Chương 3: Viết cho tình yêu đang tồn tại hay đã không còn nữa của chúng ta

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 3: Viết cho tình yêu đang tồn tại hay đã không còn nữa của chúng ta

Chú hai nằm trên giường bệnh. Tôi nắm cánh tay đang truyền dịch của chú, nghe được cả tiếng thở hắt ra từ các bộ phận đã gần như hỏng hết trong cơ thể chú.

Tôi cắn răng, cố nén nước mắt: "Chú à, con đến rồi dây, chú à, con đây, con đến rồi đây."

Lúc nhập viện, bác sĩ đã nói thẳng với chúng tôi, chú hai bị ung thư gan giai đoạn cuối rồi, khối u đã to đến mức không còn chỗ nào để tiếp tục di căn nữa, tế bào ung thư đã xâm chiếm đến cả những khe hở giữa xương sườn, khối u đã cứng gần như đá rồi. Có mổ hay không cũng không còn tác dụng gì nữa, còn một tháng cuối cùng chi bằng đưa chú về nhà mà chăm sóc.

Năm xưa khi cha mẹ còn mặn nồng, mỗi lần mâu thuẫn lại có chú hai đứng ra hòa giải. Mẹ vẫn hay bảo tôi rằng, chú hai là người hiểu chuyện nhất nhà. Khi biết tin chú hai bị ung thư, mẹ đã khóc suốt đem.

Mẹ chạy vội vào viện, vừa nắm chặt tay chú vừa lau nước mắt, miệng không ngừng gọi: "Quân, tôi là chị dâu chú đây, chú có nhìn thấy tôi không? Quân, tôi là chị dâu chú đây, chú có nhìn thấy tôi không?"

Chú hai nhìn trần nhà, không thể nói nên lời, nước mắt cứ chảy ra từng hàng.

Mẹ tôi lau nước mắt cho chú, vừa khóc vừa nói: "Không sao đâu, đừng sợ, không sao đâu, chúng ta không sợ mà!" Nói xong lại quay đi lau nước mắt.

Hồi còn trẻ chú hai từng đi rất nhiều nơi. Cái này là sau này tôi xem an-bum ảnh mới biết.

Chú hai trong ảnh tay phải chống hông, vuốt mái tóc dài từng là mốt thời ấy, nghiêng người dựa vào tấm bia đá ở Thái Sơn, chiếc kính mát màu trà khiến chú toát lên sự tươi trẻ, như dòng suối nước xanh, như chú cá tự do bơi lội.

An-bum ảnh ngày xưa đều rất to, bìa dày vô cùng. Có khi vì nhiều ảnh mà phải nhét cả hai, ba tấm cùng một chỗ. Cuốn an-bum của chú hai là vậy, căng phồng dày cộm, mỗi ô ảnh bìa đều được chọn lựa rất cần thận: dáng vẻ tự hào, tuổi trẻ bất kham.

Cuốn an-bum cuối cùng, ngoài bìa viết thể chữ Hành[1] rất mạnh mẽ lưu loát:

"Tôi ước tuổi trẻ như một buổi chiều tà, mang cho tôi nguồn sức mạnh to lớn nhất, chiếu sáng quãng đời tươi đẹp nhất của bạn và tôi."

Chú hai là một người lãng mạn, hồi còn trẻ từng đi du ngoạn khắp Tổ quốc non sông gấm vóc. Chú hay đeo đàn ghi ta, ôm chiếc phong cầm mà ngồi cả đêm trên đỉnh núi. Chú hát nỗi cô đơn với những vì tinh tú, cất giữ những kỉ niệm tháng năm trôi qua trong từng nốt nhạc.

Khi còn nhỏ, lúc bầu trời còn chưa đày đặc khói đen như bây giờ. Cuối tuần nào tôi cũng về nhà bà nội, chú hai sẽ đưa tôi lên núi Anh Hùng thả diều, còn mang cả một hộp dây cước câu cá rõ to. Chú bảo, dây này thả diều là hợp nhất, bền chắc, lại đẹp, khó bị phát hiện.

