Hồi Ba Mươi: C'est la vie (c)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vì đã tới giờ đi phát cơm nên Manuel Ngô đành cắt ngang cuộc vấn đáp với Trần Cảnh Chiêu mà quay lại nhà thờ Hội Thánh. Chàng pháp y cũng không cầm chân, anh cất giọng cáo từ hai cha con cùng Đạo và hẹn sẽ quay lại ăn cơm với họ.

Cha Thành thấy buồn tai "Đêm Mê Linh" do nhạc sĩ Văn Giảng phổ nhạc theo lời của Võ Phương Tùng, do Hoàng Oanh trình bày; một bài hát nói về Hai Bà Trưng rất hay:

"... Ta cháu con dân Việt hùng

Nơi Mê Linh ta trùng phùng

Đồng lòng nguyện vẫy vùng..."

Thầy Dự bình phẩm:

- Một trong số những bài sử ca đã bị thất truyền...

- Phần đông nhạc Tiền Chiến thuộc thể loại hùng ca, sử ca và trữ tình.

- Còn bài "Trưng Nữ Vương" của nhạc sĩ Thẩm Oánh nữa. Và bài "Hát Giang trường hận" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước; sau này ổng sửa lời và biến nó thành nhạc Đỏ với cái tên "Hồn tử sĩ".

- Vì tư lợi mà thay da đổi thịt "đứa con tinh thần" của mình.

Hai cha con chấm dứt chủ đề âm nhạc mà xoay quanh chuyện Đạo - chuyện đời. Thầy Dự nói trước:

- Hồi mới di cư vào Nam, bố con có ở đậu dưới Giáo hạt Hố Nai vài tuần, rồi dọn về Sài Gòn sống. Kế đó lạc tới Giáo xứ Saint Pio.

- Vậy hả?

- Bố.

- Sao con?

- Bây giờ có cái câu "Những người yếu đuối về mặt tinh thần thường hay sùng bái, dựa dẫm và cầu nguyện thần thánh", Bố thấy có đúng không?

- Vậy Cha hỏi con: Donald Trump có yếu đuối về mặt tinh thần không?

Thầy Dự lắc đầu.

- Trên đây chỉ là một trong vô số những câu nói phiến diện về đức tin. Những người sợ hãi ma quỷ, sùng bái thần thánh và mê tín dị đoan không chỉ xuất hiện ở một số người yếu đuối, mà còn ở rất nhiều kẻ gian ác, điêu ngoa, xảo quyệt, bàn tay từng nhúng chàm và không ít người lắm tiền nhiều của. Theo thiển ý của Cha, thì chính nhóm người ở giữa và sau cùng mới là thành phần đông đảo sùng bái thần thánh cực đoan, bởi vì họ muốn được thế lực siêu hình bảo vệ bản thân nhứt. 

Ngừng lại để uống vài hớp trà cho bớt đau cổ, Cha Thành mới diễn giải ý kiến của mình tiếp:

- Con cứ để ý coi, hễ ai phản bác lại khi họ nói câu trên thì họ sẽ đưa ra những bản tin và hình ảnh dung tục của các Đạo - Giáo để chứng minh đức tin là xấu xa, vô dụng và một trò bịp bợm. Đó cũng là một trong những lỗi ngụy biện thường thấy, ở đây là đánh tráo khái niệm, tức là người ta phản bác rằng câu trên là một kiểu quy chụp về những dạng người sùng bái thần thánh, thay vì nêu lên quan điểm tại sao mình lại phát biểu như vậy thì họ lại "cất công" đăng lên đủ thứ đường dẫn bản tin và hình ảnh để chống chế. Mệnh đề của người ta là "Sùng bái thần thánh", nhưng họ lại đá giò lái sang mệnh đề "Sự phạm giới của các Đạo - Giáo", cho nên đây là một trường hợp ngụy biện đánh tráo khái niệm nhằm mục đích chống chế cho sự bất lực về mặt ngôn từ. Ngoài ra còn có một kiểu ngụy biện nữa, đó là đưa lên những đường dẫn hoặc hình ảnh mê tín dị đoan của những người có Đạo. Tại sao gọi là ngụy biện? Bởi vì họ không chứng minh được có bao nhiêu phần trăm là người yếu đuối nên mới sùng bái thánh thần trong những bản tin và hình ảnh này, chỉ biết quy chụp rất chung chung rằng hễ có biểu hiện trên là bị giống như họ nói. Lập luận mà họ đưa ra đã bị "bể".

