Hồi Ba Mươi Mốt: Ôi kiếp phù sinh, triệu miệng đời! (b)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Anh có nhạc sĩ nào ít ai còn biết đến không? Chứ cứ Phạm Duy, Trần Thiện Thanh, Lam Phương, Y Vân,... hoài cũng chán.

Đặng Thừa Tân trả lời ngay tức khắc:

- Nhạc sĩ Bảo Tố, thuộc dòng dõi hoàng tộc Nguyễn Phước triều Nguyễn. Cụ còn có bút hiệu là Nguyễn Phước Tố và Anh Tố.

Rồi vừa trở vô kho lấy dĩa than, anh vừa ngoáy đầu nói với ra:

- Tôi mời anh nghe bài "Men tình" của cụ và do ca sĩ trước năm 75 Diễm Chi trình bày, nằm trong băng nhạc "Thanh Thúy 16".

Người mối quen có vẻ rất thích thú với băng nhạc này nên cứ gục gặc đầu và cười mủm mỉm suốt.

- Cụ còn có một bản Đạo ca rất hiếm người biết là "Niềm hân hoan của người Phật tử", được thâu âm qua giọng hát của "họa mi xứ Huế" Hà Thanh. Chín bản còn lại mong anh tự tìm hiểu thêm.

Một người giao hàng lại quầy để lấy trà sữa đã đặt cho khách khiến anh phải ngắt ngang cuộc trò chuyện. Xong xuôi hết rồi, anh nói tiếp:

- Cụ cũng từng ở tù chung với ca sĩ Duy Trác và nhạc sĩ Xuân Điềm.

- Nhắc mới nhớ, thi sĩ Hồ Đình Phương có cha là cụ Hồ Văn Huân - Một vị quan triều Nguyễn. Cụ còn là Viện trưởng Bệnh viện Trung Ương Huế.

- Và ca sĩ Thủy Tiên hải ngoại cũng là hoàng thân quốc thích. Tên đầy đủ của cô là Huyền Tôn Nữ Thủy Tiên.

- Vợ của ca sĩ đất Bắc Anh Ngọc là ca sĩ Quỳnh Giao - Tức Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang. Pháp danh của cô là Như Nghiêm. Cô là một trong những hậu duệ của Tuy Lý Vương Miên Trinh.

- Rất nhiều con cháu quan lại và hoàng tộc triều Nguyễn là ca sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ,  thương gia, tướng tá và chính khách, chưa kể tới những lãnh vực khác như Luật khoa, Khoa Giáo, Điện ảnh thứ Bảy, Mỹ thuật - Kiến trúc,... Cho nên một số khứa đánh đồng con cháu quan lại và hoàng thân quốc thích đều là hạng bất tài vô dụng là tầm bậy.

Khi băng nhạc kết thúc, người khách đó mới chịu rời quán.

Một người khách khác bảo rằng rất muốn nghe một bài ca thật hay của "tiếng hát vượt thời gian" Thái Thanh.

Và phần trình bày của cô Thái Thanh qua bản "Thầm mơ (Mùa thương cũ)" của người nhạc sĩ kiêm ảo thuật gia Bảo Thu, một tình khúc rất hiếm người biết, đã làm thỏa lòng người khách đất Bắc.

Thương Hận cười hỏi:

- Anh có thể tặng tôi một bản nhạc không?

- "Nhạc sĩ với cây đàn" của nhạc sĩ Tiền Chiến Nguyễn Văn Khánh, do Sĩ Phú trình bày. Một bài tình ca rất hay mà không còn mấy ai nhớ tới. 

Thương Hận ngợi khen sự lựa chọn của ông chủ quán dễ thương hết lời, rồi mới gọi một ly chanh muối cỡ lớn để cổ họng đỡ khô khi ăn bánh mì xíu mại. Anh tính ăn uống xong xuôi sẽ khăn gói lên đường tới tòa soạn Canh Tân thăm người bạn điên.

- Quê tôi ở Đồng Tháp, liệu anh có thể tặng tôi một bài mang tên xứ tôi không?

- "Về Đồng Tháp" của nhạc sĩ Anh Việt Thu, nhưng nay đã thất lạc rồi.

Thương Hận lộ rõ vẻ buồn hiu.

- Tôi sẽ mời anh nghe bài "Bảy màu vang" của ông và thi sĩ Trường Anh, người biểu diễn là Nhật Trường - Trần Thiện Thanh.

Rồi vừa dán miệng ly trà sữa, Đặng Thừa Tân vừa trình bày:

- Nhạc sĩ Anh Việt Thu có rất nhiều bản viết về miền Tây rất hay, như "Giòng An Giang", "Đẹp Bạc Liêu", "Về Đồng Tháp", "Thuyền xuôi Kiên Giang", "Ngược dòng Cửu Long",... Đáng tiếc là hơn phân nửa đã bị thất lạc.

- Còn bài "Đường về miền Nam", "Nhớ vịnh Hà Tiên" - Đồng sáng tác với Kim Mã, "Mưa Cẩm Giang" và "Mưa đêm nay" - Phổ thơ của Trường Anh.

Anh chủ quán gật gù:

- Những bài hát này mang âm hưởng dân ca Nam Kỳ hết sức hay và đặc sắc. Nếu thế hệ bây giờ tìm được tờ nhạc và biểu diễn đừng phá cách, ắt hẳn...

Lời chưa nói hết, một người khách lớn tuổi cất giọng ồm ồm cắt ngang:

- Bữa hổm nghe trúng bản "Tàu về Quê Hương" của nhạc sĩ Hồng Vân bị cái đám nào đó hòa âm phối khí theo kiểu mới mà tôi muốn lên tăng-xông. Cái gì đâu mà tiếng nhạc hát tiếng hát luôn. Bộ ca dở lắm hay sao mà phải che đậy vậy?

Một người khách đồng trang lứa với ông ta phụ họa:

- Nghĩ cũng tức cười thiệt, nhiều bài nhạc trước năm 75 đâu phải là nhạc giựt hay nhạc vũ trường mà lại đi remix như đại liên nã đạn.

Ông ta ngỏ lời yêu cầu với người chủ quán nhỏ hơn mình một giáp:

- Cho tôi nghe bài "Tàu về Quê Hương" gốc được không?

- Được. Đợi tôi một lát.

Sau một hồi tìm kiếm trong kho, Đặng Thừa Tân trở ra với băng nhạc "Băng Vàng Shotguns 74 - 75" trên tay. 

- Bài "Tàu về Quê Hương" sẽ do song ca Thanh Tuyền - Thái Châu trình diễn.

Rồi anh quay vào rửa máy xay cà-phê với một nhân viên nam. Nếu như tâm trạng tốt và không có chuyện gì xảy ra, chắc chiều nay anh sẽ đãi các nhân viên một bữa ăn thật ngon ở nhà hàng mà mình yêu thích.

- Nghe như vầy mới hay nè... Bài kia nghe được mấy câu, nhạc giựt xập xình nhức đầu muốn chết.

Thương Hận bình luận:

- Bác Duy Khánh ca bản này không hợp giọng bằng bác Thái Châu. 

Một người Linh mục trẻ có đôi mắt u hoài lại quầy mà nhỏ nhẹ yêu cầu một bài hát có liên quan tới đức tin của mình.

Và anh chủ quán đáp ứng lời yêu cầu của Antonio Vũ, bằng bản nhạc "Lời Kinh Thánh" do đôi nhạc sĩ Minh Kỳ - Hùng Cường sáng tác, người trình bày là Nhật Trường:

"... Xưa trên núi cao, Chúa đã truyền mười điều giới răn

Mà điều quan yếu Chúa kêu ta hãy thương mọi người

Như thương chính mình, thương yêu hết tình

Lòng đừng gian dối. Đừng gian dối, dù người dối ta

Thánh Kinh! Thánh Kinh! Có ai nghe theo gì không?"

Rồi anh chủ quán nêu:

- Một người Đạo Phật và một người Đạo Chúa đã cùng nhau viết ra bài ca này... 

Antonio Vũ chống cằm mà hỏi:

- Ai Đạo Phật? Ai Đạo Chúa?

- Bác Hùng Cường, pháp danh là Thiện An. Còn bác Minh Kỳ, hiện đang yên nghỉ trong Giáo xứ Tân Định.

