Khoa học tự nhiên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Niu-tơn, người đã vượt lên trên tất cả mọi thiên tài!

Nhà bác học vĩ đại Niu-tơn đã phát minh ra những định luật cơ bản của cơ học, định luật vạn vật hấp dẫn, định luật phân ly ánh sáng trắng và lý thuyết sóng - hạt của ánh sáng. Ông đã nghiên cứu ra phép tính vi phân và tích phân. Khi nghiên cứu về sự chuyển động của các vật trong chất lỏng nhớt ông đã tìm ra định luật về lực cản của chất lỏng nhớt tác dụng lên vật chuyển động trong nó. Để đo nhiệt độ, Niu-tơn đã thiết kế và chế tạo ra một trong số những nhiệt kế đầu tiên. Ông còn là người đi tiên phong xây dựng được một chiếc kính viễn vọng phản xạ. La-grăng-giơ có nói về ông như sau: “Ông là người hạnh phúc nhất, chỉ một lần thôi mà ông đã có thể lập nên một hệ thống thế giới”.

Chú bé I-xa-ắc ra đời vào mùa đông năm 1643 khi bão tuyết đang rít lên sầu não trên những mái nhà cao nhọn của thành phố Vun-xtép, Vương quốc Anh. Chú bé bị sinh thiếu tháng nên ốm yếu đến nỗi cha đạo Vác-na Xmit cho rằng chú khó lòng sống nổi. 

Nhưng chú cứ sống, cứ lớn lên và lạ lùng thay, suốt cuộc đời dài đằng đẵng của mình, I-xa-ắc hầu như chưa bao giờ mắc bệnh. Mãi đến năm 84 tuổi mới chỉ mất một cái răng. I-xa-ắc không biết mặt cha mình vì ông đã mất trước khi I-xa-ắc ra đời. Bố dượng của ông kể lại rằng bố đẻ ông là một người thô tục, kỳ dị và yếu đuối. Khi Niu-tơn lên ba, bố dượng cùng với mẹ đi nơi khác còn chú bé ở lại với bà nội. Hai bà cháu cứ sống với nhau như thế trong một ngôi nhà bé nhỏ ở nông thôn xây bằng đá xám, xung quanh có bờ dậu thưa bao bọc. Cậu đã học xong trường làng và có thể lấy làm thoả mãn về điều đó như bọn trẻ láng giềng. Một điều may mắn cho I-xa-ắc Niu-tơn là người thân đã gửi cậu về học tại trường Hoàng gia ở Gren-them, một thị trấn cách quê nhà mười cây số. 

Đó là chuyến đi đầu tiên của Niu-tơn. Ông là một người ít đi đây đó và suốt cả đời mình chưa bao giờ rời khỏi ngôi nhà thân yêu quá 180 cây số. Ông cũng chưa bao giờ vượt qua eo biển Măng-sơ và chưa xa đất nước Anh một ngày nào. Viết về ông kể cũng khó: Chẳng có chuyện gì mạo hiểm, rủi ro hoặc bất ngờ, chẳng có sự kiện nào kỳ lạ, chẳng có một va vấp hiếm có nào. Nếu trong một đám đông chắc bạn cũng chẳng bao giờ để ý tới một người ít nói, trông không có gì là sắc sảo, tầm vóc thấp bé, nhẹ cân, diện mạo quá đỗi bình thường. Theo moị người kể lại thì ông là một người khó bắt chuyện, có khi trong lúc đang chuyện trò ông thình lình lặng im và trầm ngâm suy nghĩ. Những lúc này đôi mắt lanh lợi sinh động của ông dường như ngưng đọng lại và đờ ra. Ông hay e thẹn, rụt rè trước mặt phụ nữ, có lẽ vì vậy mà mãi không lấy được vợ. Hồi còn đi học ở Gren-them, Niu-tơn say mê một thiếu nữ xinh đẹp, nết na. đó là tiểu thư Xto-ri. Cô ta là người con gái độc nhất trong đời mà ông yêu dấu. Ông giữ trọn lòng chung thuỷ đối với hình tượng tiểu thuyết này, thậm chí về già ông vẫn đến thăm cô gái Xto-ri nay đã trở thành bà lão. 

