Hồi Mười Lăm: Dù tôi có ra sao, đời vẫn y như cũ (b)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Trong Hội Thánh Tin Lành không dùng danh xưng "Cha xứ", họ gọi các ông ấy là "Mục sư". - Phùng Ngọc Anh chậm rãi giải thích.

- À... - Phạm Đình Vân giờ mới biết mình nhầm. Vì mải bận tâm đến cái chết uẩn khúc của Phùng Bác Văn, nên ông không hề để ý đến chuyện này. Trước đây nghe cậu ta nói mình theo đạo Tin Lành chứ không phải đạo Công Giáo khiến ông cảm thấy có điều gì đó không đúng, hóa ra là bởi cậu ta cho rằng bản thân chỉ mới tập tễnh bước trên con đường ấy thông qua cánh cổng Tin Lành, nên không cho phép bản thân được xếp ngang hàng với những người yêu Chúa thực sự. Theo lời kể của gia đình cậu ta, thì cậu ta thường gọi chung những người Cơ Đốc thuần thành là những người theo đạo Công Giáo, chứ không nói rõ và đi sâu hơn về các dòng của Công Giáo mà người đó đang theo, từ đó mới dẫn đến câu trả lời trên. Mặc dù theo đạo Tin Lành từ nhỏ, nhưng cậu ta vẫn cảm thấy bản thân không đủ tư cách để được công nhận là Cơ Đốc nhân thuần thành của Đức Jesus Christ, có thể là do một mặc cảm khó nói nào đó đã bị cậu ta chôn vùi xuống dưới lớp bụi quá khứ, mà khiến cho cậu ta có suy nghĩ tự ti như vậy...

Phạm Đình Vân đưa Phùng Ngọc Anh đến thăm mộ trung tướng Định Quốc Bảo nằm trong nghĩa trang sau lưng ngôi chùa tồi tàn mang tên Khánh Hỷ. Con đường tương đối bằng phẳng, nên hai người cũng vơi đi phần nào mệt mỏi trong chặng đường khá dài ấy.

Sư trụ trì đương dọn rác trước sân chùa rêu phong phủ kín. Những viên gạch tàu mang sắc cam đậm ngày nào, giờ đã trở nên bạc phơ bạc phếch, in hằn vết chân thời gian vô thường. Một gốc bồ đề mọc chèn lên bậc tam cấp lát đá ong xanh nhẵn nhụi. Mái ngói nơi cổng rào còn vương những hạt mưa sa trong ngọt, một bầy chim sẻ nhảy nhót trên đó, dáng vẻ của chúng an nhiên, tự tại vô ngần. Giữa trần thế ô trọc, hình ảnh một vị Tỳ-kheo mặc áo nâu sồng, chăm chú quét dọn mảnh sân ướt đẫm nước mưa, thật khiến cho hai con người từng trải kia cảm thấy ngưỡng vọng.

- Bạch thầy. - Phạm Đình Vân chắp tay thưa với Thích Quy Tâm. Rồi giới thiệu đôi nét về người phụ nữ đi cùng mình. Phùng Ngọc Anh ngó thấy ngôi chùa hoang tàn quá, nên động lòng trắc ẩn, đưa bao thơ cất sẵn mấy tờ mệnh giá một trăm đồng cho sư thầy; bà thường thấy trên phim người ta đưa bằng hai tay, bằng cách kẹp nó giữa hai lòng bàn tay, nên cũng học theo.

- Bây giờ có cái tệ đến chùa là phải cúng dường hỷ? - Sư thầy chua chát tự hỏi bản thân. Rồi lắc đầu từ chối. Đoạn mời Phạm Đình Vân và Phùng Ngọc Anh vào trong gian chánh điện.

Phùng Ngọc Anh giờ mới thấy trong chùa không có hòm công đức, cũng không có cái hộp nào dán giấy để khách viếng cúng dường. Trong chánh điện chỉ có Đấng Thế Tôn, Bồ Tát và các vị A La Hán, và trong tâm vị sư thầy luống tuổi chỉ có mỗi đạo Phật. Những thứ kim tiền nơi trần thế chẳng hề xuất hiện nơi đây. Thậm chí điện thoại mà sư thầy đang xài cũng thuộc hạng rẻ tiền nhất, do một vị thí chủ đổi phone đem tới biếu, tiền cước điện thoại của sư thầy cũng là do ông bỏ tiền túi từ việc nhặt nhạnh, thu gom ve chai đem bán hàng tuần.

