Chap 1: Vào Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đặt chân xuống ga Bình Triệu, Ngạn nhìn quanh. Sát bên nhà ga là những căn nhà lụp xụp, phủ xung quanh bởi đám cỏ um tùm, không khác mấy so với trên kia, chỉ có đông hơn thôi. Bước ra ra khỏi sân ga, Ngạn gọi ông xích lô, kêu chở tới bến phà Thủ Thiêm để vào nội thành.

"Ai mà ngờ chuyến tàu đó lại là chuyến tàu nhanh chứ."

Con phà băng qua những gợn sóng của con sông Sài Gòn, gạt những con sóng văng tung tóe hai bên. Nhìn từ trên con phà về hướng thành phố, Ngạn thấy chi chít những nhà là nhà. Tuy lòng đang rối, nhưng Ngạn không khỏi nhìn chằm chằm về hướng thành phố với cái cảm giác lạ lùng.  Lòng bộn rộn hồi hộp. Cái cảm giác này nó mạnh hơn so với những gì Ngạn nhớ khi lên thành phố Tam Kỳ lần đầu tiên.

Khi con phà lại gần bến hơn, Ngạn nhìn khung cảnh trước mặt với vẻ mặt ngỡ ngàng xen lẫn ngẩn ngơ - bến phà lớn, và mấy căn nhà ở phía bên kia đường cũng bự. Đường thì đầy người trên nhũng chiếc xe đạp và xe motor, chạy song song những chiếc xe tải và xe đò. Khung cảnh này làm Ngạn nhớ lại hồi mình lên Tam Kỳ, cũng bị choáng ngợp bởi sự đông đúc của chốn thị thành. Nhưng Tam Kỳ chỉ là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, còn Sài Gòn, nay gọi là Thành phố Hồ Chí Minh, từng là đô thành của miền Nam, là nơi mà Tam Kỳ chỉ xếp hàng tỉnh lẻ.

"Chắc hồi đó Hà Lan cũng cảm thấy thế này," Ngạn nghĩ, trong khi đang ngơ ngác nhìn xung quanh phố thị và đôi chân thì đang rảo bước trên vỉa hè đông người. Hồi ở Tam Kỳ và Qui Nhơn ổng chưa bao giờ để ý đến thành thị như vậy, toàn là để ý đến Mắt Biếc thôi.

***

- Anh Ngạn, trước khi chuyển nhiệm sở vào đây, thì anh phải rút hồ sở ở làng Đo Đo đã, - người cán bộ Thanh niên Xung phong phụ trách tại Sở Giáo dục nói, - do anh vội vã vào đây mà không thông báo cho chúng tôi biết trước, nên giờ chúng tôi phải gửi công văn sang bên đó để người ta gửi giấy về.

-Vậy là phải gửi giấy lên trường Đo Đo hả chú? - Ngạn hỏi.

-Vâng, đúng vậy. Có thể mất 1-2 tuần lận - anh cán bộ nói mà mắt cứ cắm xuống chồng giấy tờ trước mặt. - Điện tín sẽ gửi lên sở, rồi sở sẽ gửi xuống trường.

Ngạn ngồi lặng thinh, ngần ngừ như tính nói điều gì đó. Mãi một lúc, mới hỏi xin anh cán bộ cây viết chì, tờ giấy và hai cái bao thư, rồi bước ra cái bàn giấy tờ ngay góc cửa, hí hoáy viết. Đoạn quay sang lại hỏi xin con tem để dán lên cái phong thư, rồi mới quay lại quầy để xách cái cặp táp lên và bước ra.

Ngạn đứng ngay trước cái hòm thư, tay cầm bức thư tính nhét vào, nhưng còn đắn đo nên rút ra, rồi lại vào, rồi lại ra. Cứ như vậy được một lúc, ổng ngừng lại, hít một hơi thật sâu, cắn môi và nhìn bức thư thật kỹ, rồi nhét tọt nó qua cái khe thư và bước đi mọt mạch không nhìn lại. Bức thư ghi tên người nhận là Trịnh Văn Phu, ở tại làng Đo Đo, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, còn tên người gửi ghi là Lê Duy Nhật, gửi từ TP.HCM.

***

Dạo quanh khu trung tâm Sài Gòn một hồi và ngắm nhìn những căn nhà cao, những kiến trúc cổ kính từ thời Pháp thuộc và những khu chợ sầm uất. Nào là Nhà thờ Đức Bà, và Bưu điện Trung tâm cổ kính. Rồi đến lượt nơi từng là bốt Catinat khét tiếng, rồi khách sạn Continental cũ nay đã đóng cửa. Ngạn cũng đi ngang qua và nhìn lại 3 nơi mà đã từng lừng lẫy một thời, Tòa Đô chánh cũ, tòa nhà Quốc hội cũ và Dinh Độc lập, từng là cơ quan chủ nhiệm của miền Nam cũ. Mấy căn nhà đó từng tấp nập người ra người vô, hoặc nếu là bót Catinat thì đầy mấy tay lính mã tà và mật thám đã từng làm việc. Bot Catinat giờ không còn Phòng Nhì, Liêm Phóng, Tòa Đô chánh giờ gọi là Uỷ ban Nhân dân Thành phố, còn Dinh Độc Lập giờ là Hội trường Thống nhất. Tất cả đã mất đi cái vẻ hào nhoáng ban đầu, hoặc ít nhất là cái hình ảnh ban đầu của nó mà được nhắc đến trên các tờ báo hồi trước.

Nhìn cảnh, con mắt tò mò của Ngạn, cùng với cái lòng rối bời lại khiến cho tâm trí ổng bay tận đẩu tận đâu, lại nghĩ ngay đến lần chuyển từ trường huyện lên trường ở Tam Kỳ, làm cho những hình ảnh cũ hiện về, về một cô gái với đôi mắt biếc đã đánh mất đi những hình ảnh ban đầu mà Ngạn có. Vẫn là đó, nhưng giờ khác. Ngạn thở dài, không hiểu tự nhiên sao mình lại liên tưởng như vậy nữa. Công trình là công trình, còn người là người mà.

Đói bụng, Ngạn tạt vào một quán ăn bên đường. Ít ra khi ăn thì đầu óc Ngạn bình tĩnh trở lại. nhưng khi đang ăn, Ngạn chợt nhớ ra một chuyện. Số là lúc ra đi, đầu óc Ngạn không bình tĩnh, nên quên béng mất cái chuyện là sẽ ở đâu tại Sài Gòn. Tiền thì không phải không có, nhưng mà ngủ ở đâu, không lẽ ngủ ở gầm cầu?

Đang vừa ăn vừa nghĩ, thì bàn bên có người nói với chủ quán:

- Thì đó, cái căn hộ đó đúng rẻ luôn, mà cho rao từ hồi nào giờ rồi chưa có ai tới thuê - người nói là một người đàn ông trung niên, nhìn có vẻ lớn hơn Ngạn.

-Thành ra bà chủ nhà mới kêu anh đi tìm người thuê dùm bả đó hả?

-Ờ đúng rồi. Hạ lắm rồi mà vẫn chưa có ai thuê. Tui bảo bả đừng cuống, nhưng mà bả không nghe.

Ngồi vừa ăn vừa chăm chú nghe, Ngạn nghĩ, đang lo về chuyện chỗ ở, lại gặp ngay người nói cần tìm người thuê phòng, có lẽ là ý Trời.

-Này, cho tôi hỏi - Ngạn gọi cái ông đang nói với bà chủ quán - chỗ anh cần người thuê phòng à?

-Phải, anh muốn xem à?

-Ở xa không?

-Ở ngay quận 3, gần chùa Vĩnh Nghiêm.

-Anh chỉ đường cho tôi được không?

-Anh muốn thuê à?

-Có thể. - Ngạn trả lời nhanh chóng.

Người đó nhìn Ngạn, rồi nhìn ra ngoài, rồi hỏi:

-Anh là người Quảng Nam à?

-Vâng.

-Anh đi một mình à?

-Vâng, tôi mới từ ngoài miền Trung vào.

-Thế thì anh lên xe tui đi, tui chở tới cho.

***

Căn hộ đó nằm trong một khu tập thể 1 trệt 1 lầu, cách kênh Thị Nghè và chợ Nguyễn Văn Trỗi vài dãy nhà, đi dọc theo con kênh về hướng Quận 1 là cây cầu Công Lý và chùa Vĩnh Nghiêm.  Căn hộ nhỏ và hơi cũ, nhưng nhìn khá tốt, không thấy chỗ bong tróc hay dột. Đúng ra là căn phòng chất lượng tốt, nhưng chẳng hiểu sao không ai thuê nên bà chủ hạ giá xuống mức mà Ngạn phải thốt lên là giá quá hời cho người mới từ ngoài vào. Thế là ổng đồng ý thuê luôn ngay tắp lự. Việc dọn vào cũng dễ vì ổng chỉ mang theo một cái cặp táp bự tổ chảng, chứa toàn quần áo, dăm ba cuốn sách chuyên môn sư phạm và kiến thức chung chung và giấy bút.

- Vậy là chuyển vào Nam là như thế này đây - Ngạn nói, nhìn ra cửa sổ.

Con đường bên ngoài có nào là người và những xe kéo hàng, tiếng rao của mấy lơ xe và tiếng cười đùa của đám con nít. Nhìn mà Ngạn lại chạnh lòng, nghĩ rằng mình bỏ vào đây một thân một mình, cốt là để chốn chạy khỏi hình bóng đã ám ảnh mình mười mấy năm nay, và cách này lại khiến không chỉ một, mà mấy người nữa cảm thấy hiu quạnh đột ngột.

***

Do mệt nên Ngạn lăn ra ngủ, nhưng tự nhiên lại bật dậy khi trời vẫn còn tối. Nhìn ra ngoài, trăng vẫn rọi xuống, và các ngôi sao vẫn nhìn xuống Ngạn. Bầu trời nhìn cũng na ná như nhìn từ làng Đo Đo, chỉ có ít sao hơn thôi.

Bật đèn lên, Ngạn lấy giấy bút ra viết. Một tờ là Ngạn viết gửi cho cha mẹ ở làng Đo Đo, xin lỗi vì đã tự tiện bỏ đi như vậy, rồi nói vắn tắt lý do mình bỏ đi là vì vài điều phiền muộn, rồi hỏi nhờ cha gửi vài thứ giấy tờ khác xuống để đăng ký tạm trú. Bức thư này được cho vào cái phong bì còn lại,  nhưng tên người gửi lại ghi là Đông Phương Khúc. Cái thư này giống với thư trước là trên bao thư, Ngạn ghi bằng nét viết khác với nội dung thư ghi bằng nét thật của mình; nhưng nét viết trên bao thư của 2 cái bao không giống nhau, và cách ghi địa chỉ cũng khác

Tờ còn lại Ngạn tính viết thơ. Nhưng ấn cây bút xuống rồi mà mãi vẫn chưa nghĩ ra được gì để viết cả. Ngạn nghĩ, có lẽ vì tâm trí đang rối bời nên chẳng nghĩ ra được gì, hay là cái tay sợ viết thơ lại làm nhớ lại mấy bài thơ và kỷ niệm buồn hồi trước chăng? Hay chỉ là do lạ chỗ nên không quen? Ngạn nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy trăng bị che đi một phần bởi mây đen.

"Trăng ơi, không lẽ mày cũng có tâm sự không nói được như tao nên đành rọi xuống sao?" Ngạn nghĩ. Đôi mắt ổng cảm thấy hơi cay cay, Ngạn nghĩ rằng có cái gì bay vào mắt, nên thử dụi, mà chỉ có vài giọt nước trên đầu ngón tay. Ngạn ngả người ra sau, đan tay sau gáy, và ngâm bài hát của Trúc Phương:

"Tôi ở miền xa
Trời quen đất lạ
Nhiều đông lắm hạ..."

"Đông hạ gì chứ, cũng nóng như nhau mà," Ngạn nghĩ.

"Nối tiếp đi qua
Thiếu bóng..."

Ngạn im bặt. "Không lẽ Kẻ Ở Miền Xa lại nói hộ à? Hay là do ngẫu nhiên? Người ta đang cố tránh đi mà!"

Ngạn lại nhìn ra ngoài một lúc. Đường phố vắng tanh, lác đác thấy vài bóng người lẻ loi. Giờ khóe mắt Ngạn thấy cay hơn, Ngạn lại ngâm tiếp:

"Đời không dám tới
Đành viết cho tôi
Nhạc tình sao lắm lời"

-Lắm lời thiệt mà - Ngạn nói với giọng cười mỉa mai. Hồi trước hắn cũng viết mấy bài 'lắm lời' như vậy. "Lắm lời"

"Trà Long, giờ ở làng cháu sao rồi?" hắn nhìn ngọn đèn leo lét chập chờn như dao động trong lòng, lại nghĩ về người mình vừa bỏ lại ở Đo Đo. Mắt hắn giờ thấy nhòe hơn trước, và hắn nhìn thấy ngọn nến trong đêm như đang rung động rất nhiều.

***

Trà Long nhấc đầu dậy. Nó đã thức nguyên đêm để làm giáo án, nên ngủ gục trên bàn mà quên tắt ngọn đèn dầu. Ông bà ngoại nó thấy nó vậy nên không can, cứ để nó làm việc mà đi ngủ trước.

Trà Long nhìn về phía hiên nhà, nhìn về phía cái võng mắc ở đó, nhìn về phía dàn hoa thiên lý ngoài hiên. Nó lại gục dầu xuống hai tay đang khoanh trên mặt bàn của nó.

"Chú chơi không đẹp tí nào cả!"

Trang giáo án mà tay nó đè lên đã sũng nước từ tối hôm qua, giờ đã khô rồi. Nhưng cây bàng già đang chảy nhựa đã ngưng chảy chưa thì chưa biết. Đã sang ngày thứ hai kể từ lúc Ngạn rời đi. "Tàu trên tuyến Bắc-Nam chắc giờ đã tới Hà Nội hoặc Sài Gòn," Trà Long nghĩ

Trà Long xếp tất cả các giấy tờ vào trong cặp táp của mình để mai còn đến lớp.

"Cháu đã nói là cháu sẽ về luôn để chú khỏi cắn môi mình dập máu nữa, mà giờ chú làm vậy là không đẹp tí nào."

Trà Long bước ra giàn hoa thiên lý để hóng gió, ngồi chỗ mà mấy hôm trước Ngạn vẫn còn ngồi. Nó nhìn về hướng rừng Hà-Lam-trong, và nhìn về phía con đường dẫn đến trường tiểu học Đo Đo. Giờ con đường đến trường của nó tự nhiên thấy vắng hơn, và cả con đường vào rừng để hái hoa sim nữa. Người ta nói người làng Đo Đo hay rời làng mà đi nơi khác, nhưng Trà Long không nghĩ rằng Ngạn lại làm vậy.

"Chỗ này, chú Ngạn và mẹ đã từng... và Ngạn đã từng..."

Trà Long nuốt nước miếng, rồi lại nhìn về phía tuyến đường sắt Bắc-Nam.

"Chú Ngạn, giờ ở nơi xa nào đó, chú sao rồi,"

Nó lậy tay dụi mắt,

"Ngạn, tại sao lại bỏ Trà Long mà đi như vậy?"

***

-Tiếc quá Ngọc nhỉ, mới lên Hà Nội chào hỏi mà bị đì xuống thế này, - người sĩ quan mang quân hàm đại tá nói với Ngọc.

-Cấp trên bắt thì vậy thôi, biết sao giờ, - Ngọc cười trừ - nhưng mà chuyển sang bên dân sự thế này cũng đổi gió cho em.

-Ha ha, mày lạc quan quá đấy. Nhưng thôi, cứ thử đi biết đâu lại được việc. Coi chứng sắp tới thiếu người nên có khi mấy đồng chí kia cũng bị chuyển sang bên dân sự luôn đấy! - ông thượng tá đó cười.

-Anh cứ chờ đi, rồi anh sẽ thấy! - Ngọc nói lớn với cái giọng hù dọa, nhưng ông thượng tá kia lại phá lên cười,

- Cái đứa mà anh quản khi nào đấy! Ha ha! - Ông thượng tá đó lấy hơi lại, rồi nói với Ngọc bằng cái giọng trầm hơn - Mà nhớ, đừng gây chuyện nữa như hồi chú tuồn sách của chú Ba Trà cho Mỹ cùng với vài người khác đấy.

-Vâng - giọng Ngọc cũng trầm xuống

-Nhớ, - ông thủ trưởng vỗ vai Ngọc - vào đấy đừng để đứa nào bắt nạt đấy nhé.

-Vâng vâng, em biết rồi, thôi em đi đây. À, nhớ nhắn cho chú Sáu Dân giùm em là em vào Nam ở luôn!

-Nhớ rồi, nhớ rồi! Và vào đấy nhớ chào hỏi mọi người cho đàng hoàng đấy nhớ!

***

"Tạ ơn Ngài, việc đã xong," người đó khấn.

Đó là người đàn ông mà đã chở Ngạn tới đây hồi chiều. Ông ta khấn từ lúc mọi người bắt đầu đi ngủ.

Ông ta ở ngay sát bên căn hộ của Ngạn, và Ngạn mới biết tên ông ta là Kiên.

Bên ngoài yên ắng, và trong bóng đêm với vài ánh đèn leo lét như thế, làm sao biết được bên ngoài có gì? Có mấy thằng du thủ du thực luẩn quẩn hay không, hay là mấy bác bánh giò, hay là mấy con chó mang bệnh dại? Đến việc đi ra ngoài còn như vậy, thì trong những ngày sắp tới, ai biết trước được chuyện sẽ đến?

___________________________________________________________________________

Ghi chú:

-Nếu tìm trên internet, thì bạn sẽ biết 2 cái tên Lê Duy Nhật và Đông Phương Khúc là dựa trên bút danh Lê Duy Cật và Đông Phương Sóc của Nguyễn Nhật Ánh

-Mấy câu nào mà trong ngoặc kép (" ") thì là suy nghĩ của nhân vật

-Truyện này có thể sẽ nhắc đến vài nhân vật thật, nhưng tình tiết và chi tiết thì hoàn toàn hư cấu

EDIT(9/7/2019): Chỉnh sửa vài chi tiết nhỏ

EDIT 2 (19/7/2019): Chỉnh sửa chi tiết hỏ khúc cuối cùng với chương Dẫn nhập.

Ngoài lề: Cuốn sách mà thủ trưởng của Ngọc nhắc đến là "Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm" của Thượng tướng Trần Văn Trà, xuất bản năm 1982 và bị thu hồi. Ngày 2/3/1983, Mỹ xuất bản một tập của cuốn này với tựa đề VIETNAM: HISTORY OF THE BULWARK B2 THEATRE, VOL 5: CONCLUDING THE 30-YEARS WAR. Hiện cuốn này vẫn còn trên website của NXB Đại học Lục quân Mỹ (Army University Press)



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net