Khổng Tử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

KHỔNG TỬ

NGUYỄN HIẾN LÊ

Tên sách: Khổng Tử

Tác giả: Nguyễn Hiến Lê

Thể loại: Triết học

Nhà xuất bản: Văn Hóa

Năm xuất bản: 8/1995

Khổ: 13x19 cm

---------------------

Đánh máy (TVE): thuocvien

Sửa chính tả (TVE): thuocvien

Chuyển sang ebook (TVE): tovanhung

Ngày hoàn thành: 16/11/2006

http://www.thuvien-ebook.com

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1

TỪ NGHIÊU THUẤN TỚI KHỔNG TỬ

NGHIÊU THUẤN

HẠ VŨ

THƯƠNG (N) - THÀNH THANG

NHÀ CHU - CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

VÕ VƯƠNG VÀ CHU CÔNG

CHU SUY - ĐÔNG CHU

XUN THU VÀ CHIẾN QUỐC

CHƯƠNG 2

KHỔNG TỬ - ĐỜI SỐNG

TIỂU SỬ THEO TƯ MÃ THIÊN

TỔ TIÊN - THỜI KỲ THƠ ẤU VÀ TRÁNG NIÊN (551 - 523)

TỪ BA MƯƠI TUỔI TỚI NĂM MƯƠI TUỔI

THỜI KỲ THAM CHÍNH TẠI LỖ

BỐN NĂM LƯU LẠC

TUYỆT LƯƠNG Ở TRẦN VÀ THÁI

LẠI LANG THANG

VỀ LỖ - NHỮNG NĂM CUỐI

CHƯƠNG 3

CON NGƯỜI

LỐI SỐNG

TƯ CÁCH, TÍNH TÌNH

CHƯƠNG 4

MÔN SINH

HAI LỚP MÔN SINH

NHAN HỒI, TỬ LỘ, TỬ CỐNG

CHƯƠNG V

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

HOÀN CẢNH

TÒNG CHU

KHÔNG THÍCH CÁCH MẠNG

BẢO THỦ NHƯNG CẢI THIỆN

CHÍNH DANH

ĐỨC TRỊ

PHẢI TU THN

PHẢI HỌC

NHỮNG ĐỨC CẦN CÓ

CHƯƠNG 6

CHÍNH SÁCH TRỊ DN

DƯỠNG DN

GIÁO DN

CHÍNH HÌNH

VÕ BỊ

NGOẠI GIAO

DÙNG NGƯỜI

XÃ HỘI LÍ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ

CHƯƠNG 7

ĐẠO LÀM NGƯỜI

QUN TỬ

TRỜI

THIÊN MỆNH

QUỈ THẦN

KẾT

Triết thuyết nào cũng chỉ để cứu cái tệ của một thời thôi. Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là một tiến bộ so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các đời sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một cống hiến lớn cho nhân loại rồi

KHỔNG TỬ

***

LỜI NÓI ĐẦU

Từ xưa tới nay hầu hết các học giả viết về học thuyết Khổng tử đều dùng cả tứ thư lẫn Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Khổng tử gia ngữ v.v... làm tài liệu, như vậy theo tôi không phải là tìm hiểu Khổng giáo trong suốt thời Chiến Quốc, vì trong những sách dẫn trên, ngoài bộ Luận Ngữ là đáng tin nhất, còn thì bộ nào cũng chứa nhiều tư tưởng của người sau, không phải của Khổng tử.

Tôi lấy thí dụ cuốn Đại học của Tăng Tử (một môn sinh được trực truyền) ngay trong đoạn đầu nói về việc tu thân để tề gia, trị quốc..., cũng đã có một ý tôi cho không phải là của Khổng tử mà của Tăng tử, tức "tri tri tại cách vật", vì trong Luận ngữ ông không hề nói tới sự cách vật.

Sách Trung dung của Tử Tư, cháu nội Khổng tử, cũng có những tư tưởng siêu hình, mà Khổng tử tránh phần siêu hình.

Rồi những câu "cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa", "nhất hạp nhất tịch vi chi biến, vãng lai bất cùng vvi chi đạo" (trong Kinh Dịch - Hệ từ thượng) mà nhiều người dẫn (chẳng hạn Trần Trọng Kim trong Nho giáo) và cho là quan niệm về thiên lí, về đạo của Khổng tử, thì sao tôi thấy có màu sắc của Lão giáo quá.

Ngay như Lễ Kí, thiên Tăng tử vấn (Tiểu Đái Kí) phần lớn không tin được vì xuất hiện sau Khổng tử bảy trăm năm (thế kỷ II sau Tây lịch) và do người đời Hán viết.

Căn cứu vào những bộ đó thì không khác gì tô xanh tô đỏ lên học thuyết của Khổng tử, còn đâu chân diện mục của nó nữa. Từ lâu tôi vẫn bất mãn về điều đó và chỉ thấy mỗi một học giả ở Pháp, ông Etiemble, trong cuốn Confucius (Gallimard 1966) là không dùng phương pháp đó mà chỉ căn cứ vào mỗi hệ Luận ngữ thôi.

Bộ này cô động quá không ghi hết được lời dạy của Khổng tử, và nhiều bài không cho biết trong hoàn cảnh nào Khổng tử đã thốt những lời này lời khác, thành thử chỉ dùng nó thì thế nào cũng không tránh khỏi lỗi thiếu sót; nhưng thà cứ biết tới đâu ghi tới đấy, không biết thì tồn nghi, còn hơn là gán cho Khổng tử những tư tưởng của người đời sau, những tư tưởng có thế ông không bao giờ nghĩ tới hoặc không muốn bàn tới.

Năm 1972, tôi đã theo chủ trương chỉ dùng Luận ngữ mà tìm hiểu Khổng tử, để viết cuốn Nhà giáo họ Khổng. Viết xong, tôi đã có ý sẽ viết tiếp hai tập như vậy nữa về Nhà chính trị họ Khổng và Nhà luân lý họ Khổng, nhưng vì mắc nhiều công việc khác (viết cuốn Mặc học, viết chung với ông Giản Chi cuốn Tuân Tử và cuốn Hàn Phi...) mãi đến cuối năm ngoài (1977) tôi mới trở lại viết về Khổng tử được.

Tôi đã bỏ ra hơn hai tháng dọc lại những sách về Khổng tử mà tôi có hoặc mượn được (như của Lữ Chấn Vũ, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc; Hầu ngoại Lư: Tư tưởng cổ đại Trung Quốc; Quan Phong và Lâm Duật Thời: Bàn về Khổng Tử - đều do ngoài Bắc dịch); đọc lại các bản dịch và chú giải Luận ngữ của mình, và của Trung Hoa (như Luận ngữ độc bản của Thẩm Tri Phương và Tưởng Bá Tiềm, Luận ngữ dịch chú của Triệu Thông; lại bỏ ra hơn hai tháng nữa để dịch lại bộ Luận ngữ, vừa dịch vừa phân loại theo đề tài lập bảng tra tên người tên đất.

Xong cả rồi tôi mới bắt đầu viết, mất ba tháng nữa. Chưa cuốn nào tôi viết mệt nhọc như cuốn này: sức đã suy, bệnh bao tử trở đi trở lại hoài, cứ ít ngày ăn cơm lại ít ngày ăn cháo, rồi cảm cúm, đau chân..., khách khứa gần như không ngày nào không có, có ngày bốn năm lần, mới cầm bút viết được mấy hàng đã phải đặt xuống để tiếp bạn; thư từ phải hồi âm cũng nhiều, giấy mực lại thiếu: chỉ có mấy trăm trang mà phải dùng ba mẫu giấy, ba màu mực; đó là về vật chất.

