Học vi nhân sư, Hành vi thế phạm - tập 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
sẽ có thêm 'tăng thượng duyên' (duyên phụ) để hướng về Ðạo, cho dù đang ở trong thời loạn cũng có thể thành tựu được. Nếu chẳng để ý thì tập khí, bịnh cũ của chúng ta sẽ tái phát, tương lai nhất định sẽ đọa lạc.

Ðã phát tâm xuất gia rồi chúng ta nhất định phải biết [nếu đọa lạc thì] sự đọa lạc của chúng ta sẽ nặng hơn và thê thảm hơn người thế gian rất nhiều. Người thế gian mê hoặc điên đảo, đọa lạc thì vẫn còn có thể tha thứ được; chúng ta ngày ngày được nghe Phật pháp, đều có trình độ hiểu biết tương đối khá nhiều đối với sự thật và đạo lý của nhân duyên quả báo, đã biết rõ rồi mà còn cố phạm cho nên tội lỗi sẽ tăng gấp bội, còn nặng hơn những người thường phạm lỗi rất nhiều, đây là lý do tại sao chúng ta chẳng thể không cẩn thận, chẳng thể không hiểu rõ.

7. Vãng sanh (Buổi sáng 11-02-95)

Chúng ta phải niệm niệm nhớ về cố hương (quê hương), cố hương là y báo, chánh báo trang nghiêm ở Tây phương Cực Lạc thế giới. Phải ghi nhớ chuyện này trong lòng, những chuyện khác chẳng có liên hệ gì đến ta, phải luôn luôn mong muốn trở về quê hương, cái tâm niệm muốn vãng sanh này là chánh niệm.

Phần đông người thế gian không hiểu, cứ cho rằng: 'Tại sao người này cứ muốn chết hoài?'. Ðây là quan niệm sai lầm của người thế gian. Vãng sanh là sống mà đi chứ chẳng phải chết, vả lại còn là 'sống mãi' -- sẽ chẳng còn sanh tử, chẳng còn luân hồi nữa. Cho nên đó mới là sự mở đầu của sự 'sanh'; nếu chẳng thể vãng sanh thì sẽ có sanh tử. Trong nhà Phật chúng ta thường nói: 'Pháp thân huệ mạng'. Vãng sanh là bắt đầu chứng được Pháp thân huệ mạng, là sự bắt đầu của chân thường, chẳng phải vô thường, còn ở thế gian này đều là vô thường. Chúng ta phải luôn luôn có cái tâm này, có ý niệm này, như vậy mới tốt.

'Thế duyên' tức là làm lợi ích cho chúng sanh. Tuy phước báo của chúng ta rất mỏng, mỏng cũng chẳng thành vấn đề, cho dù chỉ là một chút thí xả, nhưng đó đích xác là lợi ích chân thật, đó cũng là công đức viên mãn.

8. Ma chướng (Buổi sáng 09-05-95)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên nói rất hay: 'Họa hay phước chẳng có lối vào, chỉ có người tự chiêu cảm lấy' (Họa phước vô môn, duy nhân tự chiêu). Nếu chúng ta trong đời sống sanh hoạt hằng ngày, vô ý hay cố ý mắc lỗi [gây xích mích] với người ác sẽ đem đến những quả báo chẳng vừa ý, thì người tu hành chúng ta sẽ có nhiều ma chướng trên đường tu học Bồ Tát đạo. 'Ma chướng' là những chuyện cản trở do những người hay việc mà mình có xích mích, đụng chạm làm nên. Nếu chẳng mắc lỗi [xích mích] với người thì ma chướng sẽ ít. Mắc lỗi với người nhiều thì ma chướng sẽ nhiều.

Chúng ta phải khắc phục tâm sân khuể của mình, khắc phục lòng đố kỵ, chướng ngại của mình. Ðây đều là phiền não tích lũy từ nhiều kiếp trước, khi thấy người khác giỏi thì trong lòng chẳng vui; khi nhìn người khác có thành tựu thì mình rất khó chịu, liền tìm đủ mọi cách để phá hoại người ta, gây trở ngại phá rối người khác, đâu biết đó là giúp họ thành tựu tâm nhẫn nhục, thành tựu cho định - huệ của họ, chỉ đem lại cho mình nhiều điều chẳng như ý mà thôi. Vì chuyện bạn đã tạo là 'tánh tội', tội này sanh từ tâm ác, bản thân của nó đã là tội, cho dù người ta chẳng báo phục thì tự mình cũng sẽ chịu lấy báo ứng.

9. Chánh tri chánh kiến (Buổi sáng 09-05-95)

Tông Thiên Thai có câu: 'Có thể nói mà không thể làm là quốc sư; có thể nói và cũng có thể làm là quốc bảo' (Năng thuyết bất năng hành, quốc chi sư dã, năng thuyết hựu năng hành, quốc chi bảo dã), ý nghĩa của hai câu này là điều mà đức Phật thường nói đến trong kinh; người phá giới còn có thể cứu được, phá kiến (người có tri kiến sai lầm) thì chẳng thể cứu được.

'Có thể nói mà không thể làm' là phá giới -- người đó biết nói nhưng làm chẳng được, những gì họ nói đều đúng, nói chẳng sai, tri kiến là chính xác, cho nên người này vẫn còn có thể cứu được. Giả sử [người này] trì giới rất nghiêm mật, làm rất tốt, nhưng tri kiến sai lầm thì chẳng thể cứu nổi. Thí dụ chư Phật Như Lai, lịch đại tổ sư đại đức đều dạy chúng ta phải nên cầu sanh Tịnh độ, không những người niệm Phật phải cầu sanh Tịnh độ, tu học bất cứ pháp môn nào đến cuối cùng cũng nên hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, kiến giải này tức là chánh tri chánh kiến.

Tự mình có thể một lòng một dạ cầu sanh Tịnh độ và còn giới thiệu chánh pháp cho mọi người, người như vậy tức là quốc bảo. Cho nên làm thế nào hoằng pháp lợi sanh mới có hiệu quả tự độ, độ tha? Phải đem lời dạy trong kinh thực sự làm được trong đời sống hằng ngày. Nếu làm chẳng được, tuy những chuyện mình nói là chánh pháp thì cũng chẳng nói được thấu suốt, triệt để. Tại sao sẽ không thấu triệt? Vì đó chẳng phải sự thể nghiệm của chính mình mà chỉ là những gì mình nghe được; dù cho biết được từ trong kinh thì cũng thuộc về 'chuyện mình nghe được' - là nghe đức Phật Thích Ca nói, nghe chư Bồ Tát nói, chẳng phải là do mình đích thân nhìn thấy. Phải làm sao mới có thể đích thân nhìn thấy? Phải tự mình đích thân làm, phải đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức, phải mỗi ngày phản tỉnh, kiểm điểm lỗi lầm của mình. Chúng ta đều đã đọc cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, ông Viên Liễu Phàm là một tấm gương rất tốt.

Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các bậc thức giả hoan hỷ phủ chính cho.

Xin thành thật cám ơn.

Một nhóm Diệu Âm cư sĩ, 4-9-2005

[1] Lục Quần Tỳ Kheo: Chữ Phạn là sad-vargīka-bhiksu, chỉ sáu tỳ kheo ác tâm kết bè kết đảng vào thời Phật còn tại thế; họ chẳng giữ giới luật và làm nhiều chuyện ác, đức Phật chế giới luật phần nhiều cũng vì sáu người này. Tên của họ ghi trong các bộ luật chẳng giống nhau, thí dụ như Tứ Phần Luật quyển 22 ghi sáu tỳ kheo gồm: Nan Ðà (Nanda), Uất Nan Ðà (Upananda), Ca Lưu Ðà Di (Kalodayin), Chan Ðà (Chanda), A Thuyết Ca (Asvaka, hay còn gọi là Mã Túc, Mã Sư), Phất Na Bạt (Punarvasu, dịch là Mãn Túc). (Lược trích từ Phật Quang Sơn Từ Ðiển)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC