Hồi Ba Mươi Mốt: Ôi kiếp phù sinh, triệu miệng đời! (a)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ba Đức đang ngồi chuyện trò với người tín hữu đó. Tư Hiếu và Hai Nghĩa thì đóng vai trò khán giả, chứ không xen vào hỏi han hay nói năng gì.

Người tín hữu đó cáo lỗi với Ba Đức, rồi đứng dậy bắt tay với hai anh em mà nói:

- Thưa Mục sư Tân, Mục sư Anh.

Hai người bắt tay và gật đầu đáp lại. Rồi Manuel Ngô lên tiếng hỏi:

- Dạ, thưa chú... Chú đây là...

- Con cứ kêu chú là chú được rồi. Ở miệt dưới người ta gọi chú là chú Tư Sang hay chú Tư Vườn vì gia đình chú trồng cây lấy trái bán kiếm tiền sống. 

Ba Đức góp lời:

- Chú có gửi cho anh em mình dừa xiêm, bình bát, quách, cóc và sầu riêng Bến Tre, nhãn da bò Bạc Liêu, thốt nốt và thanh long An Giang, chôm chôm Long An, mía và bưởi Biên Hòa, măng cụt Sóc Trăng, ổi Cà Mau, mít Cần Thơ, sơ-ri Vĩnh Long, dâu Đồng Nai, sa-pô-chê và quýt Mỹ Tho, sa-kê Tây Ninh,... 

Chú Tư vỗ đùi đen đét:

- Nguyên cái vựa trái cây miền Tây luôn đó mấy con. Đặc biệt có xoài Cát Hòa Lộc và quít Cái Bè  chánh hiệu Mỹ Tho. Rồi còn có dưa hấu Long Khánh, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng Cái Mơn,... nữa.

Mười Anh bật cười:

- Sao chú Tư chở hết hay vậy?

- Mướn xe tải nhỏ chở lên, chớ sức mấy mà chú chở nổi.

- Dạ, chú có đói bụng hôn? Để con đi kiếm quán đãi chú một bữa.

- Chú có biết quán nào đâu mà nhờ hả con?

Ba Đức xen vô:

- Hay là nay chú đổi qua bánh mì kiểu Tây nghen? Con mua cho chú một ổ ở "Subway" và mấy ổ bánh mì thịt nguội dặn để ớt và rau, dưa chua riêng, nếu như ăn bánh mì kia không được thì đổi sang ăn kiểu bên mình.

- Ừ, nếu ăn hổng được thì chú đem dìa cho mấy con chó ở nhà...

Chú Tư giật nảy mình, chừng như sợ mấy cậu Mục sư giận vì câu nói thiệt thà trên.

Hai Nghĩa cười ha hả, rồi che miệng mà thưa rằng:

- Dạ, tụi con hiểu mà. Dưới miệt mình thường coi mấy con thú nuôi như người thân trong nhà, có gì cũng túm về cho tụi nó ăn, nhất là những món mình ăn không được.

Người chủ vựa trái cây miền Tây cười ngỏn nghẻn, rồi gật đầu lia lịa như Khương Tử Nha gặp thời. 

Quán "Subway" nằm ở cuối đường, chỉ cần đạp xe tà tà là tới; còn xe bánh mì mà nhóm Mục sư thường ăn nằm tuốt tận đường Huỳnh Thúc Kháng; nhưng trời đang trưa nên ngoài đường rất vắng xe, Ba Đức vẫn có thể ung dung đạp mà không lo về quá trễ.

Có phải đây là "Hai hàng me ở đường Gia Long" mà thi sĩ vắn số Nguyễn Tất Nhiên đã lấy làm cảm hứng sáng tác bài thơ cùng tên trong một ngày buồn rượi nơi đất Mẹ vào năm 1973?

"Đời, vốn không nương người thất thế

Thì thôi, ô nhục cũng là danh!"

Nào ngờ lại là hai câu thơ tiên đoán cho số mệnh của biết bao nhiêu người ở cái Đất Nước này.

Có nhiều người chê thơ chú Hải bồng bột, ủy mị, suốt ngày chỉ biết yêu với đương; ước gì Ba Đức có thể mời họ đọc bài thơ "Chiều mệnh danh Tổ Quốc (1971), để cảm nhận một nét khác của người con trai "xứ bưởi Biên Hòa" tên là Nguyễn Hoàng Hải.

Rồi anh cũng trót yêu bài thơ "Đôi mắt nào linh hiển" do chú Hải sáng tác vào năm 1974, nội dung của bài thơ mượn hình tượng Thiên Chúa Ba Ngôi, tòa Giáo đường, mùa Giáng Sinh và trời Đông lạnh giá để bày tỏ những uẩn ức về hai chữ "Tình Yêu" trong lòng chú:

"... Chẳng bao giờ Thần Thánh chịu lìa Ngôi

Tôi cũng thế, nên tượng hình rêu phủ

Tôi cũng thế, nên xương tàn cốt rũ

Nơi miếu đền hoang rợn cánh dơi bay

(Hãy một lần định bụng đến thăm tôi

Thần thánh cô đơn rất sẵn sàng đãi ngộ)..."

Hai hàng me này không thuộc đường Gia Long, bởi đường Gia Long đã dời đi nơi khác, nhưng bóng râm tỏa xuống vẫn mát rượi y hệt vậy, và gió kia vẫn cố đưa mây lọt vào từng kẽ lá, nhành cây, để cho ai đó bực mình vì bị nắng rọi trúng như thế.

Chợt anh sực nhớ tới bài thơ "Linh mục" của chú Hải, rồi tủm tỉm cười một mình. Dường như cao hứng, anh khe khẽ đọc vài câu trong bài:

"Dĩ vãng là Địa Ngục

Tôi - Người yêu dĩ vãng

Nên sống gần Satan

Ngày kia nghe lời quỉ

Giáng thế thêm một lần

Trong kiếp người Linh mục

Xa rời cơn điên trăng!"

Về sau nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã phổ thành bài hát "Vì tôi là Linh mục", rất nổi tiếng qua phần trình bày của ca - nhạc sĩ Duy Quang.

Rồi còn bài thơ "Mưa trong nắng" nữa, nếu ai là người Cơ Đốc ắt hẳn sẽ vừa đọc vừa cười mủm mỉm trước hình ảnh chàng trai ghé xóm Đạo đợi người yêu tan Lễ sẽ "hai đứa mình đi chơi"; nhưng đợi hoài, đợi mãi/trời làm mưa bóng mây/ chàng khờ đội mưa về/ lòng trách mình hẩm hiu. Mấy câu trên là ngẫu hứng "đối thơ" của anh, còn đoạn cuối bản gốc như sau:

"... Quốc Lộ 1 buồn hiu

Trên đường về đi bộ

Người yêu giận người yêu

Mưa trên đầu trên cổ!"

Xe bánh mì của thím Ba bữa nay dời ra gần gốc cây me cổ thụ; một dấu hiệu cho thấy thím bán chậm nên phải đổi chỗ nhằm thu hút sự chú ý của người qua đường. Người cha già của thím đang nằm bắt giò chéo nguẩy trên cái ghế bố xanh dương mà nghe nhạc; ca khúc mà ông đang nghe mang tên "Vỗ tay mừng rạng đông" do song ca Thanh Tuyền - Bùi Thiện trình bày; một sáng tác của nhạc sĩ Ngân Giang, bài này Sơn Ca - Thái Châu ca cũng hay:

"... Nhiều ngày qua

Từng giấc ngủ chập chờn hoang mang

Ta lại thấy rạng đông tuyệt vời..."

- Cô này nhìn ngộ ghê.

- Con ăn bận sao mà dì biểu "ngộ" vậy má?

- "Ngộ" có nghĩa là "Đẹp" đó con.

- Cái anh đứng mua bánh mì ở bển coi ngộ quá má.

- Ừ, đẹp trai thiệt, con nhà ai mà khéo đẻ vậy cà?

Ở đằng này, Ba Đức đang trả tiền bánh mì. Sẵn còn dư mấy đồng lẻ, anh cho luôn thím Ba. 

Vừa mới máng bịch đựng bánh mì lên tay cầm xe đạp, bỗng từ đâu một con bầy nít ùa tới rồi vây xung quanh cái xe bánh mì của cha con thím Ba.