- Bố.

- Sao con?

- Đáng ra Bố nên làm trạng sư, vì Bố giảng bài chẳng hay mà đi tranh cãi lại quá giỏi. Không luận đúng hay sai, thiếu hay thừa, ở đây con chỉ đề cập tới khả năng diễn giải quan điểm của Bố mà thôi.

Cha Thành vỗ vai con trai, rồi cười nói:

- Với những người chỉ thích bới rác, đừng nên tranh cãi với họ tiếp vì họ sẽ "tra tấn" con bằng hằng hà sa số hình ảnh và bản tin. Cũng vậy, với những người thích đem bản tin và hình ảnh tiêu cực bên nước ngoài vô cuộc tranh biện để chống chế mỗi khi có ai đó nhận xét về thực trạng đất nước, con đừng thèm bận tâm, bởi "Tuệ nhãn" của họ đã bị mù hết một con rồi.

Khi con rơi vô tuyệt lộ, đức tin và tín ngưỡng đúng đắn sẽ kéo con thoát khỏi đó và tiếp thêm sức lực để con làm lại từ đâu. 

Trăng đã gần tròn. Không còn bao lâu nữa là Rằm. Tết Trung Thu năm nay chắc có lẽ chẳng khác gì những cái Tết mà cụ đã từng trải qua cùng với xóm giềng và người thân yêu của mình. 

Trước lúc ghé nhà hai cha con ăn cơm tối, Trần Cảnh Chiêu đã mướn phòng khách sạn tắm rửa, gội đầu sạch sẽ và thay sang thường phục. Anh còn đem qua một con gà hấp muối mua ở tiệm chú Tiều.

- Oa, ông bô nhà tôi bị huyết áp mà cậu "bưng" nguyên con gà qua cám dỗ ổng.

Trong lúc hấp lại con gà, Cha Thành kể lại một câu chuyện mà thuở nhỏ cha nuôi thường nhắc:

- Thật ra, ngoài khái niệm "Bắc 54" ra, còn có một danh từ nữa mà giới trẻ hiếm lòng biết, đó là "Bắc triều Nguyễn". Sau khi vua Gia Long - Nguyễn Phước Ánh thống nhất giang san, tình hình giao thông trong Nước đã bắt đầu thông thoáng và tương đối an toàn, cứ hễ đúng mùa gió Nam là người dân Đàng Trong lại thấy ở cửa sông cái những chiếc tàu lớn của người dân Đàng Ngoài đậu tấp nập ở đó. Để vượt sông vô Nam, những người Bắc Kỳ đó phải rong ruổi trên mặt nước suốt mấy tháng ròng, và phó mặc bản thân cho gió trời đưa đẩy. Cho nên nhạc sĩ Phạm Duy mới viết trong "Trường ca Con Đường Cái Quan - Phần: Vào miền Nam" rằng: "Nhờ gió đưa về, về miền gió chan hòa, thơm lòng đất phù sa."

Nhiều người hay coi thường dân vượt biển mà không hay rằng rất có thể tổ tiên của họ cũng đã từng vượt sông tìm vùng đất lành. 

Mà kể cũng ngộ, những người "Bắc triều Nguyễn" đó ở cố lì tới chết luôn, không về thăm quê cha đất tổ một lần nào hết. Bà con chòm xóm cũng không nhiều chuyện hỏi, thành thử ra chẳng ai biết lý do nào đã khiến họ dứt áo ra đi...

- Thứ cho con thất lễ vì đã cắt ngang lời Cha.

- Không sao đâu con, chuyện gì nói đi.

- Dạ, hồi nãy con có nghe thầy Dự đây từng ở Giáo hạt Hố Nai. 

- Ồ không, bố ruột tôi ở Giáo hạt Hố Nai, chứ không phải tôi. Lúc đó bố mẹ tôi còn chưa quen nhau thì lấy đâu ra tôi?

- Rồi chừng nào thầy mới chào đời?

- Ưm... Nếu nhớ không nhầm thì khoảng đâu ba, bốn năm sau. Bố tôi đi Lễ ở nhà thờ Đức Bà gặp được mẹ tôi nên thương nhau luôn từ đấy. Sau đó hai ông bà dọn về Giáo xứ Saint Pio sinh sống  cho đến ngày về với Chúa. Hồi đầu cả nhà sống bằng nghề sửa xe đạp, sau này ông học được nghề cơ khí nên gia cảnh khá lên đôi chút. 

- À... 

Một người đàn ông cụt một chân mượn mái vòm bông giấy làm nơi đụt mưa. Ông mở máy lên nghe bài "Hát cho linh hồn anh" của nhạc sĩ Ngân Giang và do Giao Linh ca cho đỡ buồn. Chiếc xe xích lô của thằng bạn thiết đã theo nó về miền miên viễn, ông giờ đây chỉ có một mình. Nghĩ cũng mắc cười, nhiều người thấy ông ngủ trên chiếc xe này rồi tưởng ông chạy xích lô, có một giò mà đạp xích lô được thì cũng là đại tài. 

Cha Thành thấy người lạ bị tàn phế thì ngậm ngùi thương cảm nên mời ông bạn trạc tuổi vô nhà ăn cơm.

Nhờ vậy mà hai cha con mới biết số tiền mà họ cho Giác đi về đâu. Thầy Dự cảm thấy áy náy đôi chút khi đã nghĩ xấu về người thanh niên kỳ lạ đó, nhưng vẫn không yên tâm để anh ta lui tới nhà thăm Bố.

Cha Thành nghe chỗ ngủ duy nhứt của người khách đáng tuổi em mình bị lấy mất, cụ thương cảm hỏi ông có muốn ở lại đây không. Cụ hỏi mà mắt cứ ngó thầy Dự hoài. 

- Được vậy thì tôi mang ơn anh Hai với cậu đây quá. 

- Thôi, ăn thì nhiều chứ ở có bao nhiêu. - Thầy Dự cũng cười xòa.

Chỗ ngủ mà hai cha con sắp xếp cho người phế binh già là phòng ngủ của khách có nhà tắm và nhà vệ sinh riêng, nằm giữa phòng khách và nhà bếp. Hành trang cuộc đời của ông chỉ có mấy bộ đồ trong - ngoài và một đôi giày bốt-đờ-sô cũ nát, cùng hai cái khăn tắm và một cái gối đã ngả màu vàng mốc. Cha Thành bèn cho ông mượn gối nằm, mền, mùng; còn thầy Dự thì cho ông mang đỡ đôi dép sandal đã chật của mình, nghĩ cũng ngộ, người ta chỉ còn một chân nhưng ông vẫn phải đưa trọn bộ hai chiếc, và người ta vẫn giữ chiếc giày không bao giờ còn mang được bên mình hằng bao năm qua. 

Trần Cảnh Chiêu ngoài mặt vẫn ngồi điềm nhiên ăn cơm, nhưng trong dạ đang âm thầm quan sát thái độ và hành vi của từng người. Anh tra lại tin tức về vụ nổ trực thăng của con trai cố tổng thống Bàng Đông Quân thì thấy số thương - phế binh lên tới mười người, trong đó có một người bị "miểng" của trực thăng văng trúng làm đứt một cái chân - Người này là một sĩ quan Hải Quân cấp tá, nghe đâu đã chết vì bị nhiễm trùng huyết thanh. 

Sắp xếp xong xuôi chỗ ngủ cho người dưng nhỏ tuổi, Cha Thành mời anh bạn ra ngoài này ăn thêm lưng chén cơm với gà hấp muối. Người phế binh già cũng không khách khí, bèn khập khiễng bước lại ghế và chật vật ngồi xuống.

- Con sẽ giúp ông có một cây nạng thiệt tốt.

- Thiệt hả con? Cho ông cảm ơn trước nghen?

