Chương III

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chuối đã được trồng khắp vườn, chỉ chờ đến lúc ra buồng nữa là có thể đem ra chợ bán. Nhưng trong thời gian chờ đợi, gia đình ba bà cháu mẹ con của Trân Ni cũng vô cùng khó khăn, khiến bà Thanh chỉ biết thở dài.

"Không biết bao giờ mới yên ổn đây."

Giai đoạn này, Trân Ni nhìn khoản tiền mà mẹ cô để dành mẹ cứ hao mòn dần mỗi ngày mà sốt ruột hơn.

"Mẹ à, cây bình bát cuối vườn, với mớ rau lên tốt lắm."

"Sau đợt lũ lần trước thì bao giờ đất cũng màu mỡ mà con."

"Nếu hái đi bán thì một mớ được bao tiền hả mẹ?"

"Chắc khoảng vài đồng. Con định đem chúng đi bán đấy à?"

"Thì... nó lên cả bụi như vậy, nếu hái đi bán chắc được không ít đâu. Con sẽ hái, mẹ chỉ cần bó vào cho con thôi, con sẽ đem ra chợ huyện bán."

"Con dám đem đi bán sao?"

"Có gì mà không dám mẹ? Mình buôn bán kiếm sống chân chính thì làm gì phải sợ , mình có ăn cắp ăn trộm ai đâu mà sợ hả mẹ. Người ta buôn bán được thì con cũng làm được."

"Không tới mức con phải đem bán đâu, để mẹ tự đi cũng được."

Nhưng đến lúc đó, Trân Ni cứ bướng bỉnh đòi giúp mẹ gánh mớ rau củ đầy ấp hai thúng đến chợ cho bằng được. Chiếc đòn gánh chất đầy rau vươn xanh mướt, cọng nào cọng đó xanh rì tươi rói, mỗi thứ một ít, tất cả mọi loại cây có thể hái được trong vườn. Trân Ni không quen gánh, phải đổi vai liên tục, lúc trái lúc phải vì mỏi, làm bà Thanh đi đằng sau không khỏi bật cười:

"Mệt không con?"

Khuôn mặt khuất dưới vành nón lá đỏ bừng, tóc sổ hết xuống hai bên má nhưng vẫn cứng miệng trả lời:

"Không ạ. Chỉ tại lâu rồi con không chèo thuyền xa thế này nên không quen. Tay hơi mỏi một tí nhưng con vẫn gánh được."

Đường quê sìn lầy rất nhiều do trận mưa hôm qua để lại. Lại thêm chiếc ô tô màu đen bóng loáng chạy qua với tốc độ cao làm bà Thanh phải nhanh chóng đi nép vô trong để tránh mấy đóng nước đọng vũng hôm qua để lại văng lên quần áo, nhưng nước vẫn bắn ướt người đi ở đằng trước, làm Trân Ni cằn nhằn:

"Trời ơi... ướt hết cả. Bực hết cả mình."

Trân Ni lấy ống tay áo lau mặt và cởi nón lá đang đội trên đầu ra quạt, giậm chân xuống đất vẻ bực bội. Cử chỉ đó làm cho người ngồi trên ô tô quay lại nhìn, rồi cho xe chạy lùi lại:

"Rồi mắc giống ôn gì chạy lùi lại nữa vậy trời"

Lần này chiếc ô tô đó đi thẳng tới chỗ hai mẹ con cô, giảm tốc độ khi đến gần, đồng thời từ trên ô tô cất lên giọng xen lẫn tiếng cười vang. Rồi người nói lại bập bẹ nói tiếng Việt

"Cô đang đi đâu đấy?"

Người ngồi ở trên ô tô thò cái đầu của mình ra khỏi xe. Trên người là mặc bộ quân phục kaki màu be, tay áo gập cao để lộ cánh tay thon thả cũng có phần săn chắc nhưng lại trắng muốt, đội trên đầu là chiếc mũ lưỡi trai. Phần mặt lộ ra khỏi mũ ngăm ngăm rám nắng. Trân Ni nhăn mặt, vội đi thật nhanh, nói với mẹ:

"Bọn nó là lính Pháp đó ở bản doanh gần nhà mình đấy mẹ."

"Trông điệu bộ như là có quen với con vậy."

"Hôm trước con tắm sông có bơi qua đó. Cô ta nhìn thấy con nên làm vẻ quen biết đó thôi."

Chiếc ô tô vẫn cứ chạy từ từ theo bước chân của hai mẹ con. Đôi môi đỏ nở nụ cười tươi khoe hàm răng trắng đều. Giọng nói cho thấy tâm trạng vui vẻ:

"Có gì ở trong thúng vậy? Có bán không?

Trân Ni quay ra đáp bằng tiếng Pháp lời nói biểu rõ sự cộc lốc:

"Không bán. Đừng có dây vào đây!"