- Tự bao giờ nơi của Tam Bảo đã biến thành điểm kinh doanh du lịch vậy hỷ? - Sư thầy nói trong nước mắt, rồi bước tới trước bàn thờ Đấng Thế Tôn, chắp tay bạch Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn nhìn ông như mọi ngày, đôi mắt hơi rũ xuống rất hiền và nở nụ cười mỉm hết sức hòa ái, bên cạnh Ngài ấy là hai thị giả Đại Ca-Diếp và Ananda, một ông tả và một ông hữu, một người lớn tuổi sắc diện nghiêm trang và một người trẻ hơn có dung mạo đẹp tựa ánh trăng rằm.

Phạm Đình Vân bước tới thắp nhang. Phùng Ngọc Anh là Cơ Đốc nhân nên tạm thời lui ra ngoài ngồi chờ.

Bầy sẻ nhỏ nhìn thấy Phùng Ngọc Anh đang xé bao bì của ổ bánh mì ngọt, nên bay tới hóng ăn. Bà bật cười hồn hậu, sau cái chết của con trai thứ, đây là lần đầu tiên bà nở nụ cười xuất phát từ nội tâm an lạc. Bà xé ổ bánh mì thành những mẩu vụn nhỏ, rồi đặt chúng trên băng ghế, sau đó nhích người sang trái để chừa không gian cho lũ sẻ ăn bánh. Đất lành chim đậu, vốn dĩ là một câu nói rất đúng, chủ nhân của mảnh đất ấy sinh ra ác tâm thì loài động vật nào mà dám nương nhờ cư trú chứ?

- Thưa thí chủ, mặc dù bần tăng đã biết đây là thời Mạt Pháp. Ma quỷ đội lốt nhà sư nhiều vô số kể. Nhưng bần tăng chỉ có một mình, không thể nào đi tranh luận lại với họ được, mà cũng bởi đấy là vi phạm di ngôn của Đấng Thế Tôn. Đức Phật đã dặn rằng, ai đã quy y Tam Bảo thì không được phép can dự vào việc chính trị, xã hội, quân sự hay bất cứ chủ đề nào nơi trần gian tục lụy. Chỉ ngoại trừ những trường hợp vạn bất đắc dĩ, ảnh hưởng đến an nguy muôn dân và Phật Giáo, mới được góp tiếng nói vào. - Phùng Ngọc Anh nghe thấy sư thầy Thích Quy Tâm đang trò chuyện với Phạm Đình Vân. Chắc có lẽ là liên quan tới mẹ của Mắt Quắc - Bà Lã Bảo Thoa, vì bà ta đã từng lấy việc xuất gia để chạy tội cho mình.

- Phật nào cho phép phá rừng để xây chùa? Đấng Thế Tôn chỉ dặn rằng, nên xây dựng chùa gần bìa rừng, vì nó không cách quá xa thành phố để nếu vị nào nửa đêm đổ bệnh sẽ cứu chữa kịp thời và đặc biệt không được xây quá gần phố thị để tránh bị sắc dục và danh lợi rù quến. Tôi thực sự rất buồn mỗi lần nghe có ai đó lấy thời nay làm cái cớ biện minh hay đổ lỗi cho việc làm biến tướng đạo Phật. Và tôi cũng nói luôn, Phật chẳng có độ cho ai hết, những Phật tử thuần thành đều hiểu chữ Buddhist có nghĩa là "Giác ngộ", tức là tự chúng ta cứu lấy chúng ta, và tự chúng ta phải giải quyết nghiệp báo mà mình đã gây ra. Đấng Thế Tôn chỉ là người thầy dẫn đường, việc đắc thành chánh quả hay không hết thảy đều phụ thuộc vào bản thân người tu đạo. Đừng cho rằng đọc vạn câu kinh sám hối hay tích cực làm việc thiện có thể rũ bỏ được những nghiệp ác từng làm trong quá khứ. Ngay cả Đấng Thế Tôn cũng đã vì một nghiệp ác trong một tiền kiếp mà thỉnh thoảng bị một cơn đau đầu khủng khiếp hành hạ khi Ngài ấy còn tại thế.