- Trước đây ông đóng quân ở đơn vị nào? Hải, Lục hay Không Quân?

- Hải Quân, ở Trường Sa. 

Trần Cảnh Chiêu đưa cho người Hải Quân già đọc mẩu tin rất cũ nhưng hãy còn khối người quan tâm tới tận bây giờ. 

Ông bùi ngùi thuật lại với đôi mắt ráo hoảnh:

- Lần đó Thiếu tá Vũ tính rước đoàn chúng tôi tới vịnh Cam Ranh, nhưng chúng tôi chưa kịp lên trực thăng thì Thiếu tá phát tín hiệu nguy hiểm. Rồi Thiếu tá và các anh em Không Quân đã bị nổ banh xác khi trực thăng chưa nhấc mình lên khỏi mặt đất.

- Vậy là... vậy là không phải nổ khi đang bay sao?

- Chúng đã nói dóc để bảo vệ...

Chàng pháp y không cưỡng cầu. "Để trả lời một câu hỏi" nan giải thì đừng nên dục tốc.

- Hằng bao năm qua, tôi phải giả chết để tránh bị truy sát bởi những người theo phe kẻ đó. 

- Thế thì hay rồi... Ở đây cũng có một người phải thay đổi tính danh để tìm đường sống.

Vừa gắp cái đùi gà vô chén của người em mới quen mấy tiếng, Cha Thành vừa cười hỏi:

- Ủa mà anh đây theo Đạo gì?

Ông cảm ơn, rồi nói nhỏ:

- À, tôi theo Phật Giáo Hòa Hảo. 

- Chắc anh ở An Giang hén?

- Dạ, khúc núi Cấm đó anh. 

Cha Thành cười hiền:

- Còn hai cha con tôi với bác sĩ đây theo Công Giáo.

Nói xong, Cha Thành bỗng dưng nhớ đến ca khúc "L'esperance morte" của Linh mục Aime Duval, rồi tự cười tủm tỉm một mình. 

oOo

"8 nẻo đường thành" do Thanh Tuyền ca, nhạc sĩ Hoài Linh sáng tác bài hát này để tưởng niệm những nạn nhân của vụ thảm sát Tết Mậu Thân. Bữa ni Năm Tường bật bản nhạc trên cho ôn anh nghe.

- Ôn ngoại ơi, ni cháu của ôn đưa ôn về miền đất Chúa, dù cháu biết ôn là một người vô thần, rứa thì cháu có lỗi với ôn không hỉ? Khi tự tiện đưa ôn về đay chôn cất... Ôn ơi, ôn nghe cố nhạc sĩ nói gì chưa hả ôn? Cậm hèn chi...

- Anh Năm buồn chuyện chi rứa?

- Tôi để ôn ở đay ha nê?

- Răng mô. 

- Ôn tôi, theo lời của bà con gần nớ, là người "lá lay thiên tặc".

- Là răng?

- Có nghĩa là khoái làm ra mấy chuyện nỏ ai ưa nổi.

Tám Khiêm nhìn Năm Tường mà thở dài thườn thượt. Rồi chàng bác sĩ nghe anh Năm nói tiếng "nước Huệ":

- Cha răng ôn tôi mần cái chi ác rứa? Cha răng rứa? Tôi đời mô mà ngờ ôn tôi lại ra ri...

Tiếng hát của Hùng Cường trong bài "Như mộng hãi hùng" do bác tự sáng tác, cũng là một bài hát kính viếng hương hồn các nạn nhân Tết Mậu Thân, lại đưa hồn người trai xứ Huế về lại Cố Đô. Không biết cảm xúc chuyện chi mà mắt anh nhòa lệ, rồi anh ngẩng đầu và chắp tay khẩn cầu Đức Mẹ từ bi rằng xin hãy rủ lòng thương xót cho đồng bào anh...

Có người bị mắc bệnh xương khớp muốn nhờ Tám Khiêm hướng dẫn cách chữa trị nên anh đành thất lễ tạm ngừng nói chuyện với người anh đồng Đạo, mà quay gót trở vô nhà thờ ngồi đợi người đó tới.

