CHƯƠNG 90: PHÂN LƯƠNG THỰC.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


--- SIÊU THỊ CỦA TÔI THÔNG KIM CỔ - ĐỒ MI PHU NHÂN ---









* * * * *









CHƯƠNG 90: PHÂN LƯƠNG THỰC.









Người Dịch: Lan Thảo Hương.









- - - - -


Thật xin lỗi mọi người khi thời gian qua đã không đăng truyện.

Do Hương bị tai nạn, nên tay chân khá bất tiện. Lại thêm bị bố kèm chặt quá nên đến cái bóng bàn phím cũng sờ không tới. T^T

Hôm qua Hương đã xuất viện rồi. Nay tranh thủ bố không có nhà, lên dịch truyện cho mọi người đọc đây. >.<

Thời gian tới Hương sẽ cố gắng mỗi ngày 1 chap. Còn nếu không kịp dịch xong, vậy sẽ chuyển dời sang ngày hôm sau (tức 2 ngày/1 chap).

Tay chân khá bất tiện lại thêm Daddy nhà mình quản nghiêm trong khoảng thời gian này, nên mong các quý vị độc giả thông cảm nhìu hơn.

Cuối cùng, cám ơn mọi người đã ủng hộ "baby" của Đồ Mi tỷ.

Cảm ơn mọi người!

Chúc mọi người đọc truyện vui vẻ!

- - - - -


Hơn năm trăm cân muối biển, ba người Bá Hoa, Bá Thân và Trọng phụ mỗi người gánh một cái sọt, trời còn chưa hừng đông đã rời làng.

Khoảng thời gian này, mỗi ngày hai người Bá Hoa đều chạy tới khu đá vụn vừa trông coi vừa giúp gánh đá vụn từ trong đất ra ngoài. Sau nửa tháng, da trên vai hai người không biết đã bị tổn hại đến mức nào. Đều là hán tử đã ăn quen khổ, nên họ chỉ đáp thêm một tấm vải lên vai là lại như người không việc gì và tiếp tục khiêng đá vụn.

Nếu nói có khó chịu, vậy chỉ ở lúc ban đêm khi cởi quần áo mới thấy khó khăn. Bởi miếng vải trên vai dính cả vào lớp da bị bong chóc, nên khi cởi áo quả là chịu tội. Nhưng cũng đành phải chịu, bằng không đợi khi da non mọc ra lại dính cùng vải, vậy nó mới càng khó giải quyết, tới lúc đó chắc chắn phải lột xuống một miếng thịt ấy chứ.

Hôm nay là lần đầu tiên Trọng phụ đưa muối qua cho Di Bá hầu, nên ý nghĩa tự nhiên là phi phàm. Vừa vặn dẫn theo huynh đệ nhà mình tới để mở mang kiến thức. Chỉ cần huynh đệ của hắn có thể lưu lại một cái ấn tượng mơ hồ ở chỗ Di Bá hầu, vậy con đường về sau cũng thoải mái hơn không ít.

Trang Cơ hôm nay cũng khó được hào phóng một lần, lương khô nàng chuẩn bị cho ba người họ đều là bánh nếp. Mùi vị bánh nếp ấy khiến cả Bá Hoa và Bá Thân đều hô to ăn ngon.

Bá Thân vốn có dự định xây nhà, nhưng vì hiện tại người trong làng ai ai cũng bận rộn nấu muối nên tạm thời chưa tìm được nhân thủ giúp hắn xây nhà. Dự định xây nhà của hắn chắc chỉ đành chờ chuyện nấu muối của mọi người đi vào quỹ đạo mới lại động công được. Chẳng qua từ khi Trọng phụ lên làm trưởng làng, Bá Thân thân làm tiểu đệ của hắn ta tuy giờ còn chưa có phòng ở nhưng đã có hai ba nhà có ý muốn gả nữ nhi cho hắn, có nhà còn cho người tới hỏi ý A nương Bá Thân.

Có hai nhà là người bên Mộc Câu thôn, một nhà khác là ở làng chài bên cạnh. A nương Bá Thân đã lên kế hoạch dành ra chút thời gian để qua mấy nhà đó nhìn một lần xem sao. Sớm nhìn còn sớm định ra chung thân đại sự cho tiểu nhi tử. Đây có thể nói chính là tâm bệnh của nàng.

Huynh đệ ba người một đường vừa đi vừa trò chuyện, cảm thấy không tốn bao nhiêu thời gian khí lực đã tới Tân thành rồi. Trọng phụ lần trước đã tới phủ Di Bá hầu một lần, nên lần này rất quen thuộc dẫn theo Bá Hoa và Bá Thân tới gõ cửa lớn Hầu phủ. Thủ vệ vẫn nhớ hắn nên không hỏi quá nhiều, biết bọn hắn đến đưa muối liền vội vã bảo bọn hắn đứng chờ để mình đi vào thông báo.

Mẻ muối này mọi người đều mang theo một vạn cái tâm cẩn thận để nấu chín, nên màu sắc còn trắng hơn cả mẻ mà Trọng phụ đưa tới lần trước. Di Bá hầu sau khi nhìn qua muối trong sọt, trong lòng hắn vui mừng khôn xiết. Sau liền ngồi xuống cùng mấy người Trọng phụ thương lượng giá thu mua.

Sau này làng chài sản xuất muối biển miễn là có thể bảo trì chất lượng như ngày hôm nay, thì Di Bá hầu sẽ lấy giá tám cân lương thực tinh mua một cân muối biển, và còn là bao trọn hết.

Cái giá tiền này quả thực không cao lắm. Dù sao loại muối tinh bán trong thành có màu sắc xấu hơn loại muối biển này một chút, thế mà giá đã lên mười cân lương thực tinh. Nhưng Di Bá hầu với tư cách là chủ nhân của Tân thành, hắn đã nói tám cân lương thực tinh một cân muối thì chính là tám cân lương thực tinh một cân muối.

May thay, Di Bá hầu không phải loại Hầu gia hà khắc. Biết người làng chài và Mộc Câu thôn đang bận rộn nấu muối biển, nên phân không ra được tinh thần ra biển bắt cá vì vậy hắn trực tiếp miễn thuế cho bọn họ nửa năm sau. Đương nhiên, cũng có một yêu cầu miễn thuế, đó là trong tương lai, muối biển do đám người Trọng phụ sản xuất ra chỉ có thể bán cho hắn, không thể tự mình bán cho người khác. Tất nhiên, tiêu hao hàng ngày của các thôn dân không tính vào đó.

Hơn nữa, muối biển sau này đám người Trọng phụ nấu ra cũng không cần tự mình tốn thời gian và tốn sức đưa đến trong thành nữa. Bởi Di Bá hầu sẽ an bài phú thương dưới quyền hắn tới làng chài thu mua.

Lần này đám người Trọng phụ đưa tới tổng cộng năm trăm mười tám cân muối biển. Đổi thành lương thực tinh là có bốn ngàn một trăm bốn mươi cân. Lần trước Di Bá hầu đã đưa trước cho họ ba ngàn cân lương thực, nên lần này chỉ cần đưa thêm một ngàn bốn mươi cân. Nhưng ở lần giao muối biển tiếp theo, bọn hắn sẽ nhận được toàn bộ lượng lương thực.

Trọng phụ muốn bốn trăm cân thô lương và một trăm cân lương thực tinh. Chỗ còn lại toàn bộ đổi thành bố tệ. Trước đây, cả làng chài và Mộc Câu thôn tìm không ra hai nhà có bố tệ, bởi khi đó mỗi ngày bọn hắn đều chỉ lo lao vào biển đánh cá, hay ở trong đất trồng lương thực. Nếu nhà nào hơi có chút vốn liếng là đều đổi hết sang thành vải vóc, còn điều kiện không tốt thì đổi sang lương thực. Đối với họ, thứ như bố tệ không thể ăn không thể mặc căn bản không có thị trường.

Nhưng giờ Trọng phụ đã nghĩ khác trước. Trong khoảng thời gian này hắn thường xuyên chạy tới trong thành nên tự nhiên biết chỗ tốt của bố tệ. Một bố tệ chỉ nặng chừng một hai lượng, và nó nhẹ hơn nhiều so với mười cân lương thực tinh có cùng giá trị. Hơn nữa, thứ này còn không sợ nước như lương thực vải vóc.

Sở dĩ Trọng phụ dám muốn nhiều bố tệ như vậy là vì trong nhà vẫn còn tồn mười thớt vải. Tới lúc đó, nếu người trong làng trong thôn không muốn bố tệ, vậy hắn sẽ lấy vải vóc nhà mình ra đưa cho bọn hắn, còn bố tệ giữ lại mình dùng. Nếu không phải trong làng có một ít người không có tồn lương trong nhà, vậy hắn nhất định ngay cả một cân lương thực cũng không đổi.

Từ sau khi lên làm trưởng làng, Trọng phụ cũng tự phát sẽ vì các thôn dân mà suy tính. Năm trăm cân lương thực hắn đổi về, đủ chia cho những hộ gia đình không có nhiều tồn lương trong nhà. Hơn nữa, còn tiết kiệm cho các nhà đó đỡ phải đi ba, bốn mươi dặm đường để vào thành đổi lương thực lần nữa. 

Trên đường trở về, Bá Thân có oán trách vài câu nói Di Bá hầu không công minh và cho giá cả quá thấp. Muối tốt như vậy, để chính bọn hắn cầm tới trong thành cũng bán được cái giá mười một, mười hai cân lương thực.

Trọng phụ đối với chuyện này ngược lại có thái độ chấp nhận tốt đẹp: "Tuy chính chúng ta có thể đổi được nhiều lương thực hơn chút, nhưng một tháng chúng ta sản xuất ra được hơn ngàn cân muối biển. Đợi mùa hè tới xây xong hồ chứa nước làm muối, mỗi tháng sản xuất hẳn sẽ vượt lên mấy lần. Nhưng Tân thành chỉ lớn chừng ấy, một tháng có thể tiêu hao gần hai trăm cân muối đã xem như rất khá rồi".

"Nếu chúng ta muốn bán hết số muối, vậy còn cần chạy thêm vài cái thành nữa. Việc này quả là lãng phí nhân lực vật lực, thà thời gian đó dùng để nấu nhiều thêm mấy cân muối còn hơn".

Bây giờ rủi ro hành thương rất lớn. Khắp nơi đều còn đang chiến tranh, bên ngoài lưu dân thổ phỉ rất nhiều nên họ có thể sẽ bị cướp bất cứ lúc nào. Khi đó, ngay cả tính mạng con người cũng không thể cứu được, chớ nói chi tới tổn thất chút lương thực. Nói cho cùng, đây là sự khác biệt giữa bán buôn và bán lẻ. Mấy người Trọng phụ đều là cổ nhân nên trong đầu không có cái khái niệm này, vì vậy còn phải mất một thời gian dài mới có thể nghĩ thông suốt được.

Được như bây giờ cũng là nhờ khoảng thời gian này Trọng phụ đã lĩnh hội được rất nhiều kiến ​​thức. Bằng không hắn hẳn sẽ nghĩ giống như Bá Thân hiện tại, vì Di Bá hầu cho quá ít lương thực mà bất bình.

Trọng phụ bê ra cái lợi cái hại trong đó, sau lại giảng giải cho Bá Hoa và Bá Thân nghe. Cả hai người bọn hắn không phải kẻ ngốc, chỉ là đầu óc trước đó không nghĩ tới mấy đường cong cong vẹo vẹo này mà thôi. Giờ nghe Trọng phụ phân tích nên nào còn cái gì mà không hiểu.

Giờ đây, bất kỳ gia đình nào trong làng chài cũng có thể nấu ra ba cân muối biển trong một ngày. Đổi sang lương thực tinh chính là hai mươi bốn cân, mà đổi thành thô lương chính là bảy mươi hai cân. Nói cho cùng, họ chỉ cần đánh chút nước biển trở về là nấu ra muối, đây so với ra biển bắt cá ngày xưa đã nhẹ nhõm hơn nhiều và an toàn hơn nhiều. Dù một cân muối chỉ có thể đổi được tám cân lương thực tinh, các thôn dân cũng vẫn rất sẵn lòng.

Chẳng qua, không phải tất cả chỗ lương thực này đều chia cho người làng chài. Tuy người Mộc Câu thôn không có tự mình nấu muối những bọn hắn đã giúp đỡ chặt củi lửa, nên nói sao cũng phải chia qua bên đó ba thành. Vậy mới đủ cho người Mộc Câu thôn ăn no mà có sức đi đốn củi và khai hoang chứ. Chỉ là vấn đề này không phải chỉ mình Trọng phụ sẽ định đoạt được, chi tiết trong đó còn cần trở về thương lượng với mọi người xong mới có thể quyết định.

Chuyện liên quan tới phát triển của làng chài cùng Mộc Câu thôn, trong lòng Trọng phụ đã có một ý tưởng đại khái. Người làng chài nấu muối, người Mộc Câu thôn muốn chia. Mà người Mộc Câu thôn trồng lương thực, người làng chài muốn phân.

Mặc dù bây giờ xem ra có vẻ như bên làng chài có thể kiếm được nhiều tiền, nhiều lương thực hơn bằng cách nấu muối. Nhưng cây mía, bông cùng đậu phộng Vân Sơ cho, lấy ra cái nào cũng đều là thứ hiếm. Những hạt giống này hiện được Trọng phụ cẩn thận đặt trong bình gốm, chỉ còn chờ đến đầu mùa xuân sẽ gieo xuống đất.

Cây mía có thể chế đường, bông có thể dệt vải, đậu phộng có thể ép dầu. Chỉ cần trồng ra được thì mỗi loại đều là một cục vàng đấy.

Có những vật này, người Mộc Câu thôn chỉ dựa vào trồng trọt cũng có thể kiếm được rất nhiều lương thực. Nhưng giờ lượng hạt giống mỗi loại không nhiều lắm, nếu muốn trồng phạm vi lớn còn cần đợi thêm một năm nữa. Vậy nên người Mộc Câu thôn so với bên làng chài sẽ phát triển muộn hơn hai năm.

Cả làng chài và Mộc Câu thôn đều là khu quản hạt của Trọng phụ. Hắn cũng không muốn phân hoá* ra làm gì, tuy cộng hết lại chỉ có hai, ba trăm người và còn chưa đạt tới phân hoá, nhưng Trọng phụ từ đáy lòng vẫn hy vọng rằng người dân của hai bên sẽ tương hỗ bện lại thành một sợi dây thừng. Cùng nhau kiếm lương thực, để mọi hộ gia đình trong phạm vi quản hạt của hắn đều có thể sống tốt.

(*) Phân Hóa: chia thành nhiều bộ phận có những đặc điểm khác hẳn nhau.

Nghĩ là làm, vừa trở lại làng chài, Trọng phụ lập tức buông gánh lương thực trên vai xuống. Thừa dịp mọi người có mặt ở đây để phân lương thực, hắn lập tức giản lược nói ra ý tưởng của mình cho người làng chài và người Mộc Câu thôn nghe.

Người làng chài khá sẵn lòng phân ra một phần lương thực đưa cho người Mộc Câu thôn. Tất nhiên đây là kết quả sau khi Trọng phụ tiết lộ một chút về đậu phộng và bông. Nếu không có mấy thứ này, người làng chài nhìn không thấy lợi ích, vậy khẳng định sẽ không nguyện ý đưa ra một phần lương thực mà chính mình vất vả kiếm được cho người Mộc Câu thôn.

Cuối cùng, theo thương lượng của Trọng phụ, thu nhập từ sản xuất muối của làng chài sẽ phân ra bốn phần chia cho Mộc Câu thôn. Vì số người bên Mộc Câu thôn chiếm nhiều hơn một nửa làng chài, nên sản lượng đậu phộng và bông do Mộc Câu thôn sản xuất chỉ cần phân ra hai thành cho làng chài.

Người làng chài cũng nguyện ý thực hiện theo phương án giải quyết này. Rốt cuộc, bọn hắn chỉ có mỗi phương pháp chế muối bàng thân, còn bên Mộc Câu thôn lại có tới ba loại đồ kiếm tiền là cây bông, cây mía và đậu phộng.

Định xong chuyện phân lương thực, Trọng phụ trực tiếp chia số lương thực hôm nay mang về cho mọi người.

Với một ngàn một trăm bốn mươi cân lương thực, Mộc Câu thôn được chia bốn trăm năm mươi sáu cân lương thực. Sau, số lương thực này sẽ lại tính theo đầu người trong thôn mà chia xuống.

Bởi lương thực chỉ có năm trăm cân, nên mọi người có thể lựa chọn bố tệ hoặc vải vóc thay thế. Nói tóm lại, Trọng phụ sẽ không để cho bọn hắn ăn thiệt.

Tuy cái kiểu phân chia theo đầu người này vẫn có phần không công bằng, dù sao lao động nặng nhọc xuất lực nhất định khác với người già trẻ em xuất lực. Nhưng hiện tại hãng còn có bó lớn vấn đề chưa nói thẳng ra, nên lần này chỉ có thể chia sao cho đơn giản nhất là được. Tiếp đó, Trọng phụ đã lên kế hoạch để một số người già trong Mộc Câu thôn đứng ra giám thị và ghi chép lại tình huống lao động mỗi ngày của người trong thôn, để làm căn cứ cho lần phân lương thực tiếp theo.

Cuối cùng, năm trăm cân lương thực và mười thớt vải tồn lại trong nhà Trọng phụ đều được đổi ra ngoài.

Đúng thế, chính là đổi ra ngoài. Nhất là người làng chài, bởi vì trong nhà có tồn lương nên bọn hắn không muốn lương thực cùng bố tệ. Ngược lại, đều đổi sang vài thước vải mang về cắt quần áo mới cho người trong nhà. Có người thấy lương thực mình được phân không đủ, liền ngay lập tức chạy vội về nhà lấy tồn lương đến đổi.

Dù sao muối của bọn hắn bây giờ đã có chỗ ổn định, chỉ cần mỗi ngày bọn hắn không ngừng nấu muối thì sẽ không phải lo chuyện thiếu lương thực ăn, cũng không cần phải lo lắng sau này sẽ bị đói bụng. Vậy nên, ai cũng nghĩ đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ăn ở, vấn đề này đã không cần phải lo nữa. Vậy điều tiếp theo cần xem xét chính là mặc thế nào. Cắt một bộ quần áo mới không cần tốn đến vài thước vải, do vậy bọn hắn chỉ cần nấu hai, ba ngày muối là đủ đổi được vài thước vải trở về.

Sau khi tan họp, người làng chài và Mộc Câu thôn cùng nhau trở về, ai nấy đều cười không ngậm được miệng.

Một ngày tốt lành như vậy là điều mà trước đây họ chưa từng nghĩ tới.

Sau lần đầu tiên phân lương thực, tâm của mọi người đã an ổn hơn rất nhiều. Đặc biệt khi biết được sau này có thể trực tiếp đổi muối biển cho Di Bá hầu, lòng nhiệt tình nấu muối của mọi người càng dâng cao.  

Tất cả người ở làng chài đều mua thêm mấy cái nồi gốm trở về, vào ban ngày cũng là năm, sáu cái bếp lò cùng đốt một lúc. Bởi vậy, hiệu suất sản lượng muối tăng lên rất nhiều lần trong nháy mắt. Ngay cả Trọng phụ cũng xây thêm hai cái bếp đá mới ngay bên cạnh nhà, và do hai tỷ đệ Quý Hòa và Trọng Hòa trông coi.

Tuy nhiên, phương pháp nấu muối điên rồ như vậy cũng khiến cho các cây cối bên Mộc Câu thôn gặp tai vạ. Trọng phụ không phải là người nông cạn, hắn ngay lập tức yêu cầu người Mộc Câu thôn nhặt nhạnh cây giống trong lúc đang đốn củi. Sau lại cấy ghép và trồng những cây giống có nhiều cành lá rậm rạp tươi tốt ấy ở xung quanh với số lượng thích hợp để tăng tỷ lệ sống của những mầm cây nhỏ này.

Cũng may núi Mộc Câu đủ lớn, và người làng chài chỉ cần phải nấu muối vào hai mùa thu đông. Đợi tới xuân hè sang năm họ sẽ xây các ao nước làm muối. Chỉ cần sống sót qua mùa đông này, cây cối trên núi Mộc Câu sẽ có gần nửa năm nghỉ ngơi trong năm tới để tái tạo và phục hồi hệ sinh thái.

Sau một tháng, phú thương dưới quyền Di Bá hầu đến làng chài để thu lương thực. Nhưng họ lại phát hiện hai ngàn cân muối biển mà Hầu gia đề cập ban đầu đã trở thành một vạn cân. Vì có thể đựng được số muối biển này, cả người làng chài và Mộc Câu thôn đã phải tìm ra tất cả cái sọt và túi vải trong nhà ra để đựng.

Vì phú thương chỉ mang theo một vạn cân lương thực và một ngàn đồng bố tệ tới, do đó bọn hắn chỉ có thể hậm hực đóng gói hai ngàn cân muối biển rời đi. Chỗ còn lại, đợi ngày mai bọn hắn giao đủ lương thực hoặc bố tệ mới có thể chở đi.

Sau khi phú thương về thành lập tức đi gặp Di Bá hầu. Di Bá hầu nghe báo làng chài do Trọng phụ quản lý đã sản xuất ra vạn cân muối biển, hắn quả là sướng đến phát rồ rồi. 

"Vừa hay mấy ngày nữa ta tính khởi hành đi Vương thành cống nạp tân niên cho Thiên tử. Ngày mai ngươi đến làng chài đem tất cả muối kéo về hết, sau cùng ta đi Vương thành".

Di Bá hầu nổi danh là Hầu gia nghèo. Những năm qua mỗi khi tới lúc đưa năm cống vì hắn vạn năm không thay đổi chỉ biết tặng Thiên tử ít trân châu, san hô, vậy nên luôn bị người khác chỉ trỏ nói đất phong của hắn cằn cỗi chẳng cho ra được thứ tích sự gì. Thế nhưng chính hắn cũng không có cách nào. Diêm thành trước kia không phải vẫn luôn nổi tiếng vì sản xuất ra những thứ có thể lên được mặt bàn sao? Và chúng chẳng phải chỉ có ở biển thôi sao?

So với hắn cả ngày ăn không ngồi rồi, Huyên hầu của Diêm thành mỗi lần đi Vương đô là lại được đông đảo các công hầu vây quanh.

Nhưng giờ hắn có muối biển, tình huống chỉ sợ đã khác trước.

Hơn một vạn cân muối biển nghe thì nhiều, nhưng bọn hắn sẽ phải đi qua hơn mười đất phong của các công hầu khác mới tới được Vương thành. Chỉ hơn một vạn cân muối biển có lẽ còn chưa đủ đối với họ.

Sáng sớm hôm sau, phú thương vội vàng chở mấy chục xe bò lương thực cùng với mấy thùng lớn đựng bố tệ đến làng chài để kéo muối biển. Lương thực cùng bố tệ vừa đến tay, Trọng phụ liền phân chia cho mọi người.

Chính hắn cũng được chia hơn bốn trăm đồng bố tệ. Một tháng này nhà hắn đã nấu được hơn năm trăm cân muối biển, xem như là dẫn đầu trong làng chài. Mặc dù những người khác không nấu được nhiều muối biển như nhà Trọng phụ, nhưng về cơ bản họ cũng nấu được ba, bốn trăm cân, vậy nên cũng được chia không ít lương thực cùng bố tệ.

Sau khi có mẻ lương thực cùng bố tệ này, Trọng phụ lập tức vung tay lên cho mọi người nghỉ một ngày để vào thành nhìn xem có thứ gì muốn đổi không.

Có thể tưởng tượng ra, ngày mai cả người làng chài và Mộc Câu thôn sẽ tràn vào thành như ong vỡ tổ, trên tay ai cũng cầm theo lương thực và bố tệ để đổi vật tư. Đoán chừng tất cả thương nhân trong thành chắc chắn sẽ cười rạng rỡ tới không ngậm được miệng.









--- HẾT CHƯƠNG 90 ---













Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net