Chương 13: lộng gió

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   Nói sơ qua tình hình hiện giờ. Quân Mông Cổ đã chiếm được Đại Lý cách đây 3 ngày, đã chuẩn bị đưa quân tiến đánh Đại Việt. Triều Đình vì thế cũng đang vô cùng căng thẳng để bàn kế đối phó với quân Mông- đội quân được đánh giá mạnh hơn rất nhiều so với Đại Việt bấy giờ. Hiện giờ, đội quân ta cần một tướng giữ chức Tiết Chế để chỉ huy toàn quân đối phó với giặc.

   Tất nhiên, người thích hợp nhất hiện giờ chỉ có anh trai tôi-Trần Quốc Tuấn(1). Nhưng Trần Thủ Độ vẫn luôn quan ngại gia tộc tôi về chuyện cha tôi năm ấy nên nhất quyết không tán thành. Nhưng vì nước nhà, quan gia vẫn để anh trai tôi nắm giữ chức vị đó. Tuy nhiên quan gia chỉ tuyên bố chứ không ban chiếu.

Quyền lực của Trần Thủ Độ vốn đã vượt ngoài tầm kiểm soát từ lâu. Điều rằng sợ anh tôi dấy binh tạo phản nên kịch liệt phản đối, điều rằng cả anh và tôi đều không bằng lòng nhưng vẫn cuối đầu.

   Thoáng chốc đã tới trưa. Cũng tới giờ tôi ăn cùng với anh trai và Hoảng. Để vào được lều của anh trai, Hoảng phải nói anh trai bị cảm lạnh, cần điều trị gấp. Vào đến lều thì đồ ăn đã được bày lên bàn sẵn, anh trai ngồi ở chính giữa. Ánh mắt ấm áp từ anh cứ vậy mà hướng đến tôi.

   Ánh mắt anh nhìn tôi từ ngày bé tới giờ vẫn không thay đổi, vẫn một ánh mắt nuông chiều đó...

   "Mau lại đây ngồi cạnh ta." anh trai vừa cười vừa nói, bàn tay gõ gõ vào cái vào chiếc ghế đã được đặt bên cạnh từ trước.

   Tôi tiến lại, ngồi cạnh anh trai, nhìn từng đường nét trên khuôn mặt anh ấy. Những giọt lệ cứ thế từ trong khoé mắt rơi xuống, làm nhoè đi bóng hình của anh trai trong mắt tôi.

   Sương rời cánh hoa...

   Anh trai thấy vậy lo lắng cho tôi vô cùng, nhẹ ôm tôi vào lòng: "ngốc của anh, đừng khóc. Anh sẽ bình an rồi dẫn em đi ăn kẹo gốm nhé?"

   Tôi phì cười, anh vẫn luôn nghĩ tôi là đứa bé ngày ngày nhõng nhẽo theo anh như xưa: "được, anh hứa rồi nhé."

   Em chờ ngày anh bình an, mua kẹo gốm cho em, nhất định!

   Vậy là ba chúng tôi cùng ngồi ăn cơm, hàn thuyên với nhau. Nói về những dự định tương lai, những bữa cơm sau này.

   Ăn xong, anh trai đi đối chỗ Hoảng với ánh mắt kiên định. Anh dứt khoát nữa quỳ nữa ngồi trước mặt Hoảng. Cuối đầu, nói với giọng nghiêm nghị và đổi cách xưng hô: "thần bảo vệ cho nước nhà Đại Việt không chỉ là thể hiện lòng trung thành với quan gia với thái tử, mà còn là bảo vệ con dân, bảo vệ người thần yêu thương. Chiến sự không tính trước được chuyện gì, lỡ mai sau thần không còn có thể bảo vệ Đại Việt nữa thì mong thái tử thay thần làm tròn bổn phận này. Hơn thế phải luôn để sự an toàn của Trần Anh và Trần Thị Thiều lên làm đầu. Đây là hai người con gái mà thần luôn dốc lòng bảo vệ. Kính mong thái tử đồng ý!"

   Hoảng vội đỡ anh trai tôi dậy, mỉm cười nhẹ, nói: "quan hệ của chúng ta anh còn không rõ ư? Trần Anh là vợ anh nhưng cũng là chị gái ruột mà ta yêu thương. Trần Thị Thiều là em gái nhỏ của anh, cũng là người mà ta bao bọc, nuông chiều đủ đường. Bảo vệ hai người con gái quan trọng nhất trong lòng mình đó là điều ta luôn muốn làm. Chúng ta nhất định sẽ bình an!"

   Tôi đứng bên cạnh, nhìn thấy hết được tấm lòng của anh trai và Hoảng, không kìm được nước mắt. Sinh tử biệt ly là điều không ai muốn, nhưng chiến sự nguy hiểm, có thể... một đi không trở lại: "anh trai, Hoảng hai người... tại sao hai người luôn như vậy." Cứ thế tôi khóc không thể nín được, như bao nhiêu lo lắng bấy lâu tôi dồn nén nay được thể hiện. Cứ vậy mà tôi ngồi khóc, mặc kệ Trần Hoảng và anh trai bên cạnh hết lòng dỗ dành tôi.

   Tên thị vệ bên ngoài nói lớn: "thái thử, tướng công tiết chế, đã đến giờ!"

   Cả hai đều đã nghe nhưng không đáp lại. Ánh mắt vẫn mãi đặt trên người tôi chẳng rời.

   Hai người bọn họ vì lo cho tôi mà không muốn rời đi. Hết cách, tôi quát: "hai người còn không mau đi?" thật lòng mà nói, tôi chẳng muốn để họ rời đi, nhưng thời điểm hiện tại, đất nước cần họ hơn tôi.

   Cả hai không hẹn mà cười, đồng thanh nói: "được."

   Hình bóng hai người họ khuất dần. Tôi vẫn ngồi trong lều anh trai mà ngắm nhìn mọi thứ, trong lòng an yên đến lạ. Mọi thứ ở đây đều có bóng hình của anh ấy... Được một lúc tâm trạng đã ổn định, tôi mới quyết định ra ngoài.

   Phía ngoài, ở gốc cây gần đó là Bá Khang. Trông bộ dạng y luôn thấp thỏm, đôi mắt lộ rõ sự lo lắng. Tôi tiến lại gần, hỏi: "không phải mọi người đều tập trung hết rồi ư? Sao anh lại ở đây?"

   Khang quay lại nhìn tôi, tuy miệng mỉm cười nhưng ánh mắt lại lảng tránh, đáp: "khi nãy ta đã xin anh trai của em để gặp em đấy."

   "Gặp ta?" Tôi bất ngờ hỏi.

   Khang không trả lời, đôi mắt có phần hướng xuống. Có lẽ đang nghĩ ngợi gì đó. Được một lúc y cất tiếng nói: "chuyện hôm qua..."

   Tôi hiểu ý Khang, liền nói:" ta không bận tâm đâu, đừng lo nhé."

   Khang nghe vậy, nét mặt sáng hẳn lên. Nét vui tươi ngày nào cũng đã trở lại.

   "Điều quan trọng nhất hiện giờ là chúng ta đều bình an, con dân Đại Việt không phải ngày đêm lo sợ. Vì vậy, cùng cố gắng" tôi cười tươi nói với Khang.

   Khang đã lấy lại được tinh thần như mọi ngày, cười đáp: "được, sau này chúng ta cùng nhau chơi nhiều trò hơn nhé!"

   "Nhất định phải sống sót trở về..." giọng tôi có hơi hạ xuống, chiến tranh nếu không thương tích là điều không thể, chỉ mong có thể còn sống trở về.

"Ta sẽ sống sót trở về."

   Ngón út của tôi và Khang đan vào nhau, ngón cái thì đóng dấu. Trên môi nở nụ cười, hi vọng về tương lai tươi đẹp. Hứa rằng, tương lai nhất định sẽ bình an.

   "Anh cũng mau đi tập trung đi, đừng vì ta mà trì hoãn." tôi nói với Khang.

   Khang khẽ gật đầu, đưa tay tạm biệt tôi rồi chạy đi.
  
   Tất cả những bóng lưng của từng người con tra mà tôi biết, đều có một điểm chung. Đó là bờ vai vững chắc cho Đại Việt, là chỗ dựa tinh thần mà thần dân có thể tin tưởng. Điều này cho tôi một hi vọng lớn lao về trận chiến ấy. Bỗng chốc, mọi thứ đều bình yêu đến lạ.

   Trước cơn giông, mọi thứ đều bình yên.

🌻—————🌻

(1) theo chính sử: năm 1283, nhà Nguyên (sau khi Mông Cổ thống nhất Trung Hoa) đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, và vua Trần Nhân Tông (lần lượt là em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước.

Trong cuốn Đông A di sử có chép:

   Năm 1248, Thuận Thiên hoàng hậu mất. Năm 1251, Trần Liễu cũng qua đời. Cảm thấy không còn cha mẹ nương tựa và thất thế, Vũ Thành Vương đem gia tộc hơn 1.000 người trốn sang nước Tống, nhưng bị người Tống bắt đem trả lại cho Đại Việt.
   Nhà vua hỏi Vũ Thành Vương rằng:
   – Người là con của Hiển Từ thái hậu sinh ra, tước phong tới vương, được trong đãi, thế sao lại bỏ nươc trốn đi?
   – Bỏ nước, bỏ mồ mả tổ tiên, bỏ quê hương, bỏ người thân, lưu lạc xứ người, hỏi mấy ai muốn? Từ khi phụ vương băng, anh em thần gạt bỏ hết những thù hận từ tiên vương, để trung thành, bảo vệ vương triều. Nhưng anh em thần vẫn bị nghi ngờ. Từ xưa đến giờ, phàm vua nghi ngờ bầy tôi thì có hai việc xảy ra. Một là bầy tôi sẽ bị giết, hoặc bầy tôi làm loạn để tự tồn. Thần không đủ can đảm phản bệ hạ, nên phải trốn đi.
   – Ta nghi ngờ người? Người bịa đặt ra như vậy sao?
   – Bệ hạ thử đặt mình vào hoàn cảnh anh em thần thì thấy ngay. Buổi thiết đại triều trước đây đã nghị trao cho Hưng Đạo Vương làm Tiết chế quân mã. Thế nhưng từ hồi ấy đến giờ chiếu chỉ vẫn chưa ban ra. Bệ hạ phong cho Hưng Đạo Vương lĩnh Tiết chế. Cái danh Tiết chế chỉ để trang trí cho đẹp. Quyền của Tiết chế ra sao? Bốn hạm đội, hiệu Kỵ binh, hiệu Ngưu binh, ba hiệu bộ binh của Ngũ Yên sẵn sàng cho triều đình sử dụng. Còn quân của triều đình thì vẫn có Phụ quốc thái úy chỉ huy. Trên Phụ quốc thái úy còn Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sứ. Thì ra Hưng Đạo Vương lĩnh chức Tiết chế để đem lực lượng Ngũ Yên trao cho triều đình.
—> Mạt Hi mạn phép làm theo Đông A di sử (Trần Quốc Tuấn được phong tướng công tiết chế vào những năm trước đó)


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC