CHƯƠNG 31.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


--- SAU KHI MẸ KẾ TỈNH LẠI - THƯ THƯ THƯ ---









🌻🌻🌻🌻🌻








CHƯƠNG 31.









Người Dịch: Lan Thảo Hương.










Sau khi mấy người Hồng Đào rời đi, Ninh Hương ôm rổ trứng quay về thuyền cất. Rổ trứng này đáng giá rất nhiều tiền, nếu ăn không hết còn có thể mang lên cung tiêu xã đổi lấy tiền. Cầm đồ mời người làm việc, mấy thợ thêu này có thể coi là chân thành.

Ninh Hương không cất hết toàn bộ số trứng mà giữ lại một ít ở trong rổ. Thường thì cô và Vương Lệ Trân hay ăn cùng nhau nên cái gì hai người cũng góp chung lại, bởi vì Vương Lệ Trân nuôi gà nên cô cũng được ăn trứng gà của nhà Vương Lệ Trân.

Khi Ninh Hương ôm rổ trứng đi tới nhà Vương Lệ Trân, đúng lúc bà đang nhóm lửa nấu cơm sáng. Vì vậy, Ninh Hương đi vào phòng đặt rổ xuống, sau đó ra ngoài giúp bà nấu cơm sáng. Cả hai cùng nấu ăn, sau đó cùng nhau ngồi vào bàn ăn sáng.

Vương Lệ Trân nhìn thấy trứng trong rổ bèn hỏi Ninh Hương: "Lấy ở đâu thế?".

Ninh Hương mỉm cười: "Cháu kiếm được bằng tay nghề đấy ạ".

Vương Lệ Trân không hiểu, kiếm bằng tay nghề không phải đều là tiền à, sao lại kiếm được trứng? Chẳng lẽ giờ trạm thêu thay đổi chính sách, thay vì trả tiền công cho thợ thêu thì lại trả bằng trứng?

Nhìn thấy vẻ mặt đầy nghi ngờ của bà, Ninh Hương cười đáp: "Đây là trứng của các thợ thêu trong đội chúng ta góp lại đấy ạ. Sáng nay, đám người bọn họ kéo đến nhà thuyền của cháu, nói muốn mời cháu qua xưởng thêu dạy họ cách thêu đai lưng".

Vương Lệ Trân cầm đũa nhìn Ninh Hương: "Cháu đồng ý?".

Ninh Hương dứt khoát gật đầu: "Vâng".

Vương Lệ Trân không tỏ ra ngạc nhiên nữa, thật ra không cần hỏi thì bà cũng biết, không đồng ý sao lại nhận trứng của người ta? Bà không hỏi Ninh Hương lý do, chỉ cảm thấy cô mạnh mẽ và bình tĩnh hơn những gì bà nghĩ.

Bản thân bà là rùa đen rút đầu, sau này bị người khác kỳ thị, coi thường thì bà chỉ có lòng tự ti. Bà chỉ muốn tránh xa tất cả mọi người, ước gì chui vào trong hang sâu và không bao giờ muốn đi tới chỗ đông người. Ngay cả khi những người khác không nhìn bà bằng ánh mắt khác thường, bà cũng không thể nói chuyện với họ một cách thả lỏng được. Bà luôn cảm thấy rằng sau khi bà nói dứt lời và quay người đi, ngay lập tức mọi người sẽ nói những điều không hay về bà ở sau lưng bà.

Ngược lại, Ninh Hương lại không thèm để ý, không phải mạnh miệng, mà là cô thực sự không thèm để ý chút nào. Từ tận đáy lòng, cô không cảm thấy mình có vấn đề, cô không tự ti hay rụt rè, bất kể làm chuyện gì thì cô cũng ưỡn thẳng sống lưng và chưa từng để ý người khác nói gì hay nhìn mình ra sao.

Rất tốt.

Đặc biệt tốt

Người như vậy mới có thể sống cuộc sống mà họ muốn.

Ninh Hương không biết Vương Lệ Trân đang nghĩ gì, lại nói với bà: "Bà ơi, mấy ngày tới cháu sẽ không đến đây. Cháu đoán họ sẽ phải học mất một thời gian, do đó mỗi ngày cháu cần phải đến xưởng thêu để nhìn. Đợi họ học xong, cháu lại đến chơi với bà nhé".

Vương Lệ Trân mỉm cười: "Không sao, cháu cứ đi làm việc của mình đi".

Sau khi ăn xong, Ninh Hương cầm trứng trong rổ đi cất kỹ, sau đó cầm theo cái rổ trống không và đồ thêu của mình đi tới xưởng thêu của đại đội. Rổ này là của nhà Hồng Đào, cô đã lấy trứng và không thể giữ lại cái rổ.

Lúc Ninh Hương cầm theo rổ đi tới xưởng thêu, bên trong quả nhiên đã có rất nhiều thợ thêu tới. Tất cả đều là người năm ngoái chưa hiểu rõ cách thêu, hiện tại cầm nguyên liệu về nhưng không ai dám tùy ý làm.

Nhìn thấy Ninh Hương tới, Hồng Đào mỉm cười chào hỏi: "Ây, em A Hương tới rồi. Chị kéo sẵn khung thêu cho em rồi đấy, mau tới đây, ngồi đây này".

Ninh Hương chưa bao giờ trải nghiệm cảm giác được công nhận và tôn trọng như thế này trong hai đời, nhưng cô không hốt hoảng. Cô hiểu rõ, mấy người Hồng Đào làm như vậy là mong muốn kiếm được nhiều tiền hơn, thế nên họ mới co được dãn được.

Ninh Hương mỉm cười lịch sự, bước đến trước khung thêu mà Hồng Đào chỉ, ngồi xuống dưới ánh mắt mất tự nhiên của các thợ thêu. Tiếp đó, động tác tự nhiên và đẹp mắt lấy ra đồ thêu của mình, chuẩn bị sẵn sàng cho công việc.

Hồng Đào đứng bên cạnh cười nói: "Em A Hương, em cho bọn chị xem trước một vài đường thêu được không?".

Ninh Hương gật đầu: "Được, em sẽ cố gắng thêu chậm nhất có thể. Mọi người nhìn kỹ nhé, lát nữa lại tự mình thêu. Nếu có chỗ nào vẫn chưa hiểu thì có thể gọi em, em sẽ dạy từng bước cho mọi người".

Hồng Đào gật đầu như giã tỏi: "Được, được".

Ninh Hương bắt đầu tách sợi và xâu kim, nhưng khi cô cầm kim chuẩn bị thêu lại đột nhiên nghe thấy bên cạnh có người nói một câu: "Sao cô tốt bụng quá vậy? Còn tận tay chỉ dạy chúng tôi từng bước một nữa".

Bàn tay đang cầm kim thêu của Ninh Hương sững lại, và Hồng Đào lập tức nhíu lại lông mày. Cô ấy đưa tay ra đánh cô thợ thêu vừa nói chuyện, tức giận nói: "Này, cô mất não rồi sao? Nếu không muốn học, cô có thể rời đi".

Thợ thêu kia đỏ mặt khi bị Hồng Đào nói, cô ấy nói thầm một câu: "Tôi chỉ tò mò thôi mà".

Vì có người hỏi câu này, Ninh Hương tập trung ánh mắt vào tấm vải thêu và cầm kim đâm xuống một cách nghiêm túc, nói: "Không phải mọi người đã đưa trứng gà cho tôi sao? Nếu mọi người nghĩ vẫn chưa đủ, vậy có thể đưa thêm cho tôi ít rau. Dưa muối hoặc gạo nếp cũng đều được, tôi sẽ không từ chối đâu nên muốn đưa bao nhiêu cũng được hết".

Không ai nói gì nữa, Hồng Đào cười đáp: "Dù mỗi gia đình chỉ góp một cây, vậy dưa muối và rau xanh bao no".

Hồng Đào vừa dứt lời, các thợ thêu khác lập tức đáp lại: "Đúng, đúng, bao no".

Còn thợ thêu vừa nói chuyện lại đưa tay lên đánh nhẹ vào miệng, không nói gì nữa. Sau đó, tất cả mọi người đều nghiêm túc xem Ninh Hương thêu đai lưng như thế nào, họ tập trung toàn bộ sự chú ý để ghi nhớ tất cả vào đầu, không ai mở miệng nói chuyện. Bởi vì năm trước mới học một lần, giờ chỉ là ôn tập củng cố nên học cũng không khó như lần đầu. Sau khi ghi nhớ tất cả những điểm chính từ Ninh Hương, mọi người quay về chỗ cầm nguyên liệu của mình lên bắt đầu tập trung làm.

Gặp phải chỗ không hiểu thì gọi: "A Hương, em xem giúp chị chỗ này có được không?".

Vậy là suốt một buổi sáng, trong xưởng thêu liên tục truyền ra đủ loại âm sắc khác nhau----

"A Hương.....".

"Chị A Hương.....".

"Em A Hương......".

***

Ngày dạy đầu tiên trôi qua trong không khí tương đối hài hòa, ngoài việc hướng dẫn các thợ thêu, Ninh Hương cũng không trì hoãn việc thêu thùa của mình. Tay cô vốn đã nhanh nên chỉ cần rút ra chút thời gian là có thể làm được nhiều hơn các thợ thêu khác. Nói tóm lại, cô nhận công việc này không hề lỗ, không chỉ thỏa mãn được mục đích tinh thần nho nhỏ của bản thân mà còn kiếm thêm được một khoản sinh hoạt.

Bởi vì các thợ thêu chưa hoàn toàn vững tay, nên Ninh Hương vẫn tiếp tục đến xưởng thêu vào ngày hôm sau. Nhưng hôm nay, cô vừa bước qua ngưỡng cửa đi vào xưởng thêu, các thợ thêu lập tức ùa tới, líu ríu nhét vô số thứ vào tay cô. Có dưa muối, cải trắng muối, cà muối, gừng muối, tỏi ngâm chua ngọt,..... Thật là muốn cái gì thì có cái đó. Ngoài ra, cô thợ thêu hôm qua hỏi sao cô lại tốt bụng thế, hôm nay cầm một hộp kẹo mè đen nhỏ tới cho cô.

Lúc nhét đồ vào tay Ninh Hương, thợ thêu đó xấu hổ nói: "A Hương à, hôm qua tôi hỏi như vậy không có ý gì đâu, cô đừng để trong lòng nhé. Kẹo mè đen này không nhiều, nhưng đây là thân thích của nhà tôi mang về từ thành phố Tô đấy, ăn ngon mà thơm lắm, tôi tặng cô ăn thử. À, tôi thấy cô dạy thêu rất giỏi, thậm chí giỏi hơn cả kỹ thuật viên của xã. Lúc họ dạy, tôi nhìn mãi chả hiểu, nhưng cô vừa dạy là tôi hiểu ngay".

Ninh Hương sửng sốt một hồi, lúc kịp phản ứng liền nở nụ cười. Hôm qua cô chỉ là thuận miệng nói, không ngờ mấy thợ thêu này lại thật sự mang đồ cho cô. Hơn nữa, cô thợ thêu đặc biệt cho cô một hộp kẹo mè đen, tám phần là sợ cô sẽ nhằm vào cô ấy đây mà. Vốn Ninh Hương không định nhắm vào ai cả, nhưng cô sẽ không từ chối hộp kẹo mè đen này. Cô không định có thâm giao với các thợ thêu, giữ tốt khoảng cách, cầm đồ của người dạy cho người kỹ năng, hai bên không ai thiếu nợ ai là được.

Cô nhận lấy tất cả đồ và nói với các thợ thêu: "Vậy em không khách sáo đâu đấy. Chúng ta cũng đừng lãng phí thời gian nữa, mau bắt tay làm việc thôi. Làm càng nhiều thì tiền kiếm được cũng nhiều hơn".

Đây là sự thật. Vậy là mọi người không nói chuyện nữa, vội vàng quay về trước khung thêu của mình, chuẩn bị sẵn sàng cho công việc, tiếp tục thêu đai lưng hôm qua còn chưa hoàn thành xong.

Gặp phải chỗ không hiểu liền quay đầu gọi một câu: "A Hương, em xem giúp chị chỗ này được không?".

Mỗi khi Ninh Hương nghe thấy có người gọi mình, cô sẽ đặt kim thêu trên tay xuống không chút do dự rồi đi qua chỉ dẫn họ để đảm bảo rằng họ đã hiểu hết và biết cách thêu ra sao, sau đó mới quay về trước khung thêu của mình.

Hôm qua có lẽ là ngày đầu tiên Ninh Hương đến, mấy ngày nay mọi người cũng không tiếp xúc với cô nên bầu không khí có phần nghiêm túc và cứng nhắc. Nhưng hôm nay không khí trong xưởng thêu khác hẳn, mọi người vừa làm việc vừa bắt đầu nói cười. Mà nơi có các thợ thêu tụ tập, lẽ dĩ nhiên, chủ đề buôn dưa lê của họ luôn là chuyện của các nhà trong và ngoài thôn. Nói một hồi, không biết ai là người bắt đầu trước, chủ đề đã kéo đến nhà họ Giang ở đội Cam Hà. Nhà họ Giang thì không có chuyện gì để nói, nhưng nhà họ mới đây mới cưới được một cô vợ là người thành phố, vậy là chuyện con dâu thành phố và mẹ chồng nông thôn bị mọi người lôi ra kể.

Nói được vài lời mới đột nhiên nhớ ra Ninh Hương, Hồng Đào liền ngập ngừng hỏi Ninh Hương: "A Hương, em biết chuyện này không?".

Ninh Hương nói với giọng điệu bình thản: "Em không nghe ngóng, nên không biết".

Hồng Đào thấy cô không mấy để tâm, liền nói: "Ui, nghe nói là hôm giao thừa đã rùm beng rồi, suýt nữa còn động tay cơ mà. Giang Kiến Hải lúc đó tức đến mặt xanh mét luôn, bị kẹp giữa vợ với mẹ không biết phải làm sao. Thậm chí còn không ăn được với nhau bữa cơm giao thừa ấy. Mới đầu năm mới á, ngày nào cũng gà bay chó sủa không có hôm nào là yên ổn, hàng xóm xung quanh ngày nào cũng có trò hay để nhìn".

Có người nói tiếp: "Chị nói xem cái cô gái phố này có lạ không, chẳng lẽ ở thành phố không tìm được đối tượng tốt à? Sao lại chạy đi gả cho Giang Kiến Hải làm mẹ kế cho ba đứa bé làm gì? Nghe đâu cũng có công việc ở thành phố mà, đúng là lạ đời".

Hồng Đào lại nói: "Lạ cái gì, làm công nhân có thể hãnh diện hơn làm vợ xưởng trưởng à? Đi làm vất vả có thể thoải mái bằng được người ta nuôi à? Người ta đó là nhìn trúng công việc của Giang Kiến Hải thôi. Tôi nghe á, ba mẹ cô gái kia cũng sống chết không đồng ý gả cô ấy cho đàn ông cưới lần ba đâu, lại càng không muốn cho cô ấy đi làm mẹ kế của ba đứa bé. Nhưng cái cô đó trực tiếp trở mặt với gia đình, nhất quyết muốn làm giấy đăng ký kết hôn với Giang Kiến Hải. Nhà cô gái kia cách xa đây, cũng xem như là lấy chồng xa, nếu có việc gì cũng khó để chạy về nhà mẹ đẻ lắm".

Một thợ thêu khác ồ lên kinh ngạc: "Hả, thật không, sao chị biết nhiều thế?".

Hồng Đào nghiêng đầu nhìn cô ấy một cái, sau đó cúi đầu tiếp tục thêu đai lưng của mình: "Lý Quế Mai suốt ngày thích ra cửa kể xấu, cô không biết à? Lai lịch của cô gái kia ra sao đều bị bà ấy nói ra hết. Dâu mới này của nhà họ á, bị bà ấy đi khắp đội Cam Hà mắng thối ra rồi. Nói là đồ rẻ tiền tự đưa tới cửa, đã gả cho con trai bà lại còn mặt dày dựa vào con trai bà ấy nuôi, cả ngày chả làm được tích sự gì, chỉ biết già mồm ỷ vào mình là người thành phố".

"Hài thật đấy. Lúc trước người ta chưa về, suốt ngày ra cửa nói con trai mình cưới được vợ thành phố, Tết này sẽ dẫn về ra mắt, nói nghe hay lắm. Giờ mới dẫn về được mấy ngày, đã thành thế này".

"May là không cùng một đội. Trước đây tôi không biết Lý Quế Mai lại khó chơi đến vậy, hiện giờ xem ra, thật đúng là người khó ở chung. Ai mà gặp được mẹ chồng như vậy đúng là xui xẻo, ngoài chờ bà ấy chết thì không còn cách nào khác".

"Cô gái này rõ ràng là vì công việc của Giang Kiến Hải nên mới lấy anh ta, vậy xui xẻo cái gì? Cô ta cũng đâu phải kẻ ăn chay? Tôi thấy cô ta cũng chả tốt hơn Lý Quế Mai là bao đâu, nghe nói nóng tính lắm, căn bản không phải người sẽ nhìn sắc mặt người khác. Giang Kiến Hải mới càng xui xẻo hơn, bị kẹp giữa vợ và mẹ, nếu không bảo vệ mẹ thì sợ mẹ già ra ngoài mắng anh ta bất hiếu, cưới vợ quên mẹ. Mà không bảo vệ vợ thì sao, vợ anh ta sẽ lại cãi nhau với anh ta, nói anh ta chỉ biết hướng về mẹ mình, kế tiếp rồi lại cãi nhau đến đập đồ. Nghe nói qua trận này á, Giang Kiến Hải suy sút đi hẳn, làm gì còn dáng vẻ lúc mới trở về. Có mẹ như vậy, lại tái giá với một cô vợ như vậy, đúng là nghiệp chướng".

Ninh Hương ngồi yên lặng thêu thùa, không tham dự vào bất luận câu chuyện phiếm nào. Nhưng cô vẫn nghe hết những chuyện liên quan đến nhà họ Giang, cuối cùng lại cười giễu cợt một tiếng.

Biết Giang Kiến Hải sống không tốt, cô rất an tâm.

Kiếp trước, Giang Kiến Hải chỉ có một tiếc nuối duy nhất. Kiếp này, chúc anh ta sống với cả một tổ ong tiếc nuối!

Hết cái này đến cái khác, san sát nối tiếp nhau, cả thế giới bò khắp hai chữ---- Tiếc nuối!









--- HẾT CHƯƠNG 31 ---










Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net