Bài 3: Phản ánh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Trình bày quan điểm chung về bài phản ánh

Bài phản ánh là những dạng bài thông tin phản ánh, đáp ứng một số tiêu chí của tác phẩm báo chí. (Tính thời sự, tính xác thực...) nhưng chưa phải là một tác phẩm báo chí. Bài phản ánh linh hoạt, sinh động, có những đặc trưng sinh động, có sự biến hoá linh động để phù hợp với những vấn đề tình huống mà nó phản ánh. Ngôn ngữ bài phản ánh phải đa dạng, nhiều phong cách, kết hợp ngẫu hứng. Kết cấu tuỳ vào tính chất mức độ tầm quan trọng của câu chuyện, mà hình thành một kết cấu dáng vẻ riêng.

-Ưu điểm: Bám sát cuộc sống đa dạng hàng ngày

- Khuyết điểm: Vì ngôn ngữ biến đổi da dạng nên ít sử dụng để phản ánh sự kiện lớn, hoặc những vấn đề nghiêm túc chặt chẽ ở văn phong.

Câu 2: Phân tích những yêu cầu về nội dung và hình thức của dạng bài phản ánh?

a. Về nội dung:

Nội dung của bài phản ánh phải đảm bảo được hai yêu cầu chung đối với bất kì tác phẩm báo chí nào. Đó là những yêu cầu về tính thời sự và tính xác thực của những thông tin mà nó phản ánh. Hai điểm này cũng là đặc trưung chung của tác phẩm báo chí trong tương quan so sánh với tác phẩm văn học.

Yêu cầu về tính thời sự: đòi hỏi một bái phản ánh phải phản ánh kịp thời về những cái mới. Đó là những sự việc, sự kiện,con người,, hoàn cảnh, tính huống vừa mới xảy ra, đang xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra. Nó có nhiệm vụ cung cấp kịp thời cho công chúng thông tin về những sự thật nóng bỏng của đời sống hiện thực.

Yêu cầu tính xác thực đòi hỏi bài phản ánh trên báo phải phản ánh những sự thật một cách chính xác, có địa điểm, nhân chứng bà thời gian không gian cụ thể. Tuyệt đối không được bịa đặt hoặc thêm bớt một cách tùy tiện trong quá trình thông tin về sự thật đó.

b. Về hình thức:

Một là: sự ngắn gọn. So với tác phẩm văn học một bài phản ánh có dung lượng nhở hơn rất nhiều.

Hai là: kết cấu gắn liền với sự kiện. Một bài phản ánh thường có kết cấu gắn liền với sự việc, sự kiện. Nói cách khác,chính bản thân các nhân chứng cùng với sự việc, sự kiện, hoàn cảnh, tình huống...sẽ trực tiếp quy định kết cấu của tác phẩm báo chí nói chung và kết cấu một bài phản ánh trên báo nói riêng. Đặc điểm này có thể coi như hệ quả trực tiếp của đặc trưng về tính xác thực đã nêu ở trên

Ba là: ngôn ngữ gần với đời sống. Bài phản ánh tuy không phải là một thể loại báo chí, nhưng do tính chất linh hoạt, mềm dẻo nên trong một chừng mực nào đó cũng thể hiện được khả năng này – nhất là trong sự kiện phản ánh những sự kiện giàu chất nhân văn.

Nói tóm lại, có thể coi những đặc điểm như sự xác thực và tính thời sự của nội dung cùng với sự đơn giản, ngắn gọn cùng hình thức là những nét đặc trưng chung của bất cứ một tác phẩm báo chí nào trong tương quan so sánh với văn học và với những hình thái ý thức xã hội khác nhau trong quá trình phản ánh hiện thực .

Câu 3: Các dạng bài phản ánh?

Có 5 dạng bài phản ánh

1. Bài phản ánh sự kiện sự việc: Sự kiện luôn chiếm dung lượng chủ yếu và được ưu tiên tối đa.

2. Phản ánh quang cảnh hiện trạng: Nêu lên những quang cảnh hiện tượng tiêu biểu trong đời sống, giúp người đọc hình dung lên một cách sinh động những điều mà tác giả muốn thông tin. Làm cho người đọc có được những suy nghĩ sâu xa và rút ra được những kết luận cần thiết.

3. Phản ánh tình huống vấn đề: Phản ánh những tình huống vấn đề đa dạng, phức tạp có nhiều tính chất và cấp độ khác nhau. Nêu lên những sự thật mới nảy sinh, rút ra những kết luận, chính kiến của tác giả.

4. Phản ánh cảm xúc suy nghĩ: Người viết xưng ở ngôi thứ 1 bộc lộ cảm xúc với bút pháp phóng túng ngẫu hứng, không có sự ổn định về hình thức thể hiện nên người viết phải tự đặt ra cho mình những giới hạn cần thiết để không làm biến đổi bản chất báo chí của tác phẩm.

5. Bài phản ánh người thật, việc thật: Viết về nhân vật, con người, nhưng không tả con người theo bút pháp đặc trưng. Kết cấu không ổn định.

Câu 4. Tiêu chí viết đúng bài phản ánh

+ Tiêu chí nội dung: Sự kiện phản ánh mới và kịp thời, phải là cảm xúc sự thật không bị lặp

+ Tiêu chí hình thức: Ngắn gọn (tầm 700 từ), kết cấu gắn liền với sự vật sự kiện. Ngôn ngữ đa dạng linh hoạt, mềm mại.

s?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net