Antonio Vũ bật cười:

- Sẽ không ai nghĩ bài hát trên do một người Đạo Chúa hợp tác viết lời - soạn nhạc với một người Đạo Phật...

Một người khách lớn tuổi ngồi mé tay trái người Linh mục trẻ cất tiếng hỏi chủ quán cà-phê trạc tuổi cháu mình:

- Trong băng nhạc này có bài nào hay nữa hôn con?

- "Bà mẹ Phù Sa" của nhạc sĩ Phạm Duy, do cô Hoàng Oanh ca. Nội dung của ca khúc nói về một người mẹ già đã cứu mạng cả hai người lính khác chiến tuyến, bằng cách lùa họ xuống gầm giường núp kẻ thù trong mắt họ; cuối bài tác giả đã hỏi rằng, "Rốt cuộc thì ai cứu ai?"

- Có phải các nhạc sĩ đặt lời Việt từ ca khúc ngoại quốc luôn không ghi nguồn rõ ràng và tự nhận là mình sáng tác không?

Người đặt câu hỏi trên là một người mặc áo sơ-mi trắng, quần tây đen, trên vai trái vắt cái áo vest đen, còn tay phải xách cái cặp màu xanh dương.

- Chỉ những ai chưa từng thấy cái bìa đĩa nhạc mới nói các nhạc sĩ nhận vơ là mình sáng tác, họ ghi rất rõ ràng rằng mình đặt lời Việt từ ca khúc nào và thậm chí có người còn ghi luôn tên tác giả bài gốc.

- Cho tôi coi đi.

Đặng Thừa Tân liền đưa băng nhạc "Tuyệt phẩm 4 - Nhạc Cổ điển" cho người thanh niên đó coi. Vừa đưa anh vừa nói một lèo:

- Một số ca sĩ trong Nước tự ý lấy ca khúc nhạc ngoại lời Việt của những nhạc sĩ bên hải ngoại biểu diễn, rồi cẩu thả không ghi chú rõ ràng trên bìa băng nhạc, dẫn tới chuyện những nhạc sĩ bị hàm oan. Điển hình là bài nhạc Đài Loan lời Việt "Bức tranh Xuân" của nhạc sĩ Anh Bằng, về đổi thành "Con bướm Xuân" rồi bỏ luôn tên của người đặt lời Việt.

Vừa tính tiền cho khách ở bàn 51, anh chủ quán vừa nói:

- Anh có thấy không? Bài đầu tiên mang tựa "Mối tình xa xưa" do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt từ giai điệu của nhà soạn nhạc Johannes Brahms. Thấy rõ ràng chưa? Cụ có nhận vơ mình là chủ nhân của giai điệu đó không?

Anh ta cất giọng hòa hoãn:

- Xin anh nói rõ hơn một chút nữa.

- Nữ ca sĩ Đặng Lệ Quân thường đặt hàng cho các nhạc sĩ Nhật Bản sáng tác bài hát để cô biểu diễn trên thị trường âm nhạc xứ họ. Sau đó, cô mới chuyển lại lời Hoa, tự bản thân hoặc nhờ nhạc sĩ nào đó trong nước viết giùm. Cho nên, không thể nào nói bản gốc là nhạc Hoa được, mà phải ghi là nhạc Nhật. 

Thí dụ là bài "Kuukou (Kuko) - Phi trường" của nhạc sĩ Michio Yamagami, nhạc sĩ Nhật Ngân đặt lời Việt cho ca khúc này và ghi tựa là "Xin thời gian ngừng trôi", tôi sẽ cho anh nghe qua phần trình bày của cô Ngọc Lan.

Rồi anh cúi xuống lục tìm một băng nhạc có chủ đề nhạc ngoại quốc lời Việt. Sau năm, mười phút, anh đứng thẳng lên và tươi cười trình bày:

- Còn đây là băng nhạc "Nhạc Trẻ 3 (The God Father)" phát hành trước năm 75, và đây là băng nhạc "Chansons D'Amour" phát hành sau thời gian này.

Trong lúc đợi người khách đọc xong mục lục in trên hai cuốn băng, Đặng Thừa Tân vừa lấy nùi giẻ lau mặt bàn quầy thu ngân vừa thuật chuyện:

- Tôi thấy trên mạng nhiều người đăng một vài đoạn băng tổng hợp những bài nhạc Hoa nổi tiếng và bản tiếng Việt bên mình. Điều đáng nói ở đây là có một số bài mang giai điệu không phải do nhạc sĩ người Hoa sáng tạo mà thuộc về giới nhạc sĩ Nhật, Đức, Anh, Mỹ, Ý, Pháp,... ấy vậy mà chủ biên vẫn cứ đánh đồng là nhạc Hoa lời Việt hết ráo. Điều mắc cười thứ hai là họ lấy toàn bản tiếng Việt do ca sĩ trong Nước biểu diễn, mà phần đông những ca sĩ này rất hiếm khi chịu bỏ công ghi tên nhạc sĩ đặt hoặc dịch sang lời Việt và tên gốc bài hát trên bìa đĩa, cũng như giới thiệu trên sóng truyền hình. Rồi một đám bình luận như vầy, "Hóa ra người Việt mình toàn đạo nhạc Hoa", "Nhạc Hoa nghe sang bao nhiêu, nghe nhạc Việt phèn bấy nhiêu", "Mặt dày thật đấy", "Nói Ba Tàu đạo nhái chứ mình còn đạo nhái hơn nó",...

Người khách đập bàn cái rầm:

- Bởi tôi tức quá nên mới tới đây hỏi thẳng anh nè! Con nhỏ em tôi nó cũng bình luận y hệt vậy. Nhìn nó tôn thờ nhạc Hoa mà tôi muốn... cuốn gói ra ở riêng cho đỡ chướng mắt.

- Kêu cổ ra đây. Tôi còn ít nhất một trăm băng nhạc đem ra làm vật bảo chứng cho quan điểm của mình. 

Rồi anh chủ quán nóng máu bước lại dắt người khách mới tới quán lần đầu vô kho coi để kiếm chứng những gì mình đã nói.

Do nơi đây lưu trữ băng cối, dĩa than và đĩa nhạc nên Đặng Thừa Tân phải lắp máy lạnh đặng giữ cho chúng không bị hư và chảy. Nhiệt độ ở đây cao hơn cái thời Đà Lạt còn là xứ ngàn thông một chút. 

Người khách sợ bị bắt đền nên đợi anh chủ quán đưa gì thì coi nấy chớ hổng dám tự tiện lấy theo ý mình. Anh không thể tin nổi ba thế hệ âm nhạc Việt Nam thu gọn trong một căn phòng nhỏ xíu như vầy. 

- Bất cứ băng nhạc nào của mình, cô Ngọc Lan đều ghi tên bài hát gốc và tác giả đặt - dịch lời Việt rất rõ ràng. Mà hầu như trung tâm băng nhạc hải ngoại nào cũng đều làm như vậy hết. 

Người khách ngắm nghía bìa băng nhạc "Ngọc Lan 7 - Mãi mãi yêu anh", rồi tỏ ý lát nữa muốn nghe mấy bài này.

Hai người sắp ra khỏi nhà kho, chợt người khách hỏi Đặng Thừa Tân về ca sĩ Ngọc Lan, anh liền đáp rằng:

- Mỗi lúc muốn sửa lời bài hát, cô Ngọc Lan đều đích thân liên lạc với tác giả để xin phép và hỏi ý kiến, nếu được sự đồng ý cô mới dám biểu diễn theo ý mình. Và đó là điều đã làm hình ảnh cô trở nên cao đẹp và đáng quý trong mắt các nhạc sĩ, ca sĩ hải ngoại thuở trước.

- Sao anh không xài chữ "Album" mà lại sử dụng chữ "Băng nhạc"?

- Trước năm 75, người mình đã có chữ "Băng nhạc" rất hay, đâu cần phải xài tới chữ "Album" phải không nà? 

- Ngày mai tôi sẽ đưa nhỏ em tới quán anh...

- Anh muốn sao cũng được. 

Đặng Thừa Tân tiễn chân người khách tới tận chỗ đậu xe của anh ta, mới quay lại quán cà-phê của mình. 

- Lâu lâu bị "Phong Thần diễn nghĩa" há anh Út?

- Ừ. Lát nữa mày pha đồ uống giùm tao, tao đang bực mình nên không pha ra cái giống ôn gì đâu.

Mấy người nhân viên xúm lại to nhỏ với nhau ngay sau khi tiếng động cơ xe gắn máy của chủ họ vang lên. Một người bình phẩm:

- Trong mắt nhiều người trẻ bây giờ chỉ có nhạc Tàu, cái quần gì cũng nói nhạc Tàu, riết ổng quạu luôn. 

Đặng Thừa Tân ra ngoài đài vinh danh Petrus Trương Vĩnh Ký ngồi hóng mát cho khuây khỏa tinh thần. Chỗ này cách quán nước của anh ước chừng một cây số rưỡi.

- Ăn bánh còng, bánh cam hôn cậu?

Người mời anh mua hàng là một bà cụ lưng còng, đầu đội mâm bánh đầy vung, bận áo bà ba và quần lãnh đen. Dù không thích ăn đồ ngọt mấy, anh vẫn mua giùm bà cụ mỗi thứ một chục; một chục của bà cụ bằng đơn vị một tá. Thấy bà cụ không có tiền thối, anh cười hiền mà biểu, "Ngoại giữ luôn đi ngoại. Coi như con lì-xì ngoại sớm."

Dưới bóng mát của cây bàng, người đàn ông cập bến tứ tuần ấy dõi mắt nhìn đám đông ồn ào, náo nhiệt. Suốt ngày giam mình trong khuôn viên quán cà-phê và lò võ, đã lâu anh không để bản thân được ngồi giữa khung trời rộn rịp như vầy.

Lòng chợt nổi hứng thi nhân, anh mở bài hát "Mùa Thu cánh nâu" của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và do Xuân Sơn ca; trong bài này cụ ký tên "Hoàng Nhu - Quang Anh": Quang Anh là tên con trai cụ, còn Hoàng Nhu là người đã giúp cụ hợp soạn bài hát diễm tình này.

Khi tình khúc kết thúc, anh tính đứng dậy và lái xe về quán nhỏ phụ giúp nhân viên pha chế, thì chợt trông thấy ký giả Sương Tuyết đang bước lại lư hương của cụ Sĩ Tải để thắp nhang. Anh nảy ra ý định sẽ mời anh ta về xứ dừa chơi một chuyến. 

oOo

Trước lúc giã biệt người bạn trẻ để về thành đô, Lạc Tương Giang nói rằng:

- Cậu Sáu của con bị lộn bài hát "Mô, tê, răng, rứa" của nhạc sĩ Thần Kinh Nguyên Chương với bài dân ca Thanh - Nghệ - Tĩnh "Mô, tê, răng, rứa".

Gã điên cười tủm tỉm:

- Dạ, con với cụ không nỡ "sửa lưng" cẩu.

- Cảm ơn bữa cháo gà nghen cậu Hai!

- Dạ, thầy cũng bảo trọng đó!

Đặng Thừa Tân chở người mối quen và cựu luật sư về nhà bằng chiếc xe hơi hiệu Porsche màu đen bóng loáng của anh. Thương Hận cáo bận nên chưa xuống hội ngộ mọi người.

Trên đường về, anh chủ quán tắp vô cây xăng châm thêm xăng cho mát máy.

Thấy thằng cháu đã đi đâu mất dạng, ông già Ba Tri mới kể cho hai người bạn trẻ nghe:

- Hồi đó thằng Tuyết có quen với một người, người này rất ghét đàn ông nói giọng trống - mái và ưa giễu nhại mấy khứa đó. Sau này gặp lại, thì hỡi ôi người này cũng nói giọng trống - mái y chang mấy khứa mà người này vốn ghét cay ghét đắng. Cho nên việc giễu nhại kẻ mình ghét riết rất có thể khiến mình bị đồng hóa tư tưởng và hành động. Con nít nó bắt chước riết mà nó giống y chang người nó bắt chước. Huống hồ chi là mình tự đưa mình vô tròng. 

- Một lần giễu nhại kẻ thù là một lần đi quảng cáo thói hư - tật xấu của chúng, và đánh mất một lần giữ gìn nét đẹp - cái hay của mình.

Thằng cháu điên của ông đã quay trở lại tự hồi nào mà ông không hay. Ông có tịch nên giựt mình giả lả:

- Muốn biết các cụ chửi lộn bằng ngòi viết ra sao, hãy tìm đọc "Phê bình văn học thế hệ 1932 Một và Hai" của Linh mục Thanh Lãng, coi còn vui hơn kịch hài.

Gã điên vừa trao đồ uống cho ông Hai vừa nhún vai bình phẩm:

- Giai đoạn 1954 - 1975 là mốc thời gian có nhiều nhà phê bình công tâm nhứt, còn trước đó và sau này thì...

- Tôi thấy có một số người nay đã trở thành "Tự Lực Văn Đoàn đệ Nhị", không phải là giỏi tài văn chương hay tinh thông kiến thức, mà là giỏi chửi bới, châm chọc và miệt thị những cái tên ở thế hệ trước. Có thể tìm thấy vô số bài bài mỉa mai rất nặng lời Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh,... ở tạp chí "Phong Hóa" do các cụ trong nhóm này chắp bút.

Ngừng một lát để xé cái bao giấy bọc ống hút, ông già Ba Tri mới tiếp:

 - Tôi chưa thấy cụ Petrus Ký, cụ Hồ Biểu Chánh, cụ Vương Hồng Sển, cụ Paulus Huỳnh Tịnh Của,... phê bình nặng lời với ai hay tấn công cá nhân người nào hết. Hầu như các cụ chỉ chăm chăm vô công việc bút ký của mình và lo cho gia đạo - tình hình chính trị và khoa giáo Nước Nhà - phong hóa mỹ tục mà thôi.

Đặng Xương Tuyết ngửa mặt nhìn vòm trời đầy mây mù mà cười buồn:

- Không thể bắt cây điều ra trái ở Bắc, và cũng chẳng thể bắt cây đào ra quả ở Nam. Vốn dĩ thổ nhưỡng đã hun đúc thành như vậy rồi, hổng thể cãi lại máy Trời được đâu. 

Phan Hoài Việt cười buồn:

- Cho nên bây giờ còn được mấy ai giỏi văn - hay thơ như thế hệ trước năm 75 ở miền Nam? Nhìn đâu cũng thấy xách mé, đùa giỡn và tranh biện bằng lối nói cố tình ngọng nghịu và đầy rẫy sự tục tĩu. Văn chương và tiếng Việt có chết sớm hay không phụ thuộc vào việc mình ráng sức giữ gìn hay hùa theo số đông để thỏa mãn cái Bản Ngã nhất thời.

Ngôi nhà ba gian hai chái của cựu luật sư nằm lọt thỏm trong bờ đất trồng cây bông kiểng xinh tốt; hàng rào bông bụp điểm tô nét duyên, gần gụi cho ngôi nhà bề thế. Bước qua cánh cổng sắt kiên cố là thấy liền một vuông khoai bên mé tay trái, chưa kịp để mắt tới nó lâu thêm chút nữa người lữ khách đã bị giàn bầu, bí và mướp thu hút ánh nhìn: Thay vì xây mái che, ông Hai lại lắp đặt một giàn cây dây leo từ cổng rào bắt thẳng vô mái hiên nơi thềm ba, dưới "Con đường Thiên Lý" ấy lát gạch kiểu không trơn và có độ bám rất cao để phòng mình hại người và hại mình, hai bên đường trồng bông dừa, mồng gà, móng tay, cúc, lài, sao nháy, bươm bướm, huệ,... Nằm cạnh vuông khoai là một con đường đất mỏng phân ranh giữa nó và luống mía lau cao nghệu; từ con đường đất này quẹo qua phải và đi thêm chừng năm, bảy bước nữa là tới cây cầu khỉ yếu ớt, bên bờ kia là mấy liếp trồng rau cải xanh um nhưng không được đẹp mắt như các nông trại trồng trọt theo quy cách tân tiến.

Ông Hai mời sắp nhỏ ra ngoài cái chòi dựng nơi bờ đất thứ ba. Ông cất kiểu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net