Tại trường trung học Tri-ni-thơ, cũng như trường Đại học Kem-brit-giơ, Niu-tơn cũng sống một cách bình thường, lặng lẽ, xa lánh những nhóm sinh viên vui vẻ. Ông cũng không hề tham dự các buổi dạ hội. Nếu có cần đến những nơi đó ông cũng không uống gì, chỉ ngồi như chiếu lệ. Niu-tơn học hành cũng bình thường, học lực thuộc loại trung bình. Chúng ta không thể hiểu được chỉ trong vòng có mấy năm mà bước ngoặt thần thoại đã biến cậu học trò tỉnh lẻ trở thành nhà nghiên cứu khoa học thực thụ và hoàn toàn tự lập này. Không có cách nào giải thích được sự biến chuyển đó, không có một tác động nào từ bên ngoài. Ta chỉ có thể phỏng đoán rằng quá trình này đã xảy ra một cách từ từ từng bước trong bộ óc thần thoại của ông. 

Sau khi thoát khỏi những tai hoạ khủng khiếp của bệnh dịch hạch (chỉ riêng tại Luân Đôn người ta đã phải hoả thiêu 31 ngàn xác người), ông đã trở về quê hương hai năm. Người ta gọi những năm này là “Mùa thu quả cảm đầy tự tin” của Niu-tơn. 

Ông làm việc cật lực. Các phép tính vi phân và tích phân được khai sinh tại đây. Trên chiếc bàn gỗ thô sơ mộc mạc, chỉ bằng một chiếc lăng kính ông đã phân ly chùm tia nắng, bóc trần bí mật quang phổ ánh sáng mặt trời. Cũng tại đây, bên dưới cửa sổ, cây táo nổi tiếng nhất thế giới đã mọc lên. Từ cây táo ấy quả táo nổi tiếng nhất thế giới đã có lần chín rụng báo trước cho Niu-tơn định luật vạn vật hấp dẫn. 

Ông đã biết những lực giữ cho mặt trăng đứng nguyên trên bầu trời mà mãi sau 20 năm thế giới mới biết đến đièu đó. Tính cách của ông cũng rất lạ là không thích xuất bản những công trình, tác phẩm của mình. 

Đến cuối đời, trực giác linh tính thiên tài đầy sáng tạo cũng không làm thay đổi được Niu-tơn. Ông quan sát rất lâu những tia lửa phóng ra từ cái kim và miếng hổ phách cọ xát vào len dạ. Theo ghi chép của ông thì chúng làm ông liên tưởng đến những tia chớp nhỏ bé. Ông cảm thấy mình đang đứng trước cửa một thế giới đầy bí hiểm - thế giới điện và từ. ông đã sẵn sàng mở toang cánh cửa đó ra nhưng không còn đủ thời gian. Năm tháng sẽ trôi đi, những người cùng tổ quốc với ông. Pha-ra-đây và Mắc-xoen, đã cống hiến cho loài người điều mà ông không kịp làm. 

Ngay từ khi còn sống, tài năng xuất chúng của Niu-tơn đã đựoc toàn giớ khoa học châu Âu công nhận. Năm 1699, Viện Hàn lâm khoa học Pa-ri lần đầu định ra thể thức bầu các viện sĩ nước ngoài và chọn ngay I. Niu-tơn làm viện sĩ nước ngoài thứ nhất. Tháng 11-1703, toàn thể Hội Hoàng gia Anh nhất trí cử ông làm Chủ tịch Hội và năm nào cũng bầu ông vào vị trí cao quý ấy cho đến khi ông qua đời. 