- Thím, thím, thím bán cho tụi con mỗi đứa một ổ bánh mì chan nước tương. Cho tụi con xin miếng bơ với pa-tê nghen thím?

- Thôi, mấy đứa ăn bánh mì thịt với hột gà ốp-la đi, chú trả tiền cho.

Đứa con gái cột tóc đuôi gà cười thật tươi, để lộ hàm răng sún xấu xí:

- Thiệt hả chú?

- Thiệt. 

Rồi anh đưa danh thiếp của nhà thờ Hội Thánh cho từng đứa, dặn nếu có điều gì khốn khó hoặc cần giúp đỡ thì hãy liên lạc với tụi anh. Đám trẻ bụi đời bán tín bán nghi, nhưng vẫn nói lời cảm ơn anh trước khi nhận lấy danh thiếp.

Trả tiền cho tụi nhỏ xong xuôi hết rồi, Ba Đức lên xe và đạp một mạch về nhà thờ.

Thím Ba vừa lau bàn vừa chặc lưỡi nói với ba:

- Đẹp trai mà còn có lòng hảo tâm. 

Hai mẹ con đi mua vải về may áo dài đã sang đường từ lúc Ba Đức rời đi. Cô gái có đôi mắt lúng liếng và miệng cười như hoa đào bước lại gần đám trẻ bụi đời, rồi lựa đứa mặt mày dễ thương nhất mà nhỏ nhẹ hỏi:

- Nhỏ, cho chị mượn coi danh thiếp được hôn nhỏ?

Đứa bé trai ngừng ăn, rồi vừa đưa vừa nói:

- Dạ được.

Cô gái chụp lại địa chỉ nhà thờ Lutheran in trên tấm danh thiếp, rồi trả lại tấm danh thiếp cho thằng nhỏ tóc đã cháy nắng.

Khi anh về tới nhà nguyện cũng là lúc chú Tư Vườn kể đến khúc Ngô Kỳ Ân xuống Giáo hạt Hố Nai tìm gia đình một người bạn song không gặp mà còn bị truy sát xém mất mạng. Manuel Ngô cung cấp vài đặc điểm nhận dạng cho chú Tư hay, nhưng rất tiếc chú Tư không nhớ ra ai có khuôn mặt giống vậy.

- Con trai người đó không theo Đạo, có lẽ là do nó sanh ra ở Sài Gòn và ba má bận đi làm kiếm sống nên xa rời đức tin...

Ba Đức cất giọng cáo lỗi vì đã cắt ngang lời nói của chú Tư Vườn, rồi niềm nở mời chú Tư ăn thử bánh mì Tây. 

Chú Tư nhai, nuốt được đâu vài miếng, liền cười trừ chịu thua, rồi lấy ổ bánh mì có hương vị quen thuộc ra ăn. Ly nước mía - sầu riêng vắt nước cốt hạnh mát lạnh làm dịu sự khô khan cố hữu của bánh mì; biết chú Tư sẽ rất thích uống nên Ba Đức mua luôn một lít, bỏ thêm nước đá nên thành gần một lít nước rưỡi. 

- Hồi má con có bầu, ba con thường ghé vựa trái cây của gia đình chú mua về cho má con ăn tẩm bổ. Ba con hồi đó coi... "manly" lắm, chứ không có "yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu" như con bây giờ đâu.

Mười Anh chúm chím cười:

- Con biết mà.

- Tội nghiệp cái ̀ông già đó. Thương má con dữ lắm nhưng má con thương lại hổng nổi; nếu đổi lại là chú, chú cũng hổng thương ổng nổi nữa. Nghĩ sao thằng chồng sáu mươi, con vợ mới hai mươi mấy, đi đâu mắc cỡ chết bà. 

- Bởi vậy nên con mới được ra đời phải hôn chú?

- Ừ, nhưng ngặt nỗi ổng có với vợ trước mấy đứa con riêng, thành thử ra hai má con con sống hổng nổi trong cái nhà này đâu. Ổng bao dung đó, nhưng mấy đứa kia thì không.

- Vậy hóa ra ổng cũng đâu có xấu như lời đồn... Ổng chỉ bị cái "tội" già và có con riêng thôi. 

Chú Tư Vườn ngó mông lung ra khoảnh sân trồng đầy hoa thơm cỏ lạ. Ánh mắt ông dừng lại nơi một chậu bông hồng nhung đỏ thẫm nằm trên cái băng ghế cây có lưng dựa.

Tư Hiếu cười:

- Nếu chú thích, con sẽ tặng chú chậu bông đó.

- Ừm, cảm ơn con, nay "sanh thần" của bả mà chú hổng biết mua cái gì làm quà.

Người tín hữu quay về chủ đề cũ. Những tin tức về người "tình phụ" của Sơ Hiền đã giúp cho chàng Mục sư hiểu rõ cuộc hôn nhân sắp đặt giữa mẹ mình và người đó. Nghe đâu ông ta đã dọn qua Mỹ sống với con ruột, và hiện đang mở một nhà hàng bán đồ ăn Việt nho nhỏ làm thú vui cho qua ngày đoạn tháng.

- ... Con gái của chú sống ở bển thường hay ghé nhà hàng của ổng ăn uống; có khi một mình, có khi đi cùng thân bằng quyến thuộc hoặc bạn bè đồng nghiệp. Có mấy con điếm thấy ổng giàu quá tính sáp vô hòng moi tiền; nhưng từ sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với má con thì ổng buồn tình sống thui thủi một mình tới giờ, chẳng còn thiết yêu đương gì nữa.

...

Sáng mai là Thánh Lễ Chúa Nhựt, nên Manuel Ngô đi ngủ từ rất sớm. Say giấc được đâu mấy tiếng, chợt nhạc chuông Viber từ Laptop vang lên, phá tan cơn mộng đẹp của y và Judas. Judas rời khỏi cái băng ghế sô-pha, rồi mở máy lên đặng trả lời cuộc gọi.

- Ai gọi tới vậy Judas?

- Alain.

- Judas trả lời giùm tôi nghen... - Một cái ngáp dài đã cắt ngang lời nói của Mười Anh, y vươn vai và dụi mắt cho tỉnh ngủ, rồi vô nhà vệ sinh đánh răng rửa mặt.

Khi Manuel Ngô từ nhà tắm bước ra, y nghe thấy Judas và Alain đang xí xô xí xào những ngữ vựng mà y không tài nào hiểu nổi. Y lóng tai "phiên dịch" một hồi, rồi giơ hai tay đầu hàng vô điều kiện. Bệnh ngu tiếng Anh của y ngày một nặng hơn.

Vừa thấy y, đứa trẻ Do Thái vẫy tay chào nhiệt liệt và trao cho y một sự bất ngờ đến sởn tóc gáy:

- Em học tiếng Việt ở một lớp trong Hội Thánh Tin Lành trên đường Katella, Anaheim. Chà, quá nhiều "preposition". 

Y nhìn qua Judas, rồi hỏi nhỏ:

- Thiệt hôn?

Judas phì cười, gật đầu xác nhận.

- Giáo sư Quyên Di chủ nhiệm khóa đào tạo...

- Ý của nó nói là giáo sư Quyên Di thuộc Đại học UCLA tổ chức khóa hướng dẫn dạy sư phạm tiếng Việt cho người Việt ở Mỹ và các sắc dân khác. Tôi cũng từng theo học ở chỗ nó đang học; cô giáo qua Mỹ theo diện HO "con".

Y góp lời:

- Trước năm 75, giáo sư Quyên Di làm việc cho tờ báo "Tuổi Hoa".

Alain nhấc một cái thùng đầy ắp kẹo, bánh và chocolate sặc sỡ, rồi hô lớn:

- Ta-đa... Bánh kẹo mùa Halloween. Em có gởi cho anh một thùng y chang vậy. "Stock hand" nha.

- "Stock hand"???

- Ý của nó là "Tốc hành".

Alain tự nhiên cười ngặt nghẽo, rồi bụm miệng nói:

- Em có gởi cho anh một món quà hết sức đặc biệt.

Judas cũng nhìn y mà cười tủm tỉm, làm y chột dạ quá chừng.

- Sách học tiếng Anh cấp tốc!

- Amen!

- Anh Manuel vừa ăn bánh kẹo vừa học bài là "number one" nghen.

- No.

Alain phụng phịu:

- Em vì anh mà ráng học tiếng Việt. Anh không thể vì em học tiếng Anh sao?

- Chữ nghĩa nó "In and Out" rồi em ơi.

- Sao cậu lấy bằng Thần Học hay vậy?

- Anh Tám!

Tám Khiêm vẫn còn khoác áo blouse trắng, hình như chưa tắm rửa gì, nghe tiếng bụng sôi ọt ọt là biết anh vừa giải phẫu xong nên chưa có ăn gì.

- Thuật ngữ chuyên ngành và trong đức tin thì em rành, nhưng giao tiếp thì em nói không được.

- Cũng như không... Đem cái Laptop xuống nhà bếp, anh sẽ ngồi phiên dịch cho em, còn anh Judas...

- Sao?

- Tắm rửa, đánh răng, thay quần áo, chải đầu tóc lại, bị cúm mùa mà không chịu giữ gìn vệ sinh thân thể gì hết.

Đó cũng là nguyên nhân đã khiến Judas buộc lòng ngủ chung phòng với Manuel Ngô, lý do không gì khác ngoài tiện bề trông coi và lo thuốc thang cho gã. Người Mục sư đó thì ngủ trên giường, còn anh ta thì ngủ trên ghế sô-pha cho đỡ mỏi chân; vì cái giường mà Mười Anh nằm có bề dài chỉ một mét tám, trong khi gã cao gần mét chín, đã vậy cái chân giường còn cao hai tấc, thõng chân xuống sẽ rất mỏi nên gã đành "dời đô" qua băng ghế sô-pha dài một mét sáu và mượn ba cái đôn làm chỗ gác chân nhằm dễ ngủ.

Chưa tới nhà bếp mà hai anh em đồng Đạo đã ngửi thấy mùi thịt nướng và cà-phê thơm ngào ngạt. Anh Năm chiêu đãi mọi người hai món ngon đất Thần Kinh: Bánh ướt thịt nướng và nem lụi; người phụ làm bếp với anh là Tư Hiếu.

Ba Đức đang kiểm tra nhạc cụ để chuẩn bị cho tiết mục bế mạc buổi Thánh Lễ hôm nay. Bữa ni Năm Tường và Chín Tân thay phiên nhau lên giảng; còn Tư Hiếu, Sáu Nghệ và Tám Khiêm sẽ lo phần "khán đài", người nào cần giải thích những chỗ chưa rõ thì họ sẽ có mặt ở đó liền. Hai Nghĩa, Chín Tân và Mười Anh lo "hậu kỳ", sáng nay anh Hai than đau cổ nên không thể đứng trên bục cùng với hai người em mục vụ.

- Manuel có thể rèn luyện tiếng Anh bằng cách cầu nguyện bằng thứ sinh ngữ này.

Tám Khiêm hào hứng mời Judas đọc. Và gã trình bày như sau:

"Dear Lord Jesus, 

I know that I am a sinner, and I ask for Your forgiveness. I believe You died for my sins and rose from the dead. I turn from my sins and invite You to come into my heart and life. I want to trust and follow You as my Lord and Savior.

In Your Name, Amen."

Tám Khiêm lặp lại đúng như những gì mà gã trai Nam Mỹ nói và không phát âm sai một chữ. Rồi chàng Mục sư kiêm bác sĩ ấy hỏi Alain rằng có tham gia Halloween không, và nó lắc đầu nguầy nguậy với một nụ cười đầy ẩn ý như nàng Mona Lisa, nên anh thôi không hỏi nữa.

Trên đài đang phát bản tin thời sự buổi sáng, nội dung đáng chú ý nhất là phiên tòa của Anton Nhân và những nghi vấn xoay quanh cái chết của Lê Hoài Sang. Năm Tường giảm âm lượng để tránh làm phiền tới cuộc nói chuyện của bạn bè và cậu nhỏ Do Thái.

Alain đã hết vốn tiếng Việt, sẵn thấy hai "thông dịch viên" ngồi đó nên trở lại ngôn ngữ bản xứ thân thuộc. Tám Khiêm vừa ăn bánh ướt thịt nướng - nem lụi và uống cà-phê, vừa phụ với anh bạn đồng Đạo thông dịch cho người em trai.

