Hồi Hai Mươi Chín: Con Tạo xoay vần (b)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vệ Thu nghe người Tăng sĩ ấy tự xưng như thế thì bước lại hỏi thăm.

- Xin thứ cho tôi hỏi khí không, sư thầy tên đầy đủ là chi?

- Hồ Đại Lợi, cha tên Hồ Ngọc Châu, còn mẹ tên Lê Thị Mỹ Hà, đứa em lớn tên Hồ Đại Lộc và đứa Út tên Hồ Đại Thành. 

- Đúng rồi!

Vệ Thu cố nài Châu Lợi ăn tối với gia đình, nhưng người Tăng sĩ ấy quyết liệt từ chối để giữ giới không ăn phi thời. Ông đành mời anh bạn đồng niên một ly nước mát, và nhận được một lời ưng thuận.

- Anh Lợi tu theo Đại Thừa hay Tiểu Thừa?

- Thưa thí chủ, là hai phái Đại Thặng và Tiểu Thặng, không phải chữ "Thừa". Theo như sách "Phật Giáo" của cụ Trần Trọng Kim, thì "Thặng" có nghĩa là "Cỗ xe chở người, tức cỗ xe chở người thoát khỏi cõi Luân Hồi", còn "Thừa" có nghĩa là "Cỡi" do vậy không chính xác. Về phần tôi, tôi không theo bên nào hết, tôi theo Phật Giáo Nguyên Thủy của Như Lai. Vạn sự nên đặt ở hai chữ Tùy Duyên, đừng gồng mình ở một vế nào hết.

- Đạo Phật có phải là một đức tin yếm thế và bi lụy không hả Lợi?

- Không. 

- Xin giải thích rõ cho tôi hiểu. 

- Bây giờ tôi sẽ lấy một thí dụ cho thí chủ hiểu về hai chữ "Cưỡng cầu" và "Buông bỏ". Thí chủ có khiếu nấu ăn nhưng vụng tính, không đủ thông minh để lèo lái sự nghiệp lớn; bỗng một ngày có người rủ hùn hạp mở nhà hàng, song kỳ thật là muốn học công thức nấu ăn của thí chủ rồi tới chừng nắm được sẽ tìm cách "gạt bỏ" thí chủ. Đã biết mình không có trí để kinh doanh, thay vì "Buông bỏ" mà sống êm đềm với quán ăn nhỏ của mình, lại "Cưỡng cầu" làm ăn lớn. Tới chừng bị lừa thì oán Trời trách Đất rằng mình ở hiền mà sao không gặp lành; thật ra, muốn gặp lành, không chỉ ở hiền, mà còn phải có trí tuệ và không tham lam, cũng như cả tin nữa. 

- Nhưng chẳng lẽ suốt đời không tiến thân sao?

- Muốn thay đổi số mệnh mình, theo Phật Giáo, chỉ có Trí Tuệ, lòng Từ -  Bi - Hỷ - Xả và sự Thiện Lương mới làm nổi.

- Thí dụ cụ thể đi Lợi.

- Hễ muốn ra làm ăn, nên chịu khó theo học một khóa kinh doanh về ngành nghề ấy. Bằng cấp, học vị không quan trọng, tới đây cốt yếu lấy kiến thức và lắng nghe bài học kinh nghiệm của những người đi trước. Đương nhiên, tới đây học thôi, chứ đừng vội tin mà nghe theo lời giảng viên hay bạn học rồi bỏ vốn ra hùn hạp hay đầu tư tiền điện tử, chứng khoán, trái phiếu và địa ốc. Cái gì mình không rành thì hãy khoan "bước vô" và vung tiền vào đó.

- Lợi đi tu vậy có bằng cấp tiến sĩ gì không?

- "Tiến sĩ Phật học" là cái gì? Đấng Thế Tôn có chứng chỉ đó không? Ananda, Ma-Ha Ca-Diếp, A-Na-Luật và các vị Tăng sĩ thời ấy không có một tấm bằng lận lưng, nhưng đức hạnh và đạo hạnh vượt xa vạn lần những người tự xưng "Đại Đức", "Thánh Tăng", "Chân tu",... bây giờ.

- Đi tu có dễ hôn Lợi? Sao mà tôi thấy chùa chiền mọc lên quá trời.

- Chỉ có một ngày không có điện, nước, Wifi,... là đã than Trời trách Đất. Hỏi sao mà tu theo Như Lai được? Ngài đi chân trần, đầu không đội nón, mình đắp ba lớp áo kết lại thành Tăng y, một ngày chỉ thọ thực một lần, uống nước suối, không ăn uống theo sở thích, ngủ trên đống rơm rạ, sống trong túp lều cỏ hoặc dưới cội cây nơi rừng già, giữ vững tâm giữa sóng gió miệng đời,... Có ai có thể thực hành giống như vậy không? Dù chỉ trong một ngày mà thôi, chứ đừng nói tới chuyện tu tập mãn kiếp.

Tu xạo để lấy tiền thiên hạ thì rất dễ, nhưng tu thật như Như Lai thì khó muôn trùng.

- Vậy mình có nên giúp đỡ bằng tiền không hả Lợi?

- Giúp đỡ bằng tiền chỉ hiệu quả trong một số trường hợp, thí dụ như người có tài mà không có vốn làm ăn, bị bệnh nặng cần tiền chữa trị, thiếu nợ dai dẳng do làm ăn lỗ lã hoặc vì nguyên do đóng học phí,... Còn đưa tiền cứu khổ cho một người bị tâm thần, sa vào tứ đổ tường, dốt nát nghiện ngập, lười biếng nhác làm,... chỉ tổ đẩy họ vào con đường Ác Nghiệp và thống khổ. Sư đệ của tôi giao một số tiền lớn cho một người kém trí tuệ, đã quen xài tiền sang nên khi nghĩ tới việc mở chỗ làm ăn thì nghĩ ngay tới chuyện phát triển nghề nghiệp của mình; chứ không muốn đổi sang một loại hình kinh doanh lương thiện nào khác, vì thời gian làm giàu sẽ lâu hơn và khó lấy lại vốn nhanh hơn. 

Vệ Thu gật gù:

- Ở phương Tây có câu, "Đừng cho con cá mà hãy cho cái cần câu."

Nãy giờ ngồi nghe cha và người Tăng sĩ đàm đạo với nhau, Vệ Cung mạn phép xin đặt câu hỏi với Châu Lợi:

- Giới luật nhà Phật được sắp xếp ra sao hả Thầy?

- Bất cứ ai thực sự theo Phật cũng đều biết, có ba giới mà tín đồ có thể tùy nghi lựa chọn: Tỳ-Kheo và Tỳ-Kheo Ni, Cư sĩ và Ưu Bà Di - Ưu Bà Tắc. Tăng sĩ là bậc xuất thế, chỉ còn vướng mắc với thế gian ở chỗ hoằng pháp và giúp chúng sanh gieo ruộng Phước Điền. Cư sĩ là dạng tu tại gia, nhưng không bị ràng buộc bởi giới luật nhiều như Tăng sĩ; vẫn tiếp tục làm ăn buôn bán, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái như thường và không bị bắt phải bỏ thói quen chưng diện, chải chuốt. Và hạng cuối cùng, là Ưu Bà Di - Upasaki và Ưu Bà Tắc - Upasaka, "Di" là "Nữ", "Tắc" là "Nam", đây là cách gọi những tín đồ Phật Giáo vẫn còn lẩn quẩn trong vòng xoáy Duyên - Nghiệp, Nhân - Quả, Phước - Báo của cõi Ta Bà, chỉ cần cố gắng không phạm Ngũ Giới và hành thiện tích đức, hiếu đễ đấng sinh thành là đủ; còn những việc khác như phụng sự tổ quốc hay tranh đấu với đời thì cứ làm tự nhiên, không ai bắt phải buông bỏ hoặc lẩn tránh hết.

Cho nên, việc nhiều người cố tính nhập nhèm giữa ba giới theo Phật để vu khống đức tin này yếm thế, chỉ lo trốn đời, không có đóng góp gì cho xã hội,... là một điều đáng lên án. Rõ ràng Phật Giáo đã minh định ba giới rất tỉ mỉ, ai thấy mình hợp với giới nào thì bước vô. Còn nếu cảm thấy đức tin này không hợp thì cứ thoải mái bước ra, không ai ép ai phải ở lại với đức tin này mãn kiếp và đe dọa hậu quả của sự cải đạo cả. Chỉ có bọn ma tăng sợ hụt ăn mới ngụy tạo và xuyên tạc lời Phật dạy để "cầm chân" tín đồ nhằm mục đích "ổn định kinh tế".

- Vậy Đức Phật có bắt buộc phải thực hành theo lời dạy của Ngài không Thầy?

- Phật Tổ chỉ đưa ra lời khuyên và dạy bảo, chứ chưa từng ép buộc hay hăm he người khác phải tin tưởng và làm theo ý Ngài. Thí dụ cụ thể như tôi thấy thí chủ hút thuốc lá, tôi lấy lời phải mà khuyên đừng hút thuốc, thí chủ muốn nghe thì nghe, không nghe thì thôi, tôi chẳng ép thí chủ phải tin những gì mình nói hay phải làm theo ý mình. 

Thấy vẻ mặt hãy còn quá đỗi băn khoăn của con trai thứ Vệ Thu, Châu Lợi mỉm miệng cười và giải thích thêm:

- Riêng với bậc Tăng sĩ, tức là tôi, tôi thường áp dụng theo tích truyện "Kinh Pháp Cú" số 364.

- Tôi hiểu ý Lợi. Ví dụ như: Thương à, nếu con thương baba thì làm ơn làm phước ít chơi trò chơi điện tử lại, ráng cần mẫn học tập đặng đậu Đại Học đi con. Lời trên là một câu khuyên răn, có gửi gắm kỳ vọng và trông đợi, nhưng không mang hàm ý ép buộc và đe dọa.

Những lời giải đáp của con trai anh Châu phần nào giúp Vệ Thu hiểu về Phật Giáo. Ông hỏi cơ anh bạn đồng tuổi một câu nữa trước lúc cáo từ:

- Anh có thấy thất vọng khi Phật Giáo trên cái xứ này bị biến tướng không?

- Không. "Thành - Trụ - Hoại - Diệt" là lẽ đương nhiên. Cái cây có sum sê, tươi tốt cách mấy, cũng sẽ tới lúc phải chịu cảnh gãy ngang do bị đốn hạ hoặc thiên tai quật ngã. Như cái cây bồ đề mà Như Lai đã từng thành đạo dưới tán lá của nó. 

Vệ Thu bắt các con chắp tay chào từ giã Châu Lợi. 

Châu Lợi làm ấn thủ chúc phúc cho gia đình người bằng hữu của cha, rồi khoan thai xoay lưng bước về chùa. 

Trì Thương đón Châu Lợi ở cổng sau của ngôi chùa Khánh Hỷ, trên tay cầm tấm thiệp mời thọ thực mà Đặng Xương Tuyết vừa kính cẩn trao.

- Đức Huỳnh Phú Sổ - Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo có một bài thơ rất hay. Tôi sẽ lược trích cho đệ nghe vài câu trong tập "Sấm Giảng - Khuyên người đời tu niệm".

Nói rồi, Châu Lợi ngâm nga:

"Người khôn nghe nói càng rầu

Người ngu nghe nói ngửa đầu cười reo..."

- Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 

Hiểu được nỗi lòng của sư huynh, người hiền đệ ấy chỉ biết niệm danh hiệu Như Lai để khỏa lấp những lời cay đắng đầu môi của mình.

oOo

Nay đám giỗ em gái gã điên, anh ta nói quan khách khỏi thắp nhang, đốt hương chi hết, ăn một bữa cơm "tưởng niệm" là đủ rồi. Ngoài gia đình người anh kết nghĩa, ông già Ba Tri và bạn bè xã giao ra, anh còn mời ông chủ nhà và hai người bạn già của cụ. Anh dọn riêng cho người cao niên một bàn, bàn ăn chính anh dành để cho mình và những người đồng trang lứa.

Đặng Thừa Tân mang tới một két xá-xị Chương Dương và một bó hoa ly. Anh chủ quán mặc âu phục, tay trái đeo đồng hồ Rolex, còn chân mang giày da bóng lộn. Nhận được quà của anh, người bạn cà-phê hơi khó xử một chút, rồi cũng gượng cười cảm ơn.

Phan Hoài Việt cũng tham dự, sau bao nhiêu ngày lánh mặt ở xứ dừa, mang theo một chục xấp bánh phồng sữa và bánh tráng chuối. Biết cậu bạn Đại Hàn chưa từng ăn thử hai món này, nên Đặng Xương Tuyết xé một bịch bánh phồng sữa mời cậu ta nếm thử, cậu ta khen ngon quá chừng; sáng giờ tội nghiệp cậu ta lui cui làm Kimbap và nấu súp cua gà xé dưới bếp. 

Bàn ăn có món tôm chiên bột và gỏi ngó sen tôm thịt ăn với bánh phồng, hai món này là của Trần Cảnh Chiêu; cơm chiên cá mặn và bánh ướt lòng gà, hai món này là của Mạnh Cường; bánh xèo và bánh cống, hai món này là của ông già Ba Tri; nồi cháo vịt xiêm và chè bưởi của gia đình anh Ba Hói, và một con vịt quay cỡ lớn nhất và hai ký heo quay ăn với bánh hỏi mỡ hành, rau sống do Đặng Xương Tuyết đặt mua.

- Trần đời tao mới thấy ăn cái đám giỗ gì kỳ khôi vậy!

Trần Cảnh Chiêu che miệng cười rũ rượi:

- Ai cũng sợ ảnh lo hổng nổi nên tự giác chuẩn bị đồ ăn. Thành ra, hổng ai "ăn-rơ" với ai hết.

- Rồi bây tính ăn sao? Í trời đất ơi! Còn Sushi nữa hả?

- Dạ không, Kimbap thưa bác.

- Ai hổng biết nhìn vô tưởng nhà hội đồng nào đó không chớ. - Mạnh Cường cũng lắc đầu cười sặc sụa.

- Thôi ai khoái món chi thì gắp.

- Nhiều quá ăn sao hết...

- Nếu các cụ, hai bác, ông, gia đình anh chị Ba và các anh không phiền, tôi sẽ gọi "đội cứu hộ" đến.

Anh Ba Hói khoát tay:

- Hổng sao. Gọi đi mày.

Nhận được lời mời tới ăn đám giỗ của ký giả Sương Tuyết, bốn con ma đói tức tốc chạy tới nhà anh dự tiệc. Tuy đã được anh căn đi dặn lại không cần mang theo gì hết, nhưng bộ tứ vẫn ghé mua bốn bó hoa viếng tang, một két bia Con Cọp và một thùng nước đá.

- Thành thật xin lỗi vì đã để các vị đợi lâu. - Nguyễn Chí Công trao bó hoa cho gã điên trước tiên, kế mới tới Đức Hoàng, Tống Nhạn và Khán Bình. Két bia và thùng nước đá đã được chuyển cho anh Ba Hói, hiện anh đang phân thành từng ly cho mỗi người. 

- Không sao, có mấy đứa "cứu bồ" là mừng rồi. 

Mấy đứa con của vợ chồng anh Ba rất thích Kimbap và súp cua gà xé của Tào Việt Bân, lại ghiền nước ngọt do anh chủ quán mang tới. 

- Giờ mình ăn sao hả các vị? - Lê Đức Hoàng nhỏ nhẹ hỏi. 

Ông già Ba Tri hất cằm:

- Thích gì gắp nấy. Tự nhiên đi bây.

Không phụ lời nhắn "Tự nhiên đi bây", sức ăn của bộ tứ đủ để hai chữ "phí phạm" rơi vào quên lãng. Thằng nào thằng nấy ăn uống thoải mái khôn cùng, cười nói rôm rả, làm cho gã điên quên lãng nỗi buồn mất em.

Trần Cảnh Chiêu chợt hỏi về gia thế của gã điên, và nhận được câu trả lời:

- Nghe trong nhà thuật lại ông sơ tôi từ Thần Kinh vô Kiến Hòa dựng làng lập ấp. 

- Vậy hóa ra gốc gác của anh cũng đặc biệt lắm chớ? Nhưng sao anh không kể cho tụi tôi nghe từ đầu?

- Tôi không thích làm Lưu Bị, đi đâu cũng lôi chuyện xưa lắc xưa lơ của tổ tiên ra kể.

- Vậy gia đình anh vô Đàng Trong tự bao giờ?

- Theo như gia phả để lại, thì hai bên nội - ngoại của tôi đã theo chân Chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Đàng Trong.

Biết Đặng Xương Tuyết không muốn kể nữa, cả đám bèn bắt qua chuyện khác. Đề tài mà họ chọn xoay quanh Đông Y và Tây Y.

- Chứng ấy gọi là "giời leo", không phải "dời leo". Do cách phát âm rặt xứ miệt vườn của ảnh nên anh nghe lầm.

Lời trên là của Trần Cảnh Chiêu, nhằm giúp cậu bạn Đại Hàn hiểu rõ về cách phát âm chứng bệnh.

Rồi cả nhà cùng nghe cụ Văn Hường diễu hài, đặc sắc nhứt là vở "Vợ tôi nói tiếng Tây" do soạn giả Viễn Châu viết kịch bản. Những người lớn đều biết người trai ấy đang cốt tìm tiếng cười để quên nỗi buồn riêng.

Đặng Xương Tuyết tâm tình:

- Nếu muốn tìm sách hay trước năm 75, hãy ghé thăm trang "Tủ sách tiếng Việt", tha hồ tải về máy miễn phí mà đọc.

- Có sách về ngành Y không anh?

- Có. "Danh từ Y Học", đây là tự điển Anh - Việt về ngành Y Khoa.

- Có sách về ngành Đông Y không anh?

- Có. "Cây cỏ Việt Nam", còn có cả sách "Hình ảnh Đại Hàn" nữa.

- Oa. 

Ông già Ba Tri "đâm ngang hông":

- Tao thấy nhiều người ít chịu chia sẻ sở học, sao mày...

- Tôi muốn thực hiện tâm nguyện "Khai dân trí" của cụ Phan Châu Trinh. Nhưng vì tôi không có đủ kiến thức lẫn trí tuệ nên chỉ có thể chia sẻ những tin tức, tài liệu trong sách của các cụ, cũng như giới thiệu những nơi mà mọi người có thể học tập miễn phí.

Ông già Ba Tri nhớ tới cái thời "Lương Sơn Bạc" của mình, ông thấm thía những gì mà thằng bạn trẻ tuổi bày tỏ:

- Và ngoài ra, tôi muốn thực hành hạnh Ba-La-Mật mà Phật Tổ hằng dạy.

Má của anh Ba xuống bếp múc thêm súp cho ba đứa cháu, sẵn tay xẻ dưa hấu mà ông già Ba Tri đem lên sắp ra dĩa sẵn cho quan khách.

- Tôi hy vọng các anh sẽ chịu khó đọc hai quyển "Việt ngữ tinh nghĩa tự điển". Nhờ đọc trọn bộ hai cuốn mà tôi mới biết phần đông người Việt mình, trong đó tính luôn tôi, sử dụng chữ nghĩa sai nhiều lắm. Ví dụ: "Thời giờ" mới đúng, viết "Thì giờ" là sai; chữ "Thì" mang hàm ý nối hai vế trong câu. Thậm chí chữ "nhớn" đứng riêng cũng có nghĩa chứ không phải là viết sai chính tả nữa; nhưng bây giờ phần đông đồng ý sử dụng chữ "lớn", còn chữ "nhớn" chỉ còn thấy trong chữ "nhớn nhác". Và nếu muốn tìm hiểu xem Linh mục Đắc Lộ đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ như thế nào thì ghé vô coi quyển "Lịch sử chữ Quốc ngữ".

Đặng Thừa Tân hỏi:

- Vậy "chia sẻ" hay "chia xẻ" anh? Còn "sử dụng" hay "xử dụng" nữa?

- Tôi may mắn tìm thấy một diễn đàn về chữ nghĩa Việt Nam; trong đó trưởng nhóm là một bác giỏi tiếng Anh, rành tiếng Hoa, thạo chữ Nôm và biết chút đỉnh về tiếng Pháp. Bác ấy giải thích lý do tại sao phải viết "chia sẻ" chứ không phải là "chia xẻ"; tức là vầy, chúng ta dùng "chia sẻ" đối với những thứ thiên về mặt tinh thần và tượng hình, như tin tức, tài liệu, cảm xúc,... còn đối với những thứ hữu hình như bánh trái, vật chất, tài sản,... chúng ta nên dùng "xẻ chia". Còn chữ "sử dụng", chúng ta viết chữ "sử" theo nghĩa của chữ "sai sử", chứ không phải là "xét xử"; vì "xử" mang hàm nghĩa giải quyết, còn "sử" là dùng để làm gì đó. 

Có một cô trên Facebook nằng nặc nói "chia xẻ" và "xử dụng" mới đúng, nhưng không đưa ra được bằng chứng cụ thể để thuyết phục tôi tin là quan điểm của cổ chí lý. Còn bác này cắt nghĩa rành rẽ, phân giải tường tận nên tôi mới thấy đúng và tin theo.

Đặng Xương Tuyết rời khỏi bàn ăn, đặng đi đập nước đá. Anh đeo khẩu trang trong lúc làm để tránh nước miếng văng vô khối đá cây:

- Nếu muốn hiểu rõ về lịch sử Nước Nhà và quá trình lập Quốc, hãy tìm đọc cuốn "Đất Việt Trời Nam". Chuyên mục "Sách Sử Địa" của trang "Tủ sách tiếng Việt" sẽ giúp bất cứ ai có lòng học hỏi, tinh thần cầu tiến và tư tưởng khai phóng thoát được cái ách mị dân và nô lệ tâm thức.

Phan Hoài Việt bây giờ mới lên tiếng:

- Có đọc cuốn "Cây cỏ Việt Nam" và "Cây có vị thuốc Việt Nam" mới biết cụ Phạm Hoàng Hộ yêu Nước chừng nào; từng gốc cây, ngọn cỏ, bông hoa ven đường Quê Hương đều được cụ vẽ lại và giới thiệu tỉ mỉ. Mỗi một hình ảnh đất Mẹ đều được cụ lưu giữ và nghiên cứu. Trước đây cụ là giáo sư Thực Vật học Việt Nam, Viện trưởng sáng lập Viện Đại Học Cần Thơ; sau năm 75, thấy cụ tài quá nên một trường Đại Học gửi giấy mời sang dạy và định cư, cụ sống ở đó một thời gian rồi qua Gia Nã Đại định cư, cũng tiếp tục ở cương vị giáo sư một trường Đại Học. Vì duyên cớ nào mà cụ phải bỏ Nước ra đi, có tìm hiểu mới thấy cái câu "Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài đi với chữ tai một vần." của cụ Nguyễn Du luôn đúng. 

Trần Cảnh Chiêu sớt cho mình một muỗng cơm chiên cá mặn, rồi hỏi:

- Anh có sợ không anh Tuyết?

- Có. Tôi cũng như cụ Nguyễn Đình Toàn, sợ Việt Nam mất đi tính nhân bản và sự tri thức. Cho nên ai đe dọa cũng mặc, phải ráng thực hiện tâm nguyện của cụ Phan Châu Trinh cho bằng được.

Đôi mắt gã điên ướt rượt, chừng như đau đớn quá mà khóc nghẹn trong lòng. 

- Hát karaoke không? Tôi có mang đầu đĩa theo. 

Trần Cảnh Chiêu cũng góp lời:

- Hát cho vui đi Tuyết. Ai cố chấp mặc thây, anh đâu thể nào giúp họ nếu đầu óc họ không chịu tiếp thu Sự Thật và luồng tư tưởng đa chiều.

Đặng Xương Tuyết quẹt nước mắt. Gã điên cười gượng rồi thấp giọng đáp, "Ừ."

Không quá khó khăn để Đặng Thừa Tân lắp đặt dàn đầu máy karaoke và kết nối đường truyền với chiếc truyền hình treo trong phòng ăn. Sau một vài lần đếm số để thử micro, anh mới mời mọi người đến ca chơi.

Gã điên ca bản "Hãy nhìn xuống chân" theo tông giọng của Elvis Phương:

"... Hãy nhìn xuống chân để thấy bao điều bất bình

Muốn gào thét nhưng phải lặng thinh..."

Lê Đức Hoàng cũng xin hát góp vui một bản, nhưng biết điều nên giảm âm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net