghĩa cho ông bạn người Mông này hiểu cho cái thú chơi sưởi mùi hương như thế. Mới như hôm qua, Vù Mí Kẻ năm trước lần đầu về Hà Nội. Nhiêu khê quá, xe liên vận Đồng Văn xuống Hà Giang, lại chuyển ô-tô khác về Phú Thọ. ở đấy, lên tàu hoả. Đoàn tàu xuôi về đến ga Hàng Cỏ, vẫn ngồi thản nhiên ngắm ra phố phường, đường xá, nhà cửa ngoài cửa toa thấy mãi chưa tới Hà Nội. Khi tàu lên đến Bắc Giang mới hỏi ra.

Tôi bảo Vù Mí Kẻ:

- Không phải bác ấy cúng ma. Bác ấy đốt hương cho ấm như ta ngồi sưởi lửa ở trên quê, lại chết được muỗi. Mùi hương sưởi thơm cũng như khói củi gỗ thông ấy mà.

Có lần, Vù Mí Kẻ về Hà Nội, đến chơi uống rượu nhà Nguyễn Tuân. Tôi nhắc lại chuyện hương sưởi ấm ở Hoàng Su Phì. Vù Mí Kẻ trả lời: Bây giờ nói thế thì mình hiểu ngay.

Hồi ấy, Vù Mí Kẻ không tin câu cắt nghĩa của tôi. Có những việc...

Nhưng thôi, lại trở về chiến dịch sông Thao mùa hạ 1949. Nguyễn Tuân gặp lại Két - người chiến sĩ trinh sát mà Nguyễn Tuân vừa hỏi tôi có nhớ không, lúc nửa đêm giữa cái ngã sáu bên gốc cây sữa, cây xà cừ này.

Lần đầu tiên, quân chủ lực mở trận đánh phối hợp lớn, mặt trận dài suốt bên kia sông Hồng ở Yên Bái vắt sang sông Chảy, lên Lào Cai. Chúng tôi theo tiểu đoàn 54, đơn vị chủ công của Trung đoàn, Nguyễn Tuân bỗng gặp lại Két, không ngờ, khi qua sông.

Chập tối, tập kết ở Mậu A. Các chiến sĩ quần áo bà ba đen như chúng tôi. Bộ đội được phát như thế nào thì mặc nấy, áo nâu, áo đen, có khi nhuộm lá cơi, nhuộm pin xanh sẫm, thâm xịt. Đã xế chiều, người ngồi đen ngòm sân đền Đông Cuông. Trung đội trưởng Két trong đám chiến sĩ, người hầu bàn nhà hàng Thuỷ Tạ Bờ Hồ năm trước, bây giờ là trung đội trưởng trinh sát đã trông thấy cái ông nhà văn hay uống uýt ky, quăng trô xếch ở Thuỷ Tạ lúc chặp tối sao ông ấy lại lên tận đây thế này. Mà đội mũ vải ka ki xám, mặt lành lạnh như phái viên cấp trên xuống. Két đến trước mặt Nguyễn Tuân:

- Ông...

Nguyễn Tuân giơ cái gậy tre, nắm tay Két.

- Anh Két! Đồng chí Két! Tôi cũng sang sông đêm nay. Đồng chí ở 54 à?

- Vâng ạ.

Chỉ một thoáng, mọi người hối hả về sửa soạn. Suốt chặng đường vào sâu trong kia, Nguyễn Tuân mong gặp lại Két. Như còn bao nhiêu chuyện máy năm qua chưa nói hết. Suốt đêm ấy, mù mịt bóng sương, hơi nước và lầy lội, hầm hập. Liên tiếp, từng chiếc thúng, chiếc tam bản của các vạn chài cả mấy tỉnh từ Vĩnh Yên, Phú Thọ lên Yên Bái đưa bộ đội qua sông. Đi suốt đến sắp sáng, qua mấy làng tề gần đồn Đại Bục, trông lên quả đồi đồn Tây lù lù đây rồi mà tiểu đoàn bộ với các đơn vị trực thuộc vẫn loanh quanh lố nhố dưới ruộng chưa tìm ra nơi ém quân. Du kích địa phương dẫn lạc đường! Chúng tôi lõm bõm trên những cánh đồng nước. Sau lưng, anh nuôi quảy nồi chảo va vào nhau lông chông, như nhạc ngựa đồn Tây ra đuổi.

