Dẫn Nhập Tin Mừng Theo Thánh Mát Thêu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
tới. Tập truyền cổ nhất trong Giáo Hội (ô. Papia, giám mục thành Hiarapoli, nửa đầu thế kỷ thứ 2), coi Phuc Âm thứ nhất là của tông đồ Mátthêu-Lêvi. Nhiều Giáo Phụ (ô. Origiên, Thánh Giêrôm, Thánh Êpiphan) cũng theo chiều hướng ấy, và một số tác giả đã muốn suy diễn là ta có thể gán cho Thánh tông đồ này một hình thức đầu tiên, bằng tiếng Aram hay là Hi Bá, của Phúc Âm Thánh Mátthêu hiện thời bằng tiếng Hi Lạp. Nhưng việc nghiên cứu Phúc Âm không kiện chứng cho mấy giả thuyết ấy, mà cũng không làm cho chúng hoàn toàn mất giá trị. Vì thế, đã không biết chính xác được tên tác giả, ta nên bằng lòng với mấy nét ghi lại trong chính Phúc Âm: xem nghề nghiệp, thì biết chủ nhân. Thông thạo Thánh Kinh và các tập truyền Do Thái, hiểu biết, tôn trọng, nhưng cật vấn gắt gao các thủ lãnh tôn giáo của dân mình, nổi tiếng là bậc thầy trong nghệ thuật giáo huấn và làm cho thính giả mình "hiểu" Chúa Giêsu, luôn luôn nhấn mạnh vào các hậu quả thực hành của lời mình giáo huấn: bấy nhiêu nét, có thể đáp lại khá đúng với chân dung một người thông giáo do thái đã trở nên kitô hữu, một "chủ nhà lấy từ trong kho mình ra những cái mới và cái cũ (13,52).

Tính cách hiện thời của Phúc Âm thứ nhất

Ngay từ thế kỷ thứ 2, Phúc Âm thánh Mátthêu đã được coi là Phúc Âm của Giáo Hội, có lẽ vì những tập truyền sách ấy ghi lại về "Giáo Hội" (16,18 và 18,18), và đúng hơn, chính vì sự phong phú và cách sắp đặt khéo léo những tài liệu trong sách. Ngày nay, Phúc Âm này cũng còn có thể là như vậy, miễn là ta không đòi hỏi những gì sách ấy không muốn và không thể cung cấp cho ta. Khi cật vấn Giáo Hội, Thánh Mátthêu không lo nhắc lại từng chữ các ngôn từ thời Chúa Giêsu, ngài có tài nên đồng nhất với tiếng nói của Giáo Hội mà chính ngài là phát ngôn viên, tới mức người ta thật khó phân biệt được tiếng nói của một "chứng nhân đã từng mắt thấy tai nghe". Vì thế, ta đừng đến với Thánh Mátthêu, trước tiên để diễn lại lịch sử của thời quá khứ, nhưng phải biết đọc trong đó Phúc Âm của cộng đoàn Thánh Mátthêu. Cách tốt hơn hết, để hiểu Tin Mừng này, là lấy thái độ của tín đồ, theo như Thánh Mátthêu diễn tả. Ðộc giả còn phải tránh, đừng lấy làm khó chịu vì đặc tính sêmít của văn thể ngài, ví dụ như tiếc vì ngài dấn thân vào những câu nặng nề trích dẫn Thánh Kinh. Nếu biết thận trọng như thế, thì Phúc Âm Thánh Mátthêu nói rất hay đối với người Kitô hữu hiện thời.

Bởi là Tin Mừng về việc Iraen nên hoàn tất nhờ Ðức Giêsu, nên cũng tỏ ra Giáo Hội ăn rễ sâu vào tập truyền nguyên thủy. Giáo Hội không phải là một "Iraen mới", nhưng là "Iraen chân thật"; Giáo Hội không kế vị Iraen, nhưng chỉ đường cho Iraen chưa ăn năn trở lại với Chúa Giêsu, biết phải tiến bước theo lối nào, để cho chính mình được nên hoàn tất, và ngược lại, chính Iraen đó là nơi Giáo Hội cần phải khám phá ra chính nguồn gốc của mình.

Vì không đồng hóa Giáo Hội với Nước Trời, Thánh Mátthêu nhắc lại cho Giáo Hội hiện thời nhớ chân dung chân chính của mình. Hẳn là cần thể chế, cho cộng đoàn của Chúa Giêsu sống sót được, nhưng thể chế chỉ là tạm thời mà thôi: chính Nước Chúa và chỉ có một mình Nước Chúa, mới thông cho Giáo Hội ý nghĩa của mình, nhờ đặt Giáo Hội vào đúng vị trí của mình đối với Ðức Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô, đang hoạt động trong lịch sử loài người.

Thánh Mátthêu kêu gọi kitô hữu hiện thời có thái độ các môn đồ thời Chúa Giêsu. Cùng với các môn đồ, kitô hữu có thể nhìn nhận Chúa mình toàn năng, và nghe Chúa trách mình thiếu lòng tin cậy, nhưng cũng có thể lãnh từ nơi Người sứ mạng đi rao giảng Tin Mừng cho tới tận cùng thế giới. Thế là hiện thời hóa được mối tương quan giữa tín đồ với Ðức Giêsu là Chúa Tể họ tin.

Trong một thế giới đang biến đổi, Chúa Phục Sinh tỏ ra Người đang hiện diện và mời gọi các tín đồ không ngừng trở lại với các lời giáo huấn Người đã ban bố khi còn sống ở đời: Ðức Kitô Phục Sinh là một với Ðức Giêsu người Nadarét, đã nhờ qua Tin Mừng mà nên hiện diện: đó là chính trung tâm của chứng từ Thánh Mátthêu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#bible
Ẩn QC