Hồi Hai Mươi Ba: Như nhành mai nở rộ trong tuyết sương (a)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Để tránh làm cho cả nhà thức giấc, Trần Cảnh Chiêu rỉ tai bảo Đặng Xương Tuyết theo mình ra sau hè nói chuyện. Bà nội của viên pháp y thường tụng kinh gõ mõ vào giờ này hằng ngày, do đó mà anh ta sợ nội mình vô tình nghe thấy tiếng bấc tiếng chì rồi sinh lòng buồn bã.

Mảnh vườn sau hè rộng như sân banh. Mương nước được bồi đắp có đến hàng chục cái, mỗi cái sâu chừng hơn nửa thước, do nhà có trẻ nhỏ nên không dám đào quá sâu. Ngoài dành ra mấy khoảnh đất trồng các loại cây ăn trái khác loại, nhà họ Trần còn chia liếp trồng các loại nông sản và chia luống trồng hoa bán dịp lễ, Tết. Trong vườn lắp những cây đèn điện có gắn tấm pin Mặt Trời nên không sợ tốn tiền điện, cứ hễ trời chập tối là chúng tự động thắp sáng.

Trần Cảnh Chiêu trỏ tay về phía căn nhà mát nằm sau luống hoa cúc vàng. Căn nhà không có vách, bốn bề gió thổi lồng lộng; hàng cột chịu lực và nâng đỡ mái nhà đổ bê-tông rất cứng chắc, mỗi cây cột đều được chạm thạch cao tinh xảo. Trong nhà có đặt một bộ bàn ghế đẽo từ cây gỗ sang quý, chỗ ngồi đủ cho mười hai người. Những chò hoa treo dọc trên mép trần trông hết sức tươi tắn và vui mắt.

Hai người đều chọn chỗ ngồi có lưng tựa để đỡ đau lưng. Chủ nhà không muốn bật đèn điện, khách cũng chẳng ý kiến ý cò, nên cả hai chấp nhận ngồi chuyện trò trong không gian tù mù, tăm tối. Mấy ngọn đèn vườn ở xa nên không đủ để chiếu sáng bên trong căn nhà mát.

- Tôi tình cờ gặp anh trong lúc lên Sài Gòn xem đám sinh viên biểu tình. Bản nhạc "Áo lụa Hà Đông" hãy vừa kết thúc.

- Vì bà ta được vua Bảo Đại sủng ái rất nhiều nên tôi thích gọi bà ta là "thứ phi không chính thức", chứ trên chính sử, bà ta chỉ là người yêu của vua mà thôi.

Không đợi Trần Cảnh Chiêu góp ý kiến, Đặng Xương Tuyết đã bồi thêm:

- Theo quan điểm nông cạn của tôi, có lẽ vì xuất thân của mình mà bà ta không được sắc phong làm thứ phi.

- Rồi, tạm gác chủ đề "Đoạn kết những chuyện tình" nha nhạc sĩ Tâm Anh?

- Rồi, muốn hỏi gì thì hỏi đi. 

- Anh thấy thầy Việt sao?

- Hỏi gì mà giống ba má kén chồng, kén vợ cho con quá vậy?

- Trả lời.

- Biết sao mà trả lời hả cha? Giống như anh gặp một người thân thiện trên phố, anh có cảm tình trong phút chốc vì sự niềm nở của người ta, rồi... hết. Chứ đâu có quen biết sâu sắc đến độ hễ nhắc tới là có thể tuôn một lèo về sở thích hay tính cách của người ta được. Còn nếu họ khiến tôi bực mình, câu trả lời chắc chắn sẽ mất đi tính chất khách quan vì tôi sẽ toàn bươi móc chuyện cũ để nói xấu họ.

- Anh có từng học Luật không? Tôi đang bị anh thuyết phục để lèo lái chủ đề đấy. Và anh bắt đầu khiến tôi nghi ngờ tất cả các lời trần thuật của những nhân chứng đã làm việc trước đây.

- Tôi không thích đi cãi lộn mướn cho những kẻ bất nhân thất đức, nên tôi không muốn học Luật.

Đặng Xương Tuyết mời Trần Cảnh Chiêu một điếu thuốc, song anh chàng pháp y lắc đầu từ chối. Thấy anh ta không hút thuốc, anh cũng chẳng muốn hút. Gói thuốc lại yên vị nơi túi áo sứt chỉ. 

Tưởng anh ta vì mình mà ngại không hút thuốc, nên Trần Cảnh Chiêu nói cứ tự nhiên. Đặng Xương Tuyết thấp giọng cảm ơn, rồi châm thuốc hút.

- Gió sông mát quá... 

- Ra biển chơi hôn? Bạc Liêu có bãi biển đẹp dữ lắm.

- Gành Hào à? "Đêm Gành Hào nhớ điệu hoài lang", một sáng tác của ông nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển.

- Vụ mất tích của thầy Việt anh thấy sao?

- Ngày nào trên Đất Nước này mà không có những vụ mất tích bí ẩn, không vì lý do bị giết, thì cũng là vì lánh nạn do dám đứng lên tố cáo bất công trong xã hội và chính quyền. Một số bị bắt bỏ tù oan, một số đi biển mãi mãi không về,... 

Đặng Xương Tuyết rít một hơi thuốc lá, rồi ngoảnh mặt sang hướng khác phả khói. Đâu đó vọng lại tiếng kêu của con cú đêm lẻ bầy, lẻ bạn, âm thanh nghe buồn não hết ruột gan. Rồi bỗng cất giọng chua xót:

- Tự nhiên đi đòi công lý cho một người ở tận đẩu tận đâu, trong khi ngư dân mình bị giặc Tàu chèn ép và sát hại trên biển Đông thì cái đám người đó không dám phản ứng. Phải chi bọn họ làm hai chuyện cùng một lúc thì tôi không nói, đằng này chỉ chăm chăm lo cho người khác nước. Đặc điểm chung của những kẻ đó là chuyên môn chụp mũ những ai khen ngợi văn hóa phương Tây là "me Tây me Mỹ", nhưng lại đích thân "đi ăn cơm nhà rồi vác tù và hàng tổng", suốt ngày cứ than khóc cho người gặp bất công bên ngoại quốc, song lại câm miệng với những tệ nạn và chuyện tiêu cực ngay chính trên Quê Hương mình vì sợ bị gặp phiền phức và bỏ tù.

- Điển hình như mấy cái vụ án oan á. Ngồi đó mà lo phân tích sự sai lầm, quan liêu và tắc trách trong hệ thống lập pháp bên Nhật, bên Hàn, còn bên mình thì im phăng phắc. Ai oan kệ ai, chỉ cần đi làm kiếm tiền để mua đồ chụp ảnh đăng trên mạng xã hội và lo hôm nay ăn gì là đủ. 

- Những kẻ chụp mũ "Phản động" không khác gì mấy đứa con nít hư, bởi mấy đứa con nít hư mỗi bận nghe cha mẹ nói trái ý mình thì liền chụp mũ "Cha mẹ không thương con", chứ chẳng biết tranh biện gì sất.

Trần Cảnh Chiêu cúi xuống nhặt cuộn báo mà ba mình bỏ quên lên xem, tai thì lắng nghe gã văn sĩ điên nói:

- Tôi mà thấy bình luận có những chữ như sau: "Láo", "Xàm", "Phản động",... thì tôi xin phép gọi người viết ra bình luận ấy là bị kém trí tuệ. Nói để cho tâm phục khẩu phục, tôi thường đi tới các nhà thương để viết phóng sự, và rất nhiều lần chứng kiến những bệnh nhân bị Down nặng chỉ biết kêu ú ớ những tiếng vô nghĩa mỗi khi cần nhờ giúp đỡ hay biểu đạt tâm tình. Thì cái đám chụp mũ cũng vậy thôi, ngoài suốt đời kêu ú ớ mấy tiếng tôi liệt kê ra, họ đâu có khả năng tranh biện hay đưa ra một cái lý lẽ nào đáng giá để người khác phải khen ngợi hay xứng đáng để lưu tâm. Còn nữa, nếu họ xưng "Tao" với tôi, tôi sẽ miễn tiếp, miễn trả lời; ngay từ đầu đã không tôn trọng tôi, thì cũng đừng mong tôi tôn trọng lại.

- Vậy tranh biện thế nào mới đúng cách?

- Bây giờ lấy ví dụ về việc tranh biện: Tôi nói dân Do Thái học giỏi toàn diện, bỗng dưng anh từ đâu xộc vào nói: "Nó giàu nhưng mà bất nhân lắm." Ủa? Tôi đâu có nhắc tới nhân cách hay kinh tế đâu mà anh đưa ra một câu nhận xét đâm bang vậy? Đáng lý ra, để bẻ gãy luận điểm của tôi, anh nên nói là: "Tuy biết nhiều thứ tiếng, nhưng họ phát âm ngoại ngữ chưa chuẩn xác lắm. Chính bởi vì lẽ đó mà họ không phải thuộc dạng giỏi toàn diện." Tôi nói về học vấn thì anh phải phản bác lại bằng luận điểm học vấn. Tôi nói về kinh tế thì anh phải phản bác lại bằng luận điểm kinh tế. Đó mới gọi là tranh biện đúng cách. 

- Thay vì dạy "Tôn sùng", đáng lý học sinh - sinh viên Nước ta nên được dạy cách tranh biện văn minh. Có như thế thì Đất Nước mới làm đúng theo mẫu câu "Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh" của cụ Phan Châu Trinh. Ý của anh là như vậy phải không?

Đặng Xương Tuyết gật đầu. Đoạn nói:

- Thêm một ví dụ nữa: Có nhiều người khen quân phục đẹp, có kẻ tự nhiên không lại đánh giá cách chiến đấu. Vốn dĩ đã ghét thì thế nào cũng phải kiếm chuyện nói cho bằng được, nó hoàn toàn khác với đánh giá một cách khách quan và trung thực. Tỷ dụ như nói về quân phục, thì anh phải nêu được lý do tại sao bộ quân phục ấy không đẹp, như hoa văn ra sao, màu sắc thế nào thì người đưa ra cảm nghĩ mới lắng nghe ý kiến của anh. Đằng này anh không kiếm được chỗ nào để chê, thế là anh "đá giò lái" sang chuyện khác để móc mỉa, chẳng khác nào anh thừa nhận mình bị đuối lý nên phải kiếm chuyện khác gỡ gạc lại. Anh xem mình có giống một đứa trẻ nói cho đã cái nư không?

- Anh mà làm luật sư, chắc bọn tôi mệt lắm đấy! - Trần Cảnh Chiêu cười méo xệch miệng, nhưng ánh mắt lại ngời vẻ trìu mến. Rồi giục Đặng Xương Tuyết theo mình ra Gành Hào ngắm biển.

Từ nhà Trần Cảnh Chiêu tới bãi biển Gành Hào mất gần một tiếng đồng hồ, do anh ta chạy xe chậm rì nên mới lâu lắc nhường thế.

- Anh định thi "xe máy chậm" hay sao mà chạy cà rề cà rà vậy? - Đặng Xương Tuyết dở khóc dở cười. Tra xong mục Bản đồ trên Google về quãng đường từ nhà viên pháp y đến đây, mặt anh nhăn còn hơn trái táo Tàu. - Bộ tính tái diễn cảnh Chí Phèo - Thị Nở gặp nhau à?

- Chừng nào tôi dẫn anh ra lò gạch thì anh mới nên sợ. - Nói đoạn, Trần Cảnh Chiêu cởi nón bảo hiểm, rồi kêu gã ký giả "di giá" xuống xe. 

Trần Cảnh Chiêu dắt xe, Đặng Xương Tuyết đi kế bên cạnh. Nhớ tới việc mình chạy lòng vòng mà khiến gã trai ấy liên tưởng tới chuyện mấy tay đểu cáng chở người yêu đi kiếm khách sạn, chàng pháp y lại cười tủm tỉm.

Ông chú bảo vệ đương nghe tình khúc "Ai đưa em về" qua phần trình bày của ca sĩ Elvis Phương. Cậu nhỏ trực chung đã đi mua bánh mì cho hai người ăn lót dạ.

Bài hát "Ai đưa em về" của cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 dựa trên một câu chuyện đau thương có thật, kể về một nàng vũ nữ yêu một chàng sinh viên Y Khoa nghèo nàn nên đã không ngại tuổi nhục lấy thân mua vui cho người đời để nuôi chàng ăn học tới lúc tốt nghiệp. Trớ trêu thay, khi đã công thành danh toại, chàng đã tàn nhẫn bỏ rơi nàng để đến với một cô gái khác. Vốn là một nhạc công trong vũ trường nàng đương làm việc, và đồng thời là bạn của gã Sở Khanh ấy, cụ đã xúc động sáng tác ra nhạc phẩm này sau khi chứng kiến nàng lầm lũi rời khỏi vũ trường trong màn đêm thăm thẳm sương rơi, lạnh lẽo. Cụ nói thêm rằng, ngoài lý do trên, mục đích viết ra tình khúc này là nhằm thay mặt bạn mình gửi tới nàng một lời xin lỗi.

"... Đêm mai ai đưa em về?

Mình em trên hè phố vắng

Đêm mai không ai đưa về

Mắt em lệ ướt long lanh..."

Bãi giữ xe nằm dưới tầng hầm thương xá; phí gửi xe tính theo tiếng, mỗi tiếng một đồng, nếu gửi trọn ngày sẽ được bớt bốn đồng. Trần Cảnh Chiêu đăng ký gửi xe bốn tiếng; anh ta mua ở máy bán vé tự động cạnh bốt trực, rồi trình cho nhân viên bảo vệ, sau đó mới dắt xe vào bãi.

Thương xá về khuya buồn tênh như màu nắng thu. Cũng may có mấy xe bán hàng rong câu đèn sáng choang đậu trên vỉa hè trước mặt tiền thương xá làm không gian đỡ quạnh vắng một chút. Hai người ngó qua không thấy có món nào hạp miệng, nên nhìn nhau cười trừ rồi sóng bước ra ngoài bãi biển.

Đứng trước sóng nước Gành Hào, Trần Cảnh Chiêu tức cảnh cảm thán:

- Tự dưng tôi nhớ bài hát "Đêm chôn dầu vượt biển" của nhạc sĩ Châu Đình An. Facebook của ông ấy là "Chau Dinh An"... Anh thích sưu tầm Facebook của nhạc sĩ nhạc Vàng không?

- Không. Đôi khi tình cờ đọc được bài viết của họ thì vào xem chơi cho biết trang cá nhân ra sao mà thôi. Đại đa số nhạc sĩ rất hay chữ, nói năng bặt thiệp, có đầu có đuôi chứ không xấc bấc xang bang như một số ông nhạc sĩ tự phong thời nay; và đặc biệt là hiếm khi nào tôi thấy họ sử dụng những câu từ tục tĩu hay "không sạch sẽ", kể cả khi chủ đề mà họ đương nói đến là về người, về thứ và về vật mà họ ghét.

Trần Cảnh Chiêu gật đầu.

- Tôi tôn trọng quan điểm Chính Trị của mọi người, nên mỗi khi nhắc đến tên người nào, tôi thường chỉ giới thiệu về học vấn và thành tích họ đạt được trong sự nghiệp. Còn việc họ muốn theo ai thì tôi không bận tâm. Chỉ có điều, nếu sau này họ "trở cờ", kể từ giây phút đó trở đi, tôi sẽ không bao giờ đặt lòng tin ở họ quá năm mươi phần trăm; hễ thấy bên nào không trục lợi được rồi lật mặt thì thứ dòng đó không xứng đáng được tôi tin tưởng, dù rằng tôi vẫn tôn trọng và sử dụng kính ngữ đối với họ. 

Trần Cảnh Chiêu ngước mắt nhìn chòm sao Bò Cạp rực sáng trên bầu trời. Anh nhường phần phát biểu lại cho người bạn mới quen.

- Anh biết không? Những kẻ hiểu biết mà cố tình định hướng dư luận để bảo vệ chế độ cầm quyền sẽ muôn đời là tội đồ dân tộc. Tôi không thể nào sống như chúng, nên tôi chọn con đường này mà đi. Tôi không thích nói huỵch toẹt, ai muốn tìm hiểu thì tự suy luận. Tôi giao cho bạn đọc tấm bản đồ ghi chú rất rõ ràng. Họ tin thì họ đi theo hướng dẫn. Họ không tin thì thôi.

Sẵn đang vui miệng, Đặng Xương Tuyết chợt kể lại chuyện bi-hài kịch trong khu xóm mà mình từng sống với em gái cho Trần Cảnh Chiêu nghe:

- Có một bà mệnh phụ phu nhân ở cùng xóm với tôi bị nói là "cắm" cho đức ông chồng mấy trăm cái sừng, nhưng tới chừng chồng con bị tai nạn chết, bà lại thủ tiết thờ chồng vọng con tới mãn kiếp, không hề thừa nước đục thả câu mà phóng túng dâm loạn như lời đồn thổi. Còn gia đình kẻ phao tin thì thật trớ trêu, hôm làm đám giỗ của hắn, quan khách thi nhau cười vào trong mặt tang gia, bởi lẽ thằng con giống hệt ông bạn thiết của hắn, còn con của ông bạn thiết lại giống hắn như lột. Ha... Trời trả báo! Vu khống, hạ nhục danh dự một liệt nữ, đến chết mới biết mình sống kiếp quạ nuôi tu hú.

- Tôi nghĩ không phải đợi đến chết mới biết đâu, mà là nhục quá nên hai thằng khốn đó mới phải ngậm tăm coi như không có chuyện gì. Đi vu khống cho vợ người ta, ai dè đâu những điều ấy vận hết vào người vợ mình. -Trần Cảnh Chiêu bật cười. Nhưng đôi mắt lại nhòa lệ. Tự dưng anh nhớ tới hai câu thơ của cụ Tản Đà: "Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn. Cho nên quân nó dễ làm quan." 

Mỗi đêm thanh vắng trên bãi biển đều hàm chứa không biết bao nhiêu tâm sự của người đời. Cát mịn vỗ về những gót chân lữ thứ lạc lối trên con đường đời lắm bi ai. Sóng biển vọng vào tai những lời ca xa xăm, lạ lẫm.

Vệ Minh cùng mấy đứa nhỏ, Uông Trác và Cổ Tường Quang xuống Bạc Liêu nghỉ hè. Đêm hôm lạ chỗ không ngủ được, cậu bèn tản bộ ra ngoài mé biển nghe sóng vỗ và ngắm sao rơi. Chiếc máy nghe nhạc Ipop cũ kỹ này đã theo chân cậu suốt mười năm qua. Tuy nó đã lỗi thời, song cậu vẫn yêu thích nó như xưa, bởi lẽ đó là món quà đầu tiên mà người thương mua tặng cậu.

Đi mãi cũng chùn chân, Vệ Minh ghé vào một quán nhậu gần đó gọi một chai bia Sài Gòn và một dĩa mực nướng ăn lót dạ.

Bên tai Vệ Minh vẳng đến giai điệu của bản nhạc "Sóng nước Thượng Hải" do ca sĩ Bích Hà trình bày, đây là một trong những lời Việt của nhạc phẩm "Máu nhuộm bến Thượng Hải", và rất hiếm người biết tới.

"Biển lớn chập chùng 

Lòng ta như sóng mênh mang về mãi đâu

Ôi con sóng xô mãi hoài

Cuộc đời ta cũng như con thuyền không bờ..."

Con trai chủ quán dọn lên một mâm ốc mười món và một cái lẩu cá chẽm nấu kiểu Thái, kèm theo một chai bia, một cái ly cối và một cái xô nước đá, đoạn thân thiện hỏi sao quý khách ngồi đây có mình ên vậy cà. Cậu vừa cười vừa đáp rằng muốn yên tĩnh nên mới đây ra mình ên.

Đang gắp đá viên vào ly cối, chợt có bàn tay ai đó bịt mắt Vệ Minh. Cậu nhếch miệng cười, rồi hỏi:

- Về hồi nào?

- Tôi từ phi trường về không thấy "người dấu yêu ơi" nên vội hỏi người làm cưng đang ở đâu để mà tìm tới.

- Đi bằng trực thăng hay tên lửa mà tới đây lẹ vậy?

- Đi nhờ trực thăng của một ông tướng bên Không Quân. Đó! Chiếc đang tuần tra trên bầu trời gần chòm sao Đại Hùng đó...

Sống với một người không biết đùa đôi khi cũng khổ.

Một ông bác say mèm nghe chẳng rõ đầu cua tai nheo chi sất, mà vẫn lên tiếng bình phẩm với hai người:

- Ngân khố Quốc Gia đương nhiên phải dành để sắm sửa vũ khí quân sự, phát triển kinh tế Đất Nước, bồi đắp nền Khoa Giáo nước nhà và phục vụ đời sống toàn dân chớ. Chớ hổng lẽ là dùng cho việc xây tượng đài và ba cái công trình tào lao âm binh vô bổ?

Hai người nhìn ông bác đã say mèm mà cười vang. Không hẹn mà gặp, hai vợ chồng đồng thanh mời bác một dĩa mồi nhậu. Bác trai không khách sáo, bèn cười tươi đáp rằng mình muốn ăn sụn gà nướng muối ớt. Đôi vợ chồng tự nhiên cảm mến bác, nên đãi thêm một dĩa tôm nướng sa-tế nữa.

Cái năm ấy, Vệ Minh chọn bài "Ba ơi, Mẹ ơi" của Vương Dung để làm nhạc chuông. Và trước ngày tự sát, cậu đã cài bản "Similar Love - Dalm Eun Sarang" của Seo Jin Young để gửi thông điệp tới An Kỳ. Và anh đã gửi lại ca khúc "Fate - Why" của Bi Rain để tỏ rõ lòng mình. Anh không phải là người theo chủ nghĩa yêu đương sến súa phi thực tế, bởi vì cậu mà anh phải khoác lên mình chiếc áo sặc sỡ chói mắt ấy. Có lẽ, ta sẽ chấp nhận điên trong tình yêu, nếu có ai đó xứng đáng để ta điên theo và điên chung trọn kiếp.

Thấy Vệ Minh tròn hơn một chút, An Kỳ mừng đến nỗi chảy nước mắt, song anh cố giấu đều ấy bằng cách than rằng mùi sa-tế nồng quá. Không thấu được tình ý của người thương, nên cậu thở dài một tiếng, rồi rút giấy ăn và lau nước mắt cho anh.

Để lại cho cậu nhân viên vài chục đồng tiền "boa", đôi vợ chồng trẻ dắt nhau ra bãi biển Gành Hào ngắm trời trăng mây nước. Chỗ này bán ăn rất ngon mà giá lại rất "dễ chịu", tiếc là họ kinh doanh theo loại hình quán nhậu nên hai người không thể đem sắp nhỏ tới ăn. 

Bản nhạc "Coco Jambo" của nhóm nhạc Disco Mr. President phát ra từ một quầy bán cháo đêm vang lên trên bãi biển đầy sao, lộng gió như thể cuốn linh hồn đôi tình nhân về cõi uyên nguyên. 

Thấy chung quanh lặng ngắt như tờ, khách du lịch và cư dân ở cách họ khá xa, hai người bèn nắm lấy tay nhau, rồi dần dần nép sát vào nhau, lắng nghe nhịp đập của mình và người thương hòa lẫn vào tiếng sóng biển Đông rạt rào. Chòm sao Đại Hùng chúc đầu xuống mặt biển tối mịt. Vầng trăng nghiêng mình trên một góc trời Tây - Nam. Hàng phi lao lắc lư trong làn gió biển mặn mòi hương muối như đang khiêu vũ. Chỉ còn hơn hai tiếng nữa là rạng đông.

Tới thời của tổng thống Miêu Trác Lệ, bà đã cho quy hoạch lại nơi đây, bằng cách xây dựng khu du lịch sầm uất, trồng thêm cây xanh ngăn bão, và đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho ngư dân như vay vốn không tính lãi, đóng và sửa chữa tàu, thuyền miễn phí, cấp học bổng cho con cháu của họ,... Không những thế,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net