Hồi Ba Mươi Tám: Những dấu chân hoang qua miền Vạn Kiếp (a)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Do gia đình ông già quản trang quá đông nên Khắc Xương mướn một chiếc xe dịch vụ hai mươi chín chỗ, dù nhà này chỉ có hai mươi mốt người, để họ ngồi thoải mái hơn.

Nhà hàng ấy nằm trong một khu du lịch sinh thái, có sẵn phòng riêng dành cho công-ty cỡ trung tổ chức tiệc tùng - liên hoan nên vừa đủ ghế cho mọi người. Mỗi bàn tám ghế, vị chi là mười bàn, có hình dạng tròn gắn mặt kiếng xoay được; trong phòng gắn máy điều hòa nhiệt độ nên không bị lạnh hỗn như máy lạnh. Vì không quen không biết nên gia đình ông già quản trang ngồi dạt ở mé ngoài cửa, còn nhóm kia thì xếp bốn bàn "chụm lại" như xâu kẹo hồ lô để tiện bề nói chuyện và ăn uống chung; may phước cái đoàn của họ nhiều trai tráng khỏe mạnh nên mấy nhân viên không bị mất sức quá nhiều do khiêng bàn và chồng ghế dư. 

Hoàng Oanh đang ca bài "Mưa trên tượng đá" của chồng cô, tức nhạc sĩ Mai Châu - trong bài này ông ký tên là "Chiêu Anh", với sự phụ họa của tam ca Mộc - Kim - Châu (Mộc Lan, Kim Tước và Châu Hà). Đợi cho màn trình bày của "Chim vàng Mỹ Tho" kết thúc, Sáu Quới mới chịu cho tắt nhạc; chú tự giác biết mình mà đòi nghe thêm bài nữa là sẽ diễn tuồng "Chén cơm chan máu" với ông Cha Cọp liền.

Ban đầu gia đình ông quản trang sợ bị gài nên không dám chọn món, chừng nghe Thanh Liên nói sẽ trả tiền trước - họ mới mạnh dạn giở thực đơn mà kêu đồ ăn - thức uống. 

Vì Thanh Liên không có ăn, chỉ uống nước suối, nên anh ngồi riêng ở cuối dãy bàn, chỗ mà lưng ghế dựa sát vào tường, đi lại khá bất tiện. Đáng ra anh đã ra ngoài xe tọa thiền nhưng bị Y-Nhã Cường níu lại mà mời anh vô ngồi chơi cho vui. Ignacio Cường ngồi cạnh anh ở mé tay mặt, còn má anh là ở mé tay trái, đối diện với anh là Kiều Xuân và Quế Trân.

Trong lúc đợi bồi dọn bàn, Ignacio Cường ngỏ ý muốn Thanh Liên nói về một chủ đề nào đó hay hay. Thanh Liên nhờ má chọn giúp chủ bề, Cận-Sự Nữ Ly Ái liền vô đề luôn mà không rào một lời nào:

- Thử coi tập phim 69 và 70 của bộ "Mahabhratham 1" là sẽ thấy được tài diễn xuất của các diễn viên, cũng như sự phân vai thiệt hay của ông đạo diễn.

- Thầy Thanh, cứu bồ Thầy ơi!

Vậy là Thanh Liên phải đọc từng chữ cái để hai cô gõ trên thanh tìm kiếm của Google. Nghe chàng Tăng sĩ có nốt chu sa giữa hai đầu chân mày phát âm mà nhóm anh em Công Giáo tưởng đâu đang coi "Harry Potter". 

Khắc Xương và Sáu Quới cũng mở máy coi thử. Công nhận diễn viên tuyến chánh đẹp trai thiệt.

Khắc Xương vừa coi vừa bình phẩm chuyện khác:

- Chân Tử Đan đóng vai Kiều Phong. Trời ơi cái mặt, cái tướng đó mà đảm nhận vai đại hiệp Khiết Đan. 

Y-Nhã Cường nhíu mày mà nhếch miệng cười hỏi:

- Sao lại gọi là "Chân Tử Đan"?

Khắc Xương giả giọng lồng tiếng phim kiếm hiệp xứ cảng thơm:

- Hồi ở Hường Công là "Chung Tử Đơn", nhưng nay về Tàu thì nên kêu là "Chân Tử Đan" đó mà.

Nguyên đoàn phá lên cười đã đời.

Quế Trân hỏi Thanh Liên:

- Người giả gái này là ai vậy Thầy?

- Người giả gái này có tên là Arjuna. Theo sử Ấn Giáo thì Chúa Vishnu giúp Dharmaputra lên ngôi vua - Lúc này Ngài Narayana lấy thân phận Chiến thần Krishna, và Arjuna xuất hiện với vai trò là dũng sĩ phò tá minh quân và là tri âm tri kỷ với Ngài Narayana.

Quế Trân che miệng cười khúc khích:

- Diễn nhập tâm quá nên tôi tưởng ông này với Chúa Vishnu yêu nhau thắm thiết.

Bà Ái Liên vỗ lưng con nhỏ Tư Lành:

- Nhờ đóng bộ phim này mà hai người đã trở thành tri âm tri kỷ đó bây. 

Khắc Xương nhận xét:

- Phim Ấn Độ chỉ cần cải thiện kỹ xảo, cách dựng phông nền và cắt bớt những cảnh phim quay chậm thừa thãi mà thôi. Cách diễn xuất và phân vai bên xứ họ đã rất tốt rồi.

Quế Trân gật gù:

- Phải, diễn viên người ta vừa có sắc vừa có tài, ác ra ác, đểu ra đểu, ngờ nghệch ra ngờ nghệch.

Bà Ái Liên thêm:

- Thành ra dẫu có nhiều cảnh quay chậm nhưng người ta vẫn chấp nhận được, vì phần đông cảnh quay chậm đều dành cho người có nhan sắc, còn những người kém hơn thì quay bình thường.

Nhân viên dọn lên món khai vị nên ngoại trừ Thanh Liên, ai cũng gắp vài đũa lót dạ cho đỡ đói.

Vừa che miệng nhai, bà Ái Liên vừa nói vui:

- Đóng phim này xong, cái cậu đóng vai Chúa Vishnu "lên bàn thờ" luôn.

Nhóm anh em Công Giáo ngạc nhiên đến nỗi thi nhau hỏi căn cớ của sự việc trên.

Bà Ái Liên cười ngoẻn ngoẻn:

- Tức là cứ hễ có gì liên quan đến Chúa Vishnu là người ta lại đưa hình cậu này vô làm ảnh minh họa. Với cái cậu đóng vai Chúa Shiva nữa, cũng bị y chang vậy.

Lại một lần nữa, ngoại trừ Thanh Liên, người nào người nấy đều cười ồ lên trông rất vui vẻ và thích thú.

Quế Trân hỏi:

- Ai cầm chùy trong tập 71 vậy cô?

- Thần Balarama đó con.

- Đẹp trai quá cô!

- Ông hay sử dụng nông cụ để chiến đấu và gia tăng sức mạnh.

- Vậy chắc Thần này là Thần Nông.

Thanh Liên giải thích rõ hơn:

- Phải. Thần này là biến thân của Vua Rắn Adhi Sesha, một trong những linh thú hầu cận Chúa Vishnu; trong đời này là anh của Krishna, mà Krishna lại là biến thân thứ bảy của Ngài Narayan. Theo quan điểm của Ấn Độ Giáo, Đức Phật là biến thân thứ tám.

Henrico Thạnh không sợ chết mà bẹo gan Y-Nhã Cường:

- Cường, cái mặt của anh lúc quạu sao là giống y cha diễn viên này vậy đó.

Ignacio Cường mời Thanh Liên nói thêm về Chiến thần Krishna.

- Cách chào đời của Krishna có đôi nét giống với Chúa Jesus, tức là lúc mà Ngài ấy chào đời thì những đứa trẻ trạc trạc tuổi Ngài ấy và bà bầu trong vùng đều bị sát hại hết ráo, vì Kamsa là một bạo chúa. Hắn ta tin vào lời tiên tri rằng sẽ có một đứa bé trai trong dòng tộc sẽ tiêu diệt vương triều độc ác của mình. Do đó, sau khi lời tiên tri đã bị giải mã, cha - mẹ trần thế của Ngài Narayan đã bị Kamsa cầm tù; nhưng thay vì giết luôn, hắn ta lại để cho người mẹ đẻ xong đứa con mới ra tay giết nguyên gia đình hòng thỏa mãn sự hả hê và coi đây là một nghi thức ăn mừng thắng cuộc. Chúa Shiva đoán được ý định của Kamsa nên đúng ngày lâm bồn của cô gái đó, Ngài Mahadev đã làm cho dòng chảy thời gian ngưng đọng, rồi giúp cho mầm mống của người bạn Tối Cao đầu thai vô nhà một đôi vợ chồng chăn bò sống ở ngoại thành, còn cha - mẹ trần thế trong lời tiên tri thì sanh ra đứa con mang mầm mống của Ngài ấy. Xong xuôi hết thảy, Ngài Mahadev mới cho thời gian chuyển động như cũ. Vạn vật vừa trở lại như bình thường, Kamsa đã vào nhà lao cướp lấy đứa trẻ mà quăng xuống mặt đất mấy lần; khi hắn vừa vung kiếm lên định chặt đầu cha mẹ đứa trẻ, bỗng nhiên cái xác của đứa trẻ rực sáng, một Nữ Thần sáu tay cầm binh khí đứng choáng trước mặt cha mẹ trần thế của mình mà dùng phép xô té Kamsa và hất văng thanh kiếm ra xa. Kamsa hiểu hai vị Chúa đã cho mình một cơ hội nên không dám sát hại đôi vợ chồng đó nữa và trả tự do cho họ, cũng như ngừng lịnh thảm sát bà bầu và trẻ nhỏ. Nhưng chứng nào tật nấy, sau nhiều năm tu tâm dưỡng tánh, Kamsa ngựa quen đường cũ và coi mòi còn ác hơn xưa rất nhiều. 

Trên đây là một trong những dị bản về Chiến Thần Krishna. Phim này nói về một dị bản khác rất nhiều so với dị bản mà tôi đã kể.

Y-Nhã Cường hỏi:

- Còn trong phim thì sao?

- Phim này thì nửa khúc đầu gần giống như tôi kể, nhưng khúc sau khác hoàn toàn:

Người ngưng đọng thời gian là Chúa Vishnu. Sau khi người mẹ trần thế hạ sanh Krishna, Ngài đã làm cho thời gian ngưng đọng đặng cho người cha trần thế của Krishna vượt biển tới một vùng quê hẻo lánh nọ để đổi Krishna với đứa bé gái mới sanh của một đôi vợ chồng chăn bò. Xong xuôi hết thảy, người cha trần thế của Krishna bồng đứa bé gái quay về nhà tù. Ngay khi ông vừa bước vô ngục giam, thời gian liền chuyển động như cũ. Và đứa bé gái đã chết thay cho Krishna như thế đó. Song cũng như bao dị bản khác, đứa bé gái được cho là Nữ Thần giáng trần trong đôi lát nhằm cứu lấy xác phàm của Krishna, thành ra đứa bé gái không chết mà chỉ là lìa xác phàm của mình và trở về Trời mà thôi.

Louis Quế hỏi:

- Vậy ra Thần Balarama là...

- Thần Balarama là đứa cháu trai mà Chúa Quỷ Kamsa đã giết hụt. Đời này ông là anh ruột của Chúa Vishnu.

Rồi Thanh Liên kể tiếp:

- Một chi tiết nữa cũng khá giống bên Cơ Đốc Giáo, là Ngài Narayan đã giúp loài người thoát khỏi đại hồng thủy bằng cách báo cho tổ tiên của loài người, theo quan điểm bên Đạo họ, là Tổ Phụ Manu biết mà đóng sẵn thuyền cứu vớt họ; về phần mình, Ngài hóa thành Thần Ngư Matsya hộ tống chiếc thuyền do Manu điều khiển để đến được vùng đất hứa. 

Lần thứ hai cứu Trái Đất khỏi nạn Đại Hồng Thủy, Ngài Narayana đã hóa thân thành Thần Varaha đầu heo rừng - mình người. 

Henrico Thạnh tiếp:

- Vậy là rất có thể trước thời điểm Thiên Chúa Giáng Sinh đã xảy ra một trận đại hồng thủy khủng khiếp. Vì bên Thần thoại Hy Lạp thì Thần Zeus đã trừng trị loài người bằng một trận nước dâng khiếp vía.

Khắc Xương thêm:

- Và một vài tài liệu Phật Giáo cũng cho rằng đã từng có trận đại hồng thủy thanh tẩy thế giới.

Trước cái nhíu mày khó chịu của JB Khải, Thanh Liên mỉm miệng cười mà rằng:

- Tụi không có ý định "Hòa đồng tôn giáo" đâu, chỉ là muốn tìm hiểu lịch sử thành hình của Trái Đất mà thôi. Trong lúc tìm hiểu, bỗng vô tình kiếm được những điểm chung vô cùng khó hiểu và khó giải thích.

Ignacio Cường cắt ngang mà hỏi:

- Anh có tin nào thú vị về đoàn diễn viên này không Liên?

- Một điều rất thú vị là Saurahb theo Phật Giáo chứ không phải Ấn Độ Giáo. Và đức tin này do anh ta tự chọn và không hề bị ai dẫn dắt hay định hướng. Vốn dĩ xuất thân từ gia đình Hindu mà đến tuổi dậy thì lại đi theo tôn giáo khác. 

- Vậy mà anh ta lại không đóng phim về Phật Giáo?

- Khuôn mặt anh ta quá đẹp và phong lưu nên không hạp đóng phim Phật Giáo đâu. 

Stephen Đoàn hỏi:

- Bữa trước anh nói vợ của anh này là con gái triệu phú hả?

- Phải, và đó chỉ là tin đồn thôi, vì cô này không để lộ danh tính thân nhân ra.

- Vậy sao đồn vậy?

-Vì không có lý nào mà cổ lại có thể che giấu nhân thân của mình một cách kín bưng dễ dàng như vậy được; trừ khi gia đình của cổ có thế lực và tiền bạc lớn tới mức độ bịt được hết miệng của giới săn tin trong làng giải trí.

- À, cũng thuyết phục hen.

- Duy chỉ có một sự thật chắc chắn là hai vợ chồng rất giỏi về lãnh vực Công Nghệ - Thông Tin, Kinh Doanh và Truyền Thông.

JB Khải hỏi:

- Vậy là anh ta cải Đạo?

- Phải. Và cũng như bao nhiêu người Ấn Độ khác, bên vợ cũng theo Ấn Độ Giáo.

Quế Trân trầm trồ:

- Vậy mà anh ta lại hóa thân thành Chúa Vishnu hết sức xuất sắc.

Thanh Liên bình phẩm:

- Đức tin mà bị ép buộc theo gia đình thì sao mà bền được? Vì đó là nhồi sọ chớ đâu phải họ thiệt lòng với đức tin.

Quế Trân hỏi bà Ái Liên về tên của ca khúc mở đầu của bộ phim này. Và Cận-Sự Nữ Ly-Ái trả lời như sau:

- "Hai Katha Sangram Ki - Mahabharat Title song", ca khúc mở đầu của bộ phim này, cũng là một đoạn tóm lược về nội dung phim. Theo thiển ý của tôi thì tiếng Malayalam thể hiện bầu không khí oai hùng của nhạc phẩm này rõ rệt nhứt. Ban hợp ca là nhóm diễn viên đóng vai tướng lãnh Thiện - Ác và Phản Gián.

Louis Quế bình phẩm:

- Bữa hổm coi một phim cổ trang, mèn đét ơi, tướng quân mà mặt y chang tướng cướp! 

Những người tại thế đều biết ông Sáu Tửng nhắc tới ai nên cười quá xá cười.

Thanh Liên kể:

- Karna lại là anh hùng được nhiều người ngưỡng mộ nhứt, chứ không phải là Arjuna. Vì người ta cho rằng Arjuna có Chiến Thần Krishna "chống lưng", còn Karna đơn thương độc mã mà giành lấy thắng lợi và vinh quang cho mình. Nhưng bởi vì Karna chọn phe Ác, người tài phò tá phe Ác là mầm mống nguy hiểm cho nhân loại nên Chúa Vishnu phải tiêu diệt anh ta bằng mọi cách - kể cả chơi xấu như đánh lén.

Bà Ái Liên thêm:

- Người đóng vai Arjuna theo Đạo Hồi. 

Sau đó, người Cư sĩ còn lấm bụi trần nói với giọng điệu trầm trầm:

- Thành ra đừng có kể lể mình diễn xuất cực khổ hay bao biện rằng mình chưa từng gặp hoàn cảnh đó nên không biết cách biểu đạt cảm xúc và hành động của nhân vật, Saurabh và Shaheer đâu có theo Ấn Độ Giáo mà vẫn đóng tròn vai nhân vật thuộc thế giới tín ngưỡng Hindu đó thôi. 

Quế Trân vừa rót thêm nước ngọt "Sunkist" mùi khóm vào ly của cô vừa hỏi bà Ái Liên:

- Anh "Sao-sao" gì đó cao nhiêu mét vậy cô?

- À, Saubrah hả? 1m91, còn cô vợ chỉ có 1m57 hay 58 thôi.

- Trời đất ơi! - Khắc Xương và Huỳnh Quới thảng thốt kêu lên.

Bà Ái Liên nói lảng:

- Phim này diễn viên nam chỉ cần để tóc dài là xong. Khỏi cần tốn công uốn tóc gì sất. Vì dân Ấn Độ vốn có gene tóc quăn mà.

Thanh Liên được một ông lão mời vào phòng riêng uống trà - đàm đạo. Trước lúc theo chân ông lão vô nhà, anh chắp tay mà nói lời xin kiếu.

Ở ngoài này, nguyên bàn quây quần bên nồi lẩu và các món ăn ngon khác. Gia đình người quản trang đã lâu không được đi ăn tiệm mà lại nghe được bao bụng nên ăn uống không khách sáo chi sất, muốn ăn gì kêu nấy, người ta mời là lấy liền luôn. Nhưng vì đi đông, và cũng để gia đình người quản trang không bị lúng túng, đôi bên chia làm hai bàn riêng biệt và cách nhau một cái lối đi. Nói lại một lần nữa để thấy rõ cảnh huống rằng từ đầu đến cuối hai bên chưa ai nói với ai một tiếng nào hết.

Ignacio Cường ngần ngại hỏi bà Ái Liên:

- Con có thể được biết nguyên nhân nào mà má con cô giàu dữ vậy hôn?

Bà Ái Liên bật cười, rồi vừa vặn nhỏ bếp gas của nồi lẩu vừa cười đáp:

- Cô có hai căn nhà bên Mỹ, cho người ta mướn cả hai căn nên mới khá giả như con thấy. Ngoài ra, cô còn mua trái phiếu Hoa Kỳ và một số cổ phiếu của công-ty bên bển nữa.

- Có phải là nhờ Thanh Liên đi làm ở bển nên cô mới có tiền mua phải không?

- Phải. Sau khi trả dứt nợ nhà băng, tích cóp được số tiền kha khá để cô xây nhà ở đây và dưỡng già, nó trở lại Thất Sơn ẩn tu luôn tới giờ.

JB Khải thắc mắc:

- Nhưng, tính ra anh ở bển có mấy năm thì làm sao mà mua được những hai căn hả cô?

Bà Ái Liên lại bật cười:

- Nó trúng đậm cổ phiếu. Rồi lấy tiền thuê nhà căn này mà mua thêm căn khác; nó mua bên Texas chứ đâu phải California. Ngoài ra, bên bển nó còn làm gia sư luyện thi cho con nhà giàu nữa, nên tiền vô túi lẹ lắm. Cạy cục, cạy cục không dám ăn - không dám ngủ hơn sáu năm trời mới kiếm được cả gia tài như vậy.

Louis Quế bình phẩm với giọng buồn hiu:

- Coi như là cẩu đã trả Hiếu cho chị hết rồi.

Bà Ái Liên gật đầu. Rồi ngó về phía mấy đứa trạc trạc tuổi con mình mà tâm sự với giọng rầu rầu:

- Cô đâu có muốn nó đi tu.

Ai nấy nín thinh mà đợi nghe bà cư sĩ Ly Ái trình bày.

- Vì tiếp xúc với quá nhiều người mắc bịnh tâm thần nên nó quy y cửa Phật luôn, nó nói trần gian là bể khổ, còn ở lại là còn khổ, nên nó quyết định buông bỏ hết để dứt khổ... Nếu mấy đứa gặp nó hồi nó mới ba mươi, cái mặt nó không được tươi tỉnh như bây giờ đâu, suốt ngày chù ụ bởi đủ thứ nguyên nhân trên đời.

Bữa ăn này là do nó trả, chớ hổng phải cô đâu. Nhiều người không biết nói nó lớn đầu bỏ cha bỏ mẹ đi tu, giờ quay lại ăn bám bà già, kỳ thực là cô ăn bám nó chớ nó đâu có ăn bám cô.

Sáu Quới hỏi lảng sang chuyện khác:

- Cẩu mua lâu rồi, chắc giờ nhà lên giá dữ lắm hả chị?

- Hồi trước nó mua hai căn có ba trăm hà, giờ mỗi căn lên tới sáu trăm rồi, bán liền là bỏ túi ít nhứt cũng khoảng đó.

Rồi trong một niềm hãnh diện vô bờ bến, bà Ái Liên khoe rằng:

- Nói chung, nếu nguyên một băng tụi nó không đi tu, là đứa nào đứa nấy đều thành đạt hết. Chẳng qua, tụi nó theo gương Ma-Ha Ca-Diếp, Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền-Liên,... mà thôi. 

Không biết Thanh Liên đã nói cái gì với ông lão mà hai nhóm được bớt mười lăm phần trăm trên tổng hóa đơn. Ông lão nói nhờ anh mà ông đã thanh thản sống tiếp rồi; vì anh không muốn cất hay sửa chùa, cũng chẳng nhận lạc quyên, nên ông chỉ còn nước biểu con cháu giảm giá mà thôi.

Vừa ký tên lên tờ hóa đơn bên mình, Thanh Liên vừa nói:

- Trong sử thi Mahabharatham có một câu nói đã khiến tôi suy nghĩ suốt: "Nếu bạn không dám chiến đấu vì thứ bạn muốn, thì cũng đừng có khóc khi đánh mất nó." 

Trước lúc lên đường tới homestay do một người bạn quen của Khắc Xương mở, Kiều Xuân và Stephen Đoàn ra thăm mộ bà Catarina Ánh Sương. 

- Công nhận cô với em giống nhau thiệt. 

Stephen Đoàn gật đầu:

- Đôi mắt lạc thần và u buồn muôn thuở vì nặng gánh luân thường.

Kiều Xuân bật cười:

- "Nặng gánh luân thường" là sao? Em tưởng là đều bị bịnh mạn tính như nhau chớ?

Nhưng Stephen Đoàn không giải thích, người Linh mục đọa lạc ấy chỉ giục "Nửa mảnh trời Xuân" mau trở ra xe. Nghĩa trang đã vắng bặt ráng chiều, ở đây chỉ có lác đác vài cây đèn vàng lập lòe sáng, đã thế cỏ cây um tùm nên nhìn càng ghê rợn tợn.

- ... "Đừng bỏ Em một mình

Trời đất đang làm kinh

Rừng xa quằn quại gió

Thu buốt vết hồ tinh..."

Stephen Đoàn ngậm mà nghe Kiều Xuân diễn ngâm bài thơ "Đừng bỏ Em một mình" của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ thành một tác phẩm hết sức thê lương và ma mị, và các cô Thanh Lan và Lệ Thu đã làm nó trở nên diễm ảo và liêu trai hơn (riêng phần trình bày của song ca Hoàng Oanh - Nhật Trường lại biến nó mang âm hưởng ray rứt, khoắc khoải dị kỳ ).

- Sao mà bà Minh Đức toàn sáng tác những thi phẩm theo kiểu "Triết học Hiện Sinh" vậy anh?

- Có lẽ là bởi thời cuộc và sự ra đi đột ngột của người thân.

Kiều Xuân khẽ "À" một tiếng.

Chiếc xe "Range Rover - Sport"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net