Tai lieu on tap mon dan luan ngon ngu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

Câu 1: Âm vị là gì? Phân biệt âm vị với âm tố, cho ví dụ minh họa?

v

Âm vị là tổng thể các nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng lợi âm tố và có chức năng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ

VD: Với âm tố [d], nếu có 100 người thể hiện âm tố này thì tai sẽ nghe được 100 âm tố [d]khác nhau, song cả 100 âm tố đều giống nhau ở 3 nét khu biệt tắc (nổ), đầu lưỡi, lợi và kêu (hữu thanh). Các nét khu biệt này được thể hiện ra cùng một lúc khi người ta phát âm âm tố đó. Ba nét khu biệt là cốt lõi, bản chất của tất cả các âm tố [d] và được gọi là âm vị.

v

Phân biệt âm bị và âm tố

Âm tố

-

           

Âm tố có tính chất cụ thể và được cảm thụ bằng thính giác

-

           

Âm tố có cả những đặc trưng không có tác dụng khu biệt

VD: Âm tố [c] trong tiếng Việt có thể phát âm thành 1 âm môi hóa (chúng, …) nhưng đặc trưng môi hóa không có tác dụng phân biệt các đơn vị ngôn ngữ

-

           

Âm tố có số lượng vô hạn và có tính chất phổ biến cho mọi ngôn ngữ trên thế giới

-

           

Âm tố là đơn vị phát âm cụ thể, nên nó luôn luôn là của 1 cá nhân nào đó và có tính chất tự nhiên

-

           

Người ta khi âm tố giữa hai ngoặc vuông [k]

Âm vị

-

         

Âm vị phải được khu biệt, tức là phải có tri giác mới nhận ra được vì âm vị mang tính trừu tượng, khái quát và được lặp đi lặp lại nhiều lần

-

     

Hệ thống âm vị trong từng ngôn ngữ có số lượng hữu hạn và đặc trưng riêng (do tính chất chỉ bao gồm những nét khu biệt quyết định)

-

     

Âm vị có chức năng khu biệt, góp phần biểu đạt nội dung giao tiếp, do đó nó có tính chất xã hội

-

     

Âm vị được ghi giữa hai vạch xiên /k/

Có thể nói, giữa âm vị và âm tố có mối liên quan mật thiết của cái chung và cái riêng: âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố, âm tố là hình thức vật chất của âm vị. Trong âm tố có âm vị và âm vị là đại diện của âm tố.

Tóm lại, sự khác nhau giữ âm vị và âm tố là sự khác nhau giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa cái chung và cái riêng, cái tự nhiên và cái xã hội, cái vô hạn và cái hữu hạn. Đây cũng chính là sự khác nhau giữa hiện tượng và bản chất

Trong thực tế, không phải lúc nào cũng tách biệt được dễ dàng giữa âm vị và âm tố. Sự khác biệt này chỉ nhắm chỉ rõ mối quan hệ của chúng trong học tập và nghiên cứu ngôn ngữ.

Câu 2: Âm vị siêu đoạn tính là gì? Tại sao có thể nói thanh điệu hay trọng âm ở một số ngôn ngữ là loại siêu đoạn tính?

v

Âm vị siêu đoạn tính là loại âm vị không có tính chất khúc đoạn, âm vị này không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp trên dòng thời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với toàn bộ âm tiết, do đó không thể đo khoảng thời gian kéo dài của riêng  nó.

Âm vị siêu đoạn tính thường được thể hiện cùng với những âm vị lớn hơn âm tố là âm tiết hoặc một chuỗi âm tiết

v

Có thể nói, thanh điệu hay trọng âm ở một số loại ngôn ngữ là loại siêu đoạn tính vì:

·

       

Thanh điệu:

-

       

Âm tiết, âm vị là những đơn vị có thể chia cắt được trong chuỗi lời nói – Đó là các âm đoạn tính. Trong các ngôn ngữ Việt, Hán, Thái,… còn có một loại đơn vị không có âm đoạn tính, không tồn tại độc lập, nhưng cũng có chức năng phân biệt nghĩa và có chức năng nhận diện từ như các âm vị, đó là thanh điệu.

-

       

Thanh điệu là sự thay đổi độ cao của giọng nói kèm theo sự thay đổi về nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ

-

       

Mỗi thanh điệu được xác định bằng một chùm các tiêu chí khu biệt về âm vuejc, âm điệu và đường nét

-

       

Đã có nhiều định nghĩa của các tác giả khác nhau, nhưng các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất coi thanh điệu là một loai âm vị siêu đoạn tính. Đó là một dấu hiệu thuộc toàn bộ âm tiết.

-

       

Thanh điệu được thực hiện bằng sự rung động của dây thanh nhanh hay chậm, ít hay nhiều, mạnh hay yếu, … thì ta sẽ có được những thanh điệu khác nhau.

VD: Các từ “la, là, lá” của tiếng Việt có thanh điệu thuộc âm vuejc cao, nó được khu biệt với các từ “là, lả, lạ” vốn là thanh điệu thuộc âm vuejc thấp

Mặt khác, ở mỗi một âm vực, các thanh điệu lại khu biệt các từ có nghĩa khác nhau bằng sự biến thiên của cao độ trong quá trính thể hiện.

VD: “la” được ohaan biệt với “lá” nhờ: độ cao của giọng được duy trì trong suốt quá trình phát âm “la”, khi phát âm “lá”, độ cao này được nâng cao dần.

Khi kết hợp cả 2 yếu tố này, 6 thanh điệu trong tiếng Việt khu biệt ý nghĩa của 6 đơn vị ngôn ngữ có yếu tố đoạn tính giống nhau.

·

       

Trọng âm

-

       

Dòng lời nói là chuỗi các âm tiết liền kề nhau. Song, nếu dòng lời nói chỉa là sự kế tục nhau một các nhịp nhàng, đều đặn và cố định của các âm tiết thì nó sẽ không cho ta một ý nghĩa nào cả, bởi lẽ người nghe sẽ không thể nào phân định được các đơn vị ngôn ngữ để hiểu ý nghĩa của chúng. Muốn cho các âm tiết trở nên có ý nghĩa, các ngôn ngữ đều phải sự sụng các yếu tố âm ngữ để làm thay đổi nhịp nhàng, đều đặn và cố định của các âm tiết đó, trong đó có yếu tố trọng âm

-

       

Trọng âm là biện pháp âm học nhằm nêu bật một đơn vị ngữ âm so với những đơn vị ngữ âm khác trong chuỗi âm thanh lời nói

VD: trong tiếng anh, university, âm tiết “ver” là trọng âm nghe rõ hơn khác âm khác

-

       

Không phải bất cứ loại trọng âm nào cũng có chức năng âm vị học, tức là chức năng khu biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Trọng âm lực di động (trong tiếng Anh hoặc tiếng Nga) thường có chức năng khu biệt, do đó có thể là âm vị siêu đoạn tính

VD: “Subject” được phát âm với trọng âm ở âm tiết đầu thì ý nghĩa của nó là “chủ thể” (danh từ), nếu được phát âm ở âm tiết sau thì có nghĩa là “chinh phục” (động từ).

Câu 3: Nêu tiêu chí phân loại nguyên âm. Cho VD.

v

Nguyên âm là những âm tố mà khi thể hiện, luồng hơi đi ra không bị cản trở bới các cơ quan phát âm, đồng thời dây thanh rung động mạnh và đều đặn, nên ta nghe được chủ yếu là tiếng thanh.

v

Các tiêu chí để phân loại nguyên âm

Để phân loại nguyên âm, người ta có thể dựa vào những cơ sở vật lý- âm học hoặc những cơ sở sinh lý- cấu âm mà chủ yếu là dựa vào 3 góc độ quan sát sự thể hiện nguyên âm (gọi là 3 tiêu chí cơ bản để phân loại nguyên âm). Đó là:

a. theo độ mở cửa miệng (hay độ năng của lưỡi). theo tiêu chí này người ta quan sát xem khi thể hiện nguyên âm, miệng có độ mở thế nào (rộng hay hẹp,v.v...) hay lưỡi được nâng lên ở mức nào(cao hay thấp,v.v...) và căn cứ vào đó để gọi tên nguyên âm. Nói chung, trong các ngôn ngữ có thể có những loại nguyên âm sau đây:

- nguyên âm rộng (hay thấp): là những nguyên âm mà khi thể hiện, độmở cửaa miệng là lớn nhất (lưỡi hạ thấp nhất), ví dụ: [a],[α], [p]

- nguyên âm hơi rộng (hay hơi thấp): khi thể hiện, miệng mở rộng vừa phải và lưỡi hơi nâng lên một chút so với vị trí bình thường ví dụ: [ε],[^]

- nguyên âm hơi hẹp (hay hơi cao): khi phát âm, miệng thu hẹp vừa phải, lưỡi nâng lên hơi cao một chút, ví dụ: [i],[u],[w]

b. theo chiều hướng của lưỡi, nghĩa là quan sát xem, khi thể hiện nguyên âm, lưỡi được đưa ra phía trước hay thụt vào trong...với tiêu chí, ta có thể phân biệt:

- nguyên âm hàng trước: khi thể hiện, lưỡi được đưa về phía trước, ví dụ: [i],[e], [ε],[y]

- nguyên âm hàng giữa: khi thể hiện, lưỡi rụt vào phía trong một chút, đồng thời mặt lưỡi (giữa lưỡi) hơi nâng lên phía ngạc, ví dụ:[i],[ә]

- nguyên âm hàng sau: khi thể hiện, lưỡi rụt vào trong và do đó gốc lưỡi được nâng lên phía gạc mềm, ví dụ: [u],[o],[a]

c. theo hình dáng đôi môi, nghĩa là quan sát xem, khi thể hiện nguyên âm, hai môi có hình dáng tròn hay không tròn và căn cứ vào đó để gọi tên nguyên âm. Với tiêu chí này, ta phân biệt hai loại nguyên âm

- nguyên âm tròn: khi thể hiện, hai môi chúm tròn lại, ví dụ

- nguyên âm không tròn: khi thể hiện, hai môi ở tư thế trung hòa hoặc dẹt ví dụ

ngoài ra, đối với một số ngôn ngữ, người ta còn phải áp dụng thêm một vài tiêu chí bổ sung. Đó là:

- theo tính mũi hóa: người ta phân biệt các nguyên âm không mũi và nguyên âm mũi, ví dụ

- theo trường độ: người ta phân biệt các nguyên âm ngắn ví dụ như và các nguyên âm dài ví dụ

như để tổng kết sự phân loại nguyên âm người ta lập ra một biểu đồ gọi là hình thang nguyên âm quốc tế. trên hình thang này, người ta thể hiện ba tiêu chí cơ bản để phân loại nguyên âm:

- các vạch nằm dùng để biểu thị các nguyên âm theo độ mở của miệng (hay độ nâng của lưỡi)

- các vạch đứng biếu thị các nguyên âm theo chiều hướng lưỡi.

- các nguyên âm tròn được đặt ở bên phải các vạch đứng, còn các nguyên âm không tròn đặt ở bên trái các vạch đứng.

Các nguyên âm trong tất cả các ngôn ngữ đều có thể được thể hiện trên hình thang này.

[i], ví dụ như trong: fistch (tiếng đức), thin (tiếng anh), đi (tiếng việt)

[y], ví dụ như trong: tu (tiếng pháp), über (tiếng đức)

[e], ví dụ như trong: đê (tiếng việt), été (tiếng pháp), bed (tiếng anh).

[ε], ví dụ như trong: mettre (tiếng pháp), xe (tiếng việt)

[a], ví dụ như trong: masse,patte (tiếng pháp), sad (tiếng nga)

[ i], ví dụ như trong: cat,man (tiếng anh)

[ә], ví dụ như trong: bird, learn (tiếng anh)

Câu 4: Hình vị là gì? Nêu các loại hình vị trong ngoại ngữ đang học. VD ?

v

Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, chúng tồn tại bằng cách lặp đi lặp lại, dưới cùng một dạng hoặc dưới dạng tương đối giống nhau trong các từ

VD : TV  « xe máy » có 2 hình vị là « xe » và « máy »

v

Các loại hình vị trong ngoại ngữ đang học

Theo tính chất của các hình vị trong từ, ngôn ngữ học truyền thống thường phân biệt ra 2 loại hình vị :

-

         

Hình vị căn tố (chính tố) là loại hình vị mang ý nghĩa cơ bản của từ và các hình vị khác phụ thuộc vào nó

VD : trong tiếng anh, « teacher » có căn tố « teach » biểu thị khái niệm dạy ; « happiness » - căn tố là « happy » (hạnh phúc) ; « worker » (công nhân) - căn tố là « work » 

-

         

Hình vị phụ tố : là những hình vị được phép với căn tố để tạo nên nghĩa mới bằng cách ấy để tạo nên từ mới

VD : trong tiếng anh, hình bị « -er » là phụ tố nhưng không biểu hiện ý nghĩa nào cả, nhưng khi kết hợp với các căn tố khác, nó bổ sung cho chính tố ý nghĩa « người hành động » như : read (đọc) -> reader (người đọc) ; teach (dạy) -> teacher (thấy/ cô giáo)

v

Phụ tố có thể được ghép với cán tố theo những cách thức khác nhau. Tùy theo cách thức kết hợp với căn tố, người ta phân biệt được các phụ tố như sau :

-

         

Tiền tố : là loại phụ tố được ghép vào trước căn tố

VD : trong TA, tiền tố « un- » trong các từ « undo » (hoàn tác), « undiverted » (không vui), “undivorced” (không li dị)…

-

         

Hậu tố : là phụ tố được ghép vào sau căn tố

VD : « -able » trong từ « comfortable » (thoải mái)

-

         

Trung tố là hình bị được đặt xen giữa căn tố

VD: trung tố “-em-“ trong tiếng Indonesia (“gilang”(sáng)) -> gemlang (sáng lấp lánh)

-

         

Liên tố là yếu tố dung để nối các căn tố với nhau nhằm tạo ra từ mới 

Câu 5: Phân loại phụ âm. Cho VD.

v

Phụ âm là những âm tố mà khi thể hiện, luồng hơi đi ra bị cản trở bởi các cơ quan phát âm theo một cách thức nào đấy, phải tập trung năng lượng để thắng sức cản và thoát ra ngoài, đồng thời dây thanh rung động ít hoặc không rung động, do đó ta nghe được chủ yếu là tiếng động.

v

Tiêu chí phân loại

a/ Theo phương thức cấu âm.

Đây là cách phân loại phụ âm căn cứ vào cách cản trở luồng hơi và cách khắc phục sự cản trở ấy. Theo tiêu chí này, ta có thể phân biệt những loại phụ âm sau:

- Phụ âm tắc tố (nổ) - là những phụ âm được hình thành khi luồng hơi đi ra bị cản trở hoàn toàn (bị tắc) tại một chỗ nào đó và vì thế nó bị dồn nén, tạo nên một

sức căng; khi khắc phục sự cản trở ấy để thoát ra ngoài, vì có áp suất không khí mạnh nên luồng hơi gây ra một "tiếng nổ" nhẹ.

VD: [b], [p], [d], [t], [k], [g], [b], [c]

Trong TV : buôn bá, tôi, ta, kẻ, kể, cha…

TA : day, good, green, gold…

- Phụ âm xát - là những phụ âm được sinh ra khi luồng không khí không bị cản trở hoàn toàn mà chỉ phải lách qua một khe hở nhỏ để thoát ra ngoài và do đó cọ xát vào các bộ phận của các cơ quan phát âm, tạo nên một tiếng cọ xát hay tiếng gió.

VD :[v], [f], [s], [z], [ş], [z], [l], …

TV : và, với, phố, xa xôi, da dẻ, làm, lá

TA : very, never, son, sleep, ship, land…

- Phụ âm tắc-xát - là phụ âm được sinh ra do sự kết hợp của cả phương thức tắc lẫn phương thức xát: Đầu tiên, các cơ quan phát âm hoạt động để chặn luồng hơi lại như khi phát âm phụ âm tắc, nhưng ngay sau đó lại mở một lối thoát cho nó đi ra như khi phát âm phụ âm xát, kết quả là ta nghe thấy một âm vừa có tính chất tắc vừa có tính chất xát.

VD: [is; dz… ],

- Phụ âm rung - là loại phụ âm, nói chung, được tạo ra bằng cách vận động đầu lưỡi hoặc lưỡi con liên tục làm cho lối thoát của luồng hơi liên tiếp bị chặn rồi lại được mở ra. Thường có hai loại phụ âm rung: rung đầu lưỡi - ký hiệu là [r], ví dụ như trong từ

pero, khoroso

(t. Nga) - và rung lưỡi con - ký hiệu là [R], ví dụ như cách phát âm phụ âm rung trong các từ

vrai, brave

ở tiếng Pháp chẳng hạn.

b/ Theo vị trí cấu âm

. Đây là cách phân loại căn cứ vào bộ phận gây ra sự cản trở luồng hơi. Theo tiêu chí này, người ta phân biệt:

- Phụ âm môi - là những phụ âm mà khi thể hiện, môi là bộ phận gây ra sự cản trở luồng hơi. Tuy nhiên, đây có thể là phụ âm do hai môi kết hợp với nhau để cản trở luồng hơi - gọi là phụ âm hai môi, ví dụ như [b], [p], [m] - hoặc do môi kết hợp với răng để cản trở luồng hơi - gọi là phụ âm môi - răng, ví dụ như [v], [f].

- Phụ âm đầu lưỡi - sinh ra do đầu lưỡi kết hợp với một bộ phận nào đó để cản trở luồng hơi. Thường có thể phân biệt:

+ Phụ âm đầu lưỡi-răng trên, ví dụ: [t], [n],

+ Phụ âm đầu lưỡi-răng dưới, ví dụ: [s], [z],

+ Phụ âm đầu lưỡi-lợi, ví dụ: [d], [l],

+ Phụ âm đầu lưỡi-ngạc cứng, ví dụ: [ş], [ ],

+ Phụ âm đầu lưỡi rung, ví dụ: [r],

Trong tiếng Anh, còn có phụ âm đầu lưỡi-giữa răng (khi phát âm, đầu lưỡi được đặt vào giữa hai hàm răng cửa). Đó là âm [ð] và [θ].

- Phụ âm mặt lưỡi - hình thành khi mặt lưỡi (phần giữa lưỡi) được nâng lên phía ngạc cứng. Do đó đây là những phụ âm mặt lưỡi-ngạc cứng. Ví dụ: [c] hay [ζ] trong tiếng Việt.

- Phụ âm cuối lưỡi hoặc gốc lưỡi - khi phát âm, phần cuối lưỡi được nâng lên xát với ngạc mềm. Ví dụ: [k], [g], [ŋ].

Ngoài ra, còn có một số âm được tạo ra ở những vị trí không phổ biến, như phụ âm rung lưỡi con [R] của tiếng Pháp; phụ âm thanh hầu - khi phát âm, luồng không khí bị cản trở ở thanh hầu, như [h] trong tiếng Việt chẳng hạn.

Ngoài hai tiêu chí phân loại cơ bản trên đây, người ta còn áp dụng tiêu chí thứ ba, một tiêu chí dựa chủ yếu vào mặt vật lý-âm học của âm.

 + Phụ âm nào mà khi phát âm, dây thanh không rung và do đó chỉ gồm toàn tiếng động, thì ta gọi phụ âm không kêu (vô thanh), ví dụ: [p], [f], [t], [s], [k].

 + phụ âm nào mà khi phát, dây thanh có rung và do đó ngoài tiếng động còn có cả tiếng thanh, thì ta gọi là phụ âm kêu (hữu thanh), ví dụ: [b], [v], [d], [z], [g].

một số ngôn ngữ, người ta còn nói những hiện tượng cấu âm bổ sung. Đó là các hiện tượng ngạc hóa và mạc hóa. Ngoài ra còn có hiện tượng môi hóa và yết hầu hóa

Câu 6: Từ là gì? Vì sao có thể nói từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ?

v

Từ là gì

+ T

ừ là một cấu trúc âm thanh, có thể được tách ra khỏi chuỗi lời nói một cách dễ dàng và hiển nhiên, nhờ vào các yếu tố siêu đoạn tính. Cấu trúc âm thanh của từ khá ổn định, tuy mức độ ổn định có khác nhau tùy theo từng ngôn ngữ. Chính vì vậy mà từ có thể được giữ lại trong trí nhớ các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ dưới dạng những "hình ảnh âm thanh".

