Bài thi GHK khối 10 ( Khăn thương nhớ ai )

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
tâm trí của cô gái, khiến cô gái chẳng biết phải làm gì, chỉ đành trút hết tâm sự lòng mình qua các vật vô tri vô giác. Cô tự trò chuyện với khăn, với đèn, với mắt, nhưng thông qua những vật ấy cô chỉ muốn bày tỏ niềm nhung nhớ một người, cô chỉ muốn trút hết tâm tư khi đơn phương,một người mà mình luôn phải giữ trong lòng ra bên ngoài để như vừa chìm đắm trong đó, lại như muốn tự mình hiểu rõ điều ấy.Từ đó mà ta nhìn thấy rõ được rằng nhân duyên trong xã hội phong kiến xưa còn chịu quá nhiều sự ràng buộc.Nhưng có lẽ câu hỏi đặt ra ở đây chính là vì sao tác giả lại sử dụng "Đêm qua" mà không phải là "Đêm nay"? Phải chăng từ lúc cô gái "Khăn mở,trầu trao",cô đã không nguôi lo lắng cho nhân duyên của mình.Có lẽ, nỗi nhớ chỉ mới là tâm trạng,còn nỗi lo phiền mới là những suy tính,phấp phỏng,lo âu .Cô gái là đang lo lắng cho duyên phận của mình "không yên một bề".Tuy cô gái chỉ nói là lo một nỗi,một bề,nhưng thật ra trong lòng cô có rất nhiều vấn vương thao thức.Những nỗi lo ấy ám ảnh cô gái,xoáy lấy trái tim bé nhỏ kia vào một vòng lặp bất tận.Những suy nghĩ,tâm tư của cô ngổn ngang,lộn xộn như một mê cung không lối thoát,lạc bước theo tiếng gọi của tình yêu.

Qua mười hai câu thơ đầy cảm xúc,điều mà tác gỉả muốn nói đến ở đây phải chăng là sự trắc trở trong tình yêu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?Có thể chính là như vậy,bởi vì người phụ nữ ngày xưa quả thật là quá thiệt thòi,vì thấu hiểu,vì đồng cảm được với những cảm giác mà người phụ nữ trải qua nên tác giả dân gian đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong bài ca dao.Nhắc đến nỗi khổ lớn nhất mà phụ nữ phải chịu khi xưa thì có lẽ chính là nỗi khổ bởi " đạo Tam tòng" :Tại gia tòng phụ,xuất giá tòng phu,phu tử tòng tử, nghĩa là khi ở nhà phải theo cha,khi lấy chồng phải theo chồng,còn khi chồng chết họ lại phải theo con trai.Trong giai đoạn tòng phụ,người phụ nữ phải làm tròn đạo hiếu,không được cãi lời cha mẹ,khi họ đặt đâu con cái của họ phải ngồi đấy,người phụ nữ không thể tự quyết định cho số phận của chính mình mà phải nghe theo lời cha,nghe theo những lễ giáo phong kiến.Họ bị bắt buộc học rất nhiều thứ nhưng không phải để tiến thân bằng con đường khoa cử,mà học chuẩn mực để lấy chồng.Tục tảo hôn ngày xưa ép người con gái phải nhận thiên chức làm mẹ không sát với lẽ tự nhiên.Gái thập tam,nam thập lục-người con gái mười ba tuổi,trai mười sáu tuổi đã đến độ dựng vợ gả chồng.Vì vậy khi còn tại gia, người cha,người mẹ thường dạy con cái ăn ở sao cho tử tế,cho tiếng gái lành.Họ còn được giáo dục theo những phong tục,lễ nghi cổ hữu,lạc hậu của thời phong kiến,bị ghìm chặt với những chuẩn mực nào là "Công dung ngôn hạnh" nào là "Cầm kì thi họa" tất cả người phụ nữ đều phải hoàn thành một cách hoàn hảo.Rồi cho đến khi họ bước vào cuộc đời xuất giá tòng phu,bên cạnh trách nhiệm của một người vợ,họ còn phải hoàn thành trách nhiệm làm dâu.Họ phải vượt qua những công việc ngổn ngang phức tạp của gia đình nhà chồng,phải quán xuyến hầu hết các công việc,lại phải tham gia lao động dưới con mắt dò xét của nhà chồng,người phụ nữ phải hầu hạ,chăm sóc,một lòng thủy chung son sắt với người chồng mà cha mẹ họ đã ép gả.Trong khi đó,người chồng của họ lại không cần phải như vậy,mà có thể có "Năm thê bảy thiếp" nhưng "Gái chính chuyên" như họ thì"chỉ có một chồng".Đôi khi sức sống,niềm khát khao của họ bị cái "chính chuyên" đó kiềm tỏa mà không thoát ra được.Nếu họ tái giá thì lại bị xem là "phản bội",vi phạm chuẩn mục đạo đức xã hội.Vây liệu trong cuộc hôn nhân như thế có tình yêu hay không?Hay căn bản đó chỉ là do cha mẹ đã sắp xếp thì người phụ nữ họ làm theo.Phải,đó chính là thiệt thòi mà phụ nữ trải qua,nhưng điều đó không phải là tất cả,người phụ nữ còn phải chịu nhiều hơn thế nữa.Nếu như có những số phận ép gả vào độ tuổi mười ba,mười bốn thì cũng có những người may mắn hơn một chút khi mà họ không bị ép buộc lấy chồng sớm đến như vậy nhưng nói đi cũng phải nói lại họ cũng không sung sướng gì hơn vì khi lúc họ chạm ngưỡng tuổi thanh xuân,độ tuổi đẹp nhất của đời người con gái thì lại phải để mặt cho số phận đưa đẩy mà không có được một chốn bình yên để nương tựa.Số phận của họ chỉ là hai từ "May mắn",nếu may mắn họ sẽ được gả vào một gia đình tốt,lúc đó cuộc đời họ sẽ tốt đẹp,còn không thì họ lại phải rơi vào một tình thế éo le,vừa không có tình yêu,cuộc sống lại càng bấp bênh hơn nữa.Nhưng cho dù là có tình yêu hay không thì người phụ nữ vẫn phải cuối đầu trước số phận.Vì họ còn quá nhiều những nỗi lo lắng bộn bề chồng chất lên nhau.Trong thời nay, phụ nữ có thể là lo rằng liệu người họ yêu lại có yêu một người khác hay không? Không chỉ thế, còn ti tỉ nỗi lo khác cứ xuất hiện trong đầu họ. Cứ như vậy, những kẻ đơn phương lại cứ chìm đắm trong lối suy nghĩ miên man mà không cách nào thoát ra được. Với thời bình là vậy, còn đối với thời bom đạn triền miên,thời phong kiến xưa thế nào? Ta có thể hiểu đây là những nỗi nhung nhớ của người con gái dành cho người yêu, là những nỗi lo âu khi chiến tranh qua đi, liệu rằng người mình thương có trở về bình an hay là không?Liệu gia đình hai bên có đồng ý tác hợp cho mối lương duyên này hay không?Hay họ lại phải rơi vào trạng thái "sức cùng lực kiệt" để giao phó cuộc đời mình cho số phận,cho cha mẹ một lần nữa.Không chỉ là lo như vậy mà người phụ nữ còn là lo về chuyện "môn đăng hộ đối",liệu gia đình họ có hợp với gia đình của chàng trai hay không?Liệu khi về làm dâu cha mẹ chồng có chấp nhận hay không?Đó có lẽ là một nỗi lo mà bất kì người phụ nữ nào cũng có,vì khi xưa phụ nữ chính là người không có tiếng nói nhất,họ là ngươi không có quyền lên tiếng trong gia đình,xã hội và cả về chính trị.Nhiều nỗi lo toan,muộn phiền như thế thì làm sao tình yêu đôi lứa của người phụ nữ lại hạnh phúc được.Bài ca dao chính là những sự lo âu,muộn phiền,là sự nhung nhớ của cô gái dành cho người thương. Nhân vật trữ tình vừa thương nhớ bóng hình người yêu, lại vừa lo rằng liệu người ấy cũng yêu họ chăng? Nhưng dù tình cảm ấy có được đáp lại hay không, ta không thể phủ nhận rằng ta đã có những khoảnh khắc, những kỉ niệm đẹp và những bài học được đúc kết từ đối phương.Như Xuân Diệu đã từng viết:"Làm sao sống được mà không yêu/Không nhớ không thương một kẻ nào". Đây chính là một tiếng hát thân thương và sự khát khao được ở bên cạnh người mình yêu của người phụ nữ ngày xưa.Đọc bài ca dao ta thấy được những trăn trở,những nỗi đau khổ,khó khắn trong tình yêu,lại càng thấy rõ được hơn sự bất hạnh của người phụ nữ phong kiến,từ đó mà cảm thấy khâm phục họ hơn.Vì sao một người con gái lại có thể chịu đựng hết những lễ giáo như thế?Phải chăng họ kiên cường lắm thì mới có thể chống chịu và sống trong thời đại đó.Có lẽ,là do hoàn cảnh sống,chính hoàn cảnh khó khăn đó đã ép họ phải mạnh mẽ,phải cố gắng sống thật tốt để đủ sức chống chọi với "phong ba bão táp" của cuộc đời.Phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng giống như loài Phương hoàng vậy,nếu Phượng Hoàng dùng đôi cánh của mình để bay qua bao vùng thần thoại,là biểu tượng của sự tái sinh,hạnh phúc,huy hoàng thì phụ nữ thời xưa sẽ dùng chính bản thân mình chống chọi với số phận,họ sẽ dùng chính ý chí kiên định đó để có thể thắp lên một ngọn lửa hi vọng,là người truyền lửa và giữ lửa để tiếp thêm sức mạnh cho đời sau để họ có đủ dũng khí mà bước tiếp,bước tiếp để chinh phục số phận,chinh phục ngã rẽ cuộc đời.Nếu như cứ năm trăm năm,Phượng hoàng sẽ tự thiêu đốt mình để hồi sinh giữa tro tàn,khói lửa.thì người phụ nữ sẽ tự mình gánh chịu những gian truân,vất vả, rồi lại tự mình vực dậy giữa bóng đêm tăm tối để khi hồi sinh họ sẽ lại là những người kiên cường nhất,mạnh mẽ nhất,sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh vẫn còn dang dở,sẽ lại là những người tiên phong giành lại quyền tự do,quyền làm chủ cuộc đời mà họ đáng có được.Nói chung,chuyện tình yêu đôi lứa của người phụ nữ ngày xưa nó rất mông lung,khó khăn và cũng tràn đầy những nỗi sợ,nó dường như cũng chỉ là những câu hỏi mà bản thân người còn gái tự đặt ra chứ hoàn toàn có một câu trả lời thích đáng nào.

Ca dao đâu chỉ là giải phóng và lên men xúc cảm,một bài ca dao thực có giá trị phải "hay cả tâm hồn lẫn thể xác".Bài ca dao đâu chỉ cuốn bạn đọc vào giai điệu của tâm hồn mà nó còn ru ta vào thứ âm nhạc kì diệu của ngôn ngữ. Bằng việc sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ và nhân hoá một cách mượt mà, hợp lý cùng cách vận hành thể thơ lục bát biến thể với kết hợp giữa thơ bốn chữ và thơ lục bát,cách gieo vần trong bài cũng cực kỳ thành công,đăc biệt hơn là lối nói bóng gió tác giả dân gian đã tạo ra một bài ca dao không chỉ có kết cấu chặt chẽ, liên kết với nhau mà còn tạo nên một nét độc đáo, làm nổi bật lên sự chuyển biến tâm lí một cách sống động.Không chỉ thế,câu hỏi tu từ "thương nhớ ai" được lặp đi lặp lại như một điệp khúc của bài cùng điệp từ "khăn" ở sáu câu thơ đầu nhằm nhấn mạnh tình cảm nhung nhớ, mến thương của nhân vật trữ tình trong bài ca dao, câu hỏi cũng ẩn chứa sự tuyệt vọng, thống khổ của cô gái. Cô gái muốn kết thúc nỗi tuyệt vọng ấy, nhưng không cách nào dứt ra được. Mặc dù ta thường sử dụng "ai" để hỏi những người mà ta không biết, nhưng ở đây lại được hiểu theo dụng ý khác, bởi vì nhân vật trữ tình biết rõ người mình yêu là ai, từ "ai" được dùng để ám chỉ người đó, để nhân vật trữ tình thả mình vào những suy nghĩ về người ấy.Ngoài ra việc sử dụng những hình ảnh gần gũi như "Khăn","Đèn","Mắt" đã góp phần tạo nên nét đẹp của bài ca dao.Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lại nói về khăn trước rồi mới nói đến đèn và cuối cùng là mắt,tất cả đều hàm chứa một dụng ý bên trong.Khăn chính là hình ảnh tượng trưng cho câu chuyện trao duyên ,trao tình của đôi nam nữ.Đèn đại diện cho nỗi tương tư,nỗi nhớ mà không biết giải bày cùng ai,chỉ có ngọn đèn thấu hiểu,bên cạnh đó ánh sáng từ đèn lóe lên như tượng trưng cho một tia hi vọng,một niềm tin vào việc chờ đợi trong tình yêu.Cuối cùng là mắt hình ảnh biểu đạt cho khoảnh khắc tình yêu nồng cháy trong lòng,không thể che giấu.Qua đó giúp ta thấy được cảm xúc của cô gái dồn nén trong thâm tâm rồi tuôn trào ra như thác, thấy được nỗi thương nhớ,niềm lo âu được diễn tả trong bài ca dao,và nhận ra tiếng hát yêu thương của người phụ nữ.Họ khát khao được yêu thương,được cuộc sống yên bình.

Nhà văn Trung Quốc Lâm Ngữ Đường từng khẳng định: "Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ".Quả là như vậy,chắc hẳn nhờ có "huyết lệ",mà tác giả dân gian mới đủ sức thổi hồn vào bài ca dao "Khăn thương nhớ ai" một cảm xúc dâng trào và thấm đẫm tình người đến thế,với những lời ca dao giản dị và những hình ảnh quen thuộc,gần gũi,tác giả dân gian đã tạo nên một nét đẹp rất mộc mạc,truyền thống của tình yêu đôi lứa. Thông qua đó, mà vừa giữ những nét chung của ca dao Việt Nam, lại vừa mang đến cho bạn đọc một nét đẹp riêng biệt. Có thể nói đây là một trong những tuyệt tác văn học thời xưa của nhân dân ta. Bài ca dao miêu tả tâm lý, cảm xúc của nhân vật trữ tình từ nỗi nhớ nhung lăn tăn đến đỉnh điểm cao trào, và rồi dần hạ xuống, lắng đọng lại những lo âu về ngày mai. Những tình cảm được bộc lộ vô cùng nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng da diết, sâu sắc qua nỗi nhớ và niềm lo âu của cô gái, từ đó bạn đọc có thể cảm nhận được tình yêu và khát vọng được yêu của những người dân chân chất ngày xưa.Cùng với việc kết hợp những biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ,hoán dụ,điệp từ và điệp cấu trúc tác giả đã tạo cho bài ca dao một nét đẹp sống động và khắc họa về những nỗi khó khăn,gian truân,những nỗi niềm,khát khao trong tình yêu đôi lứa,qua đó bài ca dao còn giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về số phận éo le của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.Giống như một chồi non còn mỏng manh,non yếu,em hiểu được mình cần có những suy nghĩ,và cái nhìn sâu sắc hơn thì mới có thể thấu hiểu được sự lận dận trong tình yêu mà người phụ nữ ngày xưa phải chịu.Nhưng không có con đường nào là nhanh chống cả,nó phải là một quá trình chính vì vậy em luôn động viên chính bản thân mình cần phải không ngừng trau dồi và ý thức được giá trị của người phụ nữ,để lấy nó làm nền tảng xây dựng một xã hội văn minh,bình đẵng và ngày càng phát triển.

( Bài làm được thực hiện bởi Lê Thị Nhã My - HS Lớp Chuyên Vật Lý khóa 32 )



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#văn10