- Chương 1: "Chào! Cậu đấy à!"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tình yêu của anh giống như một hạt mầm vậy,

Chỉ có gặp em mới nở thành những bông hoa đẹp nhất.

Thẩm Dục Luân



Lại lần nữa mở mắt, liếc một cái liền thấy ngay Trần Thâm đang cuộn mình trong chăn, nước miếng chảy cả ra ngoài.

Hàng cây ngoài cửa sổ như ủ ê buồn bã, ánh mặt trời chói chang trong một ngày thưa mây cũng lách mình qua những chạc cây đang độ vào hè, mà uể oải chui vào phòng bệnh.

Tôi không định gọi cậu ta dậy, chỉ lặng yên ngước nhìn trần nhà, tự giải quyết tất cả mọi việc trong đầu. Tôi nhìn đường viền trần nhà rõ tới mức, có thể trông thấy cả những hạt bụi trong từng khe hở. Người phụ nữ phía giường bên cứ ho mãi, cứ như sắp long cả phổi rồi. Tôi bèn giúp cô ấy ấn chuông gọi y tá.

Với lấy chiếc điện thoại chỗ đầu giường, đã hết pin rồi, phỏng chừng đám người vô tâm ấy cũng quên luôn cả việc sạc pin hộ tôi. Tôi nhẹ nhàng rút đồ sạc dự phòng đang bị Trần Thâm nắm chặt. Mười phút sau, cuối cùng cũng lên nguồn, trên lịch hiển thị ngày 7 tháng 4.

Ký ức đã dừng lại ở tối ngày mùng 4, sau đó không còn nhớ gì nữa.

Tôi cẩn thận cảm nhận hương vị đăng đắng nơi đầu lưỡi, hệ quả của việc chích thuôc nhiều ngày liền, nhớ lại những lời Trần Thâm nói lúc trước, hương vị cuối cùng có thể cảm nhận được từ một loại vang đỏ ngon chính là đắng chát, trong đầu tôi lại hiện lên khuôn mặt một phần tử trí thức rởm đang phô trương nốc sạch ly rượu đỏ của cậu ta, cười vỗ vỗ vai cậu.

"A?! Ôi chao! Cậu tỉnh rồi đấy à, sợ chết tôi rồi!" Cậu ta vừa lấy ngón trỏ dụi đám gỉ nhoèn chỗ khóe mắt xuống chân giường, lại giương đôi mắt một mí sưng húp vì ngủ nhiều lên nhìn tôi.

Trần Thâm, bạn đại học kiêm "bạn thân giống đực" của tôi, ngày đầu tiên đi học đã ra oai phủ đầu tôi kiểu xã hội đen, ai ngờ lại đâm phải một đám rạ cứng, bị tôi đả kích liền quay lại thái độ sống lạc quan, thời đại học đâm đầu vào công cuộc giảm béo, nhưng cuối cùng thì thất bại. Da thì đen nhẻm, lôi thôi lếch thếch, nhưng tự tin thì có thừa, sống trong thế giới của riêng mình, có chính kiến, nguyên tắc riêng, lúc nào cũng cười to phóng khoáng là những đặc điểm nhận diện riêng của con người này.

"Ừ, chỉ có mình cậu ở đây thôi à?" Tôi hỏi.

"Ừ, họ đều ở đây cả đêm rồi. Cậu tỉnh lại muộn hơn so với dự kiến của bác sĩ, thế nên trước khi về họ hẵng còn lo lắm. Để tôi gọi báo họ ngay đây!"

Cậu ta vừa nói vừa cầm điện thoại đi ra phía hành lang.

"Quay lại đây!" Tôi vội bật người gọi giật lại.

"Sao thế?" Cậu ta nghi hoặc hỏi.

"Cậu điên à, đã thức cả đêm rồi, giờ này hẵng còn đang ngủ, cậu để người ta nghỉ ngơi chút đi, đợi tối báo cũng chả muộn."

"Ừ, nói cũng phải."

"Đời này làm gì có ai như cậu nữa chứ!" Tôi cười bất đắc dĩ mà nhìn cậu.