Giờ nhìn lại, tuổi thanh xuân của chú cũng như một cánh diều, sống đầy xúc cảm, mà yêu cũng phóng khoáng vô tư.

Tuần đầu tiên sau khi nhập viện, bệnh tình của chú có khá hơn. Lần đầu tôi và mẹ vào thăm chú, trong phòng chỉ có hai bệnh nhân nằm hai giường bên, một bà cụ và một cậu sinh viên.

Khi tôi và mẹ còn đang thắc mắc chú hai đi đâu, thì giọng nói hồn hậu của chú đã vang lên từ phía sau.

"Chị dâu và Tiểu Luân đến đấy à."

Tôi và mẹ xoay người lại, một người đàn ông trông xa lạ mà lại thân quen đến không thể nào thân quen hơn được nữa, đang ôm hộp cơm đi vào phòng.

Con tim tôi như thắt lại, người đàn ông trước mặt đấy nhiều nhất cũng chỉ được bốn mươi lăm cân, vì quá gầy mà hai tai trông to đến kỳ lạ, xương gò má nhô cao, hai bên má hõm sâu lại, tạo thành hai hốc rõ rệt. Tuy chỉ nói có một câu, nhưng tôi vẫn nhận ra được răng chú hai đã rụng rất nhiều, chỉ còn lại mấy chiếc răng cửa ố vàng trơ trọi nơi đó.

"Chú Quân, thế rốt cuộc là làm sao, sao tự dưng lại ra nông nỗi này?" Mẹ tôi lo lắng hỏi, vành mắt cũng bắt đầu đỏ.

"Cũng phải hai, ba năm rồi, em cứ đau đau chỗ bên trái, mới đầu cũng chẳng có gì." Chú vừa nói vừa đặt hộp xuống, nở một nụ cười quan thuộc, vịn tường ngồi xuống chiếc ghế nhỏ bên giường. Tôi trông bàn chân sưng phù bị nhồi nhét chật ních trong đôi giày vải đen, hoàn toàn tương phản với đôi chân đã gầy đến mức gần như chỉ còn da bọc xương của chú.

"Một năm sau, có một hôm em nằm ngủ, vừa xoay người thì đột nhiên sờ phải cái gì đó rắn rắn, là em biết lần này không hay rồi." Chú cứ như đang kể một câu chuyện thần bí nào đó, hoàn toàn không có cảm giác bản thân mình đang là nhân vật chính, "Nhưng em cũng chả dám nghĩ nhiều, tại nhà đang khó quá, em phải đi làm." Chú vừa nói vừa cầm lấy quả chuối trên bệ cửa, bóc rồi đưa cho tôi.

Mẹ tôi vội đỡ lấy quả chuối, nói: "Chú không phải vậy đâu." Mẹ không muốn chú hai lại mệt thêm nữa.

Nhìn người đàn ông trước mặt này, tôi không nói nên lời, trong đầu toàn là những hình ảnh khi chú dạy tôi viết bút lông hay cùng tôi chơi thả diều.

"Chị dâu à, em khó quá, mệt lắm!" Chú nhìn ra cửa phòng bệnh, ngẩn người hồi lâu mới thốt ra một câu, rồi lại tiếp tục trầm mặc.

Mẹ tôi nhìn chú với đôi mắt đỏ hoe, tâm trạng khó chịu như đang nhìn đứa con của mình, bà đau lòng vỗ vỗ vai chú hai.

"Sau này lúc di chuyển đồ vật cũng thấy mệt, khi tiểu tiện cũng bắt đầu thấy máu lẫn trong nước tiểu." Chú cầm lấy bệnh án, "Em từng đi khám ở bệnh viện nam khoa, bác sĩ bảo bị viêm tuyến tiền liệt, có kê thuốc cho em, nhưng không ăn thua. Sau đó thì bắt đầu đau cả lúc đi tiểu, em mới nghi ngờ có khi nào là sỏi thận, hay sỏi tắc niệu đạo mới tiểu ra máu hay không, nhưng chữa một thời gian mà không thấy khỏi." Chú chán nản vân vê bệnh án, nhìn xuống dưới dất không nói lời nào.

"Sao lại để gầy yếu thế này rồi mới đi kham? Diệp Tử đi đâu rồi? Mẹ tôi trách hỏi, giọng nói chứa dầy sự thương tiếc lẫn phẫn nộ.

Diệp Tử là vợ của chú hai, là nhân viên hướng dẫn mua hàng ở trung tâm thương mại, nhỏ hơn chú hai 8 tuổi, ngoại hình cũng coi như là xinh đẹp. Những năm trước khi cha mẹ chia tay, mỗi lần chúng tôi qua nhà bà nội ăn Tết, thím ấy lại dạy mẹ tôi mấy phương pháp làm đẹp mới nhất, ví như dùng lòng trắng trứng với mật ong, hay như lấy nước ép cà chua đắp mặt.

Nhưng thím ấy có rất nhiều khuyết điểm: đanh đá, mê tiền, thích cãi nhau.

Tết năm nào, cha mẹ tôi cũng cãi nhau, nhưng trước đó, bao giờ cũng phải chứng kiến cuộc chiến của chú hai và Diệp Tử. Lý do toàn là chú hai vẫn muốn uống thêm chút rượu, Diệp Tử lại đương lúc cả nhà còn đang ở đấy mà đã dọn bàn, bị chú hai cho một bạt tay, hai người lại quay sang đánh nhau.

Thật ra, đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao chú hai lại lấy thím ấy. Có thể vì đàn ông nào cũng thế, cũng đều thích phụ nữ đẹp, còn những thứ khác không quan trọng.

Trước Diệp Tử, chú hai từng có một người bạn gái lâu năm, tên là Tĩnh Tử, tôi gọi cô ấy là dì Tĩnh.

Hồi nhỏ, tôi đang chơi đùa với đám bạn trong con ngõ trước cửa nhà bà nội, dì Tĩnh vừa tới, tôi liền bám lấy dì đòi quà. Mà dì cũng rất thương tôi, quà lớn thì là chiếc phong cầm, nhỏ thì mẩu sô-cô-la ăn chơi, tôi đều nhận hết. Những năm ấy, mấy thứ này quả thật đã cho tôi được ra oai trước mặt lũ bạn.

Dì Tĩnh hát rất hay, nhảy cũng rất đẹp. Có một cái Tết, dì Tĩnh từng nhảy với chú hai ở nhà bà nội, tôi vẫn còn nhớ dáng điệu khi ấy của hai người, uyển chuyển như những áng mây trên trời.

Có lẽ rất nhiều người đều như vậy, điều mình thích đến cuối cùng lại không thể có được. Sau cùng khi dì Tĩnh và chú hai chia tay, cả nhà ai cũng trách chú. Sau này, nghe nói lúc đi diễn di Tĩnh gặp được một ông chủ, rồi đi theo người ta.

"Chị dâu đến đấy à?" Diệp Tử đến còn nhanh hơn cả Tào Tháo. Mẹ tôi vừa hỏi chú hai xong, đã thấy thím ấy ung dung bước vào phòng bệnh.

"Ừ." Mặc dù là chị em dâu, nhưng mẹ tôi chưa từng nói chuyện gì nhiều với thím ấy.

Mẹ tôi nắm lấy tay chú hai nói: "Chú Quân, chị đi nhé."

Chú hai cứ khăng khăng đòi đi tiễn chúng tôi, tôi với mẹ không ngăn được, đành chầm chậm cùng chú ra khỏi phòng bệnh.

"Chị dâu, chắc chắn em sẽ khỏe lại mà. Chị cứ yên tâm, em nhất định sẽ sống!" Chú hai đi được nửa đường thì đột nhiên dừng lại, nói với mẹ con tôi.

Mắt mẹ tôi lại hoe đỏ, quay lại rút hai vạn tệ đã chuẩn bị sẵn trong túi dúi vào tay chú hai. "Chú Quân, chị không giúp gì được chú, chỗ tiền này chú cứ cầm lấy, đừng tự làm khổ mình, muốn ăn gì thì cứ mua mà ăn, tiền chỉ là vật ngoài thân thôi, sức khỏe mới là quan trọng nhất, tiêu hết rồi chị lại đưa thêm." Mẹ vừa nói vừa lau nước mắt, ấn mạnh vào tay chú hai.

Chú hai vốn là một người rất cố chấp, lúc này cũng không biết phải từ chối ra sao. Tay chú cầm tiền mà nước mắt cứ rơi từng hàng, cuốn trôi đi tất cả tôn nghiêm.

"Cám ơn chị dâu, chị cũng giữ gìn sức khỏe nhé." Chú hai lấy tay chống đỡ thân thể đang xiêu vẹo, dựa vào chỗ tay vịn, nhìn tôi và mẹ bước vào thang máy.

Cửa thang máy vừa đóng, mẹ tôi bắt đầu nức nở nghẹn ngào. Trong lòng tôi cũng vô cùng khó chịu, chẳng thể làm được việc gì khác nữa.

Nhà bà nội ít người, bác gái là chị cả, con trai trong nhà ngoài chú hai ra thì còn có cha tôi. Hoàn cảnh bác gái khó khăn, quanh năm phải thuê nhà sống ở ngoại ô, lại bận kiếm tiền nuôi cả nhà. Sau khi chú hai ốm, bác trai ngày nào cũng chạy tới bệnh viện, để mình bác gái làm chút buôn bán lặt vặt sống qua ngày. Công việc của cha thì không ổn định, càng không thể ở lại chăm, chỉ có thể vào đưa cơm trưa. Cho nên cả nhà thay phiên nhau vào chăm chú hai, mà thi thoảng ban ngày tôi cũng vào thay ca.


2

"Anh xem xem mình là cái loại đàn ông gì hả, ngày nào cũng nằm sống dở chết dở trong này. Lạc Lạc phải ở nhà bác gái nó, ngày nào đi học cũng thui thủi một mình, anh nỡ lòng nào hả?"

Sáng hôm sau, tôi không đi làm, định vào viện với chú hai. Còn chưa vào tới phòng bệnh đã nghe thấy giọng của Diệp Tử xuyên qua cả cánh cửa cách âm mà vọng ra ngoài hành lang,

Tôi đẩy cửa ra.

Diệp Tử đang đứng phía cuối giường chú hai, miễn cưỡng xoay cái cần gạt, dựng cái giường phía dưỡi lưng chú hai cao lên một chút. Thím ấy nói kháy:

"Đàn ông nhà người ta thì đi làm kiếm bao nhiêu là tiền, anh đã không đi làm thì thôi, cả tôi cũng không được đi làm nữa, ngày nào cũng phải ở đây mà trông anh! Lạc Lạc sắp chết đói ở nhà rồi kia kìa!"

Bà lão nằm giường bên thật không chịu nổi mấy lời mắng nhiếc của thím ấy, vừa thở dài vừa cầm hộp xuống lầu dưới chuẩn bị mua cơm. Còn cậu sinh viên ở giường khác bởi vì mới phát hiện, nên bệnh tình vẫn khá hơn hai người kia rất nhiều, trông thấy vậy, liền vội đứng dậy đỡ bà lão ra ngoài.

"Chú hai, con đến rồi đây." Tôi nhẹ nhàng chào chú hai, để hoa quả sang một bên, đi đến phía trước giường.

"Tiểu Luân đến đấy à!" Diệp Tử ngượng ngùng quay đầu nhìn tôi, vừa cười vừa tém lại dóc chăn dưới chân chú hai, không biết phải giải thích ra sao về hành vi vừa nãy của mình.

"Cháu đến thăm chú hai." Tôi vừa nói vừa cầm lấy bàn tay chú hai từ trong chăn, nhìn lỗ kim châm trên tay chú, tôi khó chịu ngước đầu lên, nước mắt không kiềm chế được rơi đầy mặt.

"Hôm nay khá hơn nhiều rồi, kim này của bác sĩ rất có ích mà!" Chú hai cười nhìn tôi, nói xong lại khó khăn vươn tay về hướng khác, định lấy quả gì đó cho tôi.

"Anh giỏi! Có bản lĩnh sao còn không đi làm đi? Sao không đi kiếm tiền đi?" Diệp Tử lại mở miệng chửi chú hai ầm lên, đập đạp vỗ vỗ, đến nỗi cái tủ sắt tây cũng kêu ông ông.

Chú hai ngại ngùng quay nhìn tôi, cúi đầu không nói gì.

Tôi nắm chặt tay chú hai nói: Con đi trước, chú, qua mấy ngày nữa con lại đến thăm chú nhé!" Tôi không để ý đến Diệp Tử ở bên cạnh, đứng lên kê lại cái gối dưới cổ chú hau, lại nhìn chai nước truyền, sau khi chắc chắn không có việc gì bèn xoay người rời đi.

Hai hôm sau, cha gọi điện cho tôi, nói chú hai vẫn kiên quyết muốn phẫu thuật, một lần phẫu thuật mất đến mười mấy vạn tệ. Bác sĩ nói với ông ấy và bác gái tôi, có phẫu thuật cũng vô ích, mà chú hai lại càng thêm giày vò, đã lan đến phổi rồi...

"Tiền là cái thá gì, chi phí phẫu thuật con trả!" Tôi tức giận cúp điện thoại của cha.

Sáng hôm phẫu thuật, tôi đến bệnh viện từ sớm. Chú hai đã mặc xong quần áo phẫu thuật, được đưa ra hành lang để chuẩn bị lên phòng phẫu thuật ở tầng năm. Bác trai và cha tôi đã đến từ trước, đang ở một bên hút thuốc.

Tôi đi qua, nhanh chóng điều chỉnh lại cảm xúc của mình, vẻ mặt thoải mái nói chuyện với chú hai: "Phẫu thuật xong, chú muốn đi ăn xiên nướng hay ăn lẩu với con nào?" Tôi cười nắm chặt tay chú hai.

"Con phải nói với bác sĩ, đừng có mà đưa chú vào nhầm phòng bệnh đấy!" Chú hai nói với tôi.

Chú ấy còn cẩn thận dặn dò tôi.

Đột nhiên tôi không thể kìm nén được cảm xúc của mình nữa, xoay người nói muốn vào phòng vệ sinh, quay đầu bỏ chạy, nước mắt rơi từng hàng.

Con người giữa ranh giới của sự sống và cái chết thường yếu đuối như vậy, cho dù bề ngoài của bạn có mạnh mẽ thế nào, bình tĩnh ra sao, khi ra đi bạn đều sẽ cô đơn, mà người chứng kiến bạn ra đi, người quan tâm đến bạn đều sẽ đau lòng.

Tôi và bác trai, cả cha nữa, đưa chú hai lên phòng phẫu thuật ở tầng năm, lúc này chú hai vẫn luôn nhìn chúng tôi, nói sắp phải đi rồi.

Tôi bảo: "Chú đừng nói nữa, con mà mất tập trung là đẩy chú vào khao phụ sản bây giờ đấy." Chú liền bị tôi chọc cười.

Nhưng mà trong lòng tôi khó chịu vô cùng.

Chúng tôi không thể vào phòng phẫu thuật, nên chỉ có thể đưa chú đến cửa. Nhân viên chăm sóc đưa chú vào trong, trước khi cánh cửa khép lại, chú hai lấy hết tất cả sức lực ngẩng đầu nhìn chúng tôi, ngưỡng cổ cả cổ lên để nhìn.

"Sao