Sau một hồi chuyển mưa vần vũ, rốt cuộc trời cũng gieo mưa xuống mảnh đất này. Không biết có phải là đứa cháu của người đàn ông tội đồ ngút trời nghe lầm hay là không, mà bên tai chàng Mục sư "Huế xưa" nghe thấy bản nhạc "Lưu vong khúc của người Việt Nam" do nữ ca sĩ hải ngoại Thúy Hằng ca; nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đặt lời Việt từ ca khúc "The Exodus song" của nhạc sĩ Ernest Gold, nội dung trong bài gốc viết về dân tộc Do Thái. 

- Mưa rồi mà sao anh Năm còn ngồi ngoài nớ? Ủa, anh khóc hả anh Năm?

Võ Kiến Tường không đáp. Anh ngồi dựa lưng vào gốc cây sứ trắng và ngẩng đầu nhìn những giọt mưa rơi xuyên qua tán lá ken dày, xanh đậm.  

- Chúa ơi, hết chỗ ngồi rồi hả? Mi muốn bị biến thành cột thu lôi hử?

Nghe Tư Hiếu mắng một cách thảng thốt như vậy, Năm Tường bật cười khanh khách nhưng hai hàng lệ nóng vẫn không ngừng chảy xuống. Sau khi phủi xong quần áo, anh đội mưa mà đi thẳng xuống gian bếp của nhà thờ để uống miếng trà nóng cho đỡ mệt người. 

Mười Anh đang cộng sổ sách để tính toán việc thu chi trong chuyện nấu cơm miễn phí cho người cần; mỗi quý, y sẽ kết sổ một lần, xong đâu vào đấy sẽ gửi cho hội trưởng và nhóm kế toán của chương trình bếp ăn tình thương kiểm kê lại. Vừa làm y vừa ngó nồi chí mà phù to đùng trên bếp; đây là món tráng miệng của bữa cơm từ thiện tối nay. Sợ làm rộn trí em trai nên Năm Tường im lặng pha trà; thường thì anh uống trà đã hãm trong bình, nhưng mỗi khi cần uống liền, anh sẽ pha trà túi lọc.

Mưa càng ngày càng lớn. Ánh đèn điện trong phòng không đủ làm gian bếp vơi bớt nỗi u ám do bầu trời đầy mây mù và gió lạnh mang lại. Mười Anh đứng dậy để đi đóng cửa sổ và tắt bớt một cây quạt gắn tường. Y ngẫu hứng hát một đoạn nhỏ trong bài "Về nơi đất hứa"; nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt từ ca khúc "The Exodus song" của nhạc sĩ Ernest Gold.

- Ban nãy cậu hát bài này hả?

- Đâu có.

- Cậm hèn chi tôi thấy lời khang khác.

Rồi anh Năm nói như thì thầm một mình:

- Lời kia bi thiết, não nùng lắm đa...

- Em đã gởi cho Alain bản dịch tiếng Anh bài "Về miền gian nan" do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đặt lời từ giai điệu của nhạc Do Thái, coi như là quà mừng sinh nhật nó.

- Ai làm giùm cậu vậy? Tám Khiêm hay Chín Tân?

- Cả hai.

Thấy bữa ni em Mười ăn nói hơi kỳ kỳ, dưới kinh nghiệm của một điều dưỡng viên lâu năm, Năm Tường thôi không hỏi nữa. Anh múc một chén chè mè đen, rồi ngồi xuống cái ghế cạnh cửa sổ và ngắm màn mưa lạnh căm. Giọng hát ai oán đó lại vang lên trong tâm trí anh...

- Ọe...

Tiếng nôn trớ của Mười Anh khiến Năm Tường phải bỏ dở chén chè. Anh lo lắng chạy tới hỏi thăm em trai, rồi đỡ em trai lên võng nằm.

- Em đang bị lao lực quá sức...

- Đủ thứ chuyện ập tới...

- Em cộng sổ sách xong chưa?

- Dạ chưa.

"Két..."

Vừa bước vào gian bếp lạnh lẽo, Judas đã cởi phăng cái áo mưa xùm xụp ra để hết vướng víu và ngột ngạt. Biết bữa nay là sinh nhật của hai em nhỏ dự tòng nên gã đã mua cho mỗi đứa một cái bánh kem "Baskin-Robbins" thật lớn để cả lớp có thể ăn chung; người phụ trách buổi học hôm nay là anh Hai Nghĩa và anh Tư Hiếu.

- Judas... - Manuel Ngô giựt mình hỏi.

Judas cười tươi xác nhận với y và khoe:

- Tôi có mua cho mọi người phá-lấu lòng bò nướng và chim cút chiên bơ... Manuel bị sao vậy hả anh Tường?

- Nó bị căng thẳng thần kinh.

Judas chỉ vào đống sổ sách trên bàn:

- Để tôi làm giùm được không?

- Cảm phiền anh vậy.

Ngập ngừng một đỗi, Mười Anh mới đánh tiếng hỏi:

- Anh kể tiếp câu chuyện về Matthew và Justin được không?

Judas gật đầu, rồi vừa dọn bàn ăn vừa thuật lại:

- Trở về quê nhà El Salvador, ̣điều trước nhứt mà Justin làm là ghé nhà thờ, không phải để thăm Chúa mà là viếng mộ cha; sau khi ông ta chết, không một ai mai táng và lo tang lễ, Linh mục Timothy - Petez Amanda Delacruz đã cáng đáng hết thảy phần việc đó và còn dành một chỗ chôn cất tử tế nơi nghĩa trang sau nhà thờ chính tòa. Cũng như cha mình, Justin quyên góp cho nhà thờ rất nhiều tiền, nhưng hiềm một nỗi, cậu ấy không tin vào Chúa. 

Trái ngược với dáng vẻ uể oải của Justin, Matthew lại thành tâm theo dõi buổi Lễ. Nếu như không có biến cố năm hai mươi lăm tuổi, ắt hẳn Matthew đã có một cuộc sống an lành hơn bây giờ. Nghe đâu để cho Matthew sống lại, Justin đã mời người làm nghi thức Satan Giáo; nhưng Matthew bác bỏ điều trên và cười nói Justin chỉ bị lừa tiền chứ không hề có vụ đó. 

Năm Tường cau mày:

- "Sống lại" nghĩa là sao?

- Sau khi giúp thân chủ thắng kiện, Matthew đã bị ai đó mướn người hành hung tới dở sống dở chết. Anh ta đã rơi vào tình trạng thực vật trong suốt hai năm. Từ lúc tỉnh dậy, tâm tánh anh ta thay đổi hoàn toàn, không còn hòa đồng và thân thiện nữa, như thể đã bị một linh hồn nào đó chiếm cứ thân xác. 

Hai Nghĩa đã đón bé Hải về. Judas mời cha con vô ngồi ăn chung cho vui, hai cha con bèn lại bàn ngồi ăn. Mười Anh vẫn còn nằm nghỉ mệt trên cái võng.

Thấy nội dung câu chuyện không có chi tiết nào có thể gây ảnh hưởng xấu tới bé Hải nên Judas mạn phép kể tiếp. Chuyện rằng:

"Bắt quả tang rồi nghen?"

Vị Giám Mục chỉ vô trong chiếc xe hơi đắt tiền của Justin mà hớn hở nói:

"Con đã không vứt cây Thánh giá đi, nghĩa là con không hề chối Chúa như con đã lầm tưởng."

"Ông đừng có tưởng bở."

Nhưng người Giám Mục không hề khó chịu, mà còn nhắn nhủ với Justin:

"Nếu con cần người tâm sự, hãy đến gặp ông, ông sẽ lắng nghe con nói. Đây không phải là xưng tội mà là một cuộc trò chuyện giữa hai thế hệ."

Và quả đúng như những gì mà Giám Mục nói, khi ông lâm trọng bệnh, đích thân Justin đã tới chăm sóc ông như một người thân trong gia đình. Nếu được sinh ra trong một gia đình đàng hoàng, ắt có lẽ Justin đã không biến thành một kẻ quái gở như bây giờ.

Hai Nghĩa hỏi về những người

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net