"Cái gì, tôi chỉ là thấy cậu tỉnh thì vui quá thôi! Mà này, không có người như tôi ấy, thì sao có thể làm nổi bật ưu điểm của cậu được? Mà cậu có xuất sắc thế kia, cuối cùng vẫn phải nằm đây đấy thôi?" Cậu ta khiêu khích đáp trả lại.

"Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen mà." Tôi trông ra ngoài cửa sổ, một vẻ sầu muộn đậm chất Hepburn[1].

"Đàn ông con trai có ai lại tự gọi mình là "má hồng" hả! Cậu là trời xanh ghét kẻ hiền tài cơ mà, hiền tài... tráng... tráng niên..."

"Luyên thuyên!" Tôi đã quá hiểu cỡ như cậu ta thì mấy từ tiếp theo sẽ là gì, vội vàng chen ngang. Người đang ốm sợ nhất là nghe những từ như vậy, bởi khả năng dùng từ không cần biết ngữ nghĩa của Trần Thâm đã quá nổi tiếng rồi.

Hồi còn đi học, có một năm đón Đông chí ở trường, giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho chúng tôi và các giảng viên cùng gói sủi cảo[2] chúc mừng. Sủi cảo hấp xong là mọi người lao vào ăn. Giáo viên chủ nhiệm là một người phụ nữ trung niên vui vẻ khỏe mạnh, khá kén ăn, cô ấy vui đến mức đi một vòng quanh chúng tôi, từ mỗi hộp của mỗi người lại lấy một cái sủi cảo. Tới chỗ của Trần Lâm, có lẽ là để thể hiện sự thích thú đối với hoạt động lần này, làm ngay một câu với giáo viên chủ nhiệm: "Cậu thấy cô chủ nhiệm có đáng yêu không cơ chứ, còn ăn nhiều hơn cả mọi người nữa!"

Chủ nhiệm đứng hình mất hai giây, mọi người khi ấy đều cười như nắc nẻ, chảy cả nước mắt. Từ đó cho tới tận khi tốt nghiệp, Trần Thâm chưa bao giờ được cô chủ nhiệm khen lấy một lần, ba năm liền còn bị nêu danh về vấn đề vệ sinh.

Cậu ta đi về phía giường đắp lại chăn cho tôi, hỏi: "Đói không? Tôi mua cho cậu cái gì ăn nhé, hai ngày nay cậu đã có gì bỏ bụng đâu."

Thực ra, nãy tôi mới dựng người dậy sạc điện thoại, cái khoảnh khắc khi mới ngồi lên ấy, trong người vốn đơ đỡ bỗng thấy thật mệt mỏi, chẳng muốn ăn gì nữa.

"Không đói, ngồi xuống đi, tôi muốn hỏi cậu mấy việc."

"Ừ, được rồi, cậu hỏi đi, aizzz" Cậu ta vừa đặt mông xuống ghế lại bắt đầu mệt mỏi rã rời. Xoay xoay cái thắt lưng, lại dụi đôi mắt hí còn đang ngái ngủ mà ngước nhìn tôi, chẳng khác nào ông lão tám mươi tuổi đang xem "Thế giới đại dương" trên ti vi cả.

Nhiều khi, bạn cứ một lòng một dạ tìm mọi cách để có thể tôn trọng một người, nhưng đến cuối cùng sẽ nhận ra tất cả đều vô ích, bởi người ta sinh ra vốn đã mang kiếp "nhị sư huynh"[3].

"Cái tối hôm tôi nhập viện ấy, không có chuyện gì bất ngờ đúng không?" Tôi liếc sang, muốn uy hiếp cậu ta phải nói thật.

"Làm gì có gì, sao cậu lại uống nhiều thế hả? Bác sĩ bảo cậu bị xuất huyết dạ dày, làm mọi người sợ hết hồn. Mẹ cậu với một chú nữa vội chạy tới, cứ toàn vừa khóc lại vừa chăm cậu đấy."

"Rồi, thế những người khác thì sao? Còn ai đến nữa không?" Tôi hỏi tiếp.