Từ đầu thế kỷ mười tám, Niu-tơn đã được đánh giá là một nhà bác học vĩ đại bậc nhất thế giới. Lý thuyết toán học mới do ông và Lây-nit-xơ xây dựng đã nhanh chóng phát triển thành một lĩnh vực quan trọng của toán học cao cấp hiện đại gọi là giải tích học. Các nhà bác học Bec-nu-li, Ơ-le, Lô-pi-tan, Tây-lơ, Mác-lâu-rin, Mô-péc-tuy, Cơ-le-rô, La-gơ-ran-giơ... đã hoàn chỉnh cơ sở lý luận và vận dụng có kết quả phương pháp toán học mới để nghiên cứu hàng loạt vấn đề thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật rất khác nhau. Niu-tơn xứng đáng được xếp vào danh sách gồm rất ít những người bất tử vĩ đại nhất thế giới từ cổ chí kim. 

Cho đến lúc già, Niu-tơn vẫn không ngừng làm việc. ông vẫn tiếp tục hoàn thiện các tác phẩm đã công bố, nêu lên những vấn đề còn phải nghiên cứu đồng thời cố gắng giải quyết các vấn đề đã nêu ra. Năm 1717, ông cho tái bản cuốn sách “Quang học” mà ông đã để hết tâm trí trong mười năm sửa chữa. Năm 1722, tức là lúc đã 80 tuổi ông bắt tay vào việc chỉnh biên tác phẩm “Những nguyên lý” chuẩn bị cho lần xuất bản thứ ba. Còn nhiều công việc đang tiến hành thì đầu năm 1727, bệnh sỏi thận và bệnh sưng huyết phổi đã buộc nhà bác học phải giao lại công việc này cho một người học trò là Pem-bơ-tơn để về nghỉ dưỡng bệnh tại một miền quê cách Luân Đôn không xa. 

Ba tuần lễ sau, nhà bác học thấy mình hơi khoẻ nên đã đi Luân Đôn và chủ trì cuộc họp của Hội Hoàng gia tổ chức vào tháng ba năm đó. Khi quay về nơi dưỡng bệnh, cơn đau đột nhiên trở lại. I-xa-ắc Niu-tơn ốm nặng và mê man bất tỉnh. Ngày 31 tháng 3 năm 1727, Niu-tơn qua đời tại Ken-xinh-tơn, gần thủ đô Luân Đôn. Thi hài nhà bác học được mai táng tại nghĩa trang nhà thờ Oét-minx-tơ là nơi an nghỉ cuối cùng dành riêng cho các bậc vĩ nhân nước Anh. Trên mộ chí của ông, người ta đọc được những dòng chữ khắc sâu sau đây: 

Đây là nơi an nghỉ của Tôn ông I-xa-ắc Niu-tơn, một con người có trí tuệ thiên thần, lần đầu tiên đã dùng phương pháp toán học của mình giải thích được sự chuyển vận và hình dạng của các hành tinh... 

Trường đại học Tơ-ri-ni-ti ở Kem-bơ-rít-giơ cũng dành cho người con ưu tú của mình một vị trí xứng đáng. Bức tượng bán thân của Niu-tơn được đặt tại mặt trước thánh đường, cao hơn tất cả các bức tượng những bậc vĩ nhân khác xuất thân từ trường đại học đó. Ngay dưới bức tượng sáng ngời dòng chữ:


MICHAEL FARADAY (1791 - 1867): NHÀ BÁC HỌC BIẾN TỪ THÀNH ĐIỆN

Michael Faraday (1791 - 1867), nhà vật lí và hoá học Anh. Xuất thân nhà nghèo, tự học thành tài. Bậc thầy về thực nghiệm. Phát hiện ra hiện tượng cảm ứng điện từ, xây dựng lí thuyết điện phân, nghiên cứu các chất điện môi, sự hưởng ứng tĩnh điện (màn chắn tĩnh điện), vv. Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Pêtecbua (1830).
Mai-cơn Pha-ra-đây là nhà bác học vĩ đại đã hiến dâng cuộc đời cho tất cả những máy phát điện và đi-na-mô trên thế giới. Nhiều năm về sau, nhà vật lý học Nga nổi tiếng Xtô-lê-tốp đã viết: “Sau Pha-ra-đây, thế giới chưa bao giờ được chứng kiến từ cùng một bộ óc phát ra những phát minh cừ khôi và muôn hình vạn trạng đến như thế. Hẳn thế giới sẽ khó mà thấy được một Pha-ra-đây khác trong những ngày tới đây”... 

Pha-ra-đây xuất thân từ một gia đình có bố là thợ rèn. Năm 12 tuổi, chứng kiến cảnh người cha đầm đìa mồ hôi, ráng sức nện buá lên những thanh sắt nung đỏ, trong không khí ngột ngạt và hơi nóng hầm hập phả ra từ bếp than. Cậu bé Pha-ra-đây hiểu rằng cha mình đã làm đến sức cùng, lực kiệt mà vẫn không đủ nuôi một gia đình đông con. Pha-ra-đây xin với cha cho thôi học để bớt gánh nặng trong nhà.

Ông tự lập bằng nghề bán báo dạo, rồi đưa báo đến những gia đình giàu có đặt mua. Trong số báo chí được chuyển đi có nhiều tờ thuộc danh mục khoa học. Cậu tranh thủ đọc nó trên đường đi đưa báo, rồi trích một số tiền ít ỏi để mua tờ tạp chí yêu thích nhất: Tạp chí hoá học. 

Qua sách báo, Pha-ra-đây đã nhìn thấy bức thành trì khoa học uy nghi trước mặt nhưng còn kín cổng cao tường với những người còn chưa có kiến thức. Từ lúc này, một ý nghĩ khát khao cháy bỏng cứ luôn ám ảnh trong đầu óc cậu bé là sẽ có một ngày bước chân được vào toà thành trì đó. 

Ông Mi-ra-bô là một chiến sĩ Cộng hoà Pháp phải sống lưu vong tại nước Anh là khách hàng quen thuộc của cậu bé đưa báo. Ông là chủ một hiệu sách và đóng sách thường thu nhận những cậu bé nghèo khổ vào làm việc. Thấy Pha-ra-đây ngoan ngoãn, lễ phép, ham học và có chí hướng, ông đã nhận cậu bé vào làm tại cơ sở của mình. Sau khi về nhà ông Mi-ra-bô, Pha-ra-đây đã có điều kiện sinh hoạt và học tập tốt hơn rất nhiều. Tủ sách nhà ông Mi-ra-bô đã cho phép Pha-ra-đây tìm hiểu thế giới khoa học đầy huyền bí. Ông chủ còn cho cậu dùng gầm cầu thang làm một phòng thí nghiệm đầu tiên khiến Pha-ra-đây thích thú vô cùng. Ông Mi-ra-bô là người có công nhen nhóm ngọn lửa khoa học trong khối óc đầy triển vọng của Pha-ra-đây để rồi ngọn lửa ấy bùng phát thành khát vọng nghiên cứu khoa học mãnh liệt. 

Một lần, có một giáo sư trung học về hưu đến cửa hàng mua sách. Pha-ra-đây đã đem những vướng mắc trong quá trình tự mầy mò nghiên cứu về môn hoá học ra hỏi. Vị giáo sư già đã cho phép Pha-ra-đây đến nhà và tận tình chỉ bảo. Ông đã dẫn dắt Pha-ra-đây từ những bước đi chập chững trên con đường nghiên cứu khoa học đầy gian khổ. Ông đã tặng cho anh tập giáo trình của nhà hoá học nổi tiếng thời bấy giờ là giáo sư Đê-vi. Qua các bài giải xúc tích, sâu sắc của giáo sư đã giúp anh xác định hướng tới của cuộc đời. Lòng khát khao kiến thức đã khiến cậu mạo muội viết cho giáo sư Đê-vi bầy tỏ nguyện vọng được thu nhận làm phụ tá. Lá thư này không được hồi âm. Được vị giáo sư già giới thiệu, Pha-ra-đây đã được phụ giúp giáo sư Clê-man, một nhà hoá học nổi tiếng người Pháp trong một buổi thuyết trình trước Hội Khoa học Hoàng gia Anh. Buổi thuyết trình thành công mỹ mãn có một phần quan trọng của nhân viên phụ giúp làm thí nghiệm là cậu bé làm tại hiệu đóng sách xuất thân từ một gia đình làm nghề rèn. 

Trước khi rời nước Anh về Pháp, giáo sư Clê-man đã chào từ biệt giáo sư Đê-vi và giới thiệu Pha-ra-đây với nhà hoá học lừng danh nước Anh. Ồng Đê-vi chợt nhớ ra một chuyện cách đây khá lâu, chàng trai này đã viết cho ông một lá thư kèm theo những thu hoạch, nhận xét về các bài giảng môn hoá học của ông. Trong bức thư ấy, có những nhận xét khá táo bạo và chính xác. Pha-ra-đây đã bầy tỏ trong thư “Gần 10 năm nghiên cứu hoá học, tôi hoàn toàn chỉ tự học, mầy mò làm lại các thí nghiệm vật lý và hoá học tìm thấy trong các sách giáo khoa hay các từ điển chuyên môn vì chưa từng học qua trung học.” Lúc này, giáo sư Đê-vi mới lập một phòng thí nghiệm tại nhà để tiện việc kiểm tra những phát minh của mình. Đê-vi quyết định cho Pha-ra-đây vào làm nhân viên giúp việc. Đúng lúc nhận được tin vui bất ngờ từ giáo sư Đê-vi, Pha-ra-đây lại gặp cảnh gia đình khó khăn. Cha Pha-ra-đây qua đời, gánh nặng gia đình dồn lên vai người con lớn, anh phải tìm cách kiếm tiền giúp mẹ nuôi các em. Có một người bạn đã tìm cho Pha-ra-đây chân quản gia cho người chú ruột với mức lương 80 stec-ling một tháng. Số tiền này sẽ đủ phụ giúp gia đình nhưng phải sống xa Luân-đôn, xa môi trường khoa học, phải hy sinh những ước mơ cháy bỏng ấp ủ bao lâu nay. Sau khi cân nhắc kỹ càng, Pha-ra-đây chấp nhận đến giúp việc cho giáo sư Đê-vi với mức lương 25 stec-ling. Với khoản thu nhập này, anh đã phải sống kham khổ, chi tiêu dè xẻn để có thể gửi về cho mẹ 10 stec-ling một tháng giúp gia đình. 

Từ đấy, Pha-ra-đây trở thành người giúp việc cho giáo sư Đê-vi, được ông cho phép dến nghe những buổi giảng dạy tại trường đại học và dự thính một số cuộc hội thảo của Hội Khoa học Hoàng gia Anh. 

Lần đầu tiên trong lịch sử nước Anh, cánh cửa tôn nghiêm của Hội Khoa học hé mở cho con một người thợ rèn vào ngồi với các nhà quý tộc. Đê-vi là một con người của “ánh sáng.” Trí thông minh của ông nhậy bén và linh hoạt khác thường. Anh nhân viên kỹ thuật điềm đạm ít nói tiếp thu như muốn nuốt hết kinh nghiệm của nhà hoá học xuất sắc Đê-vi. Tất cả những gì anh thấy tại Pa-ri và Flo-răng-xơ, những cuộc gặp gỡ với Am-pe và Gây Luýt-xắc, những chuyến dừng chân trên đường đèo qua núi An-pơ và miền núi lửa Vơ-du-vơ. Đối với Pha-ra-đây, tất cả những cái đó đều là phòng thí nghiệm lớn. Tâm trí anh không ngừng đắm chìm trong những đối chiếu, so sánh, phán đoán, kết luận. Ngay cả khi ngắm nhìn nhà hát ngoài trời Cô-ti-dê anh đã dùng chân để đo chu vi và đã xác định độ cao của nó. Từ một thanh niên rụt rè, nhút nhát, anh chuyển dần thành người ham mê quan sát, thí nghiệm.

Do có những đố kỵ với Nam tước phu nhân Đê-vi, Pha-ra-đây đã xin thôi việc tại phòng thí nghiệm và chuyển hướng nghiên cứu của mình sang môn vật lý. Ý định chuyển sang nghiên cứu vật lý đã có trong Pha-ra-đây từ năm 1820, bốn năm trước khi ông được bầu là hội viên Hội Khoa học Hoàng gia. 

Năm đó, các tạp chí khoa học đã công bố nhà vật lý Oersted đã phát hiện ra từ tính của dòng điện. Trước đó không lâu, nhà vật lý người Đức Rit-te dựa trên công việc của người học trò yêu quý Oersted đã tiên đoán tới năm 1820 sẽ có một phát minh xuất sắc. Vài tháng sau, A-ra-gô nhận xét thấy các vụn sắt bám vào dây dẫn. Sau đó, A-ra-gô và Am-pe đã chế tạo ra cuộn xê-lê-nô-it đầu tiên. Có thể biến từ thành điện đựoc không? Bài toán còn bỏ ngỏ này đã kích thích mạnh mẽ Pha-ra-đây suy nghĩ, tìm tòi. Sau 10 năm nghiên cứu, bắt tay làm hàng trăm thí nghiệm về điện, ngày 29-8-1831, khi đưa thanh nam châm vào cuộn xê-lê-nô-it, Pha-ra-đây khẳng định trong cuộn dây đã xuất hiện dòng điện. Nhờ tài năng tuyệt vời và lòng kiên nhẫn của Pha-ra-đây, chúng ta mới hiểu được mối liên hệ giữa điện và từ. Loạt công trình của ông lấy tên là “Các nghiên cứu thực nghiệm về điện” chỉ kết thúc vào năm 1851, hai mươi năm sau ngày công bố phát hiện quan trọng này. 

Pha-ra-đây là nhà bác học tự học, mọi phát minh của ông đều mang dấu vết đặc trưng của cuộc đời tìm tòi, sáng tạo. Giáo sư Đê-vi, người thầy đầu tiên đã sớm phát hiện thiên tài của Pha-ra-đây đã không dấu niềm tự hào tuyên bố: “Pha-ra-đây là phát minh lớn nhất của tôi”.
Suốt 50 năm hăng say tìm tòi và sáng tạo, Pha-ra-đây đã cống hiến cho khoa học rất nhiều phát minh có giá trị như hoá lóng clo, chứng minh bằng định luật bảo toàn điện tích đến phát hiện cảm ứng điện từ. Trên cơ sở phát minh của Pha-ra-đây, kỹ thuật vô tuyến điện đã ra đời và phát triển nhanh chóng. Pha-ra-đây đã tìm ra hai định luật về điện phân mở ra bộ môn kỹ thuật cho công nghệ mạ điện, đúc điện và luyện kim. 

Pha-ra-đây đã khám phá ra hiện tượng quay từ điện. Những động cơ điện được dùng rộng rãi trên trái đất là kết quả phát minh thiên tài của Pha-ra-đây. 

Cống hiến của Pha-ra-đây cho khoa học và lợi ích chung của nhân loại là vô giá. 

Pha-ra-đây là nhà bác học bình dân nhưng cũng là nhà bác học chân chính, không màng đến danh vọng, tước vị. Ông hầu như không tham dự các bữa tiệc sang trọng mà Hoàng gia dành cho giới quý tộc và các nhà khoa học danh tiếng. ông từ chối những chức vụ trong trường đại học, trong Hội Khoa học và từ năm 1987 ông không tham gia giảng dạy tại trường đại học vì nghĩ rằng những nghiên cứu khoa học có lẽ có ích hơn những bài giảng của ông. 

Cuối đời, Pha-ra-đây được Hội Khoa học Hoàng gia đề cử giữ chức Chủ tịch Hội. Nữ hoàng Anh ban cho tước hiệu nam tước, một lâu đài nhỏ và một món tiền lớn. ông nhận đến sống tại lâu đài cổ Ham-pton Court ở ngoại ô Luân-đôn vì suốt một đời cống hiến cho khoa học ông vẫn chưa có được một ngôi nhà. Số tiền thì ông dùng vào nghiên cứu khoa học và giúp đỡ sinh viên nghèo. Riêng tước vị quý tộc và chức Chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia thì ông từ chối. 
Ông đang tiếp tục nghiên cứu về năng lượng thì mắc phải căn bệnh bất ngờ là bị mất trí nhớ phải đi nghỉ tĩnh dưỡng. Sau một thời gian khá dài đi du lịch, ông vẫn không hồi phục được trí nhớ. Ngày 13 tháng 2 năm 1862, ông đã ghi chép lại thí nghiệm của đời mình, thí nghiệm số 16.041. 

Mùa hè năm 1867, có một người bạn tới thăm ông, lúc đó ông đã 76 tuổi. Người bạn hỏi:
- Bác cảm thấy trong người thế nào?

- Tôi đang đợi đấy – Pha-ra-đây mỉm cười trả lời.

Ông qua đời trên chiếc ghế mềm kê cạnh bàn làm việc. Sau khi ông mất, nhiều người còn nhắc lại rằng một thời gian dài ông thường xuyên mang trong túi một chiếc lò-xo bằng đồng nhỏ. Trong lúc quên bẵng cả những người đang nói chuyện với mình và chưa ăn sáng, tay ông vẫn vân vê chiếc lò-xo. Ông vẫn đắm chìm trong những suy nghĩ, những điều người khác không thể nào hiểu được. 

Nhờ có Pha-ra-đây, khi màn đêm buông xuống không còn ánh mặt trời, địa cầu vẫn lung linh sáng. 



NHÀ BÁC HỌC GOERGE STEPHENSON (1781-1848)

Thế kỷ XXI đã trải qua được khoảng thời gian tám năm, khoa học kỹ thuật vẫn tiếp tục phát triển như vũ bão. Có ai ngờ một thành quả khoa học từ thế kỷ XIX vẫn tiếp tục được coi trọng và phát huy sức mạnh của mình. Tên tuổi của Stephenson, người áp dụng kỳ tích máy hơi nước của nhà bác học James Watt vào giao thông vận tải đường sắt vẫn còn được nhớ mãi.
Thế kỷ XXI đã trải qua được khoảng thời gian tám năm, khoa học kỹ thuật vẫn tiếp tục phát triển như vũ bão. Có ai ngờ một thành quả khoa học từ thế kỷ XIX vẫn tiếp tục được coi trọng và phát huy sức mạnh của mình. Tên tuổi của Stephenson, người áp dụng kỳ tích máy hơi nước của nhà bác học James Watt vào giao thông vận tải đường sắt vẫn còn được nhớ mãi. Ngày nay, tuy các phương tiện giao thông đã phát triển nhưng đường sắt vẫn là huyết mạch giao thông chính của mỗi quốc gia. Ngay sau khi thống nhất đất nước 1975, Đảng và Chính phủ đã chú trọng khôi phục tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên nhiều tấm bản đồ, đường sắt được kẻ bằng nét màu đỏ như dòng huyết quản đảm bảo cho một đất nước phồn vinh và phát triển. 

Nhà bác học Anh Stephenson có ý tưởng chế tạo đầu máy xe lửa từ năm 14 tuổi khi đang làm phu trong hầm mỏ ở Newcastle. Hàng ngày phải gò lưng đẩy xe goòng chở than đến máng rửa, cậu bé Stephenson cứ ước ao là nếu có được một chiếc đầu máy kéo nó đi thì sung sướng biết bao. Vậy mà chỉ hơn 20 năm sau, Stephenson đã vượt qua các ước mơ thời niên thiếu, chẳng những chế tạo ra đầu máy xe lửa đầu tiên của loài người mà còn thực hiện xây dựng tuyến đường sắt nối liền hai thành phố công nghiệp quan trọng của nước Anh. 

Stephenson là con của một thợ máy bơm cần cù ở vùng mỏ Newcastle. Ngay từ khi mới mười tuổi, cậu đã tỏ ra có năng khiếu về máy móc thiết bị. Cha cậu thường kể: “Ngay từ khi còn bé, không có thứ đồ chơi nào làm cháu ham mê bằng “sáng tạo” ra những máy móc cho bọn trẻ cùng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#thơ-ca