SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
thì bao nhiêu những sự vui sướng đều không được thụ hưởng như xưa! Khi đã già thì hết vẻ xinh đẹp, hết sự khỏe mạnh, hết cả trí tuệ minh mẫn, lại suy nhược, chịu nhiều bệnh khổ. Ông lão ấy hồi trẻ khi cha mẹ sanh ra cũng từng phải bú mớm, dần dần lớn lên cũng thành người trai tráng mạnh mẽ, mà nay tuổi già nên trở thành khô héo, bại hoại như thế."

Thái tử lấy làm cảm xúc, hỏi tiếp rằng: "Quyền thế như ta đây, liệu có phải già như thế không?"

Xa-nặc tâu rằng:

"Ngài rồi cũng không tránh khỏi cái già! Hết thảy muôn người không ai có thể tránh được cái già. Cho dẫu là bậc đế vương quyền cao tột đỉnh, hoặc người dân quê nghèo khó khổ nhọc, đối với sự già lão thì cũng đều phải chịu như nhau."

Thái tử nghe nói, lấy làm thảng thốt, bèn thở dài và lắc đầu. Ngài nhìn lão già một lần nữa rồi than rằng:

"Cái già làm cho hình hài xấu xí, sức khỏe suy nhược, thần trí mê muội, thân thể đau nhức, tai điếc mắt lờ, thế mà người đời chẳng biết ghê sợ, chỉ mãi đắm say trong những cuộc vui dục lạc. Thôi ngươi hãy quay ngựa trở về. Ta giờ chỉ ám ảnh bởi cái già nó làm khổ muôn người, không phương tránh né, nên chẳng còn vui thích gì mà dạo chơi nữa cả."

Sau chuyến đi ấy, thái tử đâm ra ưu tư, suy nghĩ. Ngài hiểu ra sự thật về cái giả tạo, tạm bợ của kiếp người, khác nào như ngọn đèn dầu, tuy sáng đó nhưng chẳng bao lâu rồi dầu hết mà phải tắt. Ngài thường ngồi một mình ở nơi vắng vẻ để suy nghĩ về thân phận con người với chuỗi ngày thanh xuân ngắn ngủi không thể nào tồn tại.

Có người đem những việc đã xảy ra tâu lên vua Tịnh-phạn. Đức vua vô cùng lo lắng, và truyền bày thêm nhiều cuộc vui hơn nữa làm cho thái tử nguôi ngoai. Nhưng thái tử không còn quan tâm nữa. Ngược lại, ngài bắt đầu cảm thấy băn khoăn về những sự thật khác nữa trong cuộc sống mà có lẽ vì bị giam hãm mãi trong cung đình nên ngài không thể tìm biết được. Ngài quyết định xin phép vua cha ra ngoài thành dạo chơi một lần nữa.

Lần này, thái tử quyết định không đi công khai như lần trước. Ngài cũng không đi bằng xe ngựa, mà cải trang làm một người trưởng giả đi bộ ra ngoài thành cùng với người hầu cận là Xa-nặc.

Nhờ dạo chơi trong thành bằng cách này, thái tử có thể tiếp cận được với cuộc sống thực tế của nhân dân, đặc biệt là những người dân thuộc tầng lớp thấp hèn. Ngài rất vui mừng khi cảm nhận được nhiều niềm vui đơn sơ trong cuộc sống giản dị, tự nhiên của những người dân nghèo, khác với cuộc sống gò bó lễ nghi của cung đình.

Đến cuối một con đường kia, thái tử bỗng nghe có tiếng người rên la rất lớn. Ngài vội vã lần bước đến đó và nhìn thấy một hình ảnh mà từ trước ngài chưa thấy bao giờ.

Trên mặt đất, một người đang lăn lộn, rên xiết. Ông ta nằm dài trên mặt đất, thân hình cứ run lên từng chặp trong khi cặp mắt trợn lên trắng dã, vẻ mặt tái mét như không còn chút máu hồng nào trong đó. Ông có vẻ như cố gượng đứng lên nhiều lần nhưng lần nào rồi cũng ngã nhào xuống, không sao dậy nổi.

Vốn sẵn tấm lòng nhân ái bao la, thái tử liền chạy ngay đến nâng người ấy dậy. Ngài đặt người ngồi tựa vào mình, lấy tay xoa đầu như muốn làm giảm bớt đi sự đau đớn.

Xa-nặc vội vã chạy đến, miệng la lớn: "Xin ngài chớ chạm vào người ấy. Đó là một người bệnh truyền nhiễm."

Thái tử ngạc nhiên, hỏi Xa-nặc: "Thế nào gọi là một người bệnh?"

Xa-nặc đáp: "Người ấy xưa cũng khỏe mạnh, tráng kiện như bao người khác, nhưng một khi đã mắc bệnh rồi thì thân thể tàn tạ, đau đớn đến thế, nên gọi là người bệnh."

Thái tử lại hỏi: "Những người khác có khi nào bị bệnh như thế này chăng?"

Xa-nặc thưa rằng: "Nếu ai tiếp xúc với người bệnh, cũng đều có thể sẽ bị bệnh. Nhưng cũng có những người tự dưng mắc bệnh mà tự họ không hiểu nguyên do từ đâu. Nói chung là trong chúng ta ai ai cũng có thể bị bệnh, mà không thể biết chắc được là sẽ bị vào lúc nào. Xin ngài hãy đặt người bệnh ấy xuống, nếu không có thể rồi ngài cũng sẽ mắc bệnh."

Thái tử chưa hết ngạc nhiên, ngài hỏi tiếp: "Xa-nặc! Ngoài người bệnh như thế này, còn có những bệnh nào khác hơn nữa chăng?"

Xa-nặc đáp: "Thưa thái tử! Trong cuộc đời này có rất nhiều thứ bệnh tật khác nhau, và chúng thường xuyên đe dọa lây nhiễm đến mọi người trong chúng ta. Bệnh tật không tha thứ cho bất cứ ai, cả thế giới này phải khóc than, kêu la hằng ngày vì nó."

Thái tử nghe qua rồi lấy làm lạ, than rằng:

"Ôi! Con người thật là kỳ lạ! Bệnh tật rình rập làm hại họ trong từng chốc lát, mà họ chẳng để lòng lo lại còn đắm mình trong những trận vui cười!"

Thái tử liền cùng Xa-nặc quay về, trong lòng nặng trĩu thêm một mối ưu sầu lo nghĩ nữa.

Vua Tịnh-phạn thấy thái tử ngày càng ưu tư, trầm lặng thì trong lòng càng thêm lo lắng. Muốn cho thái tử được vui, đức vua liền truyền tổ chức cho ngài dạo chơi một lần nữa.

Trong chuyến đi lần này, thái tử tình cờ trông thấy đám chết của một người nghèo. Ngài thấy bốn người khiêng đi một thân thể cứng đờ, bọc trong một manh chiếu rách, và mấy kẻ theo sau đều khóc kể rất thảm thiết. Đám tang đi ra một quãng đồng rộng, nơi đã có chất sẵn một đống củi to, và người ta đặt thi thể người chết lên đống củi rồi nổi lửa mà thiêu.

Thái tử hỏi Xa-nặc:

"Nhà ngươi có biết những người ấy khiêng ai đi đó chăng? Và tại sao họ than khóc buồn thảm lắm vậy? Tại sao họ lại đặt người ấy lên đống củi to mà thiêu đốt? Vì sao người ấy không thấy kêu la vì nóng bỏng, giống như những người khác?

Xa-nặc tâu lên rằng:

"Người ấy thật không còn tri giác, cũng chẳng còn hơi thở. Người ấy chỉ nằm cứng đơ như cây cỏ, không còn biết vui sướng, khổ sở chi nữa. Anh em, bè bạn không còn đi lại, kẻ thù nghịch chẳng còn biết tới. Người ấy đã chết rồi."

Thái tử lại hỏi: "Nếu cái chết là như thế, vậy nó chỉ riêng cho người ấy hay là nó đến với hết thảy mọi người?"

Xa-nặc tâu rằng:

"Mọi người không ai tránh khỏi. Kẻ sang người hèn, kẻ tốt người xấu, rồi đều cũng phải chết."

Thái tử nghe rồi liền nói một cách buồn bã rằng:

"Than ôi! Định luật khắt khe là như thế, mà loài người vẫn mãi vui chơi. Bây giờ ta mới hiểu ra rằng, tâm tánh của nhân loại cũng rắn như sắt đá. Cái chết nó chực sẵn bên mình, ai ai rồi cũng không tránh khỏi, vậy mà họ vẫn không hề lấy đó làm điều suy gẫm."

13. GẶP NHÀ DU TĂNG

Thái tử Sĩ-đạt-ta không giờ phút nào được an lòng. Ngài đi quanh quẩn trong dinh, trầm ngâm suy nghĩ. Ngài suy nghĩ về một phương cách nào đó có thể cứu vớt nhân loại thoát ra khỏi những khổ đau khắc nghiệt từ bao đời vẫn dành cho họ. Trong tâm trí ngài lảng vảng những cảnh già khổ, bệnh khổ, và rồi là cái chết cuối cùng sẽ đến với tất cả mọi người.

Một hôm, thái tử có ý muốn dạo chơi về vùng thôn quê. Ngài tâu xin vua cha, rồi ra khỏi thành, đi về phía đồng ruộng.

Đi đã khá xa, đến một chỗ vắng Ngài ngồi xuống nghĩ chân và trong tâm nảy sinh ý tưởng rằng:

"Thật là đáng thương thay cho người đời. Đã không có sức mạnh nào tự bảo vệ lấy mình khỏi những điều già yếu, bệnh khổ, sống chết vô thường, mới mạnh thoạt đau, mới trẻ thoạt già, mới sống thoạt chết, vậy mà vì sự tự cao, sự mê tối nên chẳng hề sanh lòng xót thương cho những kẻ đang bệnh khổ, kẻ già yếu, kẻ chết.

"Từ khi trông thấy những người đồng loại chìm trong sự bệnh khổ, chết khổ, lòng ta luống động mối thương tâm, lo nghĩ không yên ổn. Bản thân ta rồi đây cũng không thoát khỏi những điều khổ não ấy. Nếu trong kiếp sống này mà ta chẳng tìm ra được phương cách nào để cứu mình, cứu người, chẳng phải là sống uổng phí lắm sao?"

Ngay khi ấy, bỗng nhiên ngài trông thấy từ xa đi đến một người, dáng vẻ khác lạ.

Người ấy khoác một tấm áo vàng, rộng và dài, phủ xuống đến tận chân. Tay khoanh lên trước ngực ôm một cái bát nhỏ, ngoài ra không còn thấy một thứ vật dụng nào khác. Dáng đi của người thật thanh thoát, vẻ mặt hiền hòa lộ rõ sự an ổn, thoát tục. Đếm từng bước chân khoan thai, người đi như chỉ để mà đi, không vội vàng, không hấp tấp, cũng không mong đợi gì ở nơi sẽ đến.

Thái tử liền quay sang hỏi Xa-nặc: "Người đó là ai vậy?"

Xa-nặc đáp: "Người ấy là một vị du tăng. Người lìa bỏ gia đình, thân quyến, nhà cửa ruộng vườn, ra đi sống cuộc sống không nhà để cầu sự giải thoát an ổn trong tâm thức. Người không có gì là sở hữu của riêng mình, chỉ ôm một cái bát nhỏ đi đến đâu thì xin ăn ở đó. Ngay chính cái bát ấy người cũng chỉ xem là phương tiện nuôi sống, chứ không phải là tài sản của mình. Vì người sống đời thoát tục không tham muốn, tranh đua, nên những bậc tri thức đều kính trọng người, cúng dường cho người."

Thái tử nghe qua lấy làm mừng rỡ. Ngài như thấy hé mở ra con đường mình phải đi. Ngài đã nhận ra nơi vị du tăng nọ vẻ thoát tục an nhiên, và ngài cũng hiểu rằng đó là chỗ mấu chốt khởi đầu mà ngài phải nắm lấy để đi tìm một con đường giải thoát. Ngay từ lúc đó ngài biết rằng, nếu con người dứt bỏ được mọi sự tham muốn trói buộc, thì những cảnh khổ ở đời không dễ gì lay chuyển được tâm hồn thanh cao của họ nữa.

Ngài bảo Xa-nặc quay trở về, trong lòng tràn ngập những suy nghĩ mới. Dường như ngài đã quyết định một điều gì...

14. THÁI TỬ BỎ ĐỀN ĐÀI

Từ hôm gặp nhà du tăng trở về, thái tử thấy lòng thanh thản hơn nhưng ngài như có nhiều điều trầm ngâm suy nghĩ. Ngài thường ra nơi vườn hoa, chỗ yên vắng, ngồi một mình để suy tư trầm mặc.

Một hôm, ngài đang ngồi trầm lặng như thế thì có viên quan hầu cận đến báo tin nàng Da-du-đà-la vừa hạ sanh một bé trai. Thái tử nghe báo tin xong, liền nói rằng: " Trói buộc thay! Trói buộc thay!"

Viên quan hầu cận liền trở về, thông báo việc thái tử đặt tên cho con trai là La-hầu-la.

Và cho dù có thêm một mối trói buộc trong cảnh gia đình như thế, thái tử vẫn không ngừng suy nghĩ về một cuộc sống mới, dứt bỏ mọi niềm vui trần tục để ra đi tìm con đường giải thoát.

Một đêm nọ, nàng Da-du-đà-la mơ thấy một điềm mộng lạ.

Nàng thấy cả địa cầu bỗng dưng rúng động, những quả núi cao lớn hơn hết đều lung lay, một luồng gió mạnh thổi đến và làm cho cây cối gãy đổ trốc gốc. Mặt trời, mặt trăng và tinh tú đều rơi xuống đất. Công chúa lại thấy áo, mũ và đồ trang sức của mình đều mất hết. Mái tóc đã cắt đi mất. Giường nệm của hai vợ chồng thì hư nát. Áo mũ, châu báu, ngọc ngà của thái tử rơi đầy trên mặt đất. Sấm sét chớp lòa trên hoàng thành u ám, và núi Tu-di cũng lung lay.

Công chúa thức giấc trong lòng hoảng hốt, vùng dậy chạy lại đánh thức chồng:

"Thái tử! Thiếp vừa nằm mộng thấy một điềm ghê sợ lắm!"

Thái tử điềm nhiên bảo: "Nàng hãy thuật lại ta nghe xem."

Công chúa liền thuật lại những điều trong giấc mộng. Thái tử liền cười mà nói rằng:

"Điềm mộng hay thật. Quả thật là ứng với những điều ta đang suy nghĩ và muốn làm đó thôi. Nàng hãy vui lên đi, ta sẽ giải thích cho nàng hiểu. Nàng thấy quả địa cầu rúng động, ấy là một ngày nọ chư thiên sẽ hạ mình trước mặt nàng. Nàng thấy mặt trời và mặt trăng trên không rơi xuống đất, ấy là rồi đây nàng sẽ thắng sự mê dục, và ai ai cũng đều ca ngợi nàng. Nàng thấy cây cối gãy đổ trốc gốc, ấy là nàng sẽ thoát ra khỏi khu rừng luyến ái và tham muốn. Nàng thấy tóc nàng cắt đi rồi, ấy là nàng sẽ cắt đứt những dây tình ái trói buộc. Áo mũ và châu ngọc của ta đều rơi xuống đất, ấy là ta bước lên con đường giải thoát. Sấm sét chớp lòa trên hoàng thành u ám, ấy là trong cảnh tối tăm, ta sẽ làm cho ánh sáng của đạo lý chiếu ngời ra, và những ai tin theo lời ta sẽ được vui vẻ, an lạc. Đó là điềm mộng tốt."

Hôm sau, thái tử vào yết kiến vua, tâu lên rằng:

"Tâu phụ vương! Con muốn xin phụ vương an lòng mà thuận cho con xuất gia sống cuộc sống của một tu sĩ."

Vua Tịnh-phạn vừa nghe lời thái tử, vụt nhớ lại ngay những lời dự đoán của tiên nhân A-tư-đà khi xưa. Đức vua hiểu ra ngay là giờ định mệnh đã đến. Tuy nhiên, vua vẫn cố suy nghĩ tìm cách để lưu giữ thái tử. Vua nói rằng:

"Nay con vẫn còn tuổi trẻ, tư tưởng hẳn chưa được vững bền, có thể còn nhiều thay đổi, chưa nên định việc xuất gia. Cha vẫn thuận cho con đi theo con đường thoát tục, nhưng cha nghĩ giờ này là chưa phải lúc. Con đã được học kinh Vệ-đà, chắc con cũng biết rằng luật Manu trong đó quy định rằng người muốn xuất gia phải đủ 40 tuổi. Nay con nên vui hưởng cảnh giàu sang vương giả này thêm ít năm nữa, chừng con được 40 tuổi cha sẽ thuận cho con xuất gia."

Thái tử đáp:

"Tâu phụ vương, đời sống vương giả này con trải qua đã lâu, nhưng ngày ngày thường quán xét thấy không phải là điều lâu dài, bền vững. Như tấm thân này của con, dẫu có trang điểm y phục lụa là, ngọc ngà châu báu, thì cũng có một ngày phải hư hoại tan rã. Hết thảy mọi người cũng đều như thế. Nay con thấy cuộc sống người đời như đang trong ngôi nhà lửa cháy, dẫu chưa bị lửa đốt đến tận thân mình, thì cũng biết chắc tính mạng không còn bao lâu nữa. Nay trong tuổi trẻ cường tráng, nếu không dũng mãnh ra đi tìm lối thoát, đợi đến tuổi già thì làm sao tránh nổi luật hủy hoại của vạn vật."

Vua Tịnh-phạn nghe lời thái tử thì không còn cách chi biện bác nữa. Ngài liền đem việc quốc sự, tình cha con, vợ chồng mà định lôi kéo thái tử. Thái tử nghiêm nét mặt thưa rằng:

"Tâu phụ vương! Mỗi người đều có một cuộc sống riêng, một vận mệnh riêng. Không ai có thể lãnh chịu những khổ não, đau đớn giúp cho người khác. Tuy vậy, nếu một người tìm ra con đường chân chính, thì có thể dẫn dắt muôn người cùng đi đến chỗ an lạc, giải thoát. Con mong muốn ra đi là vì nghĩ đến hết thảy mọi người. Mai này khi con tìm ra con đường giải thoát, con lại sẽ trở về cứu vớt cho hết thảy mọi người, nào chỉ riêng là phụ vương, Da-du-đà-la hay La-hầu-la. Ý con đã quyết, mong được phụ vương chuẩn thuận đừng ngăn cản."

Vua Tịnh-phạn không còn biết nói gì thêm nữa. Nhưng tình phụ tử quyến luyến khiến vua dùng dằng không thể nói ra lời ưng thuận. Vua bãi triều mà vẫn chưa trả lời dứt khoát cùng thái tử.

Không nói được bằng lời, vua Tịnh-phạn định dùng cách khác mà lôi kéo thái tử ở lại.

Đêm ấy, vua sai tổ chức một buổi yến tiệc thật linh đình nơi cung thái tử, truyền nhạc công, vũ nữ bày những cuộc vui thật mới lạ và hấp dẫn, kéo dài đến quá nửa đêm.

Không ai ngờ thái tử đã quyết chí ra đi ngay trong đêm đó.

Sau khi tham dự xong buổi yến tiệc linh đình thâu đêm ấy, thái tử quay về phòng mình và bí mật nai nịt chuẩn bị lên đường. Hành trang của kẻ ra đi tìm đường giải thoát vốn chẳng có chi nhiều, nên ngài chỉ sắp xếp trong thoáng chốc là đã sẵn sàng tất cả.

Trời khuya vắng vẻ. Thái tử vượt qua căn phòng rộng vừa lúc nãy đây linh đình yến tiệc. Mấy cô vũ nữ mệt mỏi đang nằm ngủ say như chết ngay trên sàn nhà. Thái tử nhìn thấy không còn chút dáng vẻ yểu điệu nào đâu nữa. Đầu tóc các cô rối bù, mắt nhắm nghiền chẳng còn soi sáng trên gương mặt, miệng há hốc, phát ra những âm thanh đều đều trong giấc ngủ say, tay chân cứng đờ, kẻ đưa ngang, người thả dọc, ngổn ngang trên sàn nhà. Thật là một cảnh đáng thương, không còn vẻ gì là mỹ miều, lôi cuốn nữa.

Ngài bước ra khỏi phòng, nhanh chóng đi đến nơi tàu ngựa.

Người đánh xe và giữ ngựa trung thành của ngài là Xa-nặc đang đợi sẵn. Ngài bảo:

"Hãy mang con ngựa Kiền-trắc đến đây mau lên. Đêm nay ta muốn thoát khỏi chốn này để đi tìm con đường giải thoát."

Kiền-trắc là con ngựa hay nhất, mạnh mẽ và nhanh nhẹn phi thường. Thái tử nói với nó rằng:

"Ngựa ơi! Nay ta muốn nhờ ngươi đưa ta lên đường đi tìm chánh đạo."

Thái tử nói xong, bèn nhảy lên yên. Đêm ấy, ngựa chạy rất êm, không gây một tiếng động nào trên đường, nên trong thành không ai hay biết. Ra khỏi cửa thành mà thẳng đường phóng xa một cách êm thấm.

Thái tử bỏ lại cha già, người vợ trẻ và đứa con thơ dại, với ngôi báu chốn kinh kỳ mà người người đều thèm muốn. Nhưng ngài không một chút luyến tiếc, phân vân. Ngài ngước mặt lên bầu trời đêm mà nói một cách quả quyết rằng:

"Ta nguyện rằng nếu không chứng đạo, không rõ thấu chỗ cùng tột của sự sanh tử, thì không bao giờ trở về thành Ca-tỳ-la-vệ."

Năm ấy, ngài vừa tròn 29 tuổi. Đêm ngài ra đi ấy là một đêm trăng tròn tháng 2 âm lịch.

15. LÀM THẦY TU TRONG RỪNG THẲM

Ra khỏi kinh thành, con ngựa quý đưa thái tử và Xa-nặc nhắm hướng Nam mà thẳng tiến. Ngựa Kiền-trắc chạy rất mau. Họ vượt qua dòng sông A-nô-ma êm ả rồi theo đường lớn mà phi nước đại. Trời hừng sáng, thái tử vừa đến một cụm rừng, cách kinh thành đã khá xa rồi. Sĩ-đạt-ta xuống ngựa, vuốt ve bờm ngựa và nói với Xa-nặc rằng: "Ngươi và ngựa Kiền-trắc này thật đã hết lòng cùng ta, ta thật chẳng biết lấy gì mà ban thưởng. Nhưng nay ta còn một việc cuối cùng phải nhờ cậy đến ngươi, hãy vì ta mà cố gắng chu toàn."

Ngài nói rồi cởi tấm áo bào quý giá đang mặc trên người ra, lại rút thanh gươm báu đưa lên, lưỡi gươm lấp lánh. Ngài tự tay cắt đứt mái tóc dài, gói vào bên trong tấm áo rồi trao tất cả cho Xa-nặc, dặn rằng:

"Việc ngươi theo ta đến đây đã hoàn tất. Nay hãy đưa ngựa Kiền-trắc trở về kinh thành, mang gươm, áo và mái tóc này dâng lên phụ vương, báo cho ngài biết việc ta xuất gia tìm đạo."

Xa-nặc nước mắt đượm tròng, lòng muốn được tiếp tục theo hầu thái tử. Nhưng ngài kiên quyết mà nói rằng:

"Ngươi hãy về đi. Nếu có lòng thương ta, thì hãy hết lòng khuyên giải phụ vương ta cho nguôi ngoai. Ngươi hãy đem những điều đã trông thấy hôm nay mà như thật tâu lại cùng phụ vương. Hãy nói rằng: Sĩ-đạt-ta rất vui mừng, thanh thản được sống đời sống của một tu sĩ không nhà, quyết tâm đi tìm chân lý. Một ngày kia khi thành đạo cả, thì người sẽ không quên việc trở lại chốn kinh thành mà thăm viếng cha già. Ngươi cũng nên hiểu rằng, người đã theo đuổi một đời sống giải thoát, tức là đã cắt đứt hết thảy mọi ràng buộc. Người như thế có lý nào còn giữ lại bên mình kẻ hầu hạ, phục dịch? Vậy ngươi hãy yên tâm nghe lời ta mà nhanh chóng trở về đi."

Xa-nặc gạt nước mắt lên ngựa quay về. Con ngựa Kiền-trắc nãy giờ vẫn đứng yên, giờ như cảm nhận được giây phút chia tay, bỗng chồm lên hí vang, không chịu quay đầu lại. Thái tử đến bên, lấy tay xoa bờm ngựa và nói với nó như với một con người: "Ngựa hiền ơi, ta biết ngươi chẳng muốn xa ta. Nhưng con đường ta đi không phải là những nơi mà ngươi có thể theo ta được. Hãy quay về mà báo tin này cho phụ vương ta được biết. Rồi một ngày kia, khi tìm được chân lý, ta sẽ quay về."

Con ngựa thè lưỡi liếm bàn tay thái tử, giậm chân mấy cái rồi ngoan ngoãn quay đầu lại.

Cuộc chia ly rồi cũng phải diễn ra. Xa-nặc lên ngựa quay về, còn thái tử Sĩ-đạt-ta từ đây bắt đầu một đời sống mới.

Khi ấy, trời vừa sáng rõ. Ngài vẫn còn đang ở nơi ven rừng. Từ xa, ngài trông thấy một người thợ săn đeo cung tên đi lại. Người thợ săn ấy mặc bộ áo choàng rộng giống như của vị du tăng trước đây mà ngài có lần đã được thấy. Lấy làm lạ, ngài chờ cho anh thợ săn đến gần mới lên tiếng hỏi:

"Này người kia. Ta thấy người mang cung tên vào rừng này, hẳn là người đi săn bắn. Vậy tại sao người lại mặc y phục của một thầy tu?"

Người thợ săn nhìn vào bộ y phục hoàng tộc ngài đang mang trên người, ngần ngừ giây lát rồi nói:

"Thưa ngài, tôi nhờ cái áo này mà gạt được muông thú trong rừng. Chúng nó thấy áo này thì không nghi sợ, nên tôi mới có thể đến gần mà giết hại chúng."

Sĩ-đạt-ta nín lặng một lúc. Ngài thấy ngao ngán thay cho tâm địa của con người. Vì lợi dưỡng, họ dám làm cả việc đội lốt người tu hành mà lừa gạt kẻ khác vậy. Rồi ngài bảo người thợ săn rằng:

"Này anh bạn, ta thấy muôn loài thảy đều tham sống mà sợ chết. Nay anh làm nghề này, ngày ngày giết hại sinh linh, anh không thấy là tàn nhẫn lắm sao?"

Người thợ săn kính cẩn đáp rằng:

"Thưa ngài, tôi biết ngài hẳn là một bậc quyền thế, chẳng phải dân thường. Nhưng mong ngài hiểu cho, nghèo khó như tôi đây, ngoài nghề này ra thật chẳng biết lấy gì làm kế sinh nhai cả."

Sĩ-đạt-ta nhìn người thợ săn rồi cười một cách hiền hòa. Ngài nói:

"Để ta giúp ngươi vậy. Nay ngươi hãy trao bộ y phục thầy tu ấy cho ta. Ta sẽ tặng ngươi bộ y phục quý giá ta đang mặc đây, cùng với tất cả

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net