Cậu ta đi đến chỗ tủ sắt tây cạnh giường, mở cánh tủ bằng ngón giữa và ngón cái, lấy ra một quả chuối cũng chẳng nhỏ hơn cánh tay cậu ta là mấy, dùng chính cái ngón tay vừa lấy gỉ mắt kia mà bóc vỏ, rồi đưa cho tôi: "Ăn chút hoa quả trước đi, đừng có để bụng rỗng."

"Không không không, cậu cứ ăn đi!" Tôi liên tục xua tay. "Cậu thức suốt cả đêm rồi, lát nữa tôi ăn, giờ không đói, cậu mau ăn đi." Tôi liếc cậu ta, lại nói một cách quan tâm thật lòng.

Chuyện đáng tiếc nhất trên đời này

chính là để gặp được em, anh đã dùng hết tất cả may mắn của mình mất rồi,

nên chẳng thể còn thêm để khiến em thích anh được nữa.

Thẩm Dục Luân


"Được rồi, cậu không ăn thì tôi ăn, cái tên thối này!"

"Tên thối" là câu cửa miệng của cậu ta, thường những người thân thiết với cậu ta thì đều là "tên thối", càng thối tha thì càng thân. Nhớ có lần còn ở trường, tôi với cậu ta giường trên giường dưới, mỗi khi bí bách cậu ta lại đi phòng vệ sinh dội nước, trước khi đi cũng không quên với lại tôi một câu

"Thối tha"; sau tôi với cậu ta lên lớp trên, nam nữ sinh khóa dưới cũng vào trường, cậu ta với mấy em gái khóa dưới lưng đeo ba lô cùng kề vai sát cánh, hồ hởi chen chúc trên con đường lầy lội về ký túc xá, cái thân hình gần một tạ của cậu ta nhẹ nhàng bay lên rồi lại hạ xuống, ảo tưởng rằng mình đang tỏa ra hương hoa đào, thi thoảng còn dùng cái cánh tay thô chắc của cậu ta huých vào cô gái bên cạnh, cùng với tiếng cười như chuông bạc của cô gái mà thốt lên: "Hey, cái đồ thối tha này!"

Cánh tay đang cắm kim truyền của tôi bởi nhiệt độ dịch thuốc quá thấp mà bắt đầu đau, tôi phải dùng tay trái xoa nhẹ, không hơi đâu đi chấp cậu ta.

"Chao ôi, đã bao giờ cậu từng sợ hãi bệnh tật chưa?" Cái con người tự cho là đúng này mỗi lần thảo luận đều khiến người ta có cảm giác đang cố tìm chuyện để nói vậy.

"Sợ, tôi sợ chết đi được." Tôi quay đầu nhàm chán nghịch điện thoại, tâm hồn đã không còn ở trong phòng bệnh nữa.

Tôi từ bỏ ý định tiếp tục tìm kiếm thông tin từ Trần Thâm mà bấm chuông gọi y tá.

Chưa đầy năm phút sau, cô y tá hệt như một bông sen trắng nhanh nhẹn đẩy cửa vào, trông thấy tôi đã tỉnh, cô ấy liền giơ tay vẫy một góc 45 độ, khóe miệng lập tức giương lên, đi bằng mũi chân về phía tôi, nói với tôi bằng chất giọng cao tới cả quang tám: "Ơ, anh đẹp trai tỉnh rồi!"

Nếu không phải do mấy giường xung quanh vẫn còn các bệnh nhân khác, thì tôi chắc chắn sẽ cho rằng mình đang ở một nơi khiếm nhã nào đó.

"Tỉnh rồi." Tôi chống tay từ từ ngồi dậy. Trần Thâm trông thế liền qua đỡ tôi, con người sung sức ấy dựng tôi một phát đè luôn lên gối, gương mặt phúc hậu của cậu ta còn cười, cười, và cười.

Cười với cô y tá.

Năm lớp 11, cái câu "Tôi muốn bạn biết rằng, trên thế giới này vẫn luôn có một người đang chờ bạn, bất kể là lúc nào, không cần biết là ở đâu, chỉ cần bạn biết rằng, vẫn luôn có một người như thế" của Trương Ái Linh đã khiến Trần Thâm mê muội đến không thể kiềm chế được. Cậu ta sáng nào cũng dậy sớm hơn nửa tiếng, rồi mỉm cười đứng ngoài ban công, đón chào ngày mới, nở nụ cười với người ấy trong tương lai của chính mình.

Nửa tháng sau, người bên ký túc xá nữ sinh đối diện trực tiếp xuống phòng công tác chính trị sinh viên, tố cáo chúng tôi ngày nào cũng nhìn trộm ký túc xá nữ.

Y tá xem bệnh án của tôi.

"Khi nào tôi có thể ra viện?" Tôi hỏi cô y tá.

"Cái này để tôi hỏi bác sĩ đã, anh giờ có chỗ nào khó chịu không? Sớm nhất thì cũng phải đợi mai bác sĩ mới đến được." Cô ấy , nhìn tôi đầy quan tâm, kiểu như đã đến rồi thì không thể về tay trắng, ngắm trai đẹp cũng không mất tiền, nhưng vẫn phải thể hiện mình có trách nhiệm.

"Vâng, cảm ơn, không sao cả." Không có được đáp án, tôi nhanh chóng kết thúc câu chuyện.

Y tá đi rồi, Trần Thâm cứ trách tôi không biết nói chuyện với con gái, không biết thương tiếc cái đẹp, vân vân. Tôi đập vào chân cậu ta một cái, dọa cậu ta suýt thì ngã khỏi ghế.

"Ô hô hô (lên giọng), cậu làm cái gì đấy? Dọa tôi suýt nữa thì đẻ luôn rồi!"

"Dọn đồ cho tôi đi, cũng sắp ra viện rồi, để hôm khác tôi đi gặp bác sĩ, bao ngày không về công ty, cũng không yên tăm lắm." Tôi tha thiết nhìn cậu ta, định là nếu cậu ta không đồng ý, tôi sẽ dùng biện pháp mạnh.

"Cái thằng này, nghỉ ngơi một tí cũng không được! Biết là không khuyên được cậu rồi, ừa thì dọn đồ đi. Đến lúc đó cậu phải bảo mọi người, là tôi có giữ cậu lại, hơn nữa còn vô cùng căm ghét mà phê bình hành vi này của câu, nhưng mà cậu quá cương quyết, tự mình khăng khăng đòi ra viện., không họ sẽ làm thịt tôi mất." Cậu ta đăm chiêu vẽ vòng tròn trong lòng bàn tay, vẽ một lúc liền cất tiếng hát:

"365 ngày nhớ em... khóa anh và em trong một vòng tròn, hey yeah."

"Tròn tròn tròn, tròn lắm rồi, cậu mau đi thu dọn đi." Tôi nhìn người trước mặt đầy ghét bỏ, có lúc còn muốn thời gian quay trở lại, để đổi một chiếc giường tầng dưới khác, hoặc là kiên quyết đổi sang phòng khác.

Nửa tiếng sau, mọi thứ cũng xong xuôi. Tôi đội chiếc mũ bóng chày của Trần Thâm, thay bộ quần áo mẹ tôi đã chuẩn bị sẵn, dìu Trần Thâm râ viện, gọi một chiếc taxi.

"Đi đâu?" Trần Thâm hỏi tôi. Trông cái vẻ tự hào ra mặt kia, tôi đoán chừng, trong lòng cậu ta giờ chắc đang sung sướng như vừa giải cứu binh nhì Ryan vậy.

"Về chỗ mẹ tôi." Vừa lên xe tôi liền nhắm mắt lại, đầu ngả hết vào ghế tựa. Bệnh đau cổ mãn tính khiến cho tôi mỗi lần ngồi xe đều đau không chịu

được.

Ngồi xe chưa được hai mươi phút, Trần Thâm với bác lái xe đã nói đủ thứ chuyện, từ việc xanh hóa thành phố đến phổ cập kiến thức dưỡng thai, từ việc tuyển chọn tài năng trên truyền hình đến vấn đề lạm phát. Lần đầu tiên tôi cảm thấy cậu ta am hiểu nhiều thứ đến vậy, nhưng cũng không xen ngang vào câu chuyện.

Bỗng nhiên có cảm giác mình vẫn đang sống. Nghe họ nói chuyện, tôi mới cảm nhận được mình đang sống.

Tôi cố ý làm như không biết, coi những con đường quen thuộc thành xa lạ, tự tưởng tượng hình dáng của chúng qua mỗi lời nói của Khải Thỏ nhỏ.

Em ấy nói: "Thành phố này cũng không phát triển lắm, nhưng chỗ nào cũng thấy sửa đường."

Em ấy nói: "Thành phố này lúc nào cũng hô hào tăng diện tích phủ xanh lên đến 40%, nhưng mấy cái cây cổ thụ hiếm hoi cứ chặt rồi lại trồng, trồng rồi lại chặt, lá cây không bao giờ có thể rợp bóng."

Em ấy nói: "Cái thành phố gì mà suốt ngày tắc đường, còn chẳng có tàu điện ngầm."

Em ấy nói: "Xuân thu gió thổi cát bụi, mùa hè thì như cái lò lửa, đông lại hít toàn khói sương."

Em ấy nói: "Không có bầu trời trong xanh."

Em ấy nói: "Không có đồ ăn ngon."

Em ấy nói: "Không có bạn."

Em ấy nói: "Nhưng vì anh, mà em đến đây, sống ở chỗ này."

Nhưng vì anh, mà em đến đây, sống ở chỗ này.

Suốt bao năm không có Khải Thỏ nhỏ bên cạnh, tôi đã đi rất nhiều nơi, nhưng hầu như những ký ức còn lại đều rất mơ hồ.

Chúng ta từng có những nơi khiến mình kinh ngạc, hay thổn thức, hay bồi hồi, còn tin chắc rằng cả đời này sẽ không bao giờ quên.

Sau này, những nơi đó rồi cũng dần bị lãng quên.

Ký ức là kẻ thù của những kỷ niệm.

Nó lặng lẽ chiếm đóng não bộ ta, đợi khi chúng ta yêu người ta muốn yêu, nhìn thấy người ta muốn thấy, lại từ từ phủ cho nó một lớp bụi, và cuối cùng là chôn vùi.

Thời gian là phương thuốc hữu hiệu nhất, sẽ từ từ xoa dịu những vết thương của bạn.

Câu này quá tầm thường.

Đã khắc cốt ghi tâm thì sao có thể dần phai nhạt theo thời gian? Có thể nhạt phai thì chắc chắn không phải khắc cốt ghi tâm, hoặc ít nhất thì cũng không khắc sâu như vậy.

Nhưng trên thực tế, lần này ký ức thất bại thảm hại rồi, những điều tốt đẹp bồi hồi khi đó đã dần nguội lạnh, rồi rút lui.

Thời gian là phương thuốc hữu hiệu nhất, sẽ từ từ xoa dịu những vết thương của bạn.

Tôi khi mười chín thường ao ước, bao giờ cho đến tuổi hai mươi.

Hai mươi tuổi, mới là sự khởi đầu của tuổi trẻ.

Nếu thiếu đi những thứ như áp lực học lên cao, yêu đương chia tay, ngỗ ngược phản nghịch, gần gũi với người thân, khát vọng khám phá bản thân, dốc lòng vì sự nghiệp, chăm sóc thú cưng thì không gọi là tuổi thanh xuân nữa.

Chớp mắt một cái đã hai mươi tuổi, lại lập cho mình kế hoạch mười năm: hai mươi hai tuổi khởi nghiệp, hai mươi lăm tuổi đứng vững trên đôi chân của mình, ba mươi tuổi trở thành hình tượng mình hằng theo đuổi.

Theo kế hoạch, tôi sắp trở thành người tôi muốn trở thành rồi.

Nghĩ tới đây, tôi sờ sờ mảnh vải trên tay, cảm nhận rõ tính nghiêm trọng của cái cổ khi khẽ di chuyển vị trí lưng, lại nhìn vào khuôn mặt lởm chởm râu ria của tôi trong gương chiếu hậu. Tôi cười, vắt chân qua một bên, tiếp tục nghe bài giảng miễn phí của tài xế.

"Sắp đến rồi, đừng ngủ nữa!" May Trần Thâm ngựa quen đường cũ, vẫn còn nhớ được đường về nhà tôi.

"Đến Thiên Tân chưa vậy?" Tôi khép mắt hỏi tài xế.

Bác tài sửng sốt quay lại nhìn tôi, lập tức dừng xe lại bên đường, lại nhìn Trần Thâm, ý hỏi có muốn đưa tôi trở lại viện không.

"Bác cứ kệ cậu ta, cái thằng thối thây này!" Cậu ta mau chóng xoa dịu cái tình trạng hỗn loạn vì không gian và thời gian này của tài xế.

"Có tí thời gian mà cũng qua được hai tỉnh á? Đừng nói nhảm nữa, mau ngồi dậy đi, sắp đến nơi rồi." Cậu ta đẩy tôi.

Xe dừng, tôi nhấc chân phải ra trước, nhẹ nhàng vọt ra khỏi cửa xe. Chỉnh sửa khôi phục lại trạng thái, đi thẳng về phía cổng khu. Nửa phút sau mới nhận ra là thiếu cái gì đó, quay lại thì thấy Trần Thâm hành lý xách đầy hai tay, mồm còn ngậm ví, nhìn tôi đầy ác ý.

Cậu cũng giữ thăng bằng giỏi ghê! Trước chưa từng biết đấy!" Tôi vỗ tay khen ngợi.

Đừng bao giờ nói với anh câu "Tạm biệt"

Vì trong thế giới của em và anh

Chúng ta sẽ luôn là:

"Gặp lại nhé!"

"Hẹn mai gặp!"

"Cuối tuần gặp!"

Không sao kể hết được.

Thẩm Dục Luân


"Cái tên thối này!"

Tôi quay đi chỗ khác, không để ý đến cậu ta nữa. Nhìn con đường không biết đã đi qua biêt bao nhiêu lần này, nhìn gốc hòe hồi trung học mới chuyển đến đã sừng sững trước cổng, giờ nhìn lại, dường như cũng không còn sừng sững như xưa nữa.

Khi người ta ốm, phản ứng của não bộ chậm hơn trước rất nhiều, mà tứ chi lại chịu sự điều khiển của não bộ. Vậy nên tôi tự tìm cho mình một lý do chính đáng mà chậm rãi tiến về phía trước, cố kéo dài thời gian đến gần căn hộ kia.

Trần Thâm mặc dù phải xách rất nhiều hành lý, nhưng với sự thấu hiểu sau bao năm làm bạn, vẫn lặng lẽ theo sau tôi, không hề có ý thúc giục.

Ánh trăng mờ ảo, màn đêm đen tối lại càng khắc sâu hơn nỗi cô đơn sầu muộn của con người.

Mặt Trăng cách Trái Đất hơn 380.000 ki-lô-mét, mà ánh trăng chỉ cần một giây đã có thể chiếu tới Trái Đất rồi. Thế nên những gì ta nhìn thấy là ánh trăng của một giây trước. Tôi bước lên những chấm bóng lấm tấm rơi trên mặt đất khi ánh trăng chiếu xuyên qua những chiếc lá cây, tự hỏi những tia

sáng này đã đi qua nơi nào, để rồi cuối cùng đến bên tôi.

Đêm muộn, khu nhỏ vốn đã ít hộ gia đình nay lại càng yên tĩnh đến kỳ lạ, có thể nghe được cả âm thanh tiếng côn trùng từ bốn phía.

Ở thành phố lớn, ngôi nhà đều như một nguồn bức xạ.

Chỉ cần bước vào phạm vi ảnh hưởng, thì lúc nào cũng có thể cảm nhận được không khí của gia đình.

Tôi xoay người lại một cách bị động, cố ngẩng đầu lên, gắng dựng thẳng cái thân hình yếu đuối này đi về phía trước. Loại hành vi lúc nào cũng phải giữ phong thái thân sĩ này, chính là thói quen của tôi.

Con người ta phải học cách chung sống với người thân ra sao, cách giao tiếp với bạn bè, đàm phán với khách hàng thế nào, mới có thể không bị đối phương làm tổn thương khi ta yếu ớt nhất, mới có thể không đụng chạm tới giới hạn của đối phương khi ta mạnh mẽ nhất?

Tôi có thể dự đoán chính xác cảnh tượng sẽ xuất hiện năm phút nữa sau khi mở cửa. Một bàn đầy thức ăn ngon, những ánh mắt tha thiết ân cần, những lời quan tâm lo lắng, căn phòng thoang thoảng hương thơm với những ánh đèn hắt lại qua tấm thủy tinh, và quan trọng nhất là, cái ôm của người phụ nữ ấy.

Sau khi cha mẹ chia tay, tôi sống với bà nội, rất ít khi được gặp họ.

Mỗi lần về nhà, mẹ tôi lại chuẩn bị từ trước đó rất lâu, hệt như đón tiếp khách quý.

Nghĩ tới vẫn còn những người lớn tuổi trên mình, lại tự nói với bản thân bớt bận lòng những tháng năm vùn vụt đi qua.

Nhưng mấy năm gần đây, quả thật tôi ngày càng sợ hãi chuyện thời gian trôi chảy. Những chuyện trước kia không nói, giờ cũng dần được mở lời.

Ví dụ như, "Chúng ta phải mười mấy năm chưa gặp nhau ấy nhỉ?"

"Chao ôi, con cậu đã lớn thế này rồi kia đấy!"

Hoặc mấy thứ kiểu "Mười năm trước chuyển công tác, giờ cậu vẫn còn muốn thử ư".

Nhưng mỗi câu chuyện của mỗi người đều cần một cái kết, tiến lên trong bối cảnh đầy khó khăn phức tạp, kết thúc với việc thắng lợi trở về, rồi mỉm cười mà vĩnh biệt bản thân.

Những người như Trần Thâm, sau khi mất đi, trên bia mộ sẽ khắc bốn chữ "Trả lại vẹn nguyên", bởi cậu ta sống quá bản năng, quá đơn giản, đơn thuần tới mức khiến người ta phải ngưỡng mộ. Khi nhìn thấy căn phòng ấy ngay sau chỗ rẽ, tôi dừng lại đột ngột, bị tên Trần Thâm không biết có nhìn đường hay không đâm sầm vào người.

"Ôi trời (lên giọng, kéo dài chữ cuối)!" Đồ đạc rơi đầy đất, Trần Thâm hờn dỗi xoa xoa ngực. Nhưng tôi chỉ quan tâm tới chiếc ví Burberry của mình vừa bị cậu ta làm cho một dấu răng.

"Cậu rú cái gì!" Cậu ta vừa nhặt đồ vừa nói mát, cái khoảnh khắc ngồi xuống đất, chỗ kia liền xuất hiện ngay một vết hằn như cái nắp hố ga.

"Cậu bảo tối nay tôi có cần ra nhà nghỉ ở không, đợi khỏe lên chút hẵng về?" Tôi không để ý đến cậu ta, nhìn ánh đèn trên tầng hai mà nghệt ra.

"Trước khi ra viện tôi đã nhắn tin cho mẹ cậu rồi, đoán chừng giờ này nhà cậu cũng toàn mùi phật khiêu tường ấy chứ, cậu đã không nghĩ cho mình thì thôi, cũng phải nghĩ đến mẹ cậu đã mệt đến thế nào chứ, mà nếu không nghĩ đến mẹ cậu đã mệt biết bao nhiêu, thì cũng phải nghĩ cho cái dạ dày đang bị bỏ không quá lâu của tôi đây này." Cậu ta xếp lại chỗ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net