Chương 1 : đoạn 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Trãi - một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hoá thế giới và đồng thời, ông còn là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm, trong văn chính luận và thơ trữ tình. Ông đã để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Trong các tác phẩm nổi tiếng của ông, chúng ta không thể không nhắc đến "Đại cáo bình Ngô" . Tác phẩm có ý nghĩa trọng đại như 1 bản tuyên ngôn độc lập được công bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi ( đầu năm 1428 ) . Bài cáo thể hiện nét đặc trưng cơ bản của thể cáo nói chung và những sáng tạo ruêng của Nguyễn Trãi.

Đoạn 1 của tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" như một khúc dạo đầu đầy hào sảng, hào hùng về chủ quyền Tổ quốc. Những vần thơ đanh thép, nhữbg dẫn chứng xác thực, lí lẽ chặt chẽ được nhà thơ đưa ra đã mang lại giá trị lớn về tinh thần dân tộc mạnh mẽ, về độc lập chủ quyền dân tộc, về tư tưởng lấy dân làm gốc ắt sẽ chiến thắng.

Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở 2 câu thơ đầu của bài thơ:

" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"

Mở đầu bài cáo, tác giả nêu lên những tư tưởng tích cực và tiến bộ của đạo Nho. "Nhân" là người, tình người. "Nghĩa" là việc làm n trừ chính đáng vì lẽ phải. "Nhân nghĩa" là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. Qua 2 câu thơ trên, ta thấy được tư tưởng nhân nghĩa của nhà thơ chính là diệt trừ bạo tàn để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây không chỉ là mối quan hệ giữa người với người mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.

8 câu thơ tiếp theo, tác giả đã khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc, khẳng định sự tự do bằng cách nhắc lại trang sử đầy vẻ vang và tự hào:

"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"

Ở đây, tác giả dùng từ "xưng" để thể hiện lòng tự hào, khẳng định vị thế và chỗ đứng của dân tộc ta. Nước Đại Việt ta đã hình thành từ trước với nền văn hiến đã có từ lâu đời và tồn tại đến hàng nghìn năm lịch sử.


"Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế 1 phương
Tuy mạnh yếu từnh lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có"

Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền dân tộc, tác giả còn nhắc đến ranh giới lãnh thổ, phong tục, tập quán và nhân tài của đất nước. "Núi sông bờ cõi đã chia", không kẻ nào được xâm phạm. Phong tục, tập quán, văn hoá mỗi miền cũng khác nhau, không thể nhầm lẫn, thay đổi hay xoá bỏ được. Các triều đại "Triệu, Đinh ,Lí ,Trần" ngang hàng với "Hán ,Đường ,Tống , Nguyên" vừa sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê vừa có ý đối đầu. Và ở triều đại nào hay thời đại nào thì anh hùng hào kiệt cũng đều có. Điều đó thể hiện tinh thần yêu nước và niềm tin vào các thế hệ anh hùng hào kiệt, hiền tài của quốc gia. Đặt vào bối cảnh lúc bấy giờ, điều ấy cũng phần nào cho ta thấy được sự mới mẻ và tiến bộ của đại thi hào Nguyễn Trãi.

"Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiên vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi"

Sau khi khẳng định nền văn hiến, chủ quyền lãnh thổ, phong tục tập quán, nhân tài Đại Việt, nhà thơ đã sử dụng biện pháp liệt kê để nói lên sự thất bại thảm hại của những kẻ bất nhân làm việc phi nghĩa. Cùng với đó là những dẫn chứng vô cùng thuyết phục . Lưy Cung - vua Nam Hán thất bại với chủ ý muốn thu phục Đại Việt. Triệt Tiết - tướng nhà Tống thua nặng khi cầm quân sang đô hộ nước ta. Toa Đô, Ô Mã,... là các tướng nhà Nguyên cũng phải bỏ mạng khi cầm quân xâm lược. Đó cũng là lời cảnh cáo, răn đe đanh thép đối với những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền dân tộc ta đều phải trả giá đắt, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.

Bằng cách sử dụng ngôn ngữ đanh thép, giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ cùng với các biện pháp so sánh, liệt kê và sử dụng những câu văn song hành phần nào giúp ta thấy được mạch khí thế oai phong, lẫm liệt và niềm tự hào vang dội của người viết bài cáo.

"Đại cáo bình Ngô" giống như bản tuyên ngôn độc lập đầy hào sảng của dân tộc Đại Việt . Đoạn thơ mở đầu như 1 khúc ca hân hoan, vang vọng chiến công, chiến tích lẫy lừng để đanh thép buộc tội quân giặc man rợ ở phía sau.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#thơ-ca