ôn tap van hoc ki 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
năm 1919, vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Tác phẩm tập trung vạch rõ nguyên nhân căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa, đó là do nhân dân chìm đắm trong mê muội, lạc hậu, những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Từ đó nhà văn cảnh báo : Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

3. Tóm tắt tác phẩm:

Một đêm thu gần về sáng, theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua “thuốc” chữa bệnh cho thằng Thuyên – con trai lão, đang bị mắc bệnh lao-“thuốc” ấy là chiếc bánh bao tẩm máu người bị xử chém. Bị chém hôm đó ở pháp trường là Hạ Du, một người làm cách mạng,  anh đã bị bắt và hành hình do.bị cụ Ba tố giác cháu với chính quyền để kiếm hai mươi lạng bạc. Trong quán trà của gia đình lão Hoa, mọi người kể lại rằng vào trong ngục, Hạ Du vẫn không sợ chết, còn dám cả gan rủ cả lão Nghĩa mắt cá chép “làm giặc”. Mặc dù được chữa bệnh  bằng bánh bao tẩm máu người nhưng cuối cùng thằng Thuyên vẫn không qua  khỏi.

Một buổi sớm mùa xuân, trong tiết thanh minh, tại nghĩa trang, mẹ của Thuyên và mẹ của Hạ Du đều đến thăm mộ con. Hai người rất ngạc nhiên, băn khoăn tự hỏi “Thế này là thế nào?” khi nhìn thấy một vòng hoa đặt trên mộ người cách mạng. Bà mẹ của Thuyên đã bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa địa của người chết nghèo và nghĩa địa của người chết chém hoặc chết tù để sang an ủi mẹ Hạ Du.

4. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc”:

- Đó là thuốc chữa bệnh lao của người dân u mê lạc hậu về khoa học(lấy máu người để chữa bệnh.)

- Đó là thuốc chữa bệnh lạc hậu về chính trị của nhân dân Trung Quốc..

- Đó là thuốc chữa bệnh xa rời quần chúng của các chiến sĩ cách mạng.

->Lỗ Tấn vạch ra các căn bệnh của xã hội  Trung Quốc thời bấy giờ để tìm phương thuốc chữa trị

5. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện:

- Chiếc bánh bao tẩm máu người tù được dùng để chữa bệnh lao à Thể hiện sự thiếu hiểu biết, sự lạc hậu, u mê của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ.

- Được coi là một thứ thuốc đặc biệt để chữa bệnh lao nhưng cuối cùng con bệnh vẫn chết à Đặt ra vấn đề : Cần có một phương thuốc mới để cứu chữa căn bệnh thể xác, đặc biệt là căn bệnh tinh thần – căn bệnh u mê của người dân Trung Hoa.

6. Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

- Là người tù bị chết chém, máu Hạ Du được tẩm bánh bao – một phương thuốc được người dân dùng để chữa bệnh lao.

- Là một kẻ ngang ngược, ngông cuồng, trong con mắt của những người dân.

- Là một nhà cách mạng dân chủ tư sản Tân Hợi nhưng xa dời quần chúng.

- Vòng hoa trên mộ Hạ Du : khẳng định vẫn còn có những người có lí tưởng như Hạ Du.

7. Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:

- Tấm lòng trân trọng cảm thương của nhà văn dành cho nhân vật, hiểu được sự hy sinh cao cả của Hạ Du.

- Niềm tin vào tiền đồ cách mạng.

8. Đặc sắc nghệ thuật:

- Truyện ngắn, có dung lượng một truyện dài.

- Cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh.

9. Chủ đề:

            Thuốc tập trung vào 2 chủ đề: sự tê liệt của quần chúng và bi kịch của người người cách mạng tiên phong. Sự gắn bó hai chủ đề ấy đã làm nổi bật lên tư tưởng của tác phẩm: làm thế nào để tìm ra phương thuốc chữa bệnh đớn hèn, ngu muội của dân tộc. Tác phẩm đặt ra câu hỏi, chưa có câu trả lời nhưng thực ra câu trả lời nằm trong hình tượng. Lời giải đáp cho câu hỏi đầy day dứt mà tác giả đặt ra là: phải làm một cuộc cách mạng thực sự- một cuộc cách mạng của quần chúng và vì quần chúng.

CÂU HỎI  THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP:

Câu 1. (2 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn

Câu 2. (2 điểm): Nêu hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa nhan đề của  truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn)?

Câu 3. (2 điểm): Chủ đề của  truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn)?                                                              

Câu 4. (2 điểm): Suy nghĩ của anh chị về hình tượng nhân vật Hạ Du?

Câu 5. (2 điểm): Ý nghĩa phê phán và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn)

Câu 1: Hãy cho biết tiểu sử và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Lỗ Tấn?

1) Tiểu sử - cuộc đời:

Lỗ Tấn tên thật là Chu Chương Thọ sau đổi thành Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài. Sinh ngày 25.6.1881 tại huyện Thiệu Hưng, Tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, trong một gia đình quan lại sa sút. Cha là Chu Bá Nghi ,đậu tú tài. Mẹ Lỗ Thuỵ,  một phụ nữ nông dân trung hậu kiên nghị, phẩm chất của bà có ảnh hưởng rất lớn đến Lỗ Tấn.

Năm 18 tuổi lên Nam Kinh học trường Thủy sư học (hàng hải)

Hai năm sau bỏ học thi lại vào trường Khoáng lộ học đường (kỹ sư mỏ)

Năm 1902 đỗ tốt nghiệp, được cử sang Nhật học vào ngành Y.

Năm 1909 giã từ nước Nhật trở về dạy học nuôi mẹ, nuôi em.

Thời thanh niên Lỗ Tấn sục sôi nhiệt huyết, có lòng yêu nước sâu xa, có tinh thần tiếp thu mạnh mẽ. Ông đã đổi nghề 4 lần: Hàng hải -> Khoảng lộ (mỏ) -> Y -> viết văn. => là người yêu nước, thương dân muốn cứu nước cứu dân.

Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.

Ngòi bút Lỗ Tấn mang tính văn chương đích thực bởi vì ông đã đề cập đến sứ mệnh thiêng liêng nhất của văn học là góp phần cứu nước cứu dân. Ông đã phát huy được một trong những chức năng đích thực của văn chương là chữa bệnh tinh thần cho quốc dân đồng bào.

Ông là nhà văn mà Bác Hồ thích đọc ngay từ thời trẻ, khi bôn ba hoạt động cách mạng. Năm 1936, Lỗ Tấn mất

2) Sự nghiệp văn chương:

Để lại một khối lượng tác phẩm khổng lồ 20 tập (mỗi tập 600 trang) đủ các thể loại

    Tác phẩm chính:

 - AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới),

 - 3 tập truyện ngắn, tiêu biểu : Gào thét(1923), Bàng hoàng(1926), Chuyện cũ viết theo lối mới(1936).

 - 17 tạp văn: Nấm mồ, Cỏ dại,  Gió nóng, Hai lòng...

=> Nhà văn hiện đại Trung Quốc, danh nhân văn hóa thế giới

Câu 2: Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã học những nghề nào? Tại sao cuối cùng ông chuyển sang là văn nghệ? Nêu tên 3 tác phẩm của ông.

Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã học những nghề:

- Hàng hải:  với ước mong mở rộng tầm mắt - học nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc

- Khoáng lộ học đường (kỹ sư mỏ)->khai tác tài nguyên, làm giàu cho đất nước.

- Nghề y: để chữa bệnh cho người nghèo như bố ông.

- Đang học y khoa ở Tiên Đài (Nhật Bản), ông đột ngột đổi nghề vì: Một lần xem phim, ông thấy người Trung Quốc khoẻ mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga (chiến tranh Nga-Nhật), ông giật mình, nghĩ rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và chuyển sang viết văn. Ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương chữa trị.

Tác phẩm: Gào thét, Bàng hoàng, Nấm mồ...

Câu 3: Tóm tắt truyện ngăn”Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn?

Thằng bé Thuyên bị bệnh lao. Bố mẹ nó được lão cả Khang bày cho bài thuốc ăn bánh bao tẩm máu người bị chết chém sẽ khỏi bệnh. Nhân có chiến sĩ cách mạng Hạ Du bị chém đầu, bố mẹ thằng bé Thuyên mua được cái bánh bao tẩm máu Hạ Du cho nó ăn. Ăn xong nó vẫn bị chết. Mộ nó chôn cạnh mộ Hạ Du.

Mùa xuân năm sau, hai bà mẹ ra thăm mộ con, gặp nhau tại nghĩa trang họ đều xót xa cho cái chết của con mình. Trên mộ Hạ Du có một vòng hoa hồng hoa trắng, tuy không nhiều nhưng chỉnh tề, hai bà mẹ đều ngạc nhiên tự hỏi “thế này là thế nào?”

Câu 4: Nêu ý nghĩa nhan đề và chủ đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn

            Giá trị nôi dung và nghệ thuật của truyện?

1) Nêu ý nghĩa nhan đề :Tên truyện: “Thuốc”

- Đó là thuốc chữa bệnh lao của người dân u mê lạc hậu về khoa học(lấy máu người để chữa bệnh.)

- Đó là thuốc chữa bệnh lạc hậu về chính trị của nhân dân Trung Quốc..

- Đó là thuốc chữa bệnh xa rời quần chúng của các chiến sĩ cách mạng.

->Lỗ Tấn vạch ra các căn bệnh của xã hội  Trung Quốc thời bấy giờ để tìm phương thuốc chữa trị

2) Chủ đề:

Thuốc tập trung vào hai chủ đề, đó là sự tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong. Sự gắn bó của hai chủ đề ấy đã làm nổi bật lên tư tưởng của tác phẩm: Làm thế nào để tìm ra phương thuốc chữa bệnh đớn hèn, ngu muội của dân tộc. Tác phẩm đặt ra câu hỏi, chưa có câu trả lời nhưng thực ra câu trả lời nằm trong hình tượng. Lời giải đáp cho câu hỏi đầy day dứt mà tác giả đặt ra ấy là phải làm một cuộc cách mạng thực sự - một cuộc cách mạng của quần chúng và vì quần chúng.

3) Giá trị nôi dung và nghệ thuật của truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn:

+ Phê phán những căn bệnh tinh thần của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX:

- Bệnh u mê, lạc hậu , thiếu hiểu biết về khoa học, chính trị của người dân.

- Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.

+ Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

- Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.

- Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,... 

- Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa ./.

 Bài :  SỐ PHẬN CON NGƯỜI  ( Sô lô khốp)

Câu 1: Hãy cho biết tiểu sử và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Sô-lô-khôp

1) Tiểu sử:

Mi-kha-in A-lêch-xan-đrô-vích Sô-lô-khôp (1905-1984), sinh ra trong một gia đình nông dân, vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô cũ.

Thời nội chiến: nghỉ học, tham gia cách mạng và bắt đầu viết văn. Năm 1923, Sôlôkhốp quyết tâm lên Max-cơ-va, tại đây ông làm đủ nghề để kiếm sống và thực hiện giấc mộng viết văn.

Năm 1925 vì cảm thấy “thiếu quê hương” nên ông trở về quê và bắt tay vào sự nghiệp sáng tác “Sông Đông êm đềm” .

Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941-1945), ông khoác áo lính, làm phóng viên chiến trường,  xông pha trên nhiều mặt trận, nhiều bài ký sự, chính luận, truyện ngắn nổi tiếng được ra đời..

2) Sự nghiệp sáng tác:

     a) Tác phẩm:

- Tập truyện “Truyện sông Đông” (1926)

- Bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” bắt đầu sáng tác năm 1925 hoàn thành năm 1940, được tặng giải thưởng Nôben về văn học năm 1965.

- “Đất vỡ hoang” (1932-1959)

b) Đề tài:

 +  Sô-lô-khốp  sinh ra và lớn lên ở vùng Sông Đông. Cuộc sống của ông gắn bó máu thịt với con người và cảnh vật  quê hương trong những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử. Chính vì thế những tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của cuộc sống vùng sông Đông.

+ Là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ông thấu hiểu được những vinh quang và nỗi đau khổ của những số phận con người trong cuộc chiến tranh cũng như sau cuộc chiến đó. Cảm hứng về chiến tranh đã tạo ra một bước ngoặt mới trong sáng tác của ông

=> Năm 1965, Sô-lô-khốp được tặng  giải thưởng Nô-ben về văn học, ông là nhà văn vĩ đại của nền văn học Xô-viết và thế giới.

Câu 2: Tóm tắt tác phẩm “Số phận con người” của Sô-lô-khốp?

An-đrây Xô-cô-lốp là chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã tham gia chống phát xít trong thế chiến thứ hai và đã phải gánh chịu nhiều mất mát , đau thương: bản thân bị tù đày, bị thương, vợ và hai con chết vì bom đạn, con trai hy sinh đúng vào ngày chiến thắng phát xít, khi tiến công vào Bec-lin. Xô-cô-lôp giải ngũ, không còn nơi nương tựa, ông phải đến ở nhờ nhà  bạn và làm lái xe chở hàng.

Tại đây ông gặp Va-ni-a, chú bé mồ côi cha mẹ vì chiến tranh, cũng đang lang thang, đói rách. Xô-cô-lôp nhận bé làm con nuôi. Bên nhau, hai cha con sống thật hạnh phúc. Nhưng số phận vẫn chưa buông tha hai cha con. Trong một chuyến chở hàng, Xô-cô-lôp gặp rủi ro, bị tước bằng lái xe. Thế là mất việc, hai bố con dắt nhau đi lang thang “khắp nẻo đường nước Nga” để kiếm sống nhưng vẫn có một niềm tin vào cuộc sống, vào sức mạnh con người và Xô-cô-lôp vẫn giấu không cho bé Va-ni-a biết nỗi đau khổ riêng tư của mình.

Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật qua đoạn trích “Số phận con người” của Sô-lô-khốp?

I/ Nội dung:

   1) Giá trị hiện thực:

            - Tố cáo chiến tranh;

-  Phản ánh số phận, tính cách  kiên cường và trung hậu của con người Nga trong và sau chiến tranh.     

   2) Giá trị nhân đạo:

            + Quan tâm số phận nghiệt ngã của con người; niềm cảm thương, trân trọng ý chí con người.

            + Niềm cảm phục của tác giả về sự hy sinh của thế hệ đi trước để tạo niềm tin cuộc sống cho thế hệ kế tiếp.

=> Ý nghĩa tư tưởng:

            Khám phá và ca ngợi tính cách Nga, đó là sự cứng rắn ý chí kiên cường có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và tâm hồn nhân hậu sâu sắc.

Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên số phận

II/  Đặc sắc nghệ thuật:

- Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật). Nhờ đó, đảm bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.

- Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết, tình tiết để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật.

Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc, nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc.

Câu 4: Nêu chủ đề của truyện ngắn “Số phận con người” (Sô-lô-khốp)

Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. Song, tuy viết về nhưng đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra, tác giả vẫn giữ vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường cũng như lòng tin ở cuộc sống bao dung./.

HAI BỐ CON XÔ-CÔ-LỐP VÀ VA-NI-A

BÀI 8: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Hê-minh-uê)

1. Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác:

a. Cuộc đời:

- Ơ- nít Hê-minh-uê (1899-1961) sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình tri thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.

- Tham gia tích cực chống chiến tranh thế giới lần thứ I, II

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cảm thấy mình là thế hệ mất mát, khó hoà nhập với cuộc sống đương thời, tìm sự bình yên trong men rượu và tình yêu.

- Sang Pháp, làm báo và sáng tác, 1926 cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc”

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Số lượng các tác phẩm đồ sộ, ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, một số bài thơ, hồi kí

- Tác phẩm tiêu biểu: Chuôngnguyện hồn ai; ông già và biển cả.

- Là người đề ra nguyên lí sáng tác  “TẢNG BĂNG TRÔI”: Tác phẩm văn chương như một tảng băng trôi-  một phần nổi, bảy phần chìm. Nhà văn nhấn mạnh vào yếu tố hàm súc, ngụ ý trong mạch ngầm văn bản, tạo ra được “ý tại ngôn ngoại” và khẳng định hiệu quả của cách viết ấy. Tác giả phải hiểu biết cặn kẽ những điều mình muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc khi tiếp xúc với chúng vẫn có thể hiểu được những gì mà tác giả đã lược bỏ đi. Nhiệm vụ của người đọc là tự tìm ý nghĩa, giá trị qua phần chìm của tảng băng  những hình tượng, hình ảnh… giàu tính tượng trưng, đa tầng nghĩa.

- Thống nhất trong ý đồ sáng tác: viết một áng văn xuôi trung thực giản dị về con người.

c. Đóng góp, vị trí.

- Nhà văn Mĩ  vĩ đại nhất thế kỉ XX

- Được nhận giải thưởng Pu-lit-dơ  - giải thưởng văn chương cao quý nhất của nước Mĩ.

- Nhận giải Nô-ben về văn chương.

2. Hoàn cảnh sáng tác

            Viết năm 1952, sau gần 10 năm  sống ở Cu- ba. Bối cảnh câu chuyện là ngôi làng chài yên ả bên bến cảng La-ha-ba-na. Phu-en-tec, một thuỷ thủ trên tàu được coi là nguyên mẫu của ông lão Xan-ti-a-gô.

3. Tóm tắt tác phẩm:

Ông lão Xan-ti-a-gô, 74 tuổi ,thường đánh cá trên vùng biển Nhiệt lưu. Đã 84 ngày ông đi biển cùng chú bé Ma-nô-lin mà chẳng kiếm được con cá nào. Đêm ngủ ông vẫn mơ về thời trai trẻ. Một ngày kia ông quyết định một mình ra khơi tới vùng “Giếng lớn”. Thế rồi một con cá lớn mắc mồi. Đó là con cá kiếm mà ông hằng mơ ước. Bằng ý chí, sức chịu đựng phi thường và phải chiến đấu gần như kiệt sức, đến ngày thứ 3 ông mới hạ được con cá. Nhưng sau đó, cả một đàn cá mập bao vây, tấn công con cá kiếm. Ông lại phải chiến đấu đơn độc với cả đàn cá mập hung dữ, tuy nhiên ông vẫn nghĩ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Cuối cùng khi đưa được thuyền trở về bến con cá kiếm chỉ còn bộ xương trơ trụi.

4. Hình tượng con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng:

- Rất lớn và đẹp

- Đầy sức mạnh

- Kiêu hùng, bất khuất.

- Ý nghĩa biểu tượng : tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh của  thiên nhiên; cho những chông gai thử thách của cuộc đời; cho ước mơ, sáng tạo của nghệ thuật; cho lí tưởng và hoài bão cao đẹp mà con người theo đuổi.

5. Hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a- gô:

-  Ông lão là người thạo nghề

Ông có sức mạnh tinh thần của người chiến thắng :

+ Luôn có niềm tin vào bản thân

+ Có ý chí và nghị lực phi thường

- Là biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của con người. 

- Từ hình tượng ông lão đánh cá, toát lên bài học của thành công : Phải có trí tuệ và hiểu biết, tỉnh táo và nhẫn nại, có niềm tin, ý chí và nghị lực vượt qua thử thách.

6. Đặc sắc nghệ thuật:

- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn kể và lời văn miêu tả nhân vật, miêu tả đối thoại, độc thoại nội tâm.

- Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật qua cảm giác, sử dụng ngôn ngữ kể và ngôn ngữ của nhân vật để khắc hoạ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC