Mười hai kỳ công của Hêraclex

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
vua Buydirix, Hêraclex lại tiếp tục cuộc hành trình. Nhiều nỗi gian nguy, nhiều cuộc xung đột mà Hêraclex đã phải đương đầu. Cuối cùng chàng tới được vùng núi Côcadơ. Tại đây, chàng lập được một chiến công hiển hách lưu danh hậu thế. Chúng ta chắc chưa ai quên chuyện Prômêtê bị Dớt trừng phạt. Trên đỉnh cao chót vót của một ngọn núi trong dãy Côcadơ, thần Dớt đã cho lũ tay sai đao phủ đóng đanh xiềng Prômêtê vào núi đá thần Dớt còn ngày ngày sai một con ác điểu, một con đại bàng mỏ quắm móng nhọn tới mổ bụng ăn gan Prômêtê. Nhưng buồng gan của Prômêtê là bất tử. Nó bất tử như Tităng Prômêtê. Vì thế ban ngày buồng gan bị con ác điểu ăn đi thì ban đêm nó lại mọc lại nguyên vẹn, tươi mới như chưa hề bị thương tổn. Prômêtê đã dũng cảm chịu đựng cực hình như thế hàng bao thế kỷ. Hàng bao thế kỷ trôi qua nhưng Prômêtê vẫn không hề khuất phục Dớt.

Hêraclex đến. Chàng nhìn thấy vị thần ân nhân của loài người bị xiềng trên đỉnh núi cao chót vót và những cánh chim đang chấp chới, lượn lờ. Có lẽ giờ đây con đại bàng do Dớt phái đến đang moi khoét tấm gan của vị thần ân nhân của loài người. Hêraclex leo lên đỉnh núi. Kia rồi cảnh tượng thương xót và tàn nhẫn ấy đang diễn ra như chọc vào mắt chàng. Không phải đắn đo suy nghĩ gì, Hêraclex giương cung và buông dây. Tách một cái, con đại bàng ngã quay xuống đất. Chàng chạy lại chặt tung xiềng xích giải phóng cho Prômêtê. Thế là hết, chấm hết vĩnh viễn từ đây cuộc đời khổ nhục bị xiềng xích vào ngọn núi đá cô quạnh này. Prômêtê vươn vai sảng khoái đón chào cuộc sống mới tự do. Đền ơn người anh hùng đã giải phóng cho mình, Prômêtê nói cho Hêraclex biết, chàng không thể tự tay hái lấy những quả táo vàng được. Việc này phải nhờ tay thần Atlax mới xong.

Hêraclex tới xứ sở của chị em Hexpêriđ. Chàng gặp vị thần Atlax đang khom lưng giơ vai chống đội bầu trời, đầu cúi gục, nhọc nhằn, mệt mỏi. Đó là hình phạt của Dớt đối với Atlax vì vị thần này xưa kia can tội đứng về phía những Tităng, những vị thần già chống lại thần Dớt. Hêraclex cất tiếng nói:

- Hỡi thần Atlax, một Tităng con của Uranôx bao la và của Gaia vĩ đại, đang phải chịu khổ hình! Ta là Hêraclex con của đấng phụ vương Dớt đến đây để làm một việc không phải do trái tim ta muốn. Nhà vua Ơrixtê, người được nữ thần Hêra sùng ái, sai ta đi lấy những quả táo vàng ở khu vườn cấm do ba tiên nữ Hexpêriđ trông coi. Xin Tităng Atlax hãy giúp ta việc này vì ta chẳng thể trở về Miken khi trong tay không có những quả táo đó.

Thần Atlax đáp lại:

- Hỡi Hêraclex, người con trai danh tiếng của thần Dớt - vị thần đã đầy đọa ta vào khảnh khổ nhục như thế này! Ta sẵn sàng giúp đỡ nhà ngươi. Nhưng ai sẽ thay thế ta chống đỡ bầu trời? Nhà ngươi liệu có thể thay ta làm việc đó khi ta đi lấy về cho nhà ngươi ba quả táo vàng do ba chị em nàng Hexpêriđ trông coi không? Nếu được, ngươi hãy ghé vai vào đây thay ta đảm đương công việc trong chốc lát.

Hêraclex nhận lời, ghé vai vào giơ lưng ra chống đỡ bầu trời. Một sức nặng gớm ghê, chưa từng thấy, đè lên vai và lưng người con trai của thần Dớt vĩ đại. Gân cốt trong người chàng như căng ra. Khỏe mạnh như chàng mà khi ghé vai vào chống đỡ cũng còn loạng choạng. Mồ hôi đổ ra như tắm. Nhưng nữ thần Atêna lúc nào cũng ở bên người con trai yêu quý của thần Dớt để truyền thêm sức lực cho chàng. Nhờ thế Hêraclex đứng vững cho đến khi Atlax trở về. Atlax đi đến bên chàng và bảo:

- Hỡi Hêraclex! Ta đã lấy được ba quả táo vàng đem về cho nhà ngươi đây! Thật là những quả táo quý vô ngần. Mà thôi, tiện đây ngươi hãy để ta mang luôn những quả táo này về Miken cho Ơrixtê. Ngươi chịu khó chờ ta một lát vì ta đi rất nhanh. Đối với các vị thần bao giờ vượt núi băng rừng qua sông cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn những người trần bấy yếu.

Hêraclex đoán ngay được ý đồ đen tối của thần Atlax. Chàng tươi cười bảo Atlax:

- Hỡi vị thần Atlax! Thật là quý hóa! Ta không biết dùng những lời lẽ gì để tỏ lòng biết ơn vô hạn của ta đối với sự giúp đỡ tận tình của người. Nhưng trước khi Người đi tới đô thành Miken đầy vàng bạc, xin Người hãy ghé vai đỡ cho ta một lát để ta kiếm tấm áo, tấm da lót vào vai cho đỡ đau, đỡ rát.

Atlax liền làm theo lời Hêraclex. Hêraclex chuồi nhanh ra khỏi gánh nặng bầu trời. Chàng nhặt ba quả táo vàng cho vào đẫy rồi đeo ống tên và cây cung lên vai, thanh gươm vào bên sườn, đoạn cầm lấy cây chùy gỗ. Và chàng từ biệt Atlax:

- Hỡi Atlax! Xin kính chào Người. Hêraclex này chẳng thể nào mắc lừa Người đâu. Xin Người đừng giận! Có lẽ nào ta lại giơ vai ra chống đỡ bầu trời để chịu đựng cái cực hình mà thần Dớt dành riêng cho Người.

Hêraclex trở về Miken. Chàng dâng những quả táo vàng mà chàng phải lặn ngòi ngoi nước, vượt núi băng rừng trải qua bao gian nguy vất vả mới đem được về cho Ơrixtê. Nhưng Ơrixtê chẳng biết dùng những quả táo đó vào công việc gì. Y nghe đi nghĩ lại rồi cuối cùng cho phắt ngay Hêraclex. Hêraclex đem dâng cho nữ thần Atêna để bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với vị thần đã bảo hộ mình. Còn nữ thần Atêna, nàng lại đem trả ba quả táo vàng về khu vườn thiêng liêng do ba tiên nữ Hexpêriđ trông coi vì báu vật của thần thánh không thể vương vãi vào tay người trần phàm tục.

Thế là chấm hết mười hai năm Hêraclex phải làm đầy tớ cho Ơrixtê. Nhưng mười hai năm cực nhục gian truân vất vả đó cũng là mười hai năm của chiến công vinh quang chói lọi khiến cho danh tiếng của Hêraclex, người anh hùng vĩ đại, con của Dớt, khắc sâu vào trí nhớ của thế hệ này sang thế hệ khác.

Có một chuyện cần nói thêm cho rõ nếu không ắt hẳn người nghe thắc mắc. Ấy là truyện Perxê, Atlax đã bị Perxê dùng đầu ác quỷ Mêđuydơ biến thành đá mà sao ở chuyện này Atlax vẫn là một vị thần khỏe mạnh, tinh khôn đi lấy những quả táo vàng về cho Hêraclex và toan lừa Hêraclex chống đỡ bầu trời thay cho mình? Thật khó mà giải đáp cái "vô lý" đó được. Nhưng xét ra thì truyện thần thoại vốn dĩ đã có nhiều cái "vô lý", lại mỗi người, mỗi nơi, mỗi thời kể mỗi khác cho nên cái "vô lý" đó trở thành cái "có lý" của truyện thần thoại. Và chúng ta khi thưởng thức thần thoại buộc phải chấp nhận cái "vô lý" đó.

Ngày nay, trong văn học thế giới có thành ngữ: khỏe như Herquyn, hoặc (Hêraclex). Cái tên riêng Herquyn trở thành danh từ chung hoặc tính từ chỉ những người có thân hình cường tráng, khỏe mạnh, đẹp đẽ nở nang đồng nghĩa với lực sĩ, dũng sĩ . Còn công việc của Herquyn, Kỳ công của Herquyn (hoặc Hêraclex) chuyển nghĩa chỉ một công việc gì đó đòi hỏi phải có sự cố gắng, nỗ lực phi thường thì mới có thể hoàn thành được. Từ đó mở rộng nghĩa ra chỉ những công việc gì hết sức khó khăn; gian khổ . Cây chùy của Herquyn (hoặc Hêraclex) tượng trưng cho một vật gì gắn bó thân thiết với... một vật không thể tách rời được với... đồng thời nó cũng có một ý nghĩa tượng trưng chỉ một vũ khí ưu việt, một biện pháp tối ưu, hữu hiệu (trong quan hệ so sánh đối lập) . Cột của Herquyn chuyển nghĩa chỉ giới hạn cuối cùng, mức độ cuối cùng.

Trong gia tài thần thoại Hy Lạp có rất nhiều chuyện anh hùng, dũng sĩ nhưng không có một câu chuyện nào kể về một người anh hùng kiệt xuất như Hêraclex, kiệt xuất ở chỗ: lập đượcnhiều chiến công, những chiến công đó lại to lớn và phi thường, hơn nữa lại có ý nghĩa sâu sắc.

Hêraclex, trước hết cũng như những người anh hùng khác, đã diệt trừ quái vật, ác thú đem lại cuộc sống yên lành cho nhân dân. Nếu có khác những vị anh hùng khác thì chỉ là ở chỗ, Hêraclex đã diệt trừ nhiều quái vật, nhiều ác thú hơn. Nhưng Hêraclex còn lập được những chiến công mà chưa từng có một người anh hùng nào lập được.

1. Hêraclex đã nắn lại dòng sông Anphê và Pênrê để cho nước xối xả chảy vào dọn sạch băng chuồng bò của Ôgiax. Hêraclex đã dời non xẻ núi tạo ra eo biển Gibrantar, khai thông Địa Trung Hải với Đại Tây Dương. Nhưng chưa hết. Táo bạo hơn cả là chiến công đoạt những quả táo vàng của cái tiên nữ Hexpêriđ. Nhìn qua thì ta thấy dường như chiến công này chẳng có gì khác thường. Người anh hùng không phải đem sức mạnh ra để giao đấu với một gã khổng lồ hay một con quái vật nào. Hêraclex chỉ ghé vai gánh đỡ, chống đội bầu trời hộ vị thần khổng lồ Tităng Atlax một lát để thần đi lấy những quả táo vàng về cho chàng. Chỉ có thế thôi song quả thật là táo bạo và phi thường. Con người đã chinh phục thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên bắt thiên nhiên phục vụ cho mục đích của mình. Nhưng cái thiên nhiên núi, sông, biển chỉ là cái thiên nhiên gần gụi với con người. Còn một cái thiên nhiên nữa, xa hơn với con người, là vũ trụ. Và cái thiên nhiên này là độc quyền của thần thánh: chỉ có thần khổng lồ Tităng Atlax mới có đủ sức chống, đội bầu trời. Thế nhưng Hêraclex, con người, dám cả gan, táo tợn đến mức dám thay hẳn thần thánh để chống đội bầu trời. Hành động đó của Hêraclex rõ ràng là sự chấp nhận cuộc đọ sức với thiên nhiên - vũ trụ, chấp nhận sự thách thức của thiên nhiên - vũ trụ. Nhưng con người chỉ đủ sức chống, đội bầu trời được trong chốc lát thôi. Đúng chỉ chốc lát thôi, nhưng dù sao con người đã dám làm và cũng đã làm được. Đúng chỉ có chốc lát thôi song quả là một chiến công phi thường. Một chiến công tiên báo cho ngành khoa học vũ trụ của thế kỷ XX.

2. Hêraclex đã sang tận miền biển cực Tây là nơi chưa ai đặt chân tới, đã xuống âm phủ bắt chó ngao Xerber... Hêraclex đã đi rất nhiều nơi từ Đông sang Tây... Có thể chưa từng có một vị anh hùng nào đi nhiều và đi xa như Hêraclex. Tất cả những điều đó phản ánh khát vọng của con người muốn khám phá, chinh phục thế giới xung quanh, muốn vượt ra ngoài phạm vi sinh sống chật hẹp của chế độ công xã thị tộc.

3. Hêraclex đã giải phóng cho thần Prômêtê - vị thần ân nhân của loài người vì hạnh phúc của loài người mà bị xiềng xích, đày đọa tra tấn nhục hình. Như vậy là con người đã giải phóng cho thần thánh. Nhưng thần thánh đây chỉ là thần Prômêtê. Con người phải giải phóng cho Prômêtê chính là con người giải phóng cho con người. Sứ mạng giải phóng con người là chính của bản thân con người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net