Chỉ cần nghe giọng nói nghèn nghẹn của ông ấy, Phùng Ngọc Anh đã cảm nhận được sự bi thương trong cõi lòng. Phật Giáo bị ma tăng và một số chúng sinh cuồng tín hủy hoại, một vị Tỳ-kheo thân cô thế cô như ông chỉ có thể trơ mắt nhìn chúng mượn đạo hại đời, mỗi ngày báo chí lại đưa một cái tin về việc phạm pháp và sự sân si của các ma tăng ấy, khiến cho những người không tin và không theo đạo Phật lại càng không có thiện cảm với Phật Giáo. Nỗi đau ấy, một con người đã lánh xa cõi trần như ông chỉ biết gửi gắm tâm sự vào mây trôi nước chảy...

- Thưa thí chủ, tôi tu theo Phật giáo nguyên thủy, chứ không theo dòng nào cả. "Bồ Đề vốn không phải gốc, Minh Kính vốn không phải đài", tu tập là để giải thoát bản thân khỏi cái Ngã-Mạn, chứ không phải chia bè kết cánh để làm tiền và mê hoặc chúng sinh vào những tập tục mê tín dị đoan hay hủ lậu.

Phạm Đình Vân biếu sư thầy Thích Quy Tâm một hộp cơm sầu riêng Cái Mơn, và xin ông hãy nhận lấy bao thơ. Không hiểu sao lần này ông lại đồng ý, như thể vừa sực nhớ ra điều gì rất cần thiết phải sử dụng đến món tiền này.

Hai người tới viếng mộ của trung tướng Định Quốc Bảo, mỗi người thắp cho cụ ba nén nhang và dâng cúng một dĩa trái cây và bánh mứt nhỏ. Cụ già trong tấm di ảnh dường như đang nở nụ cười thật tươi với hai người. Vài con quạ chao mình trên màn trời xám xịt, buông xuống những tiếng kêu "Quác", "Quác" buồn tênh.

Độ khoảng nửa tiếng sau, hai người mới im lặng rời đi, để lại dĩa bánh trái cho Định Quốc Bảo. Khói nhang vẫn thơ thẩn bay lên, như một nét họa ảm đạm vào sương mờ.

- Đợi tôi một lát được không, anh Vân?

- Ồ, được thôi. - Phạm Đình Vân cài thắng tay. Rồi bấm số gọi cho vợ già, hỏi xem bé pháp y nhà mình có muốn ăn món gì không.

Phùng Ngọc Anh mở cửa, từ tốn bước xuống xe. Bà tò mò đi theo sư thầy. Ông ấy cầm túi đựng hộp cơm sầu riêng và bao thơ đi đâu thế nhỉ?

Nơi mà sư thầy đến cách chùa ước khoảng hai trăm mét. Đó là một căn nhà mái ngói nhếch nhác, trước sân nhà trồng mấy cây trứng cá.

Một cậu trai bị điên nhảy cẫng lên như thể muốn bày tỏ sự vui mừng khi thấy ông tới thăm.

- Thầy được hai vị khách đường xa tặng quà, nhưng thầy lớn tuổi rồi, thầy không ăn được đồ ngọt nên tặng lại gia đình con... - Sư thầy dúi vào tay cậu trai bị điên ấy hộp cơm sầu riêng, rồi dịu dàng dặn cậu phải rửa tay thật sạch sẽ mới được phép bốc ăn.

- Dạ... Dạ... Má ơi!!! Thầy Tâm cho con quà nè!

Một người phụ nữ đã trạc sáu mươi vội vàng chạy ra cảm ơn sư thầy. Bà con lối xóm quen gọi bà là bác Bảy.

- Thưa bác Bảy, đây là tiền cúng dường mà hai vị khách đường xa ban nãy đưa tôi. Nay tôi đưa lại cho chị để phụ tiền thuốc men cho cháu nhà.

Bác Bảy cố gắng kiềm chế cơn xúc động, nhưng không thể, bà khóc ngon ơ như trẻ nhỏ. Rồi chắp tay xá sư thầy ba cái.

Sư thầy nói vài câu an ủi, rồi xin phép ra về.

- Nó bị tai nạn lao động nên mới ra nông nổi này... - Sư thầy biết Phùng Ngọc Anh đang chờ mình giải thích, nên khoan thai đáp.

- À... - Phùng Ngọc Anh ngoảnh đầu lại nhìn người thanh niên tâm thần. Cậu ta đương ngồi xổm ăn sầu riêng, trên khuôn mặt rất hiền ấy hiện rõ vẻ ngây ngô, khờ dại. Sau lưng cậu ta là người mẹ già với dáng vẻ khắc khổ, đầy tiều tụy; trên khuôn mặt hãy còn đỏ gay vì trận xúc động vừa qua.

- Thay vì chi trả viện phí và bồi thường cho cậu ta, chủ lao động lại dành số tiền đó đi cúng dường, dâng sao giải hạn để "xả xui". Rất nhiều người không hiểu về Phật Giáo chứng kiến cảnh này thì không tiếc lời bôi bác, thậm chí còn cho rằng đạo Phật là mê tín dị đoan, ngoài việc ngửa tay lấy tiền thiên hạ thì không giúp ích gì cho đời. Nhưng thực chất, đây là do đám ma tăng bày vẽ, bởi Đấng Thế Tôn và Phật Giáo nguyên thủy chưa bao giờ tổ chức hay làm bất cứ hành động tương tự gì như vậy. Ngài ấy còn khuyên nhủ Phật tử không được phép xem bói toán hay hạn chế cúng dường bằng hiện kim cho Tam Bảo. Vế thứ nhất, không bàn đến tính thật-giả, chỉ nhìn về góc độ ảnh hưởng tâm lý của người đi xem sẽ rõ, người được xem tốt sẽ sinh kiêu, ngược lại sẽ đâm ra chán chường, tai hại hơn còn có thể khiến người đi coi nghĩ quẩn mà làm bậy. Còn vế thứ hai, hành động này rất dễ khiến cho các tăng - ni chưa dứt được lòng trần nảy sinh lòng tham, dẫn đến hiện tượng biến chất, và từ đó biến cửa Phật thanh tịnh thành nơi chứa chấp những kẻ ăn không ngồi rồi, lừa đảo tài sản chúng sinh để phục vụ bản thân sống xa hoa, trụy lạc.

Bởi vậy cho nên ông mới tu một mình, lánh xa những ngôi chùa đẹp đẽ, nổi tiếng, đem thân gửi vào cửa Phật trong một ngôi chùa đổ nát, để giữ lấy cái hạnh của tôn giả Ananda, tôn giả Đại Ca-Diếp (hay còn gọi là Ma Ha Ca Diếp). Giữa thời Mạt Pháp, một tiếng nói của ông chẳng đủ sức lay chuyển được chuyện chi, nên đành ngậm cười đóng cửa tu tập một mình, đôi lúc buồn thì giúp bà con chòm xóm quét dọn nhà cửa, hay ra nghĩa trang tảo mộ cho những nấm mồ vô chủ. Để giúp ông trang trải cuộc sống, bà con gửi ông chút đỉnh tiền công từ công việc quét dọn nghĩa trang và đổ rác. Nhờ có ông mà cả cái xóm này mới sạch sẽ đến vậy.

- Thầy Tâm.

- Thí chủ có chuyện gì cần hỏi?

- Có thể giúp cho cậu ta trở lại như xưa không?

- Tôi nghe bác Bảy thuật lại là bác sĩ trên đô thành nói cần phải thực hiện một ca đại phẫu ở não bộ thì may ra mới đỡ được một chút... - Sư thầy cúi xuống nhặt một cái lon bia rỗng không. - Có nhiều người thấy hoàn cảnh của hai mẹ con bác Bảy đáng thương, liền đến tận nơi quay phim - chụp hình để về đăng trên Facebook "câu like" nhằm tăng doanh số bán hàng, có người còn tham lam ăn chặn cả tiền Mạnh Thường Quân gửi đến nữa... Tôi biết việc này vì bác Bảy có nhờ tôi đếm giúp, thì thấy thiếu hơn con số mà họ công bố trên Facebook rất nhiều. Không nhờ anh Năm bán kiểng lên Facebook kiểm tra thì chắc hai mẹ con bác Bảy bị mượn danh lừa đảo tới chết mà vẫn không hay biết mất...

Phùng Ngọc Anh tự cười khổ. Mẹ bà mấy thằng chó! Trên Facebook khoe toàn du lịch năm châu bốn bể, ăn thì phải sơn hào mỹ vị, hóa ra là sống nhờ làm ký sinh trùng bám vào nỗi khổ của người cùng cực. Bởi thế nên từ trước tới nay bà toàn đi từ thiện tận nơi, chứ không dám thông qua trung gian ai hết, để tránh nuôi quỷ dữ mập thây.

- Thầy Tâm, cần khoảng bao nhiêu tiền vậy?

- Độ khoảng ba đến bốn trăm ngàn đồng, thưa thí chủ.

- Nhiều thế à? Bằng cả một căn hộ bình dân chứ không ít.

- Vâng, rất nhiều. Chi phí của ca đại phẫu và nằm viện tịnh dưỡng còn cao hơn cả mảnh đất mà tôi cất chùa cư ngụ.

Sau khi cân nhắc một đỗi khá lâu, Phùng Ngọc Anh đánh tiếng sẽ nhờ bạn bè của chồng bà quyên góp. Vị sư trụ trì nghe xong, chắp tay cảm tạ bà, rồi vừa đi vừa lần chuỗi hạt; cái vỏ lon bia trên tay ông bốc mùi ngai ngái.

Trời lại sắp chuyển mưa rồi...

oOo

Vệ Lô Địch lại phải đón lễ Giáng Sinh trong cô độc. Chỉ còn hai mươi mấy ngày nữa. Chỉ còn hai mươi mấy ngày nữa thôi...

Vệ Lô Địch lắng nghe ca khúc "Tình đẹp như mơ" do ca sĩ Thái Châu hát trong lúc lái xe đến nhà Băng Dương. Bản nhạc này ca sĩ Ngọc Lan và Nguyễn Hưng thể hiện cũng rất hay, song anh cảm thấy thích giọng của bác Thái Châu hơn. Không biết kiếp trước anh đã mắc dây oan nghiệt nào mà lại vấn vương đến một người đàn ông lớn hơn mình những mười mấy tuổi; vừa ở thế đối nghịch, vừa không thể bên nhau mãi mãi...

Tiệm thuốc Tây của ông Băng Tùy đã được sang nhượng lại cho một cậu dược sĩ trẻ tuổi với giá khá phải chăng. Mặc dù rất tiếc nuối khi phải chia tay với một nơi đong đầy hồi ức giữa cha và mẹ Dung, nhưng Băng Dương không tài nào quản lý nổi, nên đành cho nó về tay chủ mới. Hiện anh đương sống trong một cái xóm bình dân nhỏ xinh, chợ búa bán đầy thức ăn tươi ngon và ẩm thực của các hàng quán thì vô cùng phong phú và ngon miệng.

Băng Dương đang đứng rửa xe trước sân nhà anh ta. Anh ta cởi trần, bận mỗi cái quần lính rằn ri, phơi cái nước da màu bánh mật ấy dưới cái nắng lành lạnh của tiết đông giá. Vừa làm, vừa lắng nghe mấy bài nhạc lính vui tai.

"24 giờ phép" của nhạc sĩ Trúc Phương là một nhạc phẩm kể về một chàng lính được đơn vị cho nghỉ phép, chàng ta đã dành mười sáu giờ để chung vui với bé nhỏ của mình. Lời bài hát ý nhị và không dung tục, mặc dù có nhiều câu đề cập đến vấn đề mây mưa theo phép ẩn dụ. Qua giọng hát của bác Duy Khánh, phần lời ca càng thêm tuyệt vời.

- Quà này là của A Phương.

Băng Dương vừa nhìn là biết ngay đấy là thịt trâu gác bếp và bánh chưng đen. Anh cất giọng cảm ơn Vệ Lô Địch, rồi mời người đàn ông tóc nâu ấy vào trong nhà mình uống trà. Nhưng anh ta lắc đầu từ chối ngay lập tức, viện rằng mình có công chuyện cần phải đi gấp.

Biết rằng đối phương không thích mình, nên Băng Dương cũng không muốn phí lời. Anh chúc Vệ Lô Địch thượng lộ bình an, rồi đem hai túi quà đặt xuống cái ghế dựa sơn màu xanh nước biển, đoạn tiếp tục rửa xe.

Cát-xét đương chơi bản nhạc "Cái trâm em cài" do đôi song ca Cardin - Thùy Hương biểu diễn. Nội dung của bài hát dựa trên một câu chuyện có thật, được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nghe bạn mình thuật lại rồi viết thành bài ca: Thời kỳ loạn lạc, hai người yêu nhau trong tâm trạng thấp thỏm vì không biết đối phương sống chết thế nào. Ngày này nối tiếp ngày nọ, hai người vẫn chỉ có thể trao đổi qua những lá thư hờ hững và đến tay rất muộn. Bỗng một hôm, chàng nảy ra một ý tưởng, rằng sau mỗi trận chiến đấu, nếu còn toàn mạng trở về sẽ dùng viên đạn lép mài thành cây trâm cài đầu để làm tín vật cho người thương ở quê nhà biết mình bình an. Chừng nào anh còn mài đạn làm trâm gửi về tặng em, chừng đó em còn an tâm bởi biết anh vẫn mạnh giỏi. Cái trâm em cài, cái trâm minh chứng cho mối tình chúng mình thời ly loạn...

"Tin... Tin... Tin..."

Cấp Trên liếc Băng Dương, rồi châm xì-gà. Gương mặt lãng tử của gã vẫn toát lên vẻ đểu cáng như mọi ngày, nhưng nhờ đẹp trai nên không ai nỡ lòng nào ghét gã cả.

- Bé cưng mũi lân.

Băng Dương tựa người vào thân xe Jeep, đôi mắt nheo lại, khuôn miệng hơi nhếch lên cười.

- Chào Elsa.

Tay tài xế không kiềm được mà cười phì một tiếng. Anh Hai của bọn hắn có mái tóc giống hệt nhân vật Elsa trong phim hoạt hình "Frozen" của hãng phim lừng danh Walt Disney.

- Tốt. - Cấp Trên đẩy cửa xe bước xuống, rồi bước tới áp sát vào người Băng Dương.

Băng Dương bất ngờ hôn lên má Cấp Trên, nhưng đã bị gã phát hiện kịp thời và dùng tay tát nhẹ vào mặt. Sau Vệ Thanh thì đây là người thứ hai dám đùa bỡn gã. Cũng vui đấy chứ, xem như những tháng ngày chán chường với đám người dựa dẫm mình đã kết thúc sớm hơn trong dự kiến.

- Tôi muốn mời bé cưng đi ăn cơm trưa.

- Anh trả tiền nhé? Không phải "bao". - Băng Dương dùng vòi nước rửa xe rửa sạch tay mình. Để ý kỹ tay của anh ta thì thấy có một vết sẹo do báng súng tác động, có thể là do lực ly tâm khi bóp cò làm khẩu súng giật mạnh về phía sau gây ra vết thương ngoài da. Hoặc cũng có thể là do khẩu súng đó bị lỗi kỹ thuật nên mới khiến người sử dụng bị thương ngoài ý muốn.

Hai người ghé một quán cơm bình dân dùng bữa. Quán cơm này chỉ cách nhà Băng Dương chưa đầy bảy trăm mét về hướng Nam. Trước quán trồng một cây si già cỗi, đông về khiến nó xác xơ đi.

Băng Dương gọi một dĩa tép rang và một tô canh chua cá hú, còn Cấp Trên thì ăn cơm tấm sườn-bì-chả.

- Dân ở đây hay đọc tếu táo là "sà bì chưởng". - Băng Dương cất giọng bông đùa.

Cấp Trên bật cười khinh khích. Gã khá có cảm tình với Băng Dương. Vệ Thanh thì quá đểu giả như gã nên từng phút

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net