Câu trả lời không làm ảnh hưởng gì đến sắc mặt người nghe, cô ta thậm chí còn thản nhiên cho ô tô dừng lại rồi bước xuống đi sát bên cô , tay cầm lấy mấy trái bình bát chính vàng ươm trong thúng lên mà xem xét, quay ra cười với bà Thanh và nói bằng thứ tiếng Việt ngọng nghịu:

"Xên Chào."

Nụ cười tươi rói và ánh mắt rạng ngời làm bà Thanh không thể không cười đáp lại. Cô ta bèn rối rít hỏi, nói nhanh đến nỗi bà Thanh ngây cả ra:

"Cô ta nói gì thế con?" bà Thanh mím môi, nhíu mày.

"Cô ta hỏi là mình quả gì, có bán không?"

Bà Thanh quay ra gật đầu cười, đưa tay chỉ một vào cái quả bình bát được cầm trên tay người kia rồi chỉ về phía trước:

"Quả bình Bát, Bán... ở chợ."

Đôi mắt màu xanh ánh lên những tia thắc mắc, khẽ nhắc lại từ cuối bà Thanh vừa nói:

"Bình bát, Chợ.... marché?"

Bà Thanh quay sang con gái:

"Cô ta nói gì thế con? Cái gì má má?"

"Marché tiếng Pháp nghĩa là chợ ạ."

Lần này, bà Thanh quay lại gật đầu, rồi cũng bắt chước nói lại từ lúc nãy:

"Ừ, marché."

Trân Ni cười gật gật đầu, quay ra hỏi cô gái: "Cô hiểu tiếng Pháp à?"

Trân Ni quay phắt đi, cáu kỉnh nói với mẹ mình:

"Đi thôi mẹ ơi."

Trân Ni hối hả nhanh chân bước đi không thèm ngoảnh lại nhìn lấy người kia, bà Thanh thấy con gái mình đi thì bà cũng cười một cái với cô gái kia rồi nhanh chóng đi theo không thèm để ý tiếng nói với theo:

"Cái con bé đấy lại nói gì nữa thế?"

"Cô ta sẽ đi theo chúng ta đấy mẹ."

"Trông mặt mũi còn trẻ lắm." Bà Thanh bình luận. "Con cháu nhà ai không biết, mới ngần này tuổi đã phải ra mặt trận, tha phương xa xứ. Nhỡ mà chết hay làm sao, bố mẹ anh em họ hàng có khi cũng không biết."

"Mẹ thương hại làm gì. Chúng coi chúng là kẻ chiến thắng, muốn làm gì mình cũng được. Bọn này độc ác chết đi được."

"Nhưng trông con bé cũng tốt đấy chứ, cười toe toét. Chắc là buồn nên muốn bắt chuyện với người nọ người kia."

"Con chẳng muốn nói chuyện với cô ta đâu, con ghét!"

"Hừ... Ni này. Chiến tranh là chuyện của chiến tranh. Con người lại là chuyện khác. Con bé thực hiện nhiệm vụ của con bé, mình cũng làm việc của mình. Mình đừng đem chuyện nghĩa vụ vào làm mất đi thiện cảm tốt đẹp giữa con người với nhau. Người ta đối xử tốt với mình thì mình cũng phải tốt lại, có mất gì đâu."

"Con không thích." Cô gái khăng khăng: "Con mà ghét cái gì là không muốn ngay cả đến gần. Dù thế nào cô ta cũng là người Pháp, có tốt đến mấy con cũng vẫn ghét."

Bà Thanh chán chẳng muốn nói tiếp với con gái vì biết tính Trân Ni yêu ghét rõ ràng, khó mà lay chuyển được, nhưng nhìn gương mặt kia chắc là con lai, chứ ngoài đôi mắt màu xanh, mái tóc vàng và tướng tá cao ráo kia ra cô ấy vẫn mang đậm chất châu á mà, thân hình cũng không quá là đô con như mấy cô gái người Pháp khác.

Buổi sáng, bến chợ huyện là nơi tụ hợp của những thuyền chở nông sản từ các miệt vườn đến họp chợ tấp nập. mấy bà ở chợ mõi người một gánh,  ngồi một góc đầy hai bên đường, có người khá giả thì dựng cả chòi lên để tiện che mưa che gió. Tình hình chính trị căng thẳng làm cái gì cũng bán chạy, mọi thứ đều có thể biến thành tiền thành bạc. Bà Thanh vừa đếm tiền vừa hỏi cô gái:

"Con có muốn mua gì không?"

"Mình mua quà bánh gì về cho bà đi mẹ"

Sau khi gửi cái gánh nhờ người quen trông hộ, hai mẹ con đi dọc lên phía chợ. xem xét mà lựa chọn mua một vài thứ đem về sử dụng.

"Đêy là cớ gì?..."

Tiếng nói pha tiếng cười làm bà Thanh phải quay lại nhìn. Cạnh lối đi là đống dưa hấu chất cao, bà bán hàng trung niên đang cố gắng nói chuyện với một người ngồi xổm phía trước:

"Dưa hấu. Có mua không?"

Cô gái ngẩng lên, nhìn đầy vẻ thắc mắc, tiếng ấp úng mắc trong cổ:

"Hừ... hử?"

Mấy hàng quán bên cạnh bắt đầu tò mò bu vào xem.

"Bản thế nao?..."

"Mua mấy quả? Đã ăn bao giờ chưa, ngon lắm. Nước cô có dưa hấu không?"

Người đang ngồi chỉ vào chỗ trái cây trước mặt liền cố gắng bắt chước nói theo:

"Dưa hấu...."

"Ruột cát, ngọt mát lắm."

Người kia cởi mũ, gãi đầu gãi tai không biết làm thế nào, khiến những người đứng xem xung quanh cười rộ lên. Đang ngồi giữa đám đông, cô ta đứng dậy lúng túng quay nhìn hai bên, chợt thấy bà Thanh liền cười tươi, rẽ vòng người tiến nhanh tới:

"xênh chàu bác"

Bà Thanh ngây ra hỏi:

"Cái gì cơ?"

Cô ta cố gắng giải thích tiếp bằng tiếng Pháp

"Làm ơn giúp cháu với. Lúc nãy cháu hỏi bà ấy là quả gì, giá bao nhiêu nhưng bà ấy không hiểu. Trông giống quả dưa hấu phải không ạ?"

Bà Thanh lắc đầu:

"Tôi không nói được tiếng Pháp, phải hỏi con gái tôi."

Nhưng Trân Ni đi theo sau làm mặt tỉnh bơ như thể không biết chuyện gì đang diễn ra, cô dòm ngó xung quanh đưa tay lựa lựa mớ bánh bò trên gánh của bà lão ngồi gần đó.

"Ni, con giúp con bé ấy một chút được không, hóa ra theo đến tận chợ thật."

"Kìa mẹ. Đừng dây dưa gì với cô ta, kệ họ rồi họ cũng nói chuyện với nhau được thôi."

"Làm ơn giúp đỡ tôi."

Cô gái đó lại nói tiếng mẹ đẻ vì quen miệng, gương mặt trắng dịu mang vẻ lạnh lùng, dửng dưng như tạc bằng cẩm thạch, thể hiện rằng mình không hiểu hay không muốn tiếp nhận cũng không rõ. Đôi mắt tỏ vẻ băn khoăn, nụ cười đang nở trên đôi môi đỏ tắt dần. Một lúc sau, như đã hiểu ra, cô ta cúi đầu chào, khẽ nói:

"Thôi được, cảm ơn cô nhiều."

Cái dáng cao lớn trong bộ quân phục kaki màu be quay lại ngồi xuống chỗ cũ, cố gắng tiếp tục câu chuyện đang dang dở. Bà bán hàng bèn nói:

"Có lấy không? năm đồng một quả."

Vừa nói vừa xòe năm ngón tay ra hiệu. Lần này, người mua gật đầu vẻ đã hiểu, rồi cười lộ hàm răng trắng, giơ năm ngón tay lên, vừa giơ vừa gật gù rồi móc trông túi ra đưa cho bà ta năm đồng.

"Bao giờ lại đến mua nhé, cứ thế này lời quá."

Đến vậy mà cô ta vẫn còn nở nụ cười tươi chào bà Thanh lần nữa trước khi khệ nệ bê dưa hấu cắm cúi đi mất.

"Cái con nhỏ này thật là. Giờ chắc con bé đã biết là con không ưa nó rồi."

"Kệ chứ ạ. Con cũng muốn cô ta biết là con không ưa."

"Nói năng chẳng hay ho gì cả, lại còn không chịu giúp con bé một chút. Dưa hấu gì mà mua những năm đồng một quả chứ."

"Càng tốt... Người Việt mình càng được lời nhiều. Bọn Pháp nhiều tiền mà, bọn nó sợ gì chứ!"

Bà Thanh bất lực nhìn con gái. Đối với Trân Ni, một khi đã xác định cái gì là xấu hay tốt, cô thường nhất quyết không thay đổi ý kiến của mình.

"Con mà có phép thì con sẽ hồ biến cho bọn chúng chết hết ngay tại đây luôn."

Bà Thanh không đáp gì nữa bởi đối với bà, cuộc đời đã dạy cho bà biết rằng con người ta không có ai xấu xa hoàn toàn, và cũng chẳng người nào tốt đẹp mọi bề. Trong con người, có cả cái tốt và cái xấu cùng hiện hữu pha lẫn với nhau, tùy theo mức độ bắt buộc mà sẽ thể hiện phần nào ra mà thôi...


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net