Phân Tích Bài Thơ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930-1945.. Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ "Tràng Giang". Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Bài thơ "Tràng giang" được viết trong thời kì trước cách mạng với một nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh đênh. Bài thơi để lại trong long người đọc nhiều nỗi niềm khó tả.

Ngay từ nhan đề bài thơ, tác giả đã có thể khái quát được tư tưởng và cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Hai chữ "Tràng giang" có thể nói là một con sông dài, mênh mông và bát ngát. Nhưng chính tràng giang này cũng gợi lên được tâm tư của người trong cuộc khi muốn nhắc tới những thân phận nổi trôi, bé nhỏ sống lênh đênh trên con sông dài tâm tưởng và sông của nỗi u uất như thế.

Bước vào bài thơ, khổ thơ đầu tiên đã khiến người đọc liên tưởng đến một con sông chất chứa bao nỗi buồn sâu thẳm:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu tram ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Với một loạt từ ngữ gợi buồn thê lương "buồn", "xuôi mái", "sầu tram ngả", lạc mấy dòng" kết hợp với từ láy "điệp điệp", "song song" dường như đã lột tả hết thần thái và nỗi buồn vô biên, vô tận của tác giả trong thời thế nhiều bất công như thế này. Sức gợi tả của câu thơ thực sự đầy ám ảnh, môt con sông dài, một con sông mang nét đẹp u buồn, trầm tĩnh càng khiến người đọc thấy buồn và thê lương. Vốn dĩ thuyền và nước là hai thứ không thể tách rời nhau nhưng trong câu thơ tác giả viết "thuyền về nước lại sầu tram ngả", liệu rằng có uẩn khúc gì chăng, hay là sự chia lìa không báo trước, nghe xót xa và nghe quạnh long hiu hắt quá. Một nỗi buồn đến tận cùng, mênh mang cùng sông nước dập dềnh. Điểm nhấn của khổ thơ chính là ở câu thơ cuối với hình ảnh "củi" gợi lên sự đơn chiếc, bé nhỏ, mỏng manh, trôi dạt khắp nơi. Những hình ảnh sông nước, sóng, thuyền, củi khô nói về nỗi sad lặng lẽ buang khuâng của dòng sông, cũng như nõi buồn của thời gian.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Trên dòng Tràng giang mênh mông, mọc lên "lơ thơ cồn nhỏ", "gió đìu hiu", cảnh hiu quạnh và cái gì cũng nhỏ bé thưa thớt. Từ láy "lơ thơ" diễn tả sự rời rạc của những cồn đất nhỏ nhoi mọc lên giữa dòng sông gợi cảm giác hoang vắng, cô tịch, tiêu điều, xơ xác. Hai chữ "đìu hiu" như càng khắc sâu thêm nỗi buồn hiu hắt làm câu thơ chùng xuống như một tiếng thở dài man mác. Tác giả tìm đến thế giới sinh joatj cua con người để bức tranh đỡ cô quạnh nhưng "làng xa", "chợ chiều đã vãn từ lâu" càng làm nổi bật 1 nỗi trống vắng, không có sinh khí của con người.

Đến câu thơ thứ ba thì không gian được mở ra theo một chiều khác, chiều cao qua hình ảnh của nắng và bầu trời : "Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu".

hình ảnh nắng và trời được đặt trong những chuyển động trái chiều - "lên" và "xuống" tạo cảm giác về một sự chia rẽ. Nắng xuống và trời lên, để lại một khoảng trống "sâu chót vót". Chữ "sâu" rất ấn tượng. Nếu dùng từ "cao" thì chỉ tả được độ cao vật lý của bầu trời còn chữ "sâu" vừa tả được độ cao vừa gợi được cảm giác của con người trước chiều cao ấy. Đó chính là sự nhỏ bé của hồn người trước cái vô cùng của vũ trụ. "Sông dài, trời rộng" tạo ra một hùng cảnh kì vĩ, còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: "bến cô liêu". Vì thế đọc câu thơ lên ta có cảm giác hồn mình như đang lạc lõng giữa càn khôn vũ trụ. Con người trong phút ấy trở nên nhỏ bé cô đơn hơn bao giờ hết.

Ở khổ thơ thứ ba, tác giả muốn tìm thấy sự ấm áp nơi thiên nhiên hiu quạnh này nhưng dường như thiên nhiêu không như long người mong ngóng:

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thương nhớ

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Cảnh vật nơi đây dường như đông đúc hơn bởi những thân phận bèo trôi "hàng nối hàng". Hình ảnh cánh bèo trong "bèo dạt về đâu" mang thân phận của con người: lạc loài, trôi nổ, không biết đi về đâu, cũng không thể tự làm chủ cuộc đời của chính mình. Tác giả đã điểm thêm màu sắc vào bức tranh mong mỏi bức tranh bớt cô quạnh, hiu vắng. Màu xanh của bèo, màu vàng của bãi cát nhưng cũng chỉ có bờ tiếp bờ. Dòng sông dài rộng "mênh mông" nhưng k một chuến đò đưa khách, không một cay cầu nối liền hai bờ. Cuộc đời quá mênh mông, không có một chút niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín. Cầu hay chuyến đò ngang vốn dĩ là phương tiện kết nối giữa người với người. Nhưng giờ đây cầu và đò đã bị nhấn chìm trong sự mênh mông ấy khiến cho thi sĩ như đang bị cách ly, cô độc đến tận cùng. Đây là một sự vắng vẻ, buồn tuyệt đối. Và là nỗi buồn không phương giải quyết.

ở khổ cuối cùng của bài thơ,Huy Cận đã khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

Thời gian lúc này là buổi chiều hoàng hôn buông xuống, chút nắng cuối cùng đã lặn xuống tận chân mây. Bút pháp chấm phá với "mây cao đùn núi bạc" thành "lớp lớp" đã khiến người đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ "đùn", khiến mây như chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi. Đây cũng là một nét thơ đầy chất hiện đại, bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc Cảnh thật hùng vĩ tráng lệ nhưng đối lập với cái hùng vĩ ấy là hình ảnh cánh chim nhỏ bé đơn côi đang "nghiêng cánh nhỏ". "Cánh chim" và "bóng chiều" vốn là những hình tượng của buổi hoàng hôn trong thơ ca cổ điển. Bóng chiều buông xuống đè nặng lên cánh chim bé nhỏ, lạc lõng giữa bầu trời rộng thênh thang.Hai câu thơ cuối cùng chính là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả chẳng biết gủi vào đâu, chỉ biết chất chứa đong đầy trong trái tim. Bên cạnh tâm trạng hiện đại ấy là tứ thơ cổ điện được gợi từ câu thơ: "Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" của Thôi Hiệu. Xưa Thôi Hiệu cần vịn vào sóng để mà buồn, mà nhớ. Còn Huy Cận không cần khói sóng để nhơ quê hương. Phải chăng do dòng sông tĩnh lặng, những con sóng dờn dợn ngoài khơi xa cũng làm Huy Cận chạnh lòng nhớ quê hương.

"Tràng giang" là một trong những bài thơ hay nhất trong tập thơ "Lửa thiêng". Bài thơ không chỉ là một bức phong cảnh mà còn là "một bài thơ về tâm hồn". Vẻ đẹp của những dòng sông trên mọi miền đất nước hội tụ trong tâm hồn thi nhân kết hợp hài hòa với vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu sông núi. Qua bài thơ mới mang vẻ đẹp cổ điển, 'Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô dơn trước thiện nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha của tác giả.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net