Chương 6: Đỗ Ngọc Tuyên - Thư cho em

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi là Đỗ Ngọc Tuyên, năm nay 25 tuổi, một tháng nữa là 26 tuổi, đang làm gì thì không rõ. Bởi vì chú cứ nhắc đi nhắc lại mỗi cái họ tên, không nhắc gì thêm.

Tôi có một đứa em trai song sinh, chỉ sinh sau tôi hai phút, tên Phạm Ngọc Liên, nếu nó không chết, chắc giờ cũng đã đón sinh nhật tuổi 26 cùng tôi.

Nói về cuộc đời tôi, chắc cũng chỉ xoay quanh nó. Thằng bé là đứa đáng yêu nhất trong nhà, ai ai trong dòng họ cũng quý nó, bởi nó ngoan ngoãn từ nhỏ, không quấy rối hay đòi kẹo, càng không biết mè nheo hay vòi vĩnh.

Tôi lại chẳng được cưng chiều như thế, vì hồi nhỏ là một đứa con gái không đáng được sinh ra, hay ốm bệnh và nhạy cảm quá lên. Có những hôm tôi trăn trở mãi không ngủ được nên mới mò lại gần phòng bố mẹ tìm hơi ấm.

"Biết thế thì mình chẳng sinh con Tuyên ra anh nhỉ? Thấy toàn ốm suốt, khóc nhè suốt ngày, đâu có ngoan như thằng em nó. Nhỏ mà không rèn thì mốt chẳng có ai chịu lấy nó!"

"Em đừng có mà nói linh tinh, tụi nó là con chúng mình, bỏ là bỏ thế nào được!"

Bố mẹ tôi cưới nhau cũng vì một lần lầm lỡ tuổi trẻ mà đành vậy. Nếu mà là tôi, một người trẻ còn đang gánh bao hoài bão ước mơ lại vì đứa trẻ ngăn cản cũng sẽ mệt mỏi, cố gắng chịu trách nghiệm mà làm cho tròn bổn phận.

Thế thì? Sao lại trao cho tôi sự sống, mà chẳng suy nghĩ gì hết cho tương lai.

Có vẻ như mẹ chẳng bao giờ muốn có một đứa con gái như tôi, mẹ luôn cau có, luôn đánh mắng mỗi khi tôi xin thêm một cục kẹo hay là chỉ quần áo chơi giỡn với Liên mà dính bẩn. Mỗi lần như thế, mẹ đều sẽ phủi cho bay bớt cát dính trên chân em, vắt cho khô áo trước khi vào nhà, để mặc tôi phải dùng hết sức để vắt áo, dù chúng còn đầy nước biển dính bẩn ra nhà.

Nếu tôi biến thành một cậu nhóc con trai còn thú vị và hay khám phá xung quanh còn hay hơn gấp ngàn lần. Khi thế, mẹ sẽ cốc nhẹ đầu cái rồi ôn tồn nói nhỏ như với Liên.

"Không nên quậy phá nữa nha! Toàn để mẹ lo không hà!"

Bố thì khác, lâu lâu bố mới về nhà một lần, nghe nói bố phải dạy học cho mấy anh chị sinh viên trên thành phố lận. Bố thì nghiêm nghị, dáng vẻ thì hơi đáng sợ, nhưng trái tim thì ấm áp hơn mẹ nhiều. Mỗi khi thấy tôi từ trường mẫu giáo chạy về, bố sẽ ôm chầm lấy tôi trước, sẽ bế tôi bay tận trên trời cao như máy bay, sau đấy mới bế em Liên lên cùng.

"Hai đứa đi học có mệt không? Bố muốn nghe thử hôm nay hai anh em quậy phá nhà này có ngoan không."

Khi ấy, tôi sẽ ôm cổ bố mà liến thoắng kể cho bố tất tần tật chuyện trên trời dưới bể như chưa từng được nói. Bố sẽ đặt tôi lên đùi rồi cho tôi bánh kẹo từ thành phố về, không bao giờ là đủ với tôi, bố sẽ lắng nghe, sau đấy sẽ hỏi vài điều thắc mắc.

Đã có quá nhiều lần bị mẹ lơ đi đành im lặng, cho đến khi bố lắng nghe rồi đáp lại những nỗi lòng trẻ thơ ấy, tôi đã ngỡ rằng cuối cùng ông trời tốt bụng đã lắng nghe và gửi những tia nắng ấm áp đến.

Cho đến khi năm tôi lên 10 tuổi, tôi cứ ngồi đợi hoài đợi mãi bên mấy lát gạch men trắng sứ, ngắm tia nắng ươm vàng cả tán cây, nghe bao âm thanh dịu ngọt của tiếng chim hót, đợi chờ mà mong mỏi bố về để nghe bao câu chuyện tôi ấp ủ bao đêm.

Một hôm, tôi nghe điện thoại bàn giùm mẹ, ai ngờ đấy chính là bố, là giọng bố, quả thật không sai đâu.

"Bố! Bố hả bố! Bao giờ bố về chơi với Tuyên với Liên vậy? Con chờ lâu lắm luôn rồi!"

"Bố... bố cũng nhớ con, nhưng mà bố đang cần nói chuyện với mẹ, con đưa máy cho mẹ nhé!"

"Vầng..."

Tôi đưa máy cho mẹ, tưởng rằng sắp tới bố sẽ mang thêm một con gà còn to hơn năm ngoái, hay khúc cá mú bự tổ chảng, hay là bố mang thêm cái gì mới từ thành phố nữa thì sao. Nhưng trông thấy mặt của mẹ bỗng lo ấu, đôi hàng lông mày nhíu lại, miệng mấp máy chẳng nói lên câu.

"Không... không phải... không phải đâu mình à. Mình phải nghe em chứ... phải tin em chứ, em nói thật đấy... Mình, em xin anh, em xin anh..."

Mẹ kết thúc cuộc nói chuyện rồi mẹ sang nhà bà ngoại, bảo với tôi là trông em với nhà cho cẩn thận. Lát nữa mẹ mới về.

"Thế... thế bao giờ bố mới về vậy mẹ? Con muốn bố về chơi với con lắ-"

Tôi vẫn còn muốn nói nữa, nhưng mẹ đã tát một cái đau ơi là đau trên má phải của tôi, trước giờ mẹ ít tát hay đánh thậm tệ như thế. Phải chăng... điều tôi vừa nói là lời nói bậy, không phù hợp với con nít, thế nên mẹ mới tức giận khi mình phải sinh ra đứa con gái mất nết như vậy.

Ngồi bên cửa sổ, tôi sắp xếp lại bàn học trước khi mẹ cho vào Bắc học, đúng lúc tôi thấy lại bức ảnh hai bố đang bế tôi hồi mới sinh, nhìn yêu lắm. Thế sao mẹ nghĩ tôi chờ bố là lời nói bậy nhỉ, chả hiểu suy nghĩ người lớn.

Biết thế, tôi sẽ đợi bố sớm hơn nữa rồi. Để khi bố trở về ôm chầm lấy đôi vai này, tôi sẽ kể cho bố nghe rằng tôi đã phải chờ bố như thế nào, chắc chắn bố sẽ cười khà khà bất ngờ rồi hứa sẽ chẳng bao giờ rời xa gia đình nhỏ của mình nữa.

Vậy mà, điều ấy lại không thành sự thật, chẳng còn ai về để mà nghe nữa, chẳng ai bồng bế tôi rồi cho biết bao là cục kẹo mút thơm mùi sữa, chẳng ai ôm tôi mỗi đêm kể cho bao nhiêu là chuyện cổ tích kì thú cho đến khi mắt mỏi nhừ, tâm đã vào giấc.

Chẳng còn nữa, thế mà tôi vẫn cứ đợi.

"Ôm gối nằm bên cửa sổ

Tôi ôm mộng hoài chưa thành

Ôm người bóng đã loang lổ

Tôi ôm trọn vết thương hanh


Ôm người nhoài mệt ngày đêm

Tôi ôm tiếng cười, tiếng ca

Ôm bao máu đổ lem nhem

Tôi ôm tất thảy về cha."

===========

Trước khi kéo va-li ra khỏi mấy bậc tam cấp rải đá, Liên có bảo tôi rằng.

"Chị đi học trong Bắc nhớ giữ gìn sức khỏe, đừng để ốm rồi không có em chăm!"

"Biết rồi, còn nhóc phải học giỏi rồi vào thăm chị đấy nhé!"

"Em biết rồi, khi nào em 18 tuổi, nhất định sẽ học thật giỏi để bay vào chơi cùng với chị."

Thằng nhóc này ngoan lắm, từ nhỏ lúc nào cũng khai báo thành thật với người lớn tường tận mọi chuyện tôi quậy phá, méc thầy méc cô nên nhiều đứa cũng hơi ghét, nhưng ai lại gần thì thấy cũng dễ thương. Vậy mà cái lời hứa cỏn con ấy không làm được, đã thế còn thất hứa trong khi chúng tôi đã ngoéo tay nhau.

"Tuyên ơi, Tuyên ơi. Thằng Liên... nó... nó có lên chỗ con không?"

"Có gì mẹ hẵng nói, con vừa mới từ trường cấp ba về nên chưa biết chuyện gì xảy ra đâu!"

"Thằng Liên... nó đi đâu mất tiêu rồi... Mẹ... mẹ không thấy nó đâu hết, nhờ mọi người trong khu cũng không thấy đâu."

Đây cũng không phải lần đầu tiên mẹ lo lắng khi thằng nhóc đi đâu không báo hay bỏ nhà đi bụi. Hồi nhỏ xíu nó cũng từng làm như thế, giận dỗi mẹ vì mẹ không chịu mua con gấu bông nên cứ đi mãi, đi mãi, cho đến khi lên tới con hẻm gần hiệu thuốc mới ngồi xuống khóc bù lu bù loa cả lên.

Nhưng có vẻ lần này nghiêm trọng hơn tôi nghĩ, tất cả mọi người chia nhau ra thì không ai thấy thằng bé, báo cho công an khu vực cũng chẳng nghe tung tích. Cho đến khi bạn cùng kí túc xá mở thời sự lên coi, tôi lại bàng hoàng đến khó tin.

"Vào khoảng 16 giờ Việt Nam, ghi nhận một tai nạn nguy hiểm ở đường... thành phố Z. Gồm hai nạn nhân, là hai thanh thiếu niên lần lượt là 16 tuổi và 17 tuổi, đang dần xác minh danh tính. Hai người đã được đưa cấp cứu đến bệnh viện gần nhất, không xác định rõ hung thủ đã chạy trốn khi gây ra tai nạn..."

"Em tao cũng 16 tuổi đang chơi cùng bạn nó 17 tuổi, không phải đâu mày nhỉ?"

Đến ngày cả nhà tôi lên thành phố nhận xác thằng Liên, tôi hiểu được tận tường câu chuyện như thế nào. Thằng em trai tôi vì mâu thuẫn mà cãi nhau với mẹ, nghe lời giúp đỡ lên thành phố sẽ thay đổi tâm trạng tốt hơn của bạn nên mới đi cùng. Cuối cùng vì nó không muốn bạn bị thương tích khi gã tài xế say rượu suýt đâm xe vào nên mới đẩy mạnh bạn ra, để rồi hưởng hết mà tử vong.

Sao nó ngốc thế không biết? Bạn thì sao, cũng phải bảo vệ an toàn tính mạng của mình trước chứ. Cái thằng ngốc... thằng ngốc này.

Có một lần trước khi nó chết, tôi có gọi nói chuyện điện thoại, nó bảo là nó mới bị thương ở ngón tay út, còn bảo là "em không để ý cho lắm, hên là có anh Vỹ Khanh sơ cứu kịp thời". Giờ thì chắc không còn sơ cứu cho em nữa đâu, anh ta tên là Vỹ Khanh, tôi đoán chắc cũng bị tổn thương sọ ít nhiều. Cả đời tôi, chắc chắn cũng phải gặp hắn ít nhất một lần rồi mới lìa đời được. Tôi muốn hỏi rằng, nếu anh nhớ lại khi mình dại khờ lôi kéo nó lên thành phố, chẳng chịu nhìn đường mà suýt bị xe đâm trúng, để người khác động lòng vị tha mà lao tới đỡ giúp rồi mất mạng. Khi ấy, không biết anh có hối hận?

Nhưng mà, Liên nó là đứa khôn ngoan, học sinh giỏi được bố mẹ cưng chiều, hà cớ gì mà phải cãi nhau vì mấy chuyện mâu thuẫn học tập rồi bỏ nhà ra đi như vậy?

"Nếu một mai người anh yêu biến mất khi họ đang ở gần em, anh có hận mà bắt tội em không?"

"Có chứ! Làm sao mà không hận được, hận... hận đến nỗi muốn xé xác anh ra thành trăm mảnh cũng chưa vừa lòng..."

Tôi mong rằng anh trả lời như vậy.

Không lâu sau đó, tôi nghe tin mẹ quá đau khổ vì mất một đứa con trai, vì chẳng còn ai là lẽ sống của mẹ, là nơi để mẹ dựa vào nữa. Vì thế, mẹ không thèm quan tâm tôi sống chết thế nào, bây giờ đã có được công việc như hằng mong ước, đã có một tiền đồ hay bến bờ hạnh phúc hay chưa. Tôi không biết nên lấy lí do nào để bao biện cho việc con gái không thèm về nhìn mặt mẹ lần cuối, có lẽ vì chương trình học quá sức với một con bé hư hỏng như tôi...

Cũng vì chuyện này, dòng họ tôi mới coi như một nỗi ô nhục mà giấu nhẹm đi nên không một ai biết. Lấy đại lý do định cư bên nước ngoài nên không quay về.

Đến 10 năm sau, tôi mới quay lại thị trấn nhỏ sát bên biển này, nhận một tay phục vụ và bán hàng nội thất giúp cô chú. Nhưng tôi có cảm giác rằng, chú - chồng em gái của bố có chút bất thường mỗi khi cô đi vắng, không giống như hình ảnh hiền từ, luôn giúp đỡ tôi như thường ngày.

"Mày phải nhớ mày tên là Đỗ Ngọc Tuyên, còn cái tên Phạm Ngọc Tuyên nó chết lâu rồi. Khi giới thiệu tên thì mày cũng chỉ cần bảo là Ngọc Tuyên hay Tuyên được rồi, đừng có mà lôi cái họ bố mày chết tiệt ra hay chuyện từ đời nào. Nghe chưa?"

"Là sao... là sao thế ạ?"

"Con điên này, mày không chịu hiểu à? Bảo sao bố mày vứt bỏ thậm tệ không chút mảy may nhỉ, mẹ mày cũng vì thằng em của mày mà xuống mồ mà. Ha ha ha!"

Ông ta cười man rợ, trói tay tôi chặt khít rồi quẳng vào một căn hầm tối om không có lấy một tia sáng. Ông ta nói rằng, nếu mà tôi nói chuyện này với bất kì ai, cái mạng sống tẻo teo này muốn cũng chẳng còn.

Không phải là lần đầu tiên nữa, lúc nào cũng phải chôn mình vào bao cảm xúc hỗn độn, chìm trong ngục tối như muốn bóp nát cả tinh thần lẫn thể xác. Ông trời à, hãy cho con biết mình đã gây nên lỗi gì không?

Cô nói rằng tính chú là suy nghĩ bốc đồng lên thôi, không có ý xấu nào khác, cũng chỉ vì muốn tốt cho tôi. Sao mà tôi tin được nữa, cô bảo rằng tôi suy nghĩ nhiều rồi đổ lên chú nhiều tội quá, nên cần giao tiếp với mọi người cho khuây khỏa tinh thần. Cũng từ đây, tôi lại gặp được Khanh, cái người bạn thân của em trai tôi trong bức hình chụp chung.

Tôi đoán rằng não bộ anh ta bị ảnh hưởng thật, chẳng nhớ gì hết, cứ như trong cuộc nói chuyện chỉ có mỗi tôi là người hiểu rõ tường tận ý nghĩa ẩn dụ sau mỗi câu chữ tôi nói. Nhưng tôi lại không biết, có một người đã đứng sau nghe những gì tôi nói chuyện với Khanh.

"Tuyên này, cháu ra ngoài hiệu thuốc mua giúp cô mấy cái thuốc giảm đau với lọ xịt xoa bóp chân nhé. Đã tối rồi mà còn ê hết cả chân."

"Cháu biết rồi, cháu đi một xíu sẽ về!"

Đêm khuya thanh vắng, ít ỏi đèn đường hay ngôi nhà nào còn sáng. Một đứa con gái như tôi chỉ biết làm và làm, không biết có đủ sức để chống chọi lại với ai khác bất ngờ tấn công không. Cho đến khi tới khúc con hẻm gần đó, tôi bất ngờ loạng choạng, chân tay không vững mà bị một người không rõ mặt mũi kéo vào, trên tay còn cầm con dao nhỏ kề sát cổ tôi.

"Con điên này, tao đã bảo là đừng có mà lôi mấy chuyện gia đình ra! Mày nghĩ rằng nó bị tai nạn nặng nên là không nhớ ra được à, mày coi có con nào ngu như mày không."

Tôi chưa kịp làm gì, ông ta đã kề dao vào cổ tay nhưng không đụng vào, mà xoẹt một nhát ở mũi dao lên ngón tay út. Cảm giác đau đớn mà không thể gào thét hay chống cự, nước mắt cứ lăn dài không thể nào dứt. Tại sao chú lại có thể nói những lời cay nghiệt vậy chứ, muốn tốt cho tôi mà làm đau khổ vậy à?

Mấy ngày sau đó, tôi dường như bỏ mặc tất cả mọi thứ, cứ làm việc hùng hục liên tục để không có thời gian suy nghĩ lung tung. Cố tình lựa thời điểm chú bận đi cờ bạc với mấy người hàng xóm, tôi mới gọi điện báo anh Lam qua nhận hàng, cố tình để lộ vết thương ở ngón tay út như thằng Liên từng bị, cố tình để lỏng dây cột gỗ và đóng hở nắp cửa xe, còn tiện tay nhét hình hai anh em vào đấy.

Chắc giờ anh ta cũng đã biết rồi nhỉ. Tôi mong rằng anh ta biết rồi, mong thật đấy, mong anh ta cũng tìm thấy được chiếc điện thoại cục gạch màu lam viết chữ "T" phía sau bằng bút lông dầu không xóa được. Chắc là lẫn đâu đó trong nhà Khanh, hoặc là lẫn nơi nào trong ký ức vụn nhặt của tôi.

"Oa! Cuối cùng chị hai cũng có điện thoại mới rồi, em cũng muốn bố cho em cơ! Để em "cầu nguyện" giúp chị cho!"

Tôi nhớ hồi nhỏ bọn con nít chúng tôi có cái lời đồn khá buồn cười, là "chỉ cần người yêu, người thân thích viết tên bạn trên món đồ bạn hay sử dụng. Bạn và người ấy sẽ sống lâu trăm tuổi, đến khi lìa khỏi sự sống". Thế nên trào lưu đó nổi dần lên, mấy món đồ trong nhà thì chi chít là chữ, cả đám chúng tôi cũng bị người lớn rầy la một phen.

Đáng yêu thật nhỉ? Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cũng có lúc mình đáng yêu như thế!

"Chị hai này, giờ mà em viết xong rồi, còn cái bút không xóa được cơ! Nên là cả em và chị sẽ sống lâu ơi là lâu luôn, chúng mình sinh ra cùng lúc mà, nên là khi biến mất đi cũng phải cùng nhau nhé! Ngoéo tay!"

"Không được phạm lời thề nhé, cái này linh lắm đấy!"

Hóa ra em ấy không phạm quy như tôi nghĩ, em bảo chỉ là cùng nhau sống chết trên vùng biển này. Có lẽ vì thế mà em lựa chọn lên đất liền để không phạm lời thề. Trước khi tôi lên thành phố, nó còn đòi xin tôi chuyển nhượng lại điện thoại này cho nó, mặc dù nhiều năm về trước tôi cũng không sử dụng gì do bố nói rằng "không bấm vào hộp thoại tin nhắn" nên đành thôi. Tôi đoán chắc rằng chiếc điện thoại ấy đang nằm ở chỗ Khanh nên mới nhờ khéo anh như vậy, mong rằng sẽ tìm lại được.

Em trai của chị, đúng là ngoan quá đi thôi. Sao người ta lại không yêu em cơ chứ? Em nhỉ?

Em trai của chị, đúng là "hư" nhất trần đời. Sao người ta lại yêu em cơ chứ. Em nhỉ?

Em trai của chị, ước gì em sinh ra sớm hơn. Để mẹ không còn muốn sinh chị ra nữa!

Em trai của chị, ước gì em biến mất trễ hơn. Để chị không còn là người phải chờ mòn mỏi cái chết đến bên mình nữa!

Em à, chị... chị hư nhỉ? Chị cũng mong mình ngoan nhiều hơn như em.

Ước mong của chị, đáng nhẽ ra nên nhường về phần em.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net