+ từ có một cấu trúc hình thức tương đối chặt chẽ, không cho phép ta dễ dàng phá vỡ nó bằng những cách thức như chêm xen các yếu tố khác vào giữa các bộ phận của chúng

+ từ có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh. Đối với các thực từ, tức là những từ biểu thịưswj vật, hiện tượng, đặc trưng, tính chất, v.v..., thì đó là nội dung khái niệm về các sự vật hay hiện tượng... mà từ biểu thị. Nội dung khái niệm này là những chỉnh thể. Còn đối với những từ không có chức năng biểu thị khái niệm (gọi là hư từ), thì nội dung ý nghĩa đó là chức năng ngữ pháp được quy định chặt chẽ cho từng từ trong hệ thống ngôn ngữ.

+

từ là một loại đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Tính có sẵn của từ thể hiện ở chỗ chúng đã được tạo ra, được chấp nhận và được lưu giữ trong toàn thể cộng đồng ngôn ngữ, không phụ thuộc vào cá nhân những người sử dụng.

ð

ĐN:

Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể dễ dàng tách khỏi chuỗi âm thanh lời nói, có cấu trúc hình thức chặt chẽ, có nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh và được sử dụng như là những vật liệu có sẵn để tạo ra những đơn vị thông báo.

v

Nói từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ vì:

Đối với 2 loại đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là âm vị và hình vị:

+) Âm vị là chum những nét khu biệt các đơn vị khác nhau của ngôn ngữ, nhưng đối với người sử dụng ngôn ngữ bình thường, âm vị không tồn tại một cách rõ nét.

Hình vị thì tuy là đơn vị có nghĩa, nhưng đó là nghĩa không hoàn chỉnh, và hình vị thường không tồn tại độc lập.

è

 

Đối với người sử dụng ngôn ngữ bình thường người ta chỉ ghi nhớ từ - đơn vị hiển nhiên vì

khi nói người ta phải "chọn từ", "sắp xếp từ" thành câu để diễn đạt nội dung thông báo

Người ta vẫn thương "thiếu từ", "bí từ" trong khi nói chuyện

Khi học tiếng nước ngoài, người ta vẫn thường tò mò muốn biết xem cái này hay cái kia trong tiếng của họ là gì, hoặc trong tiếng của họ có từ này hay từ kia không

Các công trình nghiên cứu còn cho biết rằng, trẻ em khi học nói cũng bắt đầu bằng việc nắm và sử dụng các từ

Khi học ngoại ngữ cũng vậy. Người học trước hết phải nắm được một số lượng từ nhất định của thứ tiếng đang học. Khi nghe một chuỗi âm thanh lời nói của ngoại ngữ, người học bao giờ cũng cố nhận diện chúng

Hiện nay, người ta đang sử dụng những phương pháp giảng dạy ngoại ngữ không bắt đầu bằng việc dạy từng từ riêng lẻ, mà bắt đầu dạy ngay các mẫu câu, nhưng rốt cuộc người dạy vẫn cứ phải cố gắng làm cho người học hiểu được từ, thuộc được nhiều từ và sử dụng từ thành thạo

Xét về mặt ngôn ngữ học cũng vậy. Khi chia cắt chuỗi âm thanh lời nói thành phân đoạn ngày càng nhỏ dần, đến một lúc nào đó, ta sẽ gặp những đơn vị biểu thị một cái gì đấy rõ rệt, hoàn chỉnh, hoặc có một chức năng độc lập, và có hình thức tương đối ổn định. Nếu tiếp tục chia cắt thêm một bước nữa thì tính hoàn chỉnh về ý nghĩa, tính độc lập về chức năng và tính ổn định tương đối về hình thức đó của chúng sẽ bị phá vỡ. Đi theo một quá trình ngược lại, nghĩa là sắp xếp các đơn vị đã được chia nhỏ đến tột cùng (các âm vị) thành

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net