Ngoài sân bồ câu đang tụ thành bầy nhặt nhạnh từng hạt thóc nhỏ Tư Hiếu rải. Còn chàng ta hiện đang ăn sáng và uống cà-phê cùng Ba Đức nơi ghế đá trong khoảnh sân ngăn cách nhà thờ và nhà nguyện. Bông hồng hãy còn đọng sương đêm, những viên ngọc trong suốt nằm ngoan trên những cánh hoa tươi thắm đủ màu, hương thơm ngòn ngọt làm buổi sáng tinh mơ thêm yên bình.

Buổi Lễ kết thúc vào lúc hơn mười giờ rưỡi. Trong lúc các Cơ Đốc nhân và người ngoại Đạo lục tục ra về, Năm Tường và Sáu Nghệ dẫn mấy đứa nhỏ mồ côi trong ca đoàn xuống nhà bếp ăn sáng, những anh em còn lại cùng Judas thì lo dọn dẹp bục giảng, "cánh gà" và "khán đài".

- Tôi chở Manuel đi ăn cơm tấm nghen?

- À... được thôi. 

Anh Hai Nghĩa và anh Sáu Nghệ cũng nhờ các anh em còn lại quán xuyến nhà thờ giùm mình; hai người đều có vợ con nên muốn nhân ngày rảnh rỗi chở gia đình đi vòng vòng và ghé đâu đó ăn uống. Sẵn đây nói luôn, hai vợ chồng anh Hai đã "Nối lại tình xưa" rồi; giận thì giận, mà thương thì thương, bỏ nhau sao đành bậu ơi!

Judas chở người bạn Mục sư đi vòng quanh đô thành bằng chiếc xe hơi hiệu "Chevrolet" màu đen mạnh mẽ. Trong xe thoảng hương sáp thơm mùi gỗ tuyết tùng.

- Sao mình không xây thêm nhà thờ vậy Manuel?

- Không có tiền... Hơn nữa, các Thầy không muốn làm phiền ai, nên tụi tôi sinh hoạt chung ở một nhà thờ.

- Còn nhà nguyện ai xây?

- Tiền túi của Ba Đức. Là dạng nhà lắp ghép từ các tấm container. Ban đầu ảnh tính xây nhà gạch, nhưng các Thầy biểu tốn tiền nên thôi.

Nói tới đây, mạch chuyện tạm thời bị cắt đứt, hai người lặng ngắm mảnh đất phồn hoa đô hội. Chỉ trừ khi nào có biến cố và giờ giới nghiêm, không khi nào Sài Gòn thôi xô bồ và rộn rịp, với những quán cóc vỉa hè, xe đẩy và gánh hàng rong, tiệm ăn uống và nhà hàng cao sang, rồi thì những dãy phố có các cửa hàng bán đủ thứ món,... biết kể sao cho hết bây giờ? 

"Chủ Nhật buồn đi lê thê

Cầm một vòng hoa đê mê

Bước chân về với gian nhà

Với trái tim còn nặng nề

Xót xa gì? Oán thương gì?

Đã biết mùi hương chia ly

Trót say mê đã yêu thì

Dẫu vô duyên còn nặng thề..."

Đó là bài "Chủ Nhật buồn" do Sĩ Phú ca", nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt từ ca khúc Pháp "Sombre Dimanche" của đôi nhạc sĩ Jean Marèze - Francois-Eugène Gonda; bài gốc của hai bản trên là "Szómoru Vasárnap" đến từ quốc gia Hungary - Hung Gia Lợi, nhạc sĩ Seress Rezsố phổ nhạc từ thơ của chàng thi sĩ thất tình Javór László, trong phần lời bài hát có sự đóng góp và chỉnh sửa của ông Seress, hiện nay bài hát được mệnh danh là "Quốc ca của những kẻ tự tử" và đã được hàng trăm quốc gia viết lại theo ngôn ngữ bản xứ của họ. Điều trùng hợp ngẫu nhiên là cố nhạc sĩ Phạm Duy mất đúng vào Chủ Nhật, nhằm ngày 27/01/2013.

- Băng nhạc "Nguyễn Đình Nghĩa : 22 giờ đêm 2 - Tình xa và Kỷ niệm cũ". Người nào may mắn lắm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net