Chương 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lớp học Điện Khí Quyền bắt đầu vào đầu kì và có nghĩa là tôi cuối cùng cũng đối diện với những lý thuyết liên quan đến "Sét hòn" . Môn học được giảng bởi trợ lý giáo sư Trương Bân. Ông khoảng 50 tuổi, không cao cũng không thấp, trên mũi có đeo chiếc kính không dày cũng không mỏng, giọng nói không quá to cũng không quá bé và bài giảng của giáo sư cũng hẳn là tuyệt nhưng cũng không hẳn là quá tệ. Tóm lại, ông ấy cũng như các giáo sư tại các trường Đại học khác ngoại trừ một chân ông ấy hơi khập khiễng.

Buổi chiều sau lớp học, tôi ở lại phòng học với Giáo sư Trương Bân -người đang thu dọn đồ đạc trên bục giảng và hoàn toàn không chú ý đến tôi. Chiều mùa thu nắng vàng như mật chiếu khắp căn phòng, bên ngoài một lớp là vàng rơi trên cửa sổ. Tiết trời se lạnh, trong lành khiến tôi bất giác nhận ra đây là mùa đẹp nhất trong năm.

Tôi đứng dậy, đi về phía bục ng " Giáo sự Trương, em có thể hỏi thầy câu hỏi không liên quan đến bài giảng ngày hôm nay không?"

Giáo sư nhìn tôi một lúc trước khi gật đầu và tiếp tục làm việc thu thập đồ ban nãy.

"Là về hiện tượng " Sét hòn". Thầy có thể lý giải cho em hiện tượng đó được không?"tôi đã nói ra những từ ngữ mà tôi đẫ cố giữ trong mấy năm nay.

Tay ông ấy bỗng ngừng lại, nhìn lên phía cửa sổ nơi mặt trời đang lặn như thể đó là thứ mà tôi tìm kiếm " Vậy cậu muốn biết những gì?" ông ấy hỏi trong vài giây sau đó.

"Mọi thứ". Tôi nói

Giáo sư Trương Bân tiếp tục nhìn về phía mặt trời khi ánh sáng của nó chiếu trên khuôn mặt thầy. Mặt trời lúc đó vẫn sáng khiến tôi tự hỏi Giáo sư không bị đau mắt sao?

"Ví dụ như những ghi chép lịch sử" Tôi cố gắng làm cho câu hỏi trở nên chi tiết hơn.

"Ở Châu Âu, sự tồn tại của nó được ghi nhận rất sớm từ thời Trung Cổ. Ở Trung Quốc, nó được ghi chép rất rõ ràng bởi Trương Cư Chính thời nhà Minh. Nhưng cuộc thảo luận khoa học về hiện tượng này mới diễn ra vào năm 1837, nhưng cộng động khoa học vẫn chưa chấp nhận đây là hiện tượng từ nhiên cho đến 40 năm trước."

"Còn có giả thuyết nào không ạ?"

"Có nhiều" Sau câu trả lời đơn giản, Giáo sư Trương im lặng. Ông quay về hướng ngược lại mặt trời nhưng không còn thu xếp đồ đạc nữa, giống như ông ấy đang trầm ngâm suy nghĩ.

"Còn về các hiện tượng vật lý?"

"Nó là dòng xoáy plasma có nhiệt độ cao , dòng xoáy bên trong chảy nhảy tạo ra một lực cân bằng với áp suất bên ngoài không khí do đó có thể duy trì sự ổn định tương đối trong 1 thời gian dài"

"Và?"

" Những người khác tin rằng đó là phản ứng hóa học trong một hỗn hớp khi gas ở nhiệt độ cao, duy trì được năng lượng cân bằng"

"Còn gì nữa không ạ?" Việc đặt câu hỏi cho Giáo sư Trương giống như việc cố gắng di chuyển tảng đá mòn, đẩy mãi đẩy mãi cũng không nhúc nhích lấy một chút.

"Còn có thuyết sóng-soliton chỉ ra rằng sét hòn gây ra hiện tượng maser khí quyển với dung tích vài mét khổi..... Maser không mạnh bằng laser nhưng bên trong lại chứa dung tích của không khí có thể sản xuất từ trường cục bộ giống như solitons, từ đó có thể nhìn thấy hiện tượng sét hòn"

"Đó có phải là lý thuyết cuối cùng không ạ?"

"Còn rất nhiều,ví dụ như giả thuyết của Abrahamson và Dinniss của trường Đại học Canterbury tại New Zealand cũng rất được chú ý. Giả thuyết đó cho rằng "Sét hòn" chủ yếu được tạo ra từ phản ứng oxi hóa của một mạng lưới dày các hạt nano. Một số giả thuyết khác cho rằng đó chỉ là phản ứng nhiệt hạch lạnh trong không khí"

Ông ấy tạm dừng, nhưng sau đó tiếp tục đưa ra nhiều thông tin hơn " Ở nước ra, có một số người Viện Vật lý Khí Quyển tại Học viện Khoa Học đã đề xuất ra giả thuyết "Plasma khí quyển". Nó bắt đầu với các phương trình động lực học từ tính và được vận dụng vào chế độ cộng hưởng vector-soliton, dưới nhiệt độ biên thích hợp.Về mặt lý thuyết có thể tạo ra vòng xoáy plasma trong không khí trông giống như quả cầu lửa và số liệu phân tích cũng đã chỉ rõ rằng cần có những điều kiện hợp lý, cần thiết thì hiện tượng này mới xảy ra được"

"Và ý kiến của Giáo sư về giả thuyết này?"

Giáo sư Trương nhẹ nhàng lắc đầu: " Phát triển giả thuyết này không cần cái gì khác ngoài việc tạo ra hiện tượng "Sét hòn" tại phòng thí nghiệm, nhưng rất tiếc vẫn chưa có ai làm được"

"Thưa giáo sư, trên cả nước đã có bao nhiêu người được chứng kiến hiện tượng này?"

"Khá ít nhưng ít nhất là 100 người đã từng chứng kiến. Nổi tiếng nhất là năm 1998, khi đài Trung Ương đã quay phim tài liệu về việc nỗ lực chống lũ lụt tại sông Dương Tử và vô tình ghi lại được hiện tượng "Sét hòn"

"Câu hỏi cuối thưa giáo sư. Trong đoàn thể Vật lý khí quyển có người nào đã tận mặt chứng kiến hiện tượng đó chưa?"

Một lần nữa, ông ấy lại nhìn qua cửa sổ về phía mặt trời " Có"

"Khi nào ạ?"

"Vào tháng 7 năm 1962"

"Vậy đó là ở đâu?"

"Đỉnh Ngọc Hoàng tại núi Thái Sơn"

"Vậy giáo sư có biết người đó đang ở đâu không?"

Giáo sư Trương Bân lắc đầu, nâng cổ tay lên chỉnh lại kính mắt " Tôi nghĩ cậu nên đến căng-tin ăn trưa đi"Sau đó cầm hết đồ của mình, rời phòng học.

Tôi đã bắt kịp ông ấy và cuối cùng đã hỏi câu hỏi mà tôi đã giữ kín trong suốt mấy năm qua: " Giáo sư Trương, giáo sư có thể tưởng tượng ra một vật giống quả cầu lửa có thể đi qua tường không và có thể biến con người thành tro bụi ngay tức khắc mặc dù nó bề mặt của nó không tỏa ra hơi nóng? Đây là ghi nhận của một vợ chồng đang ngủ đã bị biến thành tro ngay tức khắc dù không hề có một vết cháy nào trên chăn của họ,hay những đồ đông lạnh bên trong tủ lạnh có thể được đông cứng và không hề ảnh hưởng đến hoạt động của tủ lạnh, hoặc là áo bên trong bị bốc cháy nhưng người mặc không thể cảm nhận được điều gì. Giáo sư có những giả thuyết nào để giải thích những hiện tượng trên không?"

"Chúng ta không có bằng chứng nào cho tất cả những giả thuyết liên quan đến hiện tượng này" Ông ấy vừa đi vừa nói.

"Vậy, ngoài những giả thuyết được giải thích bằng Vật lý Khí quyển thì còn cách giả thuyết nào khác không ạ? Giáo sư, thầy không có chút tò mò nào về hiện tượng này sao? Em đã tận mắt chính kiến những tia sét trên "Sét hòn"".

Giáo sư đột nhiên dừng lại, nhìn thẳng vào tôi :" Cậu đã nhìn thấy hiện tượng này?"

".....Em nói là "Giả sử""

Tôi không thể bộc lộ những bí mật sâu kín nhất của mình cho người "Không cảm xúc" này trước mặt tôi. Xã hội này luôn bị cản trở bởi chủ nghĩa khắc kỷ* khi đối mặt với những bí mật sâu thẳm của thế giới tự nhiên: Sự tồn tại của chủ nghĩa khắc kỷ là chướng ngại của khoa học. Nếu khoa học có ít người như vậy thì con người có thể bây giờ con người có thể tiên tới Alpha Centauri*.

(Chủ nghĩa khắc kỷ: là trườg phái triết học được khai sinh ở Athens vào thế kỷ thứ 3 TCN, sứ mệnh của chủ nghĩa này là rèn luyện tinh thần con người, cứng rắn và bình tĩnh hơn khi đối mặt với những nỗi đau, áp lực trong đời sống. Chủ nghĩa này từng cho rằng thế giới được cấu thành từ các yếu tố như đất, lửa, không khí, nước nhưng lại không kiên trì theo ý tưởng này, sau đó họ cho rằng mọi vật đều phát triển theo các trình tự do Thượng Đế sắp đặt)

(Alpha Centauri: là hệ sao gần nhất và hệ hành tinh gần nhất với Hệ Mặt trời)

Ông nói" Những lĩnh vực của Khoa học khí quyển rất thực tế. "Sét hòn "là một hiện tượng hiếm gặp mà cả trong IEC/TC-81 về công trình bảo vệ chống sét quốc gia lẫn Công trình bảo vệ chống sét Quốc gia năm 1993 của Trung Quốc đều không được đề cập đến. Vì vậy không có ích gì khi cố cống hiến nỗ lực cho nó"

Tôi không còn gì để hỏi Giáo sư Trương Bân nữa vậy tôi cảm ơn ông và rời đi. Thật lòng mà nói, thậm chí là thừa nhận sự tồn tại của "Sét hòn" là một bước quan trọng đối với ông ấy. Trước khi Cộng đồng Khoa học công nhận hiện tượng này vào năm 1963, mọi người đều công nhận rằng đó chỉ là ảo giác của nhân chứng. , Roger Jennison, Giáo sư ngành điện tại Đại Học Kent, tận mắt nhìn thấy "Sét hòn" trên chuyến bay tại New York với bán kính khoảng 20cm xuyên qua vách ngăn giữa cabin phi công với khoang hành khách,sau đó biến mất trên lối đi trên máy bay.

Chiều hôm đó, tôi lần đầu tiên thử tìm hiểu hiện tượng "Sét hòn" trên Google, tôi không đem quá nhiều hy vọng với việc tìm hiểu trên trang mạng này nhưng nó lại đem đến hiệu quả bất ngờ với hàng ngàn kết quả hiển thị. Lần đầu tiên tôi cảm thấy không chỉ riêng mình mà cả thế giới cũng đang chú ý đến Nó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net