Ban chính trị trung đoàn có nhạc sĩ Lương Ngọc Trác và cả hai người Pháp hàng binh thu được trong trận tiểu đoàn 54 luồn sâu tập kích đồn Bá Giang ở chỗ Phùng ra cửa sông Hát. Hai lính Pháp đã lái xe vận tải chạy ra giữa đồng. Bây giờ họ làm công tác địch vận. Ra trận, mỗi gã đeo một cái loa giấy bìa các tông dài ngoằng như chiếc sừng trâu. Mấy hôm trước đóng quân tập kết ở bàn đạp. Mỗi ngày mổ lợn, các cu cậu được anh em thương tẩm bổ thêm cho miếng gan, quả tim ngoài xuất ăn. Hành quân ban ngày từ Phú Thọ qua dọc sông lên, dưới mưa rào vẫn đi. Hai người Pháp gày nhẳng, tóp lại, cao lêu đêu, tóc ướt bết trán, vai nhô lên, cung cúc như con gà chạy mưa.

Nhưng rồi tất cả cũng lên được một quả đồi nứa um tùm, trước khi trời rạng. Vừa tới lưng dốc đã ran tiếng súng dưới ruộng. Tiếng nổ lúc sáng bạch nghe toác toác như cháy rừng nứa. Có người làng ra làm đồng sớm thấy nhiều vết chân lạ dẫm nát lúa mới cấy. Sợ quá, về bẩm chánh tổng, chánh tổng lên báo đồn. Quan đồn đoán đêm qua có du kích về. Sắp đến ngày 19 tháng 5 kỷ niệm của Việt Minh. Đồn cho một tiểu đội lính Thái ra sục các đồi. Bọn lính Thái với người cai Tây cởi trần, xách súng, bắn vào bụi rậm rồi hô nhau xông lên. Thế nào mà chúng nó lại lên đúng đồi ban chỉ huy tiểu đoàn và cả ban chỉ huy Mặt trận.

Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng cho hai tiểu đội xuống chặn. Lệnh: Tuyệt đối không lộ hoả lực mạnh, chỉ được bắn súng trường, phát một. Nếu giáp lá cà, đánh dao găm.

Chúng tôi ngồi xổm cạnh bụi tre xế đỉnh đồi. Ngổn ngang gồng gánh, những càng chân SKG - súng không giật, từng bộ phận súng cối chưa lắp và những đùm lá cọ trong gói từng chồng truyền đơn tiếng Pháp, tiếng Thái. Hai người pháp địch vận mắt xanh nhờ đứng chơ vơ như hai cái cột. Giữa im lặng thấp thỏm, không biết bao nhiêu con người núp trong cỏ, trong bóng lá những quả đồi có thể sắp nổ tung trong ánh nắng. Nguyễn Tuân chống hai tay lên chiếc gậy tre, lom khom nhìn xuống đất. Tôi ngồi không yên chỗ, lại nhấp nhỏm đứng. Quái đản, Tây sắp đánh lên đây mà lại có hai thằng Tây lù lù cạnh mình thế này! Đại đoàn phó Cao Văn Khánh - chỉ huy phó chiến dịch đến bên, nói nho nhỏ, trấn an chúng tôi:

- Đạn không bao giờ dính tôi! Các anh ngồi yên đây, không có gì phải lo.

Câu nói nửa đùa nửa thật về cái mệnh con người. Nguyễn Tuân đã gặp Cao Văn Khánh trong chuyến đi Nam Trung bộ giữa năm 1946. Cũng năm ấy tôi vào mặt trận phía Nam cùng Cao Văn Khánh và Thu Sơn đã làm một chuyến đi ngựa từ Tuy Hoà qua Củng Sơn lên tiền tuyến Cheo Reo. Đã biết nhau và câu nói thân mật của con người trải trận mạc có tác động tâm lý. Tôi cảm thấy thánh thơi hơn, không bị hút vào sự im lặng ghê rợn. Chỉ còn thấy hai người hàng binh Pháp lớ rớ loay hoay cạnh bụi tre. Họ cũng tự biết chớ có loanh quanh đi lại. Chiếc loa giấy khoác bên nách chốc chốc lại đổi bên lắc một cái. Những con ruồi vàng bụng mọng máu to thô lố ở ống chân lông lá lăn xuống. Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên...

Bỗng súng rộ lên một chặp dưới lưng đồi rồi lại tắt ngay. Trong im lặng, liên lạc lên báo ta đã tiếp cận đâm chết một thằng. Tiếng nổ, đấy là chúng nó bắn chặn để khiêng xác thằng chết về. Rồi cứ im im thế đến quá trưa. Vẫn quạnh như tờ (sau mới biết trong đồn vẫn đoán là sắp đến ngày kỷ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh, du kích đến quấy). Đồn Tây ra lệnh phòng thủ và canh gác nghiêm ngặt hơn. Trèo lên cây đồi bên này, tôi trông rõ những người vác hòm đạn vào lô cốt như kiến tha mồi. Chúng tôi lo bữa ăn cho chắc dạ, ăn cơm nắm, thịt rang, các bếp đã chuẩn bị từ chiều qua.

Mặt trời đã ngả vàng khè trong làn sương các khe núi dâng lên. Năm giờ chiều, giờ này máy bay dưới xuôi không lên nữa. Một tiếng ầm, vang bốn phía. Đại bác ta nã thẳng nổ xanh lè bên lô cốt. Nhưng chỉ đoàng đoàng được vài quả, nền đặt pháo của ta bị lún, pháo câm. Một khẩu súng, ngay phát đầu đã văng cả chốt đuôi, suýt chết thằng Tây địch vận ngồi đằng sau. Nhưng các khẩu cối thì nhả đạn đều đều, tiếng rền liên tiếp. Lương Ngọc Trác ngồi trên cây nhìn sang phía bên trái, kêu lên: Bên Đại Phác nổ súng rồi.

Bộ binh xông lên đồn, lúc ấy trời đã tối hẳn. Khoảng gần tám giờ tối chúng tôi vào được sân đồn Đại Bục, cái chỗ lúc trưa trông sang thấy lính Tây, lính Thái trần trùng trục vác hòm đạn. Bóng tối và khói mù mịt. Bờ rào dây thép gai tan tác. Thằng đồn Tây mặc váy áo giả làm đàn bà Thái chết dưới chân một luỹ đất. Nhưng trên cái lô cốt cao cắm cờ tam tài giữa sân, đạn vẫn nã xuống. Những mũi xung kích chiến sĩ cầm mác dạt được vào núp ngay bên bờ tường lô cốt, chặn bọn trên chòi thoát xuống. Chúng tôi vào làng tề cạnh cổng đồn đương đùng đùng cháy. Không biết lửa du kích chiếm làng đốt hay đạn trên lô cốt bắn xuống. Chiếm được đồn rồi mà khắp nơi cứ loạn xạ.

Cái trống nhà chánh tổng treo đầu hồi ngoài sàn không biết ai đã khiêng ra vứt lăn lóc đấy. Một đám vác xác người chạy qua. Nguyễn Tuân, quần áo đen như hung thần hiện lên, tay cầm dùi trống, mấy chiến sĩ quay ngược nện báng súng vào mặt trống. Cả đám người đánh trống ngũ liên thúc trận hạ lô cốt cuối cùng lừng lững trước mặt. Mấy tên lính Thái gan lỳ vẫn dai dẳng bắn xuống phát một. Nhiều chiến sĩ ta bị đạn tỉa chết. Một tổ tiêm kích bắc thang trèo lên thả lựu đạn vào lỗ châu mai. Im lặng hết trong lô cất. Đã hơn tám giờ tối. Những cái đầu lâu được ném từ trên lô cốt xuống. ở tấm ảnh Hạ đồn Đại Bục trong pho sử Quân tiên phong, giữa hàng quân ta có hai chỗ chấm trắng trên đầu gậy. Đấy là vết hai thủ cấp hai thằng trên lô cất cố thủ.

Nửa đêm, cả ban chỉ huy lên một cái nhà sàn còn sót lại trong xóm xung quanh vẫn cháy rực. Chiếc dùi trống thò một đầu trên ba lô Nguyễn Tuân. Cạnh bếp, một thùng rượu vang to bằng cái vại sành bên gốc cau đã toang một mặt ván. Tiểu đoàn trưởng Vũ Lăng, mới chiều hôm qua ở bên kia sông, mặt mắt còn phẳng phiu, bây giờ hàng râu quai nón đã trổ đen ngòm. Tiểu đoàn trưởng giơ bát rượu vang: Đúng hẹn với các anh nhé. Chúng ta vào uống rượu vang giữa đồn Đại Bục. Nào, các anh? Mời ông Nguyễn? Một lúc, Nguyễn và tôi nâng hai bát trước mặt, nhưng không mừng đụng cốc. Chúng tôi vừa được tin về Két, Két đã ngã xuống ngoài lô cốt. Chúng tôi uống im lặng viếng hương hồn người bồi bàn chiến sĩ trinh sát trung đội trưởng Két.

Mấy hôm sau chiến dịch chuyển sang sông Chảy, Nguyễn Tuân vẫn ở lại với 54. Tôi theo đội võ trang tuyên truyền lên các làng Mán Sừng trên rặng núi Voi rồi xuống với Trần Đăng lên mặt trận Phố Ràng.

Bao nhiêu lâu rồi, chúng tôi vẫn thường có dịp thăm hỏi 54, tiểu đoàn em nuôi. Trú quân ở Kép Le, về Lai Xá, ở Hoà Lạc. Luyện quân ở Định Hóa, lửa trại đêm Hà Nội giữa rừng. Chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952. Lại mới năm trước, cuộc tiễn đưa đơn vị tiến vào đánh bao vây Khe Sanh. Lần lên với đơn vị đóng quân trên Hoà Lạc ở Sơn Tây, thoắt đấy mà ba mươi năm đã qua, cả đoàn người chiến dịch sông Thao bấy giờ còn lại mỗi một bộ đội Sửu thợ rèn, tự vệ Ô Cầu Dền, nay là chính trị viên trung đoàn.

Cái tình với chiến sĩ và với trung đoàn Thủ đô của Nguyễn Tuân tuyệt nhiên không phải ngẫu nhiên. ấy là thói quen đến nơi đến chốn, chăm chút, ý nghĩa của một kỷ niệm. Người con trai lớn của Nguyễn Tuân đã là một trong những cán bộ chỉ huy đầu tiên của đơn vị từ sáu mươi ngày đêm chiến đấu trong lòng Hà Nội ở Liên khu I. Có khi, đi chơi với Nguyễn Tuân và Xuân Trường, người con trai ấy bây giờ là một tướng lĩnh trong quân đội. Chúng tôi về quê Nguyễn Huy Tưởng ở Dục Tú. Ba cái xe đạp thong dong sang Đông Anh. Thời cụ tú Hải Văn bố dắt con vào nhà ả đào Hàng Giấy, đến thời bác Nguyễn, khác mà không khác, cái tình vẫn một cha con ấy. Cũng như khi gặp lại Két trên bến Mậu A. Ông khách kỳ lạ để nhớ vẫn thường khai vị bằng rượu mạnh.

Hai người cũng vào Đại Bục nhưng không bao giờ còn gặp lại người nhà bàn cũ ấy nữa. Mỗi khi ngồi trông ra sóng hồ lăn tăn lẫn bóng liễu, bóng chiều, bóng bia hơi và sáng đèn quanh chân cột sàn nhà Thuỷ Tạ, lại nhớ. Thế mà là thật, những gắn bó xưa sau. Vui chuyện, Nguyễn Tuân hay nói một câu, một câu nói đi nói lại:

- ừ! Phải viết chuyện ấy rồi phải viết.

Những từng trải và kỷ niệm cả đời thúc giục, đã viết ra đấy, nhưng chưa được mấy. Mỗi ngày qua trở thành một thấm thía, khi chợt nhớ, đêm nay ngồi quán cóc ông lão 81 lại nhớ người hầu bàn nhà Thuỷ Tạ Bờ Hồ xưa kia.

Những cái thích và vui ẩm thực của Nguyễn Tuân không chỉ dễ dãi vì miếng ăn miếng uống sang trọng, mà phải là hợp khẩu vị, ngon theo ý mình. Lọ muối vừng, hộp nước mắm chưng, cái gác-măng-dê trữ trên ba lô, thời chiến và thời bình, vẫn thế. Nguyễn Tuân sành ăn và kỹ tính tuyệt nhiên không xô bồ. Nắng oi quá, nhắm rượu mướp đắng giải nhiệt, nhưng không xơi mướp đắng mắm tôm như người ta. Không bao giờ đụng đến mắm tôm chợ. Ăn tinh đến thế, mà lại kỵ tỏi, mùi tỏi.

Tôi vừa đến, mới ngồi đã bị hỏi:

- Có phải cậu vừa ăn tỏi?

Nếu tôi ừ chắc Nguyễn Tuân sẽ bảo tôi đi đâu mai hãy trở lại. Tôi đáp:

- Không phải.

Cái mũi thính có vẻ bớt khó tính với tôi, nhưng lại lẩm bẩm:

- ở nhà dưới lùa lên?

Sợ mùi tỏi, ông voi to đùng sợ con kiến. Cũng lạ, cái lạ mà bình thường. Bài bút ký Phở đã đưa tác giả vào hàng những tay cực thạo món quà này. ít ai biết Nguyễn Tuân chỉ ăn một thứ phở, phở chín, phở thịt bò chín. Không đụng đũa vào bất cứ thứ phở nào khác. Thịt bò chín, nạm hay mỡ, bánh vừa phải không nẫu vồng lên, không thái săn và thái máy như Sài Gòn mà Nguyễn Tuân gọi đùa là vằn thắn phở. Xúc bánh xong, thái thịt lồi bày lên rắc hành hoa và hạt tiêu - không ớt, mặc dù thích ớt cay. Ông nào phở xào, tái sách, tái dúng hay tái lăn, sốt vang lại đập quả trứng, thêm một cục mọc thịt lợn, một miếng giò lụa, hay phở thịt gà, thịt ngỗng, thịt chó rựa mận, thì tùy. Tôi không ăn phở để tẩm bổ. Lùa thật nhanh, ăn thật nóng, lên hết chất phở, thú nhất. Không hành tây, mùi tầu, húng chó, không thêm nước mắm, dấm ớt, tương ớt, không mỡ váng, không mỳ chính, cốt thưởng thức cái tinh tuý của nước dùng xương.

Tập ký Băm Sáu phố phường của Thạch Lam khen cái ngon của một hàng phở gánh đỗ cạnh cây hương trong sân nhà thương Phủ Doãn, bát phở rỏ mấy giọt cà cuống. Cả thành phố chỉ có một hàng phở cà cuống ấy. Nguyễn Tuân thường cười: cái nước chè tươi nóng bỏng môi, cái bánh đậu xanh ngọt xít cổ, lại đến phở cà cuống, cái sự thích của anh nghiện vừa buông dọc tẩu xuống ngon hay không ngon kể cũng đáng viết cho ra nhẽ.

Khoảng những năm 55, đôi lần Nguyễn Tuân còn ăn phở gánh ở tầng trệt nhà Địa ốc Ngân hàng, chỗ quán rượu Hoàng Gia cũ. Hàng phở này mở từ những năm thành phố còn bị chiếm. Rồi đến dạo quà phở thành cơm phở, người thành phở ăn phở lấy no, thì Nguyễn thôi ăn phở. Bút ký Phở cũng là vang bóng một kỷ niệm mà thôi.

Nguyễn Tuân có nhiều cái không thật bất ngờ. Nguyễn chưa bao giờ cưỡi ngựa, không biết ngồi ngựa. Đạo diễn Phạm Văn Khoa làm phim Chị Dậu, Nguyễn Tuân đóng vai chánh tổng cưỡi ngựa đi đốc thuế. Chủ nhiệm phim đi thuê ngựa, phải thuê cả người chủ ngựa đóng vai dõng đứng giữ cương cho ông chánh tổng ngồi trên yên, chưa đến nửa phút. Nguyễn Tuân chỉ đi chơi biển, không tắm biển. Dễ hiểu: Nguyễn Tuân không biết bơi, dù bơi chó hai chân đạp tầm phòng. Đọc ký sự Ra đảo của Nguyễn Khải kể về hành trình Nguyên Khải vượt biển ra đảo Cồn Cỏ, Nguyễn Tuân khoái riêng cái anh nhà văn trẻ này ngồi thuyền ra Cồn Cỏ dưới bom và tàu chiến địch quần xung quanh mà không biết bơi, nhát nước chẳng khác Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân chẳng thiết cái quán bát nháo của ông lão 81. Nhưng đến đây là một cơ hội để nhớ. Tách cà phê bít tất hay chén rượu có nhạt, cũng không quan tâm, chỉ bởi nó đem lại được cái cớ Nguyễn Tuân kéo mẩu ghế ngồi. Dáng ông lão gày gày, bộ quần áo nâu non còm cõi, lom đom. Nguyễn Tuân nhớ những cái khác. Mỗi đêm ngã sáu, từng người lại tìm về những kỷ niệm của mình. Những năm ấy chưa có mấy quán cà phê, quán nước bán kèm nước trắng. Tôi không được biết Nguyễn Tuân thời xưa kênh kiệu tàn nhẫn thế nào, chỉ thấy bây giờ cũng chịu khó chơi tạp, chỉ có điều là ngồi đối diện đấy, nhưng không nhìn mặt ai. Cái ác khẩu của nhà văn này thì khỏi nói. Tao mà chết, nhớ chôn theo với tao một thằng phê bình, ai đã bịa ra mà kể lại thế, nhưng giá ở dưới âm ty, thằng phê bình chẳng may nào đó bị chôn sống, lại mời ông đi uống rượu rồi đi chơi đảo Cát Hải thì chắc ông cười xoà, làm lành ngay. Vẫn cái khó khăn hay cái dễ dãi chỉ vì mình. Đã thích thì cứ cầm lấy, một quyển sách mượn không bao giờ trả, một nhánh hoa địa lan cắt thẳng ở chậu vừa hỏi chủ nhân vừa cắt.

- Ông 81 mới đổi mặt hàng. Có cái rượu hay lắm.

Trước cái chõng, ngọn đèn hoa kỳ nhoè nhoẹt. Cũng không ai để ý những bày biện mới, lọ lạc rang lại lọ kẹo bi xanh đỏ nhờn nhợt, quà dỗ tiền trẻ con. Ông lão đương cù rù, lẩn mẩn bóc củ hành khô. Vỏ hành kêu tanh tách như bật ngón tay. Cái chảo mỡ bắc ngay cạnh. Đậu nghệ chấm muối hay đậu rán, những mặt hàng mới. Thêm mấy cái ghế lõi giấy ép cuộn chỉ nhà máy sợi bên gốc cây đã xây vuông viền quanh thành cái bàn. Bập bênh như chiếc ghế ngất ngưỡng trước quầy rượu, cũng hay hay.

Tôi nói:

- Ra cái ông 81 này đã làm bồi cho Grapphơi ở Huế, ông Nguyễn ạ.

Nguyễn Tuân gật gật:

- Grapphơi công sứ Trung Kỳ.

- Tôi mới nghe ông ấy kể.

Chờ đợi sự ngạc nhiên, nhưng Nguyễn Tuân chỉ ừ thế rồi nhìn bộ quần áo nâu bạc của ông lão đồng chiêm xa lạ. Ông lão mọi khi cứ lặng lẽ lúc có khách, tự dưng bỗng bật nói:

- ở Huế làm bồi, tôi kiêm cả chân bếp. Chả là mỗi lần cả nhà nó đi pích ních, Bạch Mã tôi phải lo các thứ, đâm ra thạo. Miếng giăm bông hun khói tôi cũng làm lấy được, khét bỏ mẹ lại khen ngon. Người Tây lắm cái ngược đời, còn An Nam mình thì khôn ngoan, hay xỏ ngầm. Thế mới chết chứ. Tôi làm ăn lương gấp rưỡi. Nấu nướng cho Tây chẳng khó như cao lâu Tàu. Hành mỡ phi thơm lừng, Tây nở mũi, thế là khen buồng. Các ông để ý xem, hèn nhất là cái mặn muối, thế mà Tây ăn cứ phải có lọ muối trắng như bát hương mả tổ nhà nó để giữa bàn. Động một tý lại rắc muối, thế thì mất hết mùi vị, các cụ nhà ta kén đến hàng chục loại nước mắm vẫn còn chưa bằng lòng kia mà.

Câu chuyện của ông lão quê mùa mỗi lúc một sang trọng phố phường, bắt đầu từ Huế lên Bạch Mã đến khi Grapphơi hết hạn ở Đông Dương về Pháp đem theo cả thằng bếp giỏi. Thế là tôi phú bà đầm nhà tôi về quê, bảo là cho tôi đi kiếm cái vốn. Tôi đi xêlibạt ba năm bôông bêêng bên Tây. Các ông ạ, nói thực chứ ngủ với đầm chán bỏ xừ. Nó bắt phải đùa cả đêm, nhọc lắm.

Thế là ông lão hơn đứt chúng tôi rồi. Cao hứng, Nguyễn Tuân chốc lại hỏi một câu về núi Bạch Mã, chén rượu để vào vè gốc cây sấu đã cạn từ lúc nào. Phong tục và khách khứa ở những quán còm cõi chủ hàng hay đuổi khéo khách không uống thêm mà còn bè nhè, thế mà ông lão vẫn để yên. Những câu chuyện của ông 81 đã làm chúng tôi lẫn lộn gốc sấu, gốc xà cừ, gốc cây sữa với những gốc thông và bậc đá tảng boongalô trên Bạch Mã. Tôi ngồi hớp những chuyện trên vùng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net