Hồi thứ 3 (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   Cô Hậu là con nuôi của thầy đồ Tín trong làng. Người ấy đức độ lắm, lại làu thông nhiều sách vở. Có điều cái sự thi cử dường như phải có duyên mới vượt được. Thầy đồ năm lần quyết chí đi thi thì cả năm đều lặng lẽ trở về, cuối cùng đành mở lớp dạy chữ, thứ vui điền viên.

   Làng Việp khi ấy nghèo, ăn không đủ mà vẵn quý cái chữ lắm. Làng có ba bốn chụp noc nhà mà học trò theo cụ đồ ấy cũng đến gần 20, xét ra như thế cũng là đất hiếu học rồi. Nhưng nếu chỉ nhờ vào việc dạy chữ thì ông đồ cũng khó lòng nuôi nổi các con, may có đất đai tổ tiên để lại mà gia đình tuy không thể xếp vào loại hào phú nhưng đại để cũng có của ăn của dành.

   Cô Hậu có 4 người anh, bốn người đầu là con đẻ của đồ, chỉ có cô Hậu là con nuôi. Vợ chồng ông đồ đẻ liền bốn đứa con trai, ông đồ thấy chúng nghịch ngợm quá thì ao ước có đứa con gái, vì thế vì sau ông nhận nuôi thêm cô Hậu. Năm cô Hậu năm tuổi, ông đò thấy cô mắt sáng đầu thông bèn đem chữ dạy cho. Cô Hậu thông minh, học rất nhanh. Ông đồ thấy thế thì lấy làm đắc ý lắm, càng dốc lòng đem chữ thánh hiền dạy dỗ con.

   Có điều đến năm mười tuổi, cô Hậu phát sinh dị tật. Hôm ấy ngày rằm, khi thức giấc, ông bà đồ hoảng hồn không thấy con mình đâu. Đang nháo nhác đi tìm thì một người trong làng bế cô Hậu vào nhà, khi ấy cô Hậu vẫn còn ngủ mê mệt.

   Ông bà có hỏi người kia mới rõ, ông ta ra đồng sớm, đi ngang qua nghĩa địa thì thấy cô Hậu năm sõng soài bên vệ đường. Người đó lay thế nào cô cũng không dậy nên mới bế cô về nhà. Ông bà từ ấy mới biết con mình có tật mộng du.

   Hôm ấy cô Hậu mê man đến chập tối mới tỉnh. Cả nhà kể lại chuyện cô mộng du đêm hôm thơ thẩn ngoài nghĩa địa cho cô. Nghe xong, cô chẳng lấy làm kinh hãi, thản nhiên xuống ếp giục mẹ nấu cơm. Ông bà đồ thấy thế cũng chỉ nhìn nhau.

   Ngẫm ra việc người ta mộng du tuy hiếm nhưng cũng không phải quá kỳ dị. Chỉ là cô Hậu cứ đến ngày rằm mới phát bệnh, cũng không khỏi có phần quái gở. Lại thêm, người ta thường mộng du thơ thẩn không có chủ đích còn cô Hậu thì lại khác, lần nào cũng chỉ tìm đến bãi tha ma. Có nhà đi bốc mộ từ đêm, lại gặp phải bóng cô Hậu lặng lẽ như hồn ma, ai cũng hoảng vía.

   Người ta càng đồn đại nhiều hơn về sự quái dị của cô kể từ lần cô theo mẹ ra chợ bán rau. Hôm ấy hai mẹ chon gặp bà Tốn, là vợ ông Tốn xã trưởng, đi chợ sớm. Khi bà Tốn đi ngang qua hàng rau, bỗng nhiên cô Hậu gọi lớn:

   - Thưa bà lớn!

   Bà Tốn quay lại hỏi:

   - Sao thế cô bé?

   Cô Hậu đáp:

   - Hôm nay bà về nhà ngoại nhé!

   Cô Hậu khi ấy mới mười hai tuổi, giọng nói hồn nhiên, mặt mũi tươi tắn, ai nhìn cũng cảm thấy yêu thích. Bà Tốn thấy cô bé Hậu đáng yêu, lại thấy cô tự bắt chuyện với mình, trong lòng thấy vui vui, bèn cười hỏi:

   - Sao tự nhiên cháu bảo ta về nhà ngoại?

   Cô Hậu thản nhiên nói:

   - Bà không về, mẹ bà mất mà không gặp được con gái thì ắt là tủi lắm.

   Bà Tốn tái mặt, không ngờ đứa bé xinh xắn ấy lại nói ra điều gở như thế. Bà vừa về nhà mẹ đẻ hôm trước, mẹ bà dù lớn tuổi, nhưng cụ còn khỏe mạnh, minh mẫn lắm, làm sao mà khuất núi được. Nghĩ thế, bà Tốn trong lòng cả giận.

   Bà đồ cũng không ngờ con mình ăn nói lăng nhăng như thế, lại là nói với người trên, dạng tay tát con hai cái rất mạnh, bắt cô xin lỗi bà Tốn. Hai cái tát này là giận cô Hậu một phần, nhưng phần nữa là sợ bà Tốn phạt con.

   Cô Hậu bị mẹ tát, chỉ rưng rưng nước mắt chứ không dám khóc. Cô bé nhìn mẹ mình ấm ước một hồi hướng về phía bà Tốn, nói:

   - Cháu xin lỗi bà.

   Bà Tốn dù trong lòng tức giận nhưng tính vốn nhu hòa, lại thấy cô Hậu là trẻ con, nỡ nào trách cứ, thế nên chỉ nói:

   - Bác mới về thăm mẹ hôm kia, cụ vẫn còn mạnh lắm.

   Rời bà Tốn nói với bà đồ:

   - Bà đánh cháu làm gì tội nghiệp. Trẻ con không hiểu chuyện mà.

   Bà đồ lại xin lỗi bà Tốn. Khi bà Tốn quay đi, cô Hậu lại gọi:

   - Bà ơi, bà ơi...

   Bà Tốn bực mình quay lại hỏi:

   - Sao thế cháu?

   Cô Hậu đáp:

   - Bà về ngay nhé, để qua giờ thân thì không kịp.

   Bà Tốn bực mình quá, chẳng nói chẳng rằng, hầm hầm quay về. Bà đồ sau khi rối rít chạy theo xin lỗi, khi quay lại đánh cô Hậu một trận thừa sống thiếu chết ngay ngoài chợ. Đánh mỏi tay, bà đồ phạt con mắt quỳ dưới nắng. Cô Hậu chẳng thấy khóc than gì, mẹ đánh thì xin lỗi, bắt phạt thì chịu phạt. Trong chợ ai thấy trận đòn của bà đồ dành cho con gái thì đều lắc đầu lè lưỡi, người than bà đồ mạnh tay, kẻ nói cô Hậu lì đòn.

   Nào ngờ ngay cuối giờ tỵ hôm ấy, có người nhà bà Tốn từ làng bên chạy sang báo bà Tốn về gấp, mẹ bà mất. Thì ra bà cụ không có bệnh gì, nhưng tuổi cao sức yếu, hôm ấy ra bờ ao rửa chân, thế nào mà trúng gió đột ngột ngồi gục xuống nước, không ai trông thấy nên chết vì ngạt.

   Hỏi ra thì cụ đi vào giờ thìn.

   Bà Tốn từ ngày ấy ân hận lắm, giá mà bà nghe lời cô Hậu thì có khi mẹ bà không chết. Tang sự xong xuôi bà sang nhà cụ đồ chơi, vừa tâm sự trải lòng, vừa có ý xin lỗi. Đến khi xúc động quá, bà than:

   - Tôi không nghe cháu, để mẹ ra đi lạnh lẽo như thế, mẹ đi mà con gái không ở bên, tội bất hiếu này cả đời không sạch được.

   Nói rồi bà lại vật mình than khóc.

   Từ ngày ấy những tin đồn về cô Hậu nhiều lắm. Có người nói cô có lộc trời, có thể đoán vận mệnh. Có người nói chẳng qua là may mà nói trúng thôi. Nhưng rồi lại bên không có tin tưởng cô Hậu có thể đoán số thường bị thiệt lý. Bởi vì chẳng phải tự nhiên một đứa trẻ có thể nói trúng cả ngày giờ mất của mẹ người ta thế được. Chuyện còn đang bàn tán thì lại có sự khác xảy ra, khiến người ta càng tin cô Hậu có khả năng đoán số.

   Khi ấy trong làng có anh Ngư làm nghề đánh cá ven sông. Nhà ấy nghèo lắm mà anh Ngư lại đem lòng yêu cô Mận nhà phú oongtrong làng. Cô Mận ý chừng cũng thuận theo mối này.

   Phú ông nghe đến cuyện này thù đùng đùng nổi giận, chê anh Ngư ngào, nhốt con gái trong phòng. Ông lại tìm người mai mối, hỏi cho cô Mận đám giàu sang bên làng khác. Mẹ anh Ngư mang trầu cau sang dạm ngõ thì bị người nhà phú ông đánh một trận rồi đuổi về. 

   Nghe người ta bàn tán xôn xao việc ấy, cô Hậu chỉ nói:

   - Nhà phú ông sắp mất cả con lẫn chau mà không biết, anh Ngư nàm trên đống vàng mà không hay.

   Qủa nhiên chỉ mấy ngày sau, cô Mận ốm liệt giường, thầy thuốc đến thă thì giật mình phán cô Mận bị sẩy thai. Thai chết lưu. thương thế nặng lắm, chỉ có thể chờ làm hậu sự co mẹ nữa thôi.

   Hôm cô Hậu mất, cả làng lại xôn xao, phần nhiều không phải vì cái chết ấy, mà là do lời của cô Hậu vế trước đã đúng

   Anh Ngư sau khi ngôi ngoai bớt, nhớ đến lời cô Hậu, liền đào dưới giường, quả nhiên thấy một hũ vàng lớn. Anh đem biếu nhà thầy đò năm mươi lượng, nói:

   - Của đồng chia ba, của nhà cia đôi. Cháu nay được phúc là nhờ ở em nó, cháu có một ít gọi là tạ ơn.

   Ông đồ thấy con mình có tính lạ, việc này không tiện mình quyết, bèn gọi con ra hỏi ý, cô Hậu đáp:

   - Tôi mách cho anh sớm, anh không biết ý mà làm theo, mới mất vợ, mất con. Vàng này nếu anh đào lên sớm thì tôi không lấy một xu, anh đào lên muộn thế thì tôi phải lấy. Nhưng chỉ lấy năm lượng thôi.

   Đó là lần đầu tiên cô Hậu nhận tiền người ta đem đến lễ. Sau hai chuyện đó, tiếng tăm cô Hậu bắt đầu nổi lên như cồn. Cô Hậu không cần rườm rà xem chỉ tay, tứ trụ, tướng mặt hay bốc quẻ, mà chỉ nói ra là trúng sự việc.

   Dân làng vì thế mà phục tài cô Hậu lắm. Có thời gian dân làng nhiều người cứ đêm rằm lại rủ nhau thức xem cô Hậu mộng du ra bãi tha ma, coi đó như trò vui. Không ngờ những người ấy ngày hôm sau, những người tò mò ấy đều lăn ra ốm liệt giường, cả chục ngày sau mới khỏi. Từ bấy ai nấy đều khiếp vía, không dám coi thường cì cô còn ít tuổi nữa.

   Mấy năm sau, khi cô Hậu mười bảy, cả làng ai cũng xầm xì bàn tán về cô, nhưng là về một chuyện khác. Đầu tiên phải nói cô Hậu có nhan sắc trời cho, đẹp nhất nhì trong làng. Nhưng chẳng có đám nào dám dạm hỏi. Có lẽ vì chẳng bà mẹ chồng nào muốn rước một cô con dâu làm nghề thầy bói về nhà mình cả.

   Bấy giờ quẩn quanh bên cô chỉ có ông Tốn xã trưởng. Ông ta vốn không sợ ma quỷ, không sợ hãi thân thế của cô Hậu, thấy trai làng không ai dám gần cô Hậu nên ông thường xuyên lui tới nhà ông đồ Tín. Bà Tốn vốn hiền lành lại thêm ông Tốn tính gia trưởng, cho nên ông Tốn cưới đến bà tư mà bà Tốn cũng không nói gì.

   Việc ông Tốn thường ghé chơi, ban đầu ông đồ tức giận lắm, bởi vì con mình đã mang tiếng là thầy bói, bây giờ lại thêm việc ông Tốn xã trưởng nhòm ngó tới, thì thanh niên trong làng ai chịu rước về nữa. Nhưng dần dà qua hơn một năm ông đồ Tín thấy cứ cảnh này, con mình không lấy ông Tốn thì cũng ắt thành gái già. Nghĩ thế ông cũng hơi xuôi lòng bèn hỏi ý con gái.

   Chẳng ngờ cô Hậu bình thản nói:

   - Chẳng việc gì, con không định lấy chồng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net