Mạng Và Truyền Thông - Lý Thuyết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Thế nào là mạng máy tính, kiến trúc mạng, đường truyền vật lý

Câu 2: Trình bày sự hình thành và phát triển biểu trúc của hệ giao thức TCP/IP

Câu 3: Phân biệt mạng LAN, WAN, GAN

Câu 4 : Trình bầy vắn tắt các giao thức ARP, RARP, ICMP

Câu 5: Tại sao phải phân tầng trong mô hình OSI, nêu chức năng cơ bản của từng tầng

Câu 6: Nêu lợi ích và ứng dụng của công nghệ ADSL

Câu 7: Trình bầy phương thức truy nhập đường truyền sử dụng giao thức CSMA / CD

Câu 8: Nhiệm vụ, cấu trúc gói tin( giải thích từng trường của cấu trúc ) của giao thức IP trong mô hình TCP/IP

Câu 9: Nêu kiến trúc mạng Token Ring

Câu 10: Trình bày phương thức truy nhập đường truyền sử dụng giao thức Token Passing(phần bổ sung ở câu 30)

Câu 11: Nhiệm vụ cấu trúc gói tin ( Giải thích từng trường của cấu trúc ) của giao thức TCP trong mô hình TCP/IP

Câu 12: so sánh hai thiết bị mạng là Bridge và Repeater

Câu 13: Nhiệm vụ, dịch vụ, giao thức của tầng mạng trong mô hình TCP/IP

Câu 14: Trình bầy chức năng hoạt động, tầng hoạt động ( mô hình OSI ) của các thiết bị mạng Repeater, Bridge, Router

Câu 15: Nêu cấu trúc mạng Ethernet

Câu 16: So sánh ưu và nhược điểm của hai mô hình mạng Bus và Star

Câu 17: Nêu chức năng hoạt động tầng hoạt động (OSI) của các thiết bị mạng HUB, SWITCH, GATEWAY.

Câu 18: Trình bày vắn tắt về dịch vụ tên miền ( DNS )? ảnh hưởng XH của internet

Câu 19: Thế nào là giao thức mạng, TOPO mạng ( Topology )? Kể tên và vẽ minh họa các TOPO mạng

Câu 20: Trình bày kiến trúc giao thức TCP/IP? Đối chiếu với mô hình tham chiếu OSI?

câu 21 trùng câu 12

Câu 22: so sánh kiến trúc của Ethernet và OSI

Câu 23: Chức năng cơ bản của từng tầng trong mô hình tham chiếu OSI

Câu 24: Nhiệm vụ của giao thức IP, TCP trong mô hình TCP/IP

Câu 25: so sánh 2 phương thức hoạt động của dịch vụ mạng trong mô hình OSI  là phương thức có liên kết và phương thức không có liên kết

Câu 27: Phương thức truy nhập đường truyền sử dụng giao thức CSMA/CD

 

Câu 28: Nêu kiến trúc mạng Apple Talk

Câu 29: Nhiệm vụ, giao thức tầng vật lý trong mô hình tham chiếu OSI

Câu 30: Trình bày phương thức truy nhập đường truyền sử dụng giao thức Token passing( phần bổ sung ở câu 10)

Câu 31 :Nhiệm vụ, dịch vụ, giao thức của tầng mạng trong mô hình OSI?

 

Câu 1: Thế nào là mạng máy tính, kiến trúc mạng, đường truyền vật lý

-         Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính và các thiết bị, được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó

-         Kiến trúc mạng thể hiện cách nối các máy tính với nhau ra sao và tập các quy tắc, quy ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo để dảm bảo truyền thông tin một cách tin cậy

-         Kiến trúc mạng bao gồm các TOPO mạng và các giao thức sử dụng trong hệ thống mạng đó

-         Đường truyền vật lý là đường dùng để truyền các dữ liệu giữa các máy tính. Dữ liệu có thể được truyền qua mạng thông qua đường truyền không dây hoặc sử dụng cáp

Câu 2: Trình bày sự hình thành và phát triển biểu trúc của hệ giao thức TCP/IP

-         TCP/IP ( Transmission control protocol/ internet protocol ) là bộ giao thức cùng làm việc với nhau để cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng

-         TCP/IP được phát triển từ thời kỳ đầu của interner, được đề xuất bởi Vinton G. cerf và Robert E. Kahn ( mỹ ), 1974

Mô hình TCP/IP  4 tầng được thiết kế dựa trên họ giao thức TCP/IP

b.Kiến trúc :gồm có 4 tầng

-Tầng ứng dụng (Application layer) :Các giao thức định tuyến như BGP và RIP, vì một số lý do, chạy trên TCP và UDP - theo thứ tự từng cặp: BGP dùng TCP, RIP dùng UDP - còn có thể được coi là một phần của tầng ứng dụng hoặc tầng mạng.

-Tầng giao vận (Transport layer) :Các giao thức định tuyến như OSPF (tuyến ngắn nhất được chọn đầu tiên), chạy trên IP, cũng có thể được coi là một phần của tầng giao vận, hoặc tầng mạng. ICMP (Internet control message protocol| - tạm dịch là Giao thức điều khiển thông điệp Internet) và IGMP (Internet group management protocol - tạm dịch là Giao thức quản lý nhóm Internet) chạy trên IP, có thể được coi là một phần của tầng mạng.

-Tầng Internet :ARP (Address Resolution Protocol -Giao thức tìm địa chỉ) và RARP (Reverse Address Resolution Protocol -Giao thức tìm địa chỉ ngược lại) hoạt động ở bên dưới IP nhưng ở trên giao tiếp mạng(link layer), vậy có thể nói là nó nằm ở khoảng trung gian giữa hai tầng.

-Tầng giao tiếp mạng (Network interface layer) :phương pháp được sử dụng để chuyển các gói tin từ tầng mạng tới các máy chủ (host) khác nhau - không hẳn là một phần của bộ giao thức TCP/IP, vì giao thức IP có thể chạy trên nhiều tầng liên kết khác nhau

-        

Câu 3: Phân biệt mạng LAN, WAN, GAN

 

  Mạng cục bộ LAN (Local Area Network)

  Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area etwork)

  Mạng diện rộngWAN (Wide Area Network)

  Mạng toàn cầuGAN (Global Area Network)

-         Mạng LAN (mạngcụcbộ) thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan hay tổ chức. LAN có thể kết nối hai máy tính với nhau hoặc hàng trăm máy tính sử dụng một đường truyền có tốc độ cao, băng thông rộng (thường không hạn chế)

-         Mạng MAN (mạng đô thị/mạng thành phố) là mạng được cài đặt trong phạmvi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế - xã hội. Một MAN thường bao gồm hai hay nhiều LAN trong cùng một vùng địa lý. Các LAN này được kết nối bằng các đường dây truyền dẫn riêng. Đường truyền này cũng có thể là đường truyền cáp quang hoặc sử dụng công nghệ không dây

 

Câu 4 : Trình bầy vắn tắt các giao thức ARP, RARP, ICMP

a. Giao thức ARP

- Trong mạng, hai trạm chỉ có thể liên lạc với nhau nếu chúng biết địa chỉ vật lý của nhau

- Cần phải tìm được ánh xạ giữa địa chỉ IP (32 bits) và địa chỉ vật lý của một trạm (MAC)

- ARP để tìm địa chỉ vật lý từ địa chỉ IP cần thiết

b. RARP

c. Giao thức ICMP

- Truyền các thông báo điều khiển giữa các gateway hoặc một nút của liên mạng

- Các lỗi:

+. Gói tin IP không thể tới đích

+. Router không đủ bộ nhớ đệm để lưu, chuyển một gói tin IP

+.Một thông báo ICMP được tạo và chuyển cho IP

+. IP sẽ “bọc” (encapsulate) thông báo đó với một IP header và truyền đến cho router hoặc trạm đích

Câu 5: Tại sao phải phân tầng trong mô hình OSI, nêu chức năng cơ bản của từng tầng

a.Tại sao

- Cần chia các tác vụ trao đổi thông tin giữa hai mạng máy tính thành các tác vụ nhỏ

- Mỗi tác vụ có một số giao thức điều khiển và được gọi là một tầng

- Chia hoạt động thông tin mạng thành những phần nhỏ hơn, đơn giản hơn giúp chúng ta dễ khảo sát và tìm hiểu hơn

- Chuẩn hóa các thành phần mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều nhà cung cấp sản phẩm

- Ngăn chặn được tình trạng sự thay đổi của một lớp làm ảnh hưởng đến các lớp khác, như vậy giúp mỗi lớp có thể phát triển độc lập và nhanh chóng hơn

- Chia các tác vụ trao đổi thông tin giữa hai hệ thống máy tính thành các tác vụ nhỏ hơn nhằm giảm độ phức tạp của việc thiết kế và cài đặt mạng, tạo sự dễ dàng trong việc quản lý.

b. Chức năng

- Tầng vật lý

+.Mô hình tả các đặc trưng vật lý của mạng: Các loại cáp được dùng để nối các thiết bị, các loại đầu nối được dùng, các dây cáp có thể kéo dài bao nhiêu v.v..

+.Cung cấp các đặc trưng điện của các tín hiệu được dùng để di chuyển dữ liệu trên cáp từ một máy này đến một máy khác của mạng, kỹ thuật nối mạch điện, tốc độ cáp truyền dẫn

Như: Truyền dữ liệu giữa hai hệ thống trong một đường truyền vật lý

- Tầng liên kết

+. Quy định được các dạng thức, kích thước, địa chỉ máy gửi và nhận của mỗi gói DL được gửi đi

+. Xác định cơ chế truy nhập thông tin trên mạng và phương tiện gửi mỗi gói tin

+. Cung cấp cách phát hiện và sửa lỗi cơ bản để đảm bảo cho DL nhận được giống hoàn toàn với dữ liệu gửi đi

+. Một gói tin có lỗi không sửa được, phải chỉ ra cách thông báo cho nơi gửi biết gói tin đó có lỗi để nó gửi lại

Như: Phân tách các khối dữ liệu, Gửi dữ liệu giữa các nút, Kiểm soát truy nhập, Kiểm soát luồng dữ liệu

- Tầng mạng

 +. Kết nối các mạng với nhau bằng cách tìm đường (routing) cho các gói tin từ một mạng này đến một mạng khác

+. Xác định việc chuyển hướng, vạch đường các gói tin trong mạng, các gói này có thể phải đi qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng

+. Luôn tìm các tuyến truyền thông không tắc nghẽn để đưa các gói tin đến đích

Như: Phân dữ liệu thành các gói tin, Chuyển gói tin đến đích, Tập hợp các gói tin thành dữ liệu

- Tầng giao vận

 +. Xác định địa chỉ trên mạng, cách thức chuyển giao gói tin trên cơ sở trực tiếp giữa hai đầu nút (end-to-end)

 +. Đánh số các gói tin và đảm bảo chúng truyền theo thứ tự

 +. Là tầng cơ sở mà ở đó một máy tính của mạng chia sẻ thông tin với một máy khác

 +. Đồng nhất các trạm bằng một địa chỉ duy nhất

 +. Chia gói tin lớn thành các gói tin nhỏ hơn trước khi gửi

Như: Kết nối hai trạm đầu cuối, Đảm bảo trật tự, kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ, liệu và kiểm soát tắc nghẽn

- Tầng phiên

 +.Thiết lập “các phiên” giữa các ứng dụng muốn trao đổi dữ liệu với nhau, lập ánh xạ giữa các tên địa chỉ của chúng

 +.Cung cấp các cơ chế hoạt động truyền “song công” (hai chiều cùng lúc) và bán song công (hai chiều nhưng chỉ một chiều tại một thời điểm), thiết lập các thủ tục kiểm tra (checkpointing), ngừng phiên, kết thúc và khởi động lại phiên

Như: Thiết lập, ngừng, kết thúc và khởi động lại các

phiên trao đổi dữ liệu, Đồng bộ dữ liệu, Thiết lập các điểm kiểm tra

- Tầng trình diễn

 +. Chuyển đổi dữ liệu gửi đi trên mạng từ một loại biểu diễn này sang một loại khác

 +. Có thể được dùng kỹ thuật mã hóa để biến đổi dữ liệu trước khi được truyền đi và giải mã ở đầu đến để bảo mật

 +. Có thể dùng kỹ thuật nén dữ liệu trước khi gửi và ở đầu nhận sẽ bung trở lại để được dữ liệu ban đầu

Như: Dịch vụ chuyển đổi định dạng dữ liệu, Dịch vụ má hóa và giải mã

- Tầng ứng dụng

 +. Là tầng cao nhất của mô hình OSI

 +. Xác định giao diện giữa hai người sử dụng và môi trường OSI

 +. Giải quyết các kỹ thuật mà các chương trình ứng dụng dùng để giao tiếp với mạng

Như: Truyền tệp, Truy nhập cơ sở dữ liệu, E-mail

Câu 6: Nêu lợi ích và ứng dụng của công nghệ ADSL

a.     các lợi ích

      - Kết nối liên tục

      - Tốc độ truy nhập cao

      - Download: 1,5-8 Mbps, Nhanh hơn dial-up 140 lần

      - Upload: 64-640Kbps

      - Truy cập Internet và sử dụng điện thoại một cách đồng thời

      - Không phải trả cước điện thoại nội hạt

b.     ứng dụng

     - Truy nhập Internet tốc độ cao

     - Hội nghị truyền hình

     - Video theo yêu cầu

     - Truyền hình trực tuyến

- Kết nối mạng WAN

Câu 7: Trình bầy phương thức truy nhập đường truyền sử dụng giao thức CSMA / CD

-         Carrier Sense Multiple Access / Collision Detection (Collision Avoidance ) Phương thức truy nhập sử dụng giao thức đa truy nhập bằng cảm nhận sóng mang có phát hiện xung đột hoặc tránh xung đột

     -   Trước khi truyền DL, trạm lắng nghe đường truyền để chắc chắn rằng đường truyền rỗi (Carrier Sense)

     -   Các trạm phải phát hiện được sự xung đột và thông báo tới các trạm khác gây ra xung đột (CD)

     -   Hoặc trước khi truyền DL sẽ cho các máy khác biết ý định của mình bằng các quảng bá (broadcast) ý định này trong mạng, điều này sẽ giúp tránh việc đụng độ xảy ra (CA)

Câu 8: Nhiệm vụ, cấu trúc gói tin( giải thích từng trường của cấu trúc ) của giao thức IP trong mô hình TCP/IP

a.     Nhiệm vụ của giao thức IP

 - Cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên kết mạng để truyền dữ liệu

 - IP có vai trò như giao thức tầng mạng trong OSI

 - Giao thức IP là giao thức không liên kết

 - Sơ đồ địa chỉ hóa để định danh các trạm (host) trong liên mạng được gọi là địa chỉ IP 32 bit

 - Địa chỉ IP gồm: netid và hostid (địa chỉ máy)

 - Địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một máy tính bất kỳ trên liên mạng

b.     Cấu trúc gói tin

Câu 9: Nêu kiến trúc mạng Token Ring

• Được IBM xây dựng năm 1984

• Được IEEE/ANSI chuẩn hóa vào năm 1985

• Sử dụng phương pháp truy nhập đường truyền mà truyền dữ liệu sử dụng thể bài lưu chuyển trong mạng, một máy tính chỉ có thể truyền dữ liệu khi

giữ thẻ bài đó sau khi truyền xong thì thẻ bài sẽ bị huỷ và một thẻ khác được sinh ra (token-passing)

 

Câu 10: Trình bày phương thức truy nhập đường truyền sử dụng giao thức Token Passing

 - Dùng trong LAN có cấu trúc vòng sử dụng kỹ thuật chuyển thẻ bài để cấp quyền được truyền dữ liệu đi

 - Thẻ bài là thông tin điều khiển chạy quanh trong mạng

 - Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài rỗi

– Một “thẻ bài”-Token luân chuyển lần lượt qua từng nút mạng

– Nút nào giữ thẻ bài sẽ được truyền dữ liệu

– Gửi xong phải chuyển thẻ bài đi

Câu 11: Nhiệm vụ cấu trúc gói tin ( Giải thích từng trường của cấu trúc ) của giao thức TCP trong mô hình TCP/IP

a.     Nhiệm vụ

 - Là giao thức điều khiển đường truyền

  - TCP là tầng trung gian giữa giao thức IP bên dưới và một ứng dụng bên trên trong bộ giao thức TCP/IP

  - TCP cung cấp các kết nối đáng tin cậy, làm cho các ứng dụng có thể liên lạc trong suốt với nhau

  - TCP làm nhiệm vụ của tầng giao vận trong mô hình OSI đơn giản của các mạng máy tính

  - Sử dụng TCP, các ứng dụng trên máy có thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin

  - TCP hỗ trợ nhiều giao thức ứng dụng phổ biến nhất trên Internet và các ứng dụng kết quả, trong đó có WWW, thư điện tử,…

b. Cấu trúc gói tin

Flags :  +. URG: cờ cho trường URGent pointer

              +. ACK: cờ cho trường ACKnowlegdgement

              +. PSH: chức năng PUSH

            +. RST: thiết lập đường truyền

            +. SYN: đồng bộ lại số hiệu tuần tự

            +. FIN: Không còn lại dữ liệu từ trạm nguồn

Sequence number:    Nếu cờ SYN bật thì nó là hiệu số tuần tự khởi đầu và byte đầu tiên được gửi có số thứ tự này cộng thêm 1. Nếu không có cờ SYN thì đây là số thứ tự của byte đầu tiên của segment

Acknowledgment number:  Nếu cờ ACK bật thì giá trị của trường chính là số thứ tự gói tin tiếp theo mà bên nhận cần

Data offset:   Độ dài 4 bít quy định độ dài của phần Header ( tình theo đơn vị từ 32 bit ) phần Header có độ dài tối thiểu là 5 ( 160 bit ) và tối đa là 15 từ ( 480 bit )

Reserved:  dành cho tương lai và có giá trị là 0

Window:  Số byte có thể nhận bắt đầu từ giá trị của trường báo nhận ACK

Checksum: Mã kiểm soát lỗi cho toàn bộ segment

Urgent point:  con trỏ này trỏ tới số hiệu tuần tự của byte đi theo sau dữ liệu khẩn, cho phép bên nhận biết được độ dài của dữ liệu khẩn

Options:  Khai báo các tùy chọn của TCP trong đó có độ dài tối đa của vùng

DATA:  Độ dài thay đổi

               Chứa dữ liệu của tầng trên

               Độ dài ngầm định tối đa 536 bytes

               Thay đổi bằng cách khai báo trong options

 

 

Câu 12: so sánh hai thiết bị mạng là Bridge và Repeater

 

 - Bridge mềm dẻo hơn: Repeater chuyển đi tất cả các tín hiệu nhận được. Bridge có chọn lọc và chỉ chuyển đi các tín hiệu có đích ở phần mạng phía bên kia

 - Bridge thường đòi hỏi người QTM phải cấu hình bảng địa chỉ, nhưng bridge thế hệ mới cập nhật tựđộng bảng địa chỉ khi thêm hay bớt thiết bị.

 - Repeater hoạt động ở tầng 1, Bridge hoạt động ở tầng 2

Câu 13: Nhiệm vụ, dịch vụ, giao thức của tầng mạng trong mô hình TCP/IP(nhiệm vụ của IP và TCP)

 

Câu 14: Trình bầy chức năng hoạt động, tầng hoạt động ( mô hình OSI ) của các thiết bị mạng Repeater, Bridge, Router

a.Reapeater :

-Chức năng hoạt động : cap trong mạng LAN là giới hạn vì tún hiệu bị suy yếu trên đường truyền .Repeater có chức năng khuếch đại tín hiệu vật lý giúp tín hiệu vật lý có thể truyền đi xa hơn giới hạn .Không có quá 4 Repeater giữa các host trong một mạng LAN .

- Tầng hoạt động :tầng vật lý

b.Bridge :

-Chức năng hoạt động :được sử dụng đề ghép nối các phần mạng con đề tạo thành một mạng LAN duy nhất (mở rộng phạm vi địa lý, giảm lưu lượng LAN) .Khi Bridge nhận một frame từ một phần mạng con, nó dò địa chỉ MAC với bảng để đưa ra một quyết định liên quan tới việc có chuyển hay không chuyển frame này tới các phần mạng con kế tiếp của mạng.

+Cùng mạng con: không chuyển

+Khác mạng con:

Biết địa chỉ MAC đích : chuyển frame tới phần mạng con chứa địa chỉ

MAC đích

Không biết địa chỉ MAC đích: chuyển frame tới tất cả các phần mạng

con khác

-Tầng hoạt động : tầng liên kết dữ liệu

c.Router :

-Chức năng hoạt động :định tuyến(chọn đường ,chuyển tiếp) các gói tín trên mạng cho tới khi chúng đến đích cuối cùng .Gói tin chưa địa chỉ(IP)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#thơ-ca