Hồi Ba Mươi Sáu: Anh hùng thời loạn - Anh linh thời bình (b)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau chuyến đi Đà Lạt, Vệ Thương rủ hai anh bạn lớn tuổi xuống Vũng Tàu chơi. Vừa hay bạn ba có căn biệt thự cho thuê còn dư nên nguyên đám không cần mất thời giờ chọn chỗ ở. 

Điều khiến cậu trai vừa mới chớm đôi mươi ngạc nhiên là gió biển ở đây không mặn mòi mùi muối như những phố biển mà cậu từng ghé thăm. Hương nhiệt đới ở đây thật lạ lẫm; với vốn liếng tiếng Việt hạn hẹp, chàng Út không sao diễn tả được bầu không khí nơi đây bằng thứ ngôn ngữ này. 

Về phần Samuel Định và La Yến Thanh, hai người đang chụp hình bằng máy ảnh Canon đời mới nhất; đây là món quà mà ông Vệ Thu dành tặng cho họ vì đã bỏ thời gian và công việc để đi chơi cùng con trai mình.

- Anh Định, mày ơi!

Samuel Định nhíu mày hỏi:

- Gì đó?

- Út đói bụng rồi.

La Yến Thanh càm ràm:

- Suốt ngày chỉ biết ăn với ngủ.

Tuy miệng nói vậy song Út Thanh vẫn chiều ý thằng bạn đáng vai em.

Và cũng thể theo ý của nó, hai anh lớn chọn một quán có nhà vệ sinh rất sạch sẽ và không khai khai mùi phẩn dơ. Suy cho cùng nó cũng là con nhà danh gia vọng tộc, đã quen với nền nếp sinh hoạt mỗi bước đi là một bước thơm tho, giờ bắt nó sử dụng nhà vệ sinh dơ hầy sao nó chịu cho thấu.

Út Thanh kể lại truyện xưa tích cũ:

- Ông thiết kế bồn cầu tạo ra cái cần gạt xả nước bự tổ chảng, có đui cũng mò thấy nữa, vậy mà đi xong không chịu "thò tay ngọc, thọc tay ngà" nhấn giùm chúng sanh một cái, để thúi rùm trời.

Hồi đó, lúc em mới sáu, bảy tuổi á, má em mắc tiểu quá nên phải dẫn em vô nhà vệ sinh nữ đứng chờ má cho chắc ăn. Trời ơi, má em thấy một cảnh tượng khiếp đảm thần hồn: Bà nội nào đi xong rồi mà quên xả nước, bả mới lấy chân đạp lên cái cần gạt xả nước vì sợ vi trùng dính vào tay. 

Út Thanh ngạc nhiên hỏi:

- Bộ hổng biết lấy miếng giấy bọc cái cần hả?

- Bởi vậy cho nên rất nhiều sở làm bên Mỹ mới từ chối cho người vô gia cư sử dụng nhà vệ sinh của chỗ họ. Hổng phải kỳ thị gì sất, mà là đi xong trây trét tùm lum hoặc để lại dấu giày đen như hành quân ba năm bên Trung Đông trên sàn nhà nên người ta mới không cho xài.

Samuel Định cau mày hỏi:

- Có cần phải mua hàng hay làm giấy tờ không em?

- Được chứ. Anh không cần phải mua hàng hay làm giấy tờ mà vẫn có thể đi nhờ nhà vệ sinh. Nhưng nếu như anh đi bầy hầy, lần sau anh không được họ cho vô đâu. Đi xong, nhớ chịu khó lau sơ bề mặt bàn ngồi một chút nếu mình lỡ làm dây phẩn dơ ra ngoài.  

Thành ra, nhiều người Việt đi đã đời rồi không chịu dọn cho người ta, nên lần sau bị họ từ chối cho đi ké nhà vệ sinh. Một số thấy vậy tự suy diễn rằng vì mình là người Việt nên bị kỳ thị, trong khi nguyên nhân là do lỗi ở mình.

Samuel Định hỏi trong lúc khui lon nước ngọt hiệu "Sprite" không đường:

- Sao họ biết mà chặn mình vậy?

- Dễ thôi mà. Nếu thấy nhà vệ sinh dơ quá, người lao công sẽ báo cho quản lý hoặc chủ cơ sở hay; căn cứ vào hình ảnh lưu trữ trên máy giám sát an ninh gắn ngoài hành lang và cửa ra - vào và thời điểm phát hiện nhà vệ sinh quá dơ, họ sẽ suy ra được là quân nào vô phá.

Út Thanh thay đổi chủ đề:

- "Sở Giao Thông - Vận Tải" bên bển dịch sao vậy?

- Là "DMV", tức "Nha Lộ-Vận" - chữ này đã được xài ở miền Nam trước năm 75.

- "Lộ" là "Công lộ" và "Vận" là "Vận tải" phải không?

- Mèn đét ơi! Tui đẻ ở bên Mỹ ông nội! Sao mà tui biết nổi ba cái "chiết tự" mí lị "chữ Nôm"?

- Ờ, tao quên... Mày chỉ biết nghe và nói, chớ viết và đọc đâu có rành.

Trời bỗng giăng mưa. Mặt biển nhuộm màu xám ngắt của thinh không khắp nẻo mây mù. Không tìm thấy đâu một cánh chim biển; những chiếc tàu neo lại bến cảng nằm buồn ngóng trông bóng hình chúng. 

Út Thanh mời thằng bạn nhỏ tuổi nghe một bản nhạc sôi động:

- "Tình giả vờ" do Hoàng Thục Linh trình bày, nhạc ngoại lời Việt do nhạc sĩ Ngọc Trinh chấp bút.

Samuel Định giới thiệu:

- Cô này về sau đã chuyển sang hát thể loại nhạc trữ tình vì giọng ca không phù hợp với thể loại kích động nhạc. Lúc biểu diễn ca khúc trên cổ chưa đầy hai mươi tuổi.

- Khoái rồi phải hôn?

- Tao đâu phải bê-đê như mày đâu mà không khoái?

Một nhóm khách du lịch chừng hai chục mười đã làm không gian quán nhỏ ồn ào cực kỳ. Ba đứa bạn thiết chỉ biết nhìn nhau mà lắc đầu cười khổ, rồi dẹp hết nhạc nhẽo để giảm bớt sự huyên náo.

- Uống gì vậy mậy? - Út Thương hỏi.

- Nước tăng lực "Red Bull" vị cà-phê.

- Ngon không?

- Dở ẹc.

- Vậy mua uống chi?

- Uống cho tỉnh ngủ.

- Mày có lái xe được đâu mà bày đặt tỉnh ngủ.

- Tỉnh ngủ mới ăn được nhiều chớ.

Samuel Định biết em trai thường được đi du lịch nên hỏi em trai về cách ăn uống của xứ Phù Tang. Và nó trả lời như vầy:

- Thường người Nhựt sẽ nêm bột ngọt trực tiếp vào món ăn, thay vì bỏ vô lúc chế biến như bên mình. Nếu em nhớ không lầm thì cái hũ đó tên là "Umami". Thành ra vị ban đầu của món ăn rất lạt lẽo, nếu mình muốn đậm đà thì rắc thêm "Umami" dzô.

Út Thanh vỗ đùi cái đét:

- Hèn chi mà nhiều người Việt sống ở bển chê đồ ăn Nhựt lạt nhách. Thì ra là do không hiểu cách ăn uống của người ta.

- Dạ.

Samuel Định gật gù:

- Vậy qua xứ Phù Tang du lịch phải lưu ý tới hũ "Umami" để sẵn trên bàn.

Trời đổ mưa chừng mươi, mười lăm phút, nhân viên mới dọn bàn ăn. Nguyên đám chọn món cua rang me, cua chiên mắm - tỏi, cua hấp bia, cua bỏ lò nướng phô-mai, cua xào sốt trứng muối và ớt chỉ thiên, tôm hùm Alaska sốt bơ tỏi, tôm tích nướng mỡ hành, hàu né và ốc móng tay luộc. 

Trước ánh mắt ngại ngần của hai người bạn lớn tuổi hơn mình, Út Thương cười biểu:

- Ăn chừng nào dị ứng hải sản mới được về.

Út Thanh ghẹo:

- Mày dưới hai mươi mốt tuổi nên không được ăn cua hấp bia.

- Khỉ họ.

Du khách vào quán ngày một đông. Trong đó có một gia đình năm người vô quán đồ biển mà gọi toàn mỳ xào và cơm chiên; biết gia đình ấy không có tiền mua món đặc sản ăn nên bộ ba quyết định chia bớt những món trên bàn mình sang bên bàn đó. Hỏi ra mới hay gia đình này làm nghề chở đồ mướn và bán hàng lạc xoong ngoài chợ, lúc trước sống cũng khỏe lắm, sau bị giựt hụi và chủ doanh nghiệp phá sản mà tan nhà nát cửa; hồi còn rủng rỉnh túi ham làm kiếm tiền nên không chịu đưa con cái đi đâu chơi, giờ đây thong thả rảnh rang thì hầu bao chẳng còn được nhiêu. 

Rời khỏi quán nhỏ vào lúc ba giờ chiều với cái bụng no căng và tâm trí đầy ắp những mẩu chuyện đời của bao người, ba người lên xe về lại thành đô yêu dấu. 

Vì là người Công Giáo nên khi xe chạy ngang qua Đồng Nai, Samuel Định xin phép hai thằng bạn cho mình đi thăm các tu viện và nhà thờ trong vùng một lát. Đi tới đâu anh cũng hỏi thăm về tung tích của Alphonso - Lữ Gia Hạp; nhưng chẳng có ai quen với anh ta hết.

- Mình ghé Long Thành mua sữa bò tươi nghen hai anh?

- Ừm, tao cũng muốn tới đó mua vài món làm quà cho gia đình.

- Tôi cũng vậy.

Út Thương bỗng ngỏ ý:

- Vặn bài nào sôi động xíu cho đỡ buồn ngủ đi mấy anh.

- "Mambo Italiano" qua phần trình bày của Khánh Hà. Tôi chưa tìm được nữ ca sĩ Việt Nam nào hát bài này hay bằng chỉ.

- Ê, mày giỏi tiếng Anh, ca thử tao nghe coi.

- Mày có nghe tiếng Italia trong trỏng không? Với lại tiết tấu nhanh vậy sao tao đuổi kịp.

Đến Sài Gòn thì trời đã chập choạng tối, đường sá lúc này bị kẹt xe kinh khủng, nhích được một bước thì phải chờ nửa tiếng nữa mới tiến được bước thứ hai, càng vào sâu nội đô thì khoảng thời gian phải đợi càng lâu thêm một khắc.

Tràng kèn liên hồi của xe tải đậu sau lưng xe của bộ ba đã làm Samuel Định tỉnh ngủ. Gã hạ cửa sổ xe xuống rồi thò đầu ra ngoài mà vẫy tay ra hiệu xin lỗi. Người tài-xế kia cũng không muốn sinh sự nên chỉ trỏ-tay về phía trước mà nhắc anh mau chạy đi và không mở miệng nói câu nào. Để giải cơn mộng mị, gã quyến định sẽ đi mua cà-phê ở tiệm bánh kiêm quán nước "Giấc mơ mùa Đông" của thằng bạn giang hồ; sẵn trả thằng Út Thương cho má con mợ Hai luôn.

Trong quán đang phát bản nhạc "Lamba-Reggae" lời Việt do Lynda Trang Đài biểu diễn, nhưng người đặt lời Việt đã đổi tên thành "Liên khúc: Lambada"; bài gốc rất nổi danh qua phần trình bày của ban nhạc "Kaoma". Lời Việt thứ hai mang tên "Vũ điệu Lamba-Reggae", cũng không rõ ai đặt lời nốt.

- Mới tới hả mậy? Ô, có hai đứa kia nữa... Vô đây phụ bưng bánh bày lên khay với anh mày nè...

- Đ* má, mới tới mà đã đè đầu tụi tao đi làm công cho mày rồi. Pha ly cà-phê uống cho tỉnh ngủ coi.

- Gì?

- A... - Samuel Định nhìn lên tấm bảng ghi thực đơn. Những dòng chữ được viết bằng phấn trắng đã khiến đôi mắt kèm nhèm của gã không thấy rõ. - Rồi, Cappuccino Caramel Latte.

- Thôi mày vô mày pha luôn đi con. Đã "Cappuccino" mà còn "Latte" sao tao làm?

- À quên, tao đọc lộn.

- Ý của mày là "Espresso Macchiato" đá xay phải không? Xịt thêm whipped cream và kẹo bảy màu. 

- Có caramel không?

- Trời đ* má. Mày quên mất nghĩa của nhóm chữ trên rồi hả?

Út Thương cười tươi:

- Ảnh buồn ngủ dữ lắm rồi anh Hai.

Chú Thương bèn dìu thằng bạn trạc tuổi xuống nhà sau để lên võng nằm ngủ.

Về phần hai chàng Út, hai chàng đã nhờ nhân viên trong quán pha giùm hai ly cà-phê sữa đá bào có whipped cream và si-rô chocolate. 

- Gái đây có ăn trân châu không, chị bỏ cho gái một nhúm?

Út Thanh bẽn lẽn gật đầu.

Samuel Định đã say giấc nồng. Không biết có phải do đường xa gặp cảnh nắng mưa thất thường mà anh ta mau mệt, hay là đã mang bệnh sẵn từ mấy ngày qua, mà bữa nay thấy anh ta xuống sức quá. Vừa lấy gối mềm kê đầu cho thằng bạn, chú Thương vừa đắp tay lên trán nó đặng kiểm tra nhiệt độ; nóng hầm hầm, nó đã muốn bị hành sốt rồi.

- Anh Hai.

- Chi đó Út Thương?

- Em có mua cua gạch, tôm tích, mực trứng và sò huyết cho mọi người. Mỗi nhân viên đều được nhận một phần, nên lát ai có ra về anh nhớ níu họ lại để đưa nghen?

- Út hiền quá, sau này khó chèo chống tập đoàn.

- Dạ, em đâu có ham vô làm cho baba. Em khoái làm Youtuber hà.

Chú Thương nhỏm người đứng dậy:

- Mợ Hai có chiên bánh tiêu và nấu sữa đậu nành. Út có đói bụng thì lấy ăn trước đi, má anh chưa có nấu cơm xong.

Đứng nói chuyện nãy giờ mà vẫn không thấy tăm hơi mợ Hai đâu. Thường thì nghe nhà có khách, bà sẽ bưng trà - bánh lên thết đãi hay nài khách xuống nhà sau dùng cơm nước với gia đình.

- Má Hai đâu anh Thương?

- Đi giành đồ giảm giá rồi. Cứ hễ siêu thị gần đây treo bảng "Đại hạ giá" là má tôi có mặt ở đó liền.

Rồi chú Thương giở giọng hăm;

- Cho nên tụi bây phải ở lại đây để giữ quán phụ tao. Có mình tao thì ai lo nhà dưới?

- Biết vậy tao hổng có ghé rồi. - Samuel Định dụi dụi đôi mắt cay xè. Gã lần tay vào túi áo trong mà lấy ra cử thuốc cảm, đoạn đứng dậy và đi rót nước uống.

- Đừng có lộn đơn vị tiền tệ nghen Út? Anh mày nghèo lắm, đổi từ "đồng" sang "dollar" là chết anh mày luôn.

- Có gì em "đắp" cho.

Công nhận "con nhà tông không giống lông cũng phải giống cánh", chỉ cần liếc sơ máy tính tiền một cái là Út Thương đã rành rọt cách sử dụng. Trái ngược hoàn toàn với má của Hai Thương, mặc dù đã được con trai và mấy đứa làm công trong quán hướng dẫn kỹ càng, bà vẫn không biết cách xài.

- Trời ơi, Út thông minh quá mà không chịu vô Đại Học.

Út Thương gãi đầu cười ngỏn ngoẻn:

- Bộ thông minh là phải vô Đại Học hả anh?

- Chứ mấy đứa ngu như anh muốn được vô giảng đường ngồi học một lần mà chẳng được.

- Nói vậy là...

- Tôi học mới được năm nhứt Ngoại Thương thì rớt cái bạch. 

Út Thương bóp bóp cánh tay chú Thương mà dịu giọng an ủi:

- Thì anh cũng được ngồi một năm rồi mà. Anh biết ông Michael Faraday không? Ổng hổng tới trường một ngày nào mà vẫn tìm thấy các định luật về điện, và đã bắt những người học cao hơn ổng phải chứng minh các thí nghiệm của ổng là đúng.

- Tại sao lại phải chứng minh?

- Vì các nhà khoa học khác cần ổng nêu ra phương trình toán học để chứng minh thí nghiệm của ổng là có thật. Ổng còn hổng biết căn bậc hai là gì thì làm sao lập ra một phép toán. Thành ra một nhà Toán Học danh tiếng đã lập phép toán giùm ổng.

- Ý của Út là tôi dở cái này nhưng giỏi cái kia phải không?

- Phải. 

Samuel Định trở lên nhà trên với mâm bánh tiêu đầy vun. Vì thuốc chưa tan nên thần trí gã còn hơi sật sừ và bải hoải, do đó trên môi vắng mất nụ cười và ánh mắt lờ đờ như cá chết.

- Sao hổng ngủ cho khỏe mậy?

- Cái miệng mày như cái bô, oang oang ầm trời đố bố cha tao ngủ được.

Chú Thương chưa kịp lên tiếng cự cãi đã nghe Samuel Định hỏi:

- Mày có biết ký giả Sương Tuyết làm việc tại tòa soạn "Canh Tân" không?

Chú Thương nhún vai:

- Tao đâu có quen với thằng cha khó ưa đó.

Samuel Định phì cười trước nhận định của thằng bạn. Gã vừa kéo ghế ngồi xuống vừa bình phẩm:

- Người ta sống thì "thêm bạn - bớt thù", còn thằng chả thì khoái "thêm thù - bớt bạn".

- Chắc gì là "bạn" hay chỉ là mấy cái bè "thuận nước thì theo, nghịch nước thì tản ra". Tao còn nhớ trong một số báo, khứa đó ghi như vầy: "Dẫu bất đồng quan điểm, hai người vẫn không ghi hận trong lòng hay đem đối phương đi bôi nhọ và kể xấu với kẻ khác, họ chấp nhận sự khác biệt tư tưởng của đối phương và bình thản bỏ qua mọi lời ác ý trong cuộc tranh luận. Một thí dụ điển hình là Trang Tử và Huệ Tử."

- Mày thấy sao hả Thương?

- Bạn giống đách gì mà hễ nghe không lọt lỗ tai mình thì vu cho người ta "Đạo đức giả", "Thứ phản động", "Thì ra mày là người của phe kia..."

- Phải, "Cái bè" chỉ đi theo mình khi mình hùa theo nó, còn trái ý nó là nó trở mặt liền.

- Cho nên đâu có gì là lạ khi khứa ghét chửi thề mà lại chơi thân với khứa Ba Hói và nhóm ký giả "Nhạn - Vàng - Bình - Công". Khứa coi họ là tri âm tri kỷ nên không để tâm vô chuyện đó. Và đó mới là tình bạn thực sự.

- Chứ giống ôn gì bạn bè mình mới nói một câu, nó sửa lưng mình gần hết chữ trong đó rồi.

- Sao tự nhiên mày lại nhắc tới cái thằng cha khó ưa đó vậy Định?

- Vì cái ba-lô đựng tang vật là của thằng chả nên tao muốn tìm hiểu "tông tích" của khứa ấy mà.

- Mấy đứa... 

Mợ Hai đã về. Bà xách theo năm, sáu bịch đồ nặng trịch và một chậu bông giả bằng vải nhung rất cầu kỳ.

Út Thương buột miệng nói:

- Má Hai mạnh dữ!

Mợ Hai cười rổn rảng. Ánh mắt bà ngời lên niềm vui và lòng thương mến vô vàn, làm những người bạn thiết của Hai Thương có cảm tưởng mình là đứa con đi xa lâu ngày mới về của bà. Ai nấy bỗng bùi ngùi cảm động khôn xiết.

- Ở lại ăn bánh ướt với gỏi gà xé phay bóp rau răm rồi hẵng dìa mấy đứa. 

- Má, lát má cạo gió cho thằng Định nghen. 

Mợ Hai tươi cười biểu:

- Rồi, rồi, để má cất đồ cái đã.

...

Qua ngày hôm sau, chú Thương và Samuel Định đến hiện trường vụ án giết người cướp nội tạng. Kể từ hôm xảy ra án mạng trên, lò mổ heo bị đình chỉ hoạt động; mà nếu không tạm ngưng việc giết - mổ, thì thịt heo ở đây bán ra cũng chẳng có ai mua đâu.

Chưa đầy hai tháng mà lò mổ đã tiêu điều và bốc mùi ẩm thấp như đã bị bỏ phế hàng chục năm trời. Sàn nhà vốn dĩ loang lổ vết máu khô của tiết heo, nay không có người lau chùi và tẩy uế nên nó càng sậm màu và tanh tưởi. Samuel Định xức dầu thơm hơi quá tay nên cái mùi cơ thể của gã kết hợp với mùi xạ heo tạo thành một loại "khí lỏng" khó chịu đến mắc mửa; người bạn đồng hành của gã vì chuyện này mà chửi gã không tiếc lời. 

Thể theo ý kiến của Hai Thương, Samuel Định cùng anh ta đi vòng ra phía sau lò mổ để tìm kiếm dấu vết khả nghi. Ngoài ra, còn nhằm để cứu vãn cái khứu giác đang sắp bị "ung thư" của chàng Hai.

Nơi đây cỏ mọc um tùm, bờ lau chen lộn với loài rau mơ và rễ tranh. Lác đác vài căn nhà sàn vách tole rẻ tiền xây lấn ra sông, ánh đèn tù mù vọng ra từ gian bếp gieo chút vệt sáng cho bờ sông hoang lạnh. Không thấy trẻ con hay người lớn đâu, có lẽ họ vẫn còn đang loanh quanh trong đô thành; hy vọng trẻ con thì đang ngồi học và người lớn thì đang đi làm, chứ không phải cảnh huống trẻ con thì đang đi làm và người lớn thì đang ăn nhậu, hút xách, bài bạc hay đ* đượi. 

Căn nào thì cũng giống như căn nào, cũng cái kiểu "thiết kế" sàn nước lộ thiên với ống dẫn thủy xả trực tiếp ra sông, và gầm nhà để lủ khủ đồ ve chai - chỉ cần một mồi lửa nhỏ nhoi là toàn bộ cái xóm cháy thành than hết. Máng xối thì ôi thôi dơ chưa từng thấy! Vậy mà vẫn dùng để hứng nước mưa đặng bớt được khoản tiền nào hay khoản nấy.

Samuel Định thương cảm hỏi:

- Sao họ phải sống ở đây vậy mậy?

- Bị cướp đất á... Rồi tiền bồi thường không đủ giắt kẽ răng nên họ phải dắt díu nhau về đây "ở lậu".

- "Ở lậu" ngay trên chính Quê Hương của mình?

- "C'est la vie".

- Trước đây nhà họ ở đâu?

- Quận Nhứt.

- Chúa ơi...

- Ai cướp đất của họ?

- Cái ông nào bên Bộ Tài Chánh á.

- Có phải cái ông có đứa con gái đang cần hiến gan gấp không?

- Đúng vậy.

- Ê... 

- Mày có nghĩ giống tao hôn?

- Ờ há.

Hai người hớt hải trở ra xe. 

Cửa vừa đóng sầm lại, Samuel Định đã quay qua nói với thằng bạn thân:

- Có tin đồn ông đó định bắt cóc con nít đặng cướp gan cứu con gái. Người ta suy diễn từ chuyện cướp đất sang cướp gan luôn.

Chú Thương bèn đề nghị ghé nhà tên cướp đất đó thám thính. 

Samuel Định ưng thuận liền.

Ngôi nhà của tay tham quan ấy tọa lạc tại Quận Tân Bình, gần phi trường Tân Sơn Nhứt, tổng diện tích ước khoảng cả

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net