Về tinh thần thì từ sau Tết Mậu ngọ (1978) ít ngày được yên tĩnh vì những tin tức về cải tạo thương nghiệp (không liên quan gì tới tôi nhưng cũng có ảnh hưởng xa gần đến cuộc sống), về kiểm kê hành chánh, cải tạo văn hóa; rồi đến vụ đổi tiền (cũng may yên cả), nhất là tin tức chiến tranh với Campuchia, xích mích với Trung Hoa...

Vậy là trước sau mất hơn bảy tháng, hôm nay mới ghi vội xong bản sơ thảo. Còn phải coi lại, sửa lại khoảng một tháng nữa. Và phải để một hai năm sau, lúc nào thật rảnh và bình tĩnh sửa lại một lần nữa mới có thể coi là xong được

Ngày 1-7-1978

__________

Trong tập này có nhiều chỗ dẫn chứng ở Luận ngữ, nhưng tôi chỉ ghi xuất xứ (thiên nào, bài nào) chứ không chép lại hết được, vì vậy độc giả cần có bản Luận ngữ tôi dịch và để tra cho tiện.

CHƯƠNG 1

TỪ NGHIÊU THUẤN TỚI KHỔNG TỬ

NGHIÊU THUẤN

Dân tộc Trung hoa tin rằng hoàn kim thời đại của họ là thời Nghiêu, Thuấn, hai ông vua mà họ coi là những bậc thánh (Nghiêu: 2356 - 2255; Thuấn 2255 - 2205) rất bình dân, sống trong nhà lá, ăn mặc đạm bạc, giản dị như dân rất yêu dân và giỏi trị nước: người dân nào cũng sung sướng, đủ ăn; không có trộm cướp (của không phải đóng, không ai nhặt của rơi ngoài đường, không có giặc giã), cha thì từ, con thì hiếu, người già được kính trọng, không ai cô độc, muộn vợ muộn chồng... Đáng quí nhất là hai ông thánh đó không coi ngôi vua là của mình, khi gần chết, không truyền tử mà truyền hiền: Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuấn cho Vũ.

Đó chỉ là một huyền thoại, dĩ nhiên. Nội một điều vua Nghiêu làm vua đúng một trăm năm, cũng đủ cho ta không tin được rồi.

Các học giả cho rằng Khổng tử tạo ra huyền thoại đó để "chống đỡ" tư tưởng chính trị của ông. Có thể như vậy. Bộ sử cổ nhất của Trung Hoa là Kinh Thư có chép về Nghiêu, Thuấn trong Ngu thư; nhưng Ngu thư lại bị các học giả ngày nay ngỡ là ngụy thư, do nhà Nho đời Hán viết vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch. Vậy thì tác phẩm đầu tiên đáng tin được nói về Nghiêu, Thuấn là bộ Luận ngữ chép những lời của Khổng tử trong thiên VIII, bài 19, 18, thiên XV, bài 4, và thiên XX bài 1, (coi bản dịch Luận ngữ in riêng). Bài XX - 1 (tuy không ghi rõ là lời Khổng tử, nhưng có thể tạm tin được là tư tưởng của ông) chép lời Nghiêu khuyên Thuấn giữ đạo trung chính khi nhường ngôi cho Thuấn, và sau Thuấn cũng khuyên lại Vũ như vậy khi nhường ngôi cho Vũ.

Còn hai bài thiên VIII thì khen sự nghiệp của Nghiêu vòi vọi, vĩ đại như trời (bài 19) và đức của Thuấn, Vũ rất cao vì được nhường ngôi mà chẳng lấy vậy làm vui (chẳng hưởng vinh hoa, phú quí).

Theo thiển kiến, Khổng tử không thể tạo nên một huyền thoại, và có thể huyền thoại đó đã mờ mờ có từ cả ngàn năm trước, khi chế độ thị tộc chuyển qua chế độ phong kiến, chế độ công hữu nguyên thủy chuyển qua chế độ tư hữu, mẫu hệ chuyển qua phụ hệ, mà kinh tế từ săn, hái chuyển qua nông nghiệp. Trong lịch sử nhân loại, mỗi khi có một biến chuyển toàn diện, lớn lao thì luôn luôn có rất nhiều người tiếc thời ổn định cũ và tạo ra một hoàng kim thời đại trong dĩ vãng.

Nghiêu và Thuấn chỉ là những tù trưởng của một thị tộc. Có thể Nghiêu được nhiều bộ lạc liên hợp bầu làm thủ lãnh; mỗi bộ lạc gồm nhiều thị tộc. Nghiêu, Thuấn lên ngôi cách nhau cả trăm năm như truyền thuyết chép lại, thì không thể có sự Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn được. Có lẽ Thuấn là thủ lãnh nhiều bộ lạc khác, sau đã chiếm được đất đai của Nghiêu, rồi thay Nghiêu mà làm "thiên tử". Khổng tử sống cách thời Nghiêu khoảng 1.800 năm, mà thời Nghiêu Thuấn chưa có tín sử, chưa có chữ viết, thì muốn tô điểm cho Nghiêu Thuấn sao cũng được.

HẠ VŨ

Thuấn nhường ngôi cho Vũ (2205 - 2197), cũng gọi là Đại Vũ, hoặc Hạ Vũ (vì Vũ là thủy tộ nhà Hạ). Vũ vốn là bề tôi của Thuấn, có công trị thủy. Tương truyền thời đó Trung Hoa bị một trận đại hồng thủy, và Mạnh tử, trong chường Đằng Văn công - thượng - bài 4, bảo Vũ đào chín con sông, vét bốn con sông khác để cho nước chảy ra biến; luôn tám năm mới xong, ba lần đi qua nhà minh mà không vào.

Thời đó, đâu có đủ dân, đủ khí cụ để làm công việc thủy lợi vĩ đại như vậy; bất quá Vũ chỉ "sửa sang ngòi lạch" như Khổng tử nói trong bài Luận ngữ VIII. 21 để cho bớt úng thủy thôi. Nhưng Không cũng khen Vũ lắm, bảo không chê Vũ vào đâu được về cách sống đạm bạc mà cúng tế quỉ thần thì trọng hậu.

Khi chết, Vũ không truyền ngôi cho người hiền mà truyền cho con là Khải. Mạnh tử trong chương Vạn chương thượng, bài 4, bảo không phải vậy; thực ra Vũ truyền ngôi cho một bề tôi mà ông cho là hiền, tức Ích; nhưng Ích lại tự nhường ngôi cho con vua Vũ, là Khải mà đi ở ẩn ở chân núi Kì Sơn; chư hầu và bách tính đều ca tụng Khải chứ không ca tụng Ích như vậy là lòng dân đều hướng về Khải, mà ý dân là trời; trời cho Khải được làm vua, chứ không phải vua Vũ cho.

Khổng tử không hề nói như vậy. Sự thực, Trung Hoa lúc đó có lẽ đã chuyển từ chế độ mẫu hệ qua chế độ phụ hệ; mà Vũ đã sáng lập nhà Hạ, từ đó ngôi vua truyền cho con, hoặc cho em, được khoảng 440 năm (2205 - 1766), tới vua Kiệt (19 đời sau thì mất nước.

THƯƠNG (N) - THÀNH THANG

Kiệt tàn bạo hoang dâm, bị Thành Thang đánh bại, rồi thành lập nhà Thương, đóng đô ở Bạc (Thiểm Tây ngày nay). Nhà Thương khá dài, non 650 năm (1766 - 1122 trước Công nguyên), năm -1401 đổi quốc hiệu là n.

Thành Thang được Khổng tử khen là biết dùng người hiền là Y Doãn, bài (XII.22) và có tinh thần trách nhiệm cao: dân chúng mà có tội thì nhận là lỗi tại mình vụng cai trị chứ không phải tại dân. (bài XX.1)

Bắt đầu từ đời Thương, Trung Quốc mới có thể gọi là có tín sử (từ Hạ trở về trước, toàn là truyền thuyết cả).

Những vụ khai quật ở An Dương đã phát hiện được rất nhiều miếng xương loài vật, mai rùa (giáp cốt trên khắc chữ tượng hình (chẳng hạn như tửu là rượu thì vẽ ba giọt rượu với cái bình). Có tới 2000 chữ, đã diễn được gần đủ tư tưởng của người thời đó.

Đồ đồng, đồ gốm cũng đã phát triển; có tiền bằng đồng, bình đồng trên mặt khắc chữ. Lại biết dệt lụa và vải.

Căn bản kinh tế là nông nghiệp. Gia súc có bò, cừu, heo, chó, ngựa. Có ngựa thì có chiến xa.

Về chính trị, vẫn theo chế độ nhà Hạ: ngôi vua truyền cho em, em chết rồi mới truyền cho con. Vua vừa là vua, vừa là giáo chủ thờ Thượng Đế, thần đất, núi sông... cơ hồ dân trọng vua vì tư cách giáo chủ hơn. Các lãnh chúa chỉ phục tòng thiên tử trên danh nghĩa thôi, trong thực tế họ hoàn toàn độc lập.

Cuối đời n, vua Trụ cũng tàn bạo, hoang dâm như Kiệt, bị ông Cơ Phát nhà Chu diệt.

NHÀ CHU - CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

Cơ Phát diệt nhà n rồi, sáng lập nhà Chu, trị vì dài nhất (900 năm: 1122 -221 trước Công nguyên), rực rỡ nhất trong số "ba nhà" (tam đại: Hạ, Thương, Chu) và có công tạo nên nền văn minh Trung Quốc.

Theo các nhà Nho, nhà Chu có ba ông "thánh": Văn Vương, Võ Vương và Chu công.

Văn Vương, tức Cơ Xương, cha của Cơ Phát. (Cơ Phát lên ngôi, hiệu là Võ vương, phong cha là Văn vương). Khổng tử khen Văn vương có đức. Thời vua Trụ, ông làm Tây bá, nghĩa là chư hầu lớn nhất ở phía Tây của nhà n, Trụ nghi ngờ ông điều gì đó, giam ông trong ngục Dữu Lí hai năm mà ông không oán Trụ. Trong khi bị giam, ông theo hình từng quẻ dịch (có 64 quẻ, đặt ra từ đời n hay trước nữa) mà cắt nghĩa toàn lí của quẻ. (Lời giải nghĩa đó gọi là Thoán từ).

Võ Vương, có công sáng lập nhà Chu, tổ chức chính quyền lúc ban đầu, vỗ về dân chúng, làm cho nhà Chu vững mạnh.

Nhưng công đó là một phần của Chu công, và chính Chu công mới làm cho văn minh Trung Quốc tiến mau. Ông tên là Đán, em ruột Võ Vương. Khi Võ Vương chết, con Võ vương là Thành vương còn nhỏ, Chu công hết lòng phụ chính, giữ ngôi cho cháu, dẹp bọn phản động trong họ muốn cướp ngôi của Thành vương. Khổng tử phục ông gần bằng Nghiêu, Thuấn. Trong bài VII.5 ông phàn nàn: "Ta đã suy lắm rồi! Từ lâu không còn mộng thấy Chu công". Nghĩa là suốt đời Khổng tử chỉ ước ao lập được sự nghiệp như Chu công, người mà đời sau đều nhận là chính trị gia đại tài, có công rất lớn với nhà Chu, với Trung Quốc, hơn hẳn Văn vương và Võ vương.

Sợ người n còn nhớ chủ cũ, mà có thể nổi loạn, Chu công phân tán họ tại Lạc Ấp (tức Lạc Dương - Hà Nam ngày nay), để họ ra ở xa Kinh đô Cao (tức Tây An - Thiểm Tây ngày nay).

Mặt khác, ông phong đất cho người thân thích và công thân, mỗi người làm chư hầu một nơi để trấn áp và khai hóa cho những dân tộc chưa thuần phục, chẳng hạn phong cho con ông là Bá Cầm ở Lỗ (Lỗ công), phong Thái công Vọng ở Tề để đề phòng phía Đông, phong hai vị đại thần khác, một ở Yên (phương Bắc), một ở Sở (phương Nam).

Thời đó, sử chép Chu có tới 1.600 chư hầu, chắc đại đa số là những thủ lãnh nhỏ, lần lần qui phục Chu. Đông như vậy mà muốn cho khỏi loạn thì phải qui định chế độ phong kiến. Phong kiến có nghĩa là chia cắt đất cho để lập nước.

Chế độ này thời Nghiêu, Thuấn chưa có, vì hai ông ấy là những người được các tù trưởng khác bầu lên. Qua thời Thương có thể có lần lần thành hình, nhưng chưa được qui định hẳn hòi; cũng chưa có tên nữa.

Theo Mạnh tử (Vạn Chương hạ - bài 2) thì đại khái phép phong đất có 5 hạng:

1 - đất của thiên tử vuông vức một ngàn dặm,

2 - đất của công và hầu vuông vức một trăm dặm,

3 - đất của bá vuông vức bảy chục dặm,

4 - đất của tử và nam năm chục dặm.

Binh lực cũng tùy theo nước lớn, nhỏ. Nước thiên tử có van chiến xa (vạn thặng), nước của công và hầu có ngàn chiến xa (thiên thặng), dưới nữa là trăm chiến xa. Mỗi chiến xa có bốn ngựa, một người đánh xe ở giữa, hai bên là một quân bá, cung và một quân cầm thương.

Chư hầu có bổn phận tuân lệnh, trung thành với thiên tử; ngược lại thiên tử có bổn phận che chở, giúp đỡ chư hầu. Đúng một kì hạn nào đó các chư hầu phải tới triều cống thiên tử; và theo lệ, cứ năm năm một lần, thiên tử đi thăm khác các nước chư hầu, xem xét chính tích của họ, tình hình trong xứ: đời sống của dân chúng, lễ nhạc và ca dao vì nỗi vui buồn, lo lắng của dân hiện rõ trong ca dao, biết ca dao tức là biết sự cai trị của vua chúa có tốt không[1].

Nguyên tắc là vậy, thực tế không thể theo đúng được: Thiên tử muốn giữ bao nhiêu đất cho mình mà chẳng được, ai đâu mà đo đất; chư hầu nào mạnh lên thì khai thác, xâm chiếm thêm đất, đóng thêm chiến xa, dễ gì mà cấm? Thiên tử không thể đi thăm hết các nước chư hầu năm năm một lần vì chư hầu nhiều quá, đất rộng quá: trọn lưu vực Hoàng Hà tới sông Dương Tử; và có nhiều chư hầu cả mấy chục năm không lại triều cống thiên tử một lần.

Đó là quan hệ giữa thiên tử và chư hầu; quan hệ giữa các chư hầu với nhau thì có minh ước, chẳng hạn thề với nhau không được phá hoại, xâm lấn biên giới của nhau, không được thu nạp những kẻ đào vong có tội của nước bạn, và phải giúp đỡ lẫn nhau. Chư hầu lớn lại có chư hầu nhỏ gọi là nước phụ dung (như Lỗ có Chuyên Du) và quan hệ giữa chư hầu và phụ dung cũng gần như giữa thiên tử và chư hầu.

Minh ước chỉ có hiệu lực khi cả hai bên đều thực tâm giữ đúng. Vì vậy phải đề cao đức "tín". Không có dân tộc nào đề cao đức thành và đức tín như dân tộc Trung Hoa; và Khổng tử có lẽ là triết gia đầu tiên coi "tín" là một trong những đức quan trọng nhất của con người, nhất là của hạng người trị dân. Trong bộ Luận ngữ, ông nói đến đức tín có tới mấy chục lần. Đó là do hoàn cảnh của thời đại: thời đó mà thiếu đức tín thì thiên hạ sẽ loạn.

Qui chế phong kiến đó chưa chắc đã thành hình ngay trong đời Chu công vì ông chỉ cầm quyền, giúp Thành vương trong khoảng mười năm, từ năm Thành vương lên ngôi (1115) đến khi ông mất (1104); nhưng có thể tin rằng những nét chính đã được ông vạch ra rồi.

Một chế độ nữa, ảnh hưởng rất lớn tới xã hội thời đó và cả những thời sau, mãi cho tới ngày nay, là chế độ "tôn pháp".

Như trên chúng ta đã nói, các vua nhà Thương, khi chết thì truyền ngôi cho con em, không có em mới truyền cho con. Người em lên ngôi, khi chết truyền lại cho con của vua anh trước. Do đó mà gây nhiều âm mưu phản loạn, anh em, chú cháu tranh nhau ngôi vua, dân chúng không được sống yên ổn. Văn vương bỏ lệ đó, truyền ngôi cho Võ vương, mặc dầu ông có mấy người em. Chu công đã theo lệ đó, chẳng những không tranh ngôi của cháu, mà còn che chở cho cháu, diệt những kẻ phản loạn, muốn giành ngôi của cháu nữa. Khổng tử trọng ông một phần vì đức đó.

Chế độ lập đích tử đó không làm giảm sự tranh ngôi vua được bao nhiêu, vì khi có cả mấy chục người con trai, thì cũng có cả chục kẻ ngấp nghé ngôi báu, và ngay đời Chu đã có ba vụ con giết cha, anh em giết nhau trong các triều đình vua chúa rồi; mà suốt mấy ngàn năm sau cũng vậy; nhưng nó được áp dụng trong hoàn gia, trong công tộc, mà cả trong gia đình các khanh, đại phu, thứ nhân nữa, khiến cho xã hội Trung Hoa có những nét rất đặc biệt.

Chế độ đó cũng thành hình lần lần, khá rắc rối, thời Chu phải cải thiện, bổ tục nhiều lần, đại khái như sau:

Vua (thiên tử hay chư hầu) lựa một người con mà truyền ngôi cho - theo nguyên tắc là người con trưởng - chỉ người đó được làm thiên tử hay vương, còn những người khác thì lãnh những tước nhỏ hơn, những lãnh địa nhỏ hơn, hoặc làm chư hầu, hoặc làm khanh, đại phu.

Người con kế vị gọi là tự vương hay tự quân, làm chủ tế trong tôn miếu, các người con khác chỉ làm bồi tế.

Các gia đình đại phu cũng vậy: người con kế nghiệp làm chủ tế, gọi là "đại tôn", các người khác làm bồi tế, gọi là "tiểu tôn". Có những thể chế qui định từng chi tiết trong các cuộc tế đó.

Trong gia đình thường dân, luôn luôn người con trưởng được hưởng gia tài, giữ việc hương khói. Địa vị người đó quan trọng nhất trong nhà nhưng trách nhiệm cũng lớn nhất: lo cho mọi người trong nhà đủ ăn đủ mặc, dạy dỗ người dưới; chịu sự chê trách của gia đình và của xã hội nữa, nếu trong gia đình có kẻ nghèo đói hoặc hư hỏng, bị tội, làm nhục tổ tiên.

Ngược lại, người đó và cả vợ nữa được người trên nể, người dưới tuân lời. Khi em còn nhỏ, ở chung nhà thì anh có quyền thay cha (đã mất); em lớn rồi, ra ở riêng, may mà giàu có, sang trọng hơn anh, thì về nhà vẫn phải lễ phép với anh, và có bổn phận phải giúp đỡ anh, mà không được khoe giàu sang trước mặt anh.

Con gái không được quyền kế thừa, ra ở riêng rồi thì không còn địa vị gì trong nhà nữa, thành ra người của gia đình bên chồng.

Tổ chức đại gia đình đó rất thích hợp với chế độ nông nghiệp để cho đất đai của gia đình khỏi bị phân tán, vào tay người ngoài, và để cho sự khai thác chung được dễ dàng, sự tiêu xài đỡ tốn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC