Hồi Hai Mươi Bảy: Thời Xuân (a)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Nếu nó thực sự là "Tướng", nó sẽ không bao giờ để cho các con cờ khác nắm đầu quay mòng mòng đâu. Cho nên con thích gọi nó là "Vua", vua bù nhìn.

Lạc Tương Giang tiến Pháo sang phải hai bước, con Pháo của cụ đang chực ăn con Xe của Hác Đăng Khánh. 

Chú dời Xe, cho nó núp sau lưng con Mã. "Thí Ngựa, giữ Xe", đó là kế của chú. 

- Không nên thí con nào hết. - Nói đoạn, cụ đưa mắt nhìn Jacqueline. - Thôi đánh tới đây thôi. Tối nay về đánh tiếp.

Bữa nay Hác Đăng Khánh có một cuộc hội đàm với nhân dân ở quán cà-phê "Sóng Nhạc". Chủ quán thuộc phe Cánh Tả, tức là "đồng minh" của chú; vả chăng, cả chủ và nhân viên trong quán hết thảy là Vệ binh Quốc gia nên sẽ giữ an ninh tốt hơn tổ chức ở nơi khác, mà không có vẻ ra oai, uy quyền như đưa lính đương nhiệm vào canh gác. Chú cũng chưa có muốn chết đâu. 

Trong lúc chú và đoàn tùy tùng chạy tới điểm hẹn, thì ngay lúc này đây, anh chủ quán đang kể cho người khách ký giả nghe cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đặng Thế Phong:

- "Đêm Thu" là tác phẩm đầu tiên được ông sáng tác trong lúc tham gia hội cắm trại của học sinh Hà Nội, kế đến là "Con thuyền không bến" với chất liệu dựa trên mối tình của ông và cô Tuyết - Oan nghiệt thay khi nó dự báo đúng số phận duyên kiếp của hai người, và sau rốt là "Giọt mưa Thu - Vạn cổ sầu" ra đời trong lúc ông nằm một mình trong phòng bệnh và ngắm mưa rơi rả rích - Nhạc sĩ Bùi Công Kỳ tự nhận mình soạn lời, còn phần nhạc là của nhạc sĩ Đặng Thế Phong; nhưng nhạc sĩ Phạm Duy tỏ thái độ nghi ngờ với phát ngôn trên của cụ Kỳ, chắc hẳn là do lời nhạc mà cụ Kỳ hay viết trước đây với bài hát này không đồng điệu nhau, và thêm một chi tiết nữa là tại sao cụ Kỳ lại đứng ra nhận mình là đồng tác giả của nhạc phẩm này sau khi ông Phong đã mất, chứ không phân rõ Thực - Hư trong lúc ông Phong hãy còn sinh thời.

Đặng Xương Tuyết ra hiệu mời anh bạn cùng họ nói tiếp. 

- Tôi mời anh nghe thử bài "Bắc Đẩu" của ca - nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh... Nhạc phẩm viết về người bạn đã tử trận của bác, ông ấy mang tên Nguyễn Ngọc Bích.

- Ai hát vậy?

- Lâm Nhật Tiến và Nguyễn Hồng Nhung... Có cả đoạn phim bác Thanh kể về hoàn cảnh sáng tác ca khúc và giới thiệu tính danh bạn mình. 

Đặng Xương Tuyết bình phẩm:

- Rất khó để sáng tác nhạc về lính, nhất là thể loại phân ưu cho những người nẳm xuống. Nhạc sĩ Trần Duy Đức có một bài hát dành tặng cho các chiến hữu rất hay, mang tên "Anh đã ngủ yên trên Quê Hương", tựa đề nhạc phẩm do ca sĩ Khánh Ly gợi ý. 

- Nhiều người viện cớ thời bình nên không có cảm hứng sáng tác nhạc về lính, chứ tôi thấy, nếu anh thương yêu ai đó thật lòng, anh sẽ có thể viết đề tài ấy đến chết mới thôi. Điển hình là các vị Linh mục và Mục sư sáng tác Thánh Ca rất hay. Tôi cũng muốn ủng hộ nhạc Trẻ lắm, nhưng tôi không ưa thể loại nhạc chạy theo phong trào, chạy theo thời thế... 

- Đọc lại những gì mà nhỏ em viết, tôi thực sự rất muốn viết lại hết...

- Không, đừng nên sửa, một thời vụng dại nhưng là một thời đáng quý. Sau này già rồi đọc lại rất hay...

- Tôi muốn mời anh dự đám giỗ của nó. - Đặng Xương Tuyết đưa tấm thiệp cho anh chủ quán. Gọi là tấm thiệp cho đúng "chức năng", kỳ thật đó chỉ là tờ giấy in địa chỉ và bản đồ hướng dẫn tới nơi mà anh tạm thời cư ngụ.

Đặng Thừa Tân trịnh trọng cất tấm thiệp mời vào trong ngăn tủ Thần Tài - Ông Địa. 

- Có hai nhạc sĩ Tuấn Khanh: Một già và một trẻ. Tôi thường nghe nhạc phẩm của nhạc sĩ Tuấn Khanh lớn tuổi, tiêu biểu như "Chiếc lá cuối cùng", "Hoa soan bên thềm cũ", "Mùa Xuân đầu tiên", "Mộng đêm Xuân",...

- Thế hệ bây giờ dễ bị lầm lẫn giữa cụ Tuấn Khanh sinh năm 33 và ông Tuấn Khanh sinh năm 68.

Đặng Thừa Tân mời anh khách cùng họ nghe thử bản nhạc "Nhạt nhòa" của cụ Tuấn Khanh, người trình bày là bác Sĩ Phú:

"Chiều về quạnh hiu

Từ biệt người yêu 

Muốn nói thật nhiều

Muốn khóc một chiều 

Sao vẫn ngại ngùng

Lệ bỗng rưng rưng

Tình bỗng quay lưng trong chiều hấp hối..."

- Cụ Anh Ngọc và anh Trần Thái Hòa hát bài này nghe cũng ưng lắm. 

Hác Đăng Khánh và đoàn tùy tùng đến đúng giờ hẹn. Bây giờ là mười giờ rưỡi sáng, ngày Chúa Nhật nắng nhạt, mây đầy. Trong quán đang phát bản nhạc "Mùa Xuân gửi em" do Ngọc Lan trình bày.

Jacqueline lăng xăng lo chuẩn bị và bố trí ghế ngồi, micro cho tổng thống Khánh. Sau giờ phỏng vấn, nếu có thể, hai chú cháu và cố vấn Giang sẽ cùng đi ăn trưa.

Đặng Xương Tuyết ngồi rúc mình trong một góc quán nước ghi ghi chép chép. Thỉnh thoảng, lại ngừng bút, để chụp một vài pose ảnh làm hình minh họa cho bài viết thêm sinh động. Anh không tham dự vào màn Hỏi - Đáp, một phần vì trong người đang mệt, phần vì cho rằng không muốn "phá vỡ" kịch bản mà các bên đã biên soạn trước.

Tiếc là gã văn sĩ điên đã hiểu lầm tổng thống Khánh. Ông chú không hề lên kịch bản hay sắp xếp người đứng ra Hỏi - Đáp với mình, mà là để mọi thứ "thuận theo tự nhiên". 

- Sao người mà thầy biểu con gặp không đứng lên hỏi gì hết vậy?

Lạc Tương Giang cau mày nhìn theo bóng lưng cậu ký giả, cụ khuyên học trò ra về, còn mình thì bước tới níu lấy người thanh niên mà mình cảm mến.

- Cụ?

- Tôi mời cậu đi ăn trưa được không?

- Dạ được.

- Nhà cậu ở đâu? Chúng ta mua về ăn cho nó tiện...

Hai cụ cháu ghé quán Minh Hương mua mỗi người một hộp cơm gà xối mỡ và một phần dồi trường xào hành, hẹ; thấy nhỏ bán nước mía bán ế quá, nên hai người mua ủng hộ nó hai ly cỡ lớn.

Địa chỉ mà cậu ký giả đưa không trùng khớp với địa chỉ mà cố vấn Giang đã điều tra trước đó. Ông cười cười hỏi:

- Ủa? Chuyển nhà hồi nào vậy cậu?

- Dạ, nhờ Trời thương nên tự nhiên có người rủ con về thuê chung nhà.

Lạc Tương Giang ngắm nghía căn nhà cấp Bốn hoài cổ một đỗi, rồi tấm tắc khen nhà xây thật khéo, kiểu dáng ai vẽ mà vừa sang vừa bảo tồn được nền phong hóa Nước nhà. 

Đặng Xương Tuyết mời cụ ông ra sau vườn thưởng hương mai. Chủ nhà sợ ba người lén chặt cây đem đi bán nên cứ cách dăm hôm là lại tới coi chừng. Bông mai cánh kép vàng rực đến chói mắt, bầy ong mật lởn vởn xung quanh hòng tìm mật ngọt nhiều không sao kể xiết. Hương thơm nhuộm ngọt mảnh sân sau rộng rãi.

- Câu nói "Không thành công thì cũng thành nhân" là của nhà ái Quốc Nguyễn Thái Học. Thuở Quốc Dân đảng còn tồn tại, nhạc hiệu của các cụ là bài "Việt Nam - Minh Châu trời Đông" do nhạc sĩ Hùng Lân sáng tác. 

Rồi cố vấn Giang cao hứng hát:

"Việt Nam, Minh Châu trời Đông

Việt Nam, Nước thiêng Tiên - Rồng

Non sông như gấm hoa uy linh một phương

Xây vinh quang sáng trưng bên Thái Bình Dương

Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi

Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời

Máu ai còn vương cỏ hoa

Giục đem tấm thân trải với sơn hà

Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước

Hy sinh xương máu mong báo đền ơn Nước

"Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam

Thề trọn đời trung thành với sơn hà Nước Nam..."" 

Sẵn có bộ bàn ghế bằng đá hoa cương, Lạc Tương Giang biểu Đặng Xương Tuyết ngồi ăn ở đây. Hai cụ cháu vừa ăn vừa bàn luận đủ chuyện trên trời dưới Đất. 

- Một lũ mồ cha không khóc, đi khóc cái tổ mối. Ngồi đó lo luật pháp Đại Hàn không minh bạch, vô gia cư bên Hoa Kỳ,... Chắc mấy đứa khóc mướn thương vay đó không biết tiếng Việt nên dầu thấy hàng loạt bài báo viết về án oan, chết trong trại giam, tranh chấp đất đai,... cũng coi như chưa thấy gì...

Bên nhà hàng xóm, cụ thể là nhà bạn của cụ Nhà Cấp Bốn và cụ Nhà Lầu, đương phát bản nhạc "Tình tự mùa Xuân" do nhạc sĩ Từ Công Phụng sáng tác và trình bày. Cụ viết bài hát để dành tặng người vợ Kim Ái vào mùa Xuân năm 80 ở hải ngoại. Đặng Xương Tuyết thường nghe Nguyên Khanh, Thanh Hà, Tuấn Ngọc hát nhạc phẩm này. Đây là lần đầu tiên anh nghe chính tác giả ca.

- Tự nhiên đánh giá hệ thống chính trị, pháp luật, an sinh xã hội,... của nước người ta thông qua phim ảnh, tiểu thuyết, truyện tranh. Đương nhiên nếu nhân vật chính là dân thường thì tác giả phải xây dựng hình tượng cảnh sát bất tài, nền tư pháp bất chính, phân biệt giai cấp xã hội thật rõ rệt,... để nhân vật chính mới có đất dụng võ. Chứ còn êm đềm, yên ả thì đâu có tình tiết dẫn dắt để nhân vật chính "bùng nổ" và phát triển nội dung chứ?

- Con còn nhớ năm con học lớp Bảy, con có một nhỏ bạn tên Huệ có tài chép tranh rất khéo. Nhỏ ham vẽ lắm, nhưng ngặt nỗi vì gia đình không mấy khá giả nên chỉ có thể học vẽ thông qua cách chép tranh của người khác. Người ta vẽ sao thì nhỏ chép lại y hệt vậy, duy vì học mót nên nhỏ không biết vẽ tỷ lệ cơ thể cho chính xác, thành thử ra tranh tự vẽ người rất xấu và vụng về. Nhỏ từng tâm sự với con rằng, muốn theo đuổi ngành Hội Họa, nhưng ba má tính bắt nhỏ học tới năm lớp Chín thì nghỉ để đi làm công nhân đặng đỡ đần cuộc sống với gia đình... Mỗi lần ngồi nhớ về nhỏ, nhớ về đôi bàn tay tài hoa đó không thể đi theo ngành Hội Họa, tự nhiên con lại cảm thấy chua xót. Con thấy bất công trước mắt rồi, không cần phải đi tìm ở đâu nữa.

- Ủa ai ghé chơi vậy Tuyết?

Thời may cụ và hai người điều tra viên chưa từng gặp mặt, nên hai đàng đối đãi nhau không bị khó xử hay ngượng ngập. 

Mạnh Cường vừa thò đầu ra dòm chừng, vừa lẹ làng mặc cái quần dài.

- Đây là anh Cường, một trong hai người thuê nhà chung với con.

- Dạ, thưa cụ. 

Lạc Tương Giang đưa cho điều tra viên tên Cường một cái phong bao lì xì đỏ thắm, rồi biểu hắn vô kêu người còn lại ra đây để ông lì xì lấy hên đầu năm.

Tào Việt Bân đang chơi Angry Birds với một người bạn trên Facebook. Dĩ nhiên, tài khoản này là "ảo", còn tài khoản chính cậu chỉ cho những người thân tín và đồng nghiệp biết. 

- Dạ, con cảm ơn cụ. Năm mới con xin chúc cụ phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

- Chà, hình như cậu không phải là người Việt? Con lai hay người nước khác?

- Dạ, con là người Đại Hàn. 

...

- Đ* má thằng nào bắn chim tao.

Trước ánh mắt khó hiểu của thằng bạn Sài Gòn, Nguyễn Chí Công giải thích:

- Sáng giờ nó chơi thua quá sảng rồi.

Thường Khán Bình gõ ngón trỏ trên mặt bàn làm việc:

- Cái mặt mày nhìn y chang con "Angry Bird".

Lê Đức Hoàng vẫn mải mê chơi điện tử.

Cực chẳng đã, anh chàng Thần Kinh phải lôi hắn ra khỏi ghế, rồi kéo xềnh xệch vô phòng ngủ:

- Đi gặp bà ấy thôi.

Nha sĩ khuyên Lê Đức Hoàng nên ăn uống kỹ lưỡng để tránh gây tổn thương khớp cắn và răng, nướu. Hắn còn phải đeo "cái gông" này ít nhất một năm nữa. Bữa nay đóng giả thầy Dự nên phải tháo ra, hắn "vui" tới mỗi mặt bí xị như ai ăn hết của.

Chiếc xe Mitsubishi đã được sửa chữa và tân trang xong. Do đụng xe khá mạnh, vô-lăng bị quẹo nên phải chỉnh lại, nhờ ơn anh Dũng mà không bị tốn thêm tiền.

Lê Đức Hoàng càu nhàu:

- Kiếm đứa nào tuổi tốt lái xe đi. 

Tống Ngạn nhéo lỗ tai thằng bạn Thất Sơn:

- Mấy đứa mình bằng tuổi nhau thì kiếm đâu ra tuổi tốt, tuổi đẹp để lái xe?

Thường Khán Bình nhếch miệng cười:

- Trong đây có hai thằng có bằng lái, và có hai thằng rớt bằng lái riết thiếu điều làm sui với mấy ông chấm thi luôn. Giờ hai thằng đậu xin mời hai thằng rớt lên đây lái xe.

- Thôi, tao hổng lái. Thằng Hoàng nó xúi thì nó lái đi. 

- Mày có uống lộn thuốc hông vậy? Tự nhiên bữa nay trở chứng chê tụi tao.

- Tại tao sửa mặt nên không muốn bị đập mặt. Hôm hổm bị vậy mà nó hành nhức nguyên cái hàm. Đã vậy còn bị mày khỏ đầu nữa.

- Rồi, tao sẽ ráng hết sức chạy cẩn thận. - Tống Ngạn xoa đầu thằng bạn như thay lời xin lỗi.

Ngôi nhà của em gái người bị hại nằm ở ngoại ô Sài Gòn. Nghe đâu bà ta ở cùng với đứa cháu bên ngoại và hai người giúp việc trẻ tuổi. Từ sau ngày gia đình bị phá sản, bà được ông nội thương tình cấp cho cái nhà để ở; ngoài ra, bà còn được ông nội cho hưởng tiền từ lợi tức hoa màu nhà mình. 

- Ở đâu ra "Căn nhà màu tím" của nhạc sĩ Hoài Linh vậy?  - Lê Đức Hoàng ngẩn người ngắm nhìn ngôi nhà sơn màu tím biếc. Khu vườn xanh mát làm dịu bớt màu sắc u hoài của lớp sơn. Tiếng chim hót líu lo trên những cành cây mận, ổi, xoài và vải vang vọng khắp bốn phương. 

Cháu trai của bà ta ra mở cổng cho bộ tứ vào nhà. Anh ta đã nghe họ trình bày kế hoạch và cũng đã nhờ phía cảnh sát giúp đỡ, nên không có thái độ lo sợ hay e ngại. Hiện thời trong nhà anh có ba người cảnh sát đương giả làm người làm vườn.

- Tôi không có bị điên.

Trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người, bà ta thản nhiên đáp:

- Hơn thế nữa, tánh nết cậu lóc chóc quá, bắt chước làm thầy Dự chẳng giống một "giem".

Tống Ngạn ngậm ngùi:

- Lâu lắm rồi con mới nghe lại chữ "một giem".

- Tiếng Sài Gòn ngày xưa...

- ... giờ mai một hết.

Dưới sự chứng kiến của ba viên cảnh sát, bà thuật lại từ đầu chí cuối những chuyện đã xảy ra trước hôm xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng. Thường Khán Cảnh có đến nhà bà xin việc hồi đầu tháng Năm, nhưng má bà tra thấy đời tư của anh ta không đàng hoàng nên từ chối nhận làm. Để tránh mích lòng, do má bà có sẵn thành kiến với những kẻ hút chích, nên đã cho anh ta một khoản tiền nho nhỏ để làm lộ phí về nhà. Anh ta không có biểu hiện gì bất mãn hay xum xoe cảm ơn, mà chỉ ngồi thừ ra trên ghế, rồi một chốc sau mới cúi gằm mặt ra về. Thấy bộ dạng lầm lầm lì lì của anh ta trông đáng sợ quá, má bà mới dặn người giúp việc khóa cửa nẻo cẩn thận và cấm ngặt hai chị em bà đi chơi tối như trước.

- Bà, hồi đó bà hay chị bà có quen ai không?

- Tôi cũng nghi ngờ vậy. Nhưng theo dõi đã lâu mà thấy người đó không có biểu hiện nào đáng nghi nên không khai báo.

- Bà nghĩ thế nào về cái chết của anh Cảnh?

Bà ta ôm đầu khổ sở. Bởi lẽ nếu do bà giấu giếm mà khiến người vô tội phải chết oan thì bà có xuống Địa Ngục vạn lần cũng không rửa hết tội.

Thấy bà sắp sửa lên cơn, cháu trai khuyên nhóm bạn Thường Khán Bình ra về. Có gì thì chú sẽ liên lạc với họ sau. 

Vừa cài dây an toàn, Tống Ngạn vừa nêu lên ý kiến:

- Tao nghi ngờ người mà bả nhắc tới là ông thầy Dự.

- Thôi mậy, anh tao bị oan đủ rồi, lôi thêm người khác vô nữa chi?

- Không, tao thấy thái độ của bả đáng nghi quá...

- Gác cái chuyện hổng vui này qua một bên đi, để dìa nhà tao nấu bún nước lèo quê má cho tụi bây ăn. 

Như đã hứa hẹn, Lê Đức Hoàng trổ tài nấu món bún nước lèo Sóc Trăng quê má cho mấy đứa bạn chí cốt thưởng thức.

Nguyễn Chí Công vừa đứng rửa rau sống vừa tán gẫu với mấy thằng chiến hữu:

- Mỗi ca sĩ đều có một cái tật riêng mà. Như anh Don Hồ thì thích huơ tay múa chân, còn bác Nhật Trường thì phải vừa hát vừa đi hết ba vòng sân khấu...

Lê Đức Hoàng tếu táo:

- Cũng may cho bác Nhật Trường không có cái sân khấu nào dài hơn trăm mét...

- Bác Sĩ Phú thì vừa hát vừa ngó trần nhà hoặc đung đưa theo nền nhạc, bác Jo Marcel thì nhảy vài điệu disco đơn giản, bác Hùng Cường đang hát giữa chừng phải "hú" một cái, bác Anh Khoa đang hát giữa chừng phải nấc nghẹn hay sụt sùi vài tiếng, bác Tuấn Ngọc thì phải nhướng hoặc nhíu lông mày, bác Tuấn Vũ thì phải nghiến răng, bác Duy Khánh thì phải chỉ tay đủ nơi,...

- Để tao nghiên cứu xem mốt tao thành ca sĩ, tao phải lựa cái "xì-tai" nào.

Nguyễn Chí Công thâm tình vỗ vai khuyên:

- Mai cứ thong thả suy nghĩ đi. Tao nghĩ cái ngày đó không tới đâu.

oOo

Nghe theo lời mời của người bạn pháp y, anh thầy và tay ký giả theo chân anh ta lên núi Phượng Hoàng một chuyến. Sau một hồi bàn bạc, rốt cuộc họ cũng chọn được một món quà cúng dường hợp tình hợp lý với các vị Tỳ-Kheo Theravada, đó là một hộp bánh đậu xanh thương hiệu Rồng Vàng.

Chiếc xe đò những ngày cuối năm chật nức khách. Đã thế còn ngừng lại đón - trả khách dọc đường một cách bất tử nên cuộc hành trình của ba chàng không được suôn sẻ và êm xuôi như đã dự liệu. Cũng phước chủ may thầy là họ "xí" băng chót trước nên không bị xô đẩy hay chen lấn như những hành khách khác.

- Ghé ăn trưa rồi hẵng leo núi hai anh. 

Hai người nghe theo lời đề nghị của Trần Cảnh Chiêu.

Quán bánh canh cá lóc nằm đìu hiu trên một con đường quê im ắng. Xung quanh quán là vườn cây um tùm rậm rạp. Những tán cây nhãn như những chiếc lọng che mát; khách ngồi ăn ở đó vừa được thưởng hương cây cỏ miệt vườn, vừa được ngắm nhìn dãy núi tuyệt đẹp phía xa. 

- Thầy... Ơi, Thầy rủ mấy Thầy kia lại quán con ngồi ăn bánh canh đi... Khỏi đi đâu xa chi cho cực thân...

Châu Lợi biểu Phú Lâm đi gọi các bạn đồng tu tới đây. Riêng ông thì khước từ vì đã có sẵn phần ăn rồi.

Thủy Diệu và Hoàng Kỳ có mặt gần như cùng lúc. Hai người chắp tay đảnh lễ huynh trưởng, rồi quay qua chào người tín nữ từ tâm.

Bà chủ quán hỏi Châu Lợi muốn ngồi ở đâu, ông đáp rằng muốn ngồi chung bàn với ba cậu trẻ tuổi ăn mặc na ná nhau - Tức là đều mặc áo thun, bận quần jeans và mang giày thể thao hạng thường.

Một chốc sau, Như Phong chống baton lững thững bước tới. Khuôn mặt cụ luôn có nét gì đó trông vô âu như một đứa trẻ, lại rạng rỡ như thanh - thiếu niên mới vào đời. Có lẽ quãng đời tu tập đã giúp khí sắc của cụ giữ được vẻ nhàn tản, hạnh phúc và bình thản lạ kỳ.

- Tôi đã từng chứng kiến một trang mạng xã hội chuyên môn đi bươi móc đạo khác và cho rằng hành vi của mình là lên án cái xấu; nhưng hễ bên đạo họ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net