Hồi thứ nhất (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   - Thầy, thầy ngủ quên ngoài này à?

   Tiếng gọi của con Mạo làm ông Tạm Mộc chợt tỉnh giấc. Đứa con gái lớn đang lay lay vạt áo ông.

   Trời bấy giờ đã rạng đông. Bên cạnh ông, cái đèn dầu đã lập lòe rồi tắt lịm bởi chẳng ai để ý đến nó, bếp bánh chưng cũng đã nguội tàn. Hẳn là ông đã ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Hẳn là người tối qua chỉ là một giấc mơ. Ông Tạm Mộc thở phào nhẹ nhõm, vươn vai rất dài dù người vẫn còn mệt mỏi sau nhiều đêm thức muộn.

   Chợt vợ ông từ cổng đon đả đi vào, bọn trẻ con thấy mẹ về chợt ùa ra đòi quà. Thị chia cho chúng mấy thẻ mía mập mạp trong cái thúng thị mang theo.

   Ông Thợ Mộc chờ cho sự nhốn nháo lắng bớt rồi mới hỏi thị Tạm:

   - Sao bà về giờ này? Đi suốt đêm à?

   Thị Tạm đáp: 

   - Năm nay được mùa lớn, dân tình giàu có sắp sửa nhiều lắm, trên phủ tấp nập như có hội, chợ mở suốt đêm, hàng bán ra loáng cái đã gần hết, bác Dĩm bảo bác ấy ở lại trông hàng, tôi đi cùng xe với bác Thìn về lấy thêm bánh.

   Vợ chồng Thìn Dĩm chính là người anh trai và chị dâu thị Tạm. Thị Tạm vốn tính đanh đá chua ngoa không sợ ai bắt nạp lại có thâm niên (nhiều năm) bán ở chợ làng nhiều năm nên giỏi tính toán, mới lên bán mấy hôm đã thấy lời lớn.

   Thị hớn hở nói với các con:

   - Chúng mày ăn mía xong vào mang bánh ra cho u.

   Nói rồi quay lại đon đả hỏi chồng:

   - Sắp xong chưa ông?

   Ông Tạm Mộc đáp:

   - Chưa, còn ngổn nhanh lắm.

   Thị Tạm lại nói:

   - Đừng nhận thêm nữa, làm sao kịp, mang tiếng ra đấy!

   Ông Tạm Mộc nhớ lại giấc mơ đêm qua, trong lòng thoáng cười mình nhát gan. Chợt thị Tạm hỏi:

   - Mà ông cầm cái gì thế kia?

   Ông Tạm Mộc còn ngái ngủ, thấy vợ hỏi mới xòe bàn tay ra trước mặt. Cả hai vợ chồng đều giật mình. Trên tay ông là một nén vàng.

   Ông Tạm Mộc cả kinh ném vội nén vàng ấy xuống mặt sân. Vợ ông vừa ngạc nhiên thấy chồng mình trong người có vàng, lại thấy ông hốt hoảng ném đi như thế còn ngạc nhiên hơn. Thị toan nhặt vội nén vàng lên nhìn cho kỹ, ông Tạm Mộc hét lớn:

   - Đừng!

   Thị Tạm nhìn chồng sửng sốt, chưa hiểu đầu đuôi thế nào. Chợt thấy giọng con Mẹo:

   - Thầy, con Mực chết rồi.

   Ông Tạm đưa mắt nhìn về phía góc sân, thấy năm đứa con ông đang xúm xít một góc, đứa nào đứa nấy đều sợ hãi. Thị Tạm chưa biết chó chết hay mèo què, nhanh tay nhanh chân nhặt nén vàng bỏ vào bên mình.

   Ông Tạm Mộc chạy vội đến chỗ bọn trẻ, thấy đúng là con Mực đang nằm cứng đơ bất động trên đất, dớt dãi đầy miệng, mắt trợn ngược, đỏ au. Thân hình nó cứng đờ lạnh ngắt, chết từ bao giờ. Ông Tạm Mộc nhớ lại tối qua trong giấc mơ, con Mực ấy còn hăng hái sủa người lạ mặt, bây giờ đã là cái xác không hồn, ông tái mặt kinh hãi. Một hồi lâu sau, ông mới run run quát con:

   - Thẳng Tẩn, con Mẹo, mang con Mực ra sông vứt. Làm nhanh đi.

   Ông quay lại ba đứa nhỏ, quát:

  - Còn chúng mày ra trông bếp, nhanh!

   Thằng Tẩn ngẩn người hỏi bố:

   - Sao không thịt hả thầy?

   Người làng ấy có thói quen ăn thịt chó. Chó được thui lên rồi chế thành nước, luộc, xáo, rựa mận... tới bảy món ngon, rất là khoái khẩu. Nhà nào có chó chết thường đem ăn. Nếu mà thương quá thì cũng cho hàng xóm chứ cũng không mấy khi mang thả trôi sông như thế. Hôm nay lại là hai tư tháng chạp, gần cuối tháng mà trời đông rét căm căm, cả nhà quây quần bên nồi rựa mận ( mình cũng không biết món đấy là món gì, có bạn nào biết thì bình luận nhé) mà ăn với bánh đa thì thực là lạc thú trần gian.

   Thị Tạm cũng thấy lạ lùng, vì trước giờ ông Tạm Mộc khoái nhất dồi chó, thị đang định hỏi thì ông Tạm Mộc kéo tay thị vào trong nhà, vừa đi ông vừa nói nhỏ:

   - Bà ra đây tôi nói cái này.

   Bọn trẻ con không biết đang có sự lạ xảy ra, chỉ thấy việc bố mẹ kéo tay nhau, có đứa reo lên:

   - A, thầy nắm tay u, thầy nắm tay u, lêu lêu...

   Thị Tạm thấy con mình hét tướng như thế thì thẹn quá, vùng tay ông Tạm Mộc ra, gắt:

   - Có chuyện gì thế?

   Ông Tạm Mộc hổn hển kể lại chuyện tối qua. Thị Tạm vốn là người mê tín, rất tin chuyện quỷ thần, nghe chồng kể xong thị hãi quá, ngồi bệt xuống đất, kêu lên:

   - Chết rồi, chết rồi, làm thế nào bây giờ?

   Ông Tạm Mộc đã bình tĩnh hơn, nói với thì Tạm:

   - Bà sang nhà cô Hậu, mời cô tới đây.

   Cô Hậu vốn là con ông đồ Tín trong làng. Cô từ nhỏ đã có căn, không lấy chồng, mười tám tuổi đã vào nghề bói toán. Xung quanh có lắm chuyện đồn đại, nhất là việc trước đây có lão xã trưởng tên Tốn để ý cô, muốn rước cô Hậu về làm lẽ. Lõa Tốn tuổi ngót lục tuần (60 tuổi trở đi), cũng hơn bố cô cả chục tuổi. Cô Hậu kiên quyết từ chối mặc dù ông à Tín sợ lão Tốn nên đã hơi thuận ý.

   Không rõ diễn biến sau đó thế nào, chỉ biết một hôm dân làng phải vớt xác lão Tốn trôi lềnh bềnh dưới sông, mặt mày tím tái, mắt mở trừng trừng như vừa thấy gì kinh hãi lắm. Ai cũng ngờ rằng cô Hậu sai âm binh dìm chết lão Tốn. Kể từ ngày ấy, tiếng đồn về cô Hậu không ngừng lan rộng. Những lời đồn, nhất là về những chuyện kỳ quái, thì một khi lan ra, sự kì dị càng tằng gấp bội.

   Lúc ấy nhà cô Hậu ở rìa làng, gần nghĩa địa. Người ta đồn rằng cô có cả âm binh theo hầu, đoán việc là trúng, giải việc là thông. Trong vòng mấy chục dặm quanh làng Việp, không ai không biết tiếng cô.

   Người ta nhờ cô nhiều nhưng cũng sợ cô nhiều. Cô Hậu vì thế mà lánh ra gần bãi tha ma, có ý cách xa chỗ đông đúc. Ngôi nhà của cô Hậu, theo nhiều người nói, là do âm binh dựng lên, chẳng có đinh hay mộng gì mà rường kèo vì cột vẫn gắn kết được vững chãi lắm. Lại thêm mái ngói đỏ tươi, cả chục năm rồi vẫn không bám rêu mốc bao giờ. Chưa có ai trong làng bước chân vào nhà ấy, ai cần gặp cô đều phải chờ đến ngọ ( 11h trưa đến 1h chiều), đứng từ ngoài mà kêu cô ơi ới, chỉ sợ ma bắt.

   Thị Tạm cũng như mọi người, đứng gọi cô một hồi, khản cả giọng mới thấy cô ra. Người đàn bà ấy chưa đến ba lăm, gương mặt trắng trẻo đầy đặn. Cô Hậu lại không  phải làm việc nặng, quanh năm sống nhờ tiền lễ cua thiên hạ, được ăn trắng mặc trơn nên cành tươi đẹp. Trai làng nhìn vào không ít gã đem lòng ngững mộ dù chẳng ai dám đùa cợt với cô.

   Nhìn thấy cô, thị Tạm hớt hải kể lại chuyện tối qua. Một là thị không thấy tận mắt, chỉ được chồng kể lại, hai là thị có khiếu kể chuyện, thành ra câu chuyện được thị thêm thắt rất bài bản, càng trở nên ma quái. Cô Hậu nghe xong, cùng với thị Tạm tới nhà khổ chủ.

   Hia người đàn bà vừa bước vào cổng, bỗng cô Hậu đứng khựng lại, nhìn trân trân vào một bụi rậm. Vốn dĩ hàng rào nhà ông Tạm Mộc chỉ là một hàng bụi rậm. Chỗ cô Hậu nhìn chăm chăm cũng chính là một phần bụi rậm ấy. Thị Tạm và ông Tạm Mộc thấy thái độ cô Hậu bất thường thế, toan hướng mắt nhìn theo. Chợt thấy cô Hậu ngã nhào xuống đất, ngất xỉu. Thị Tạm hãi quá cùng chồng dìu cô Hậu vào nhà.

   Qua một hồi lâu, cô Hậu mới tỉnh lại, mặt mũi cô xanh lét như bị cảm gió, mồ hôi toát ra như tắm. Cô chẳng nói chẳng rằng, đi thẳng ra cổng không quay lại chào một câu. Thị Tạm hoang mang chạy theo hỏi hết câu này đến câu khác mà cô Hậu vẫn câm nín. Cho đến trước khi bước vào cổng nhà mình, cô mới quay lại dặn:

   - Hắn bảo gì thì cứ thế mà theo, không được sai một ly.

   Nói rồi cô đi nhanh vào nhà, đóng vội cổng lại.

   Thị Tạm thấy nét hoảng hốt trên gương mặt cô Hậu, thầy phù thủy nổi tiếng khắp vùng mà hoang mang vô cùng.

   Thị Tạm về nhà thì thấy chồng mình đang ủ rũ ngồi trên phản. Thị lặng lẽ ngồi bên cạnh. Hai vợ chồng lo âu nhìn nhau chưa biết tính thế nào.

   Qua mấy canh giờ như thế, ông Tạm Mộc lòng như lửa đốt, lại chợt nhớ cô Hậu có nhìn thấy vật gì đó trong bụi rậm, ông vội chạy về phía ấy, tìm kiếm. Tìm một lúc, thoáng thấy trong bụi có một vật màu đen, ông Tạm Mộc bèn run rẩy nhặt lên xem xét.

   Đó là một miếng gỗ nhỏ bằng hai bàn tay, được bọc trong một tấm vải đen. Tấm gỗ ấy có khắc thô lậu một hình người. Tấm vải đen che kín thân thể cái hình nhân ấy, chỉ chừa lại đôi mắt được vẽ rất vội. Mắt hình nhân là hai nét rất mảnh bằng mực tàu. 

   Hai nét mực ấy giống hệt như đôi mắt của người tới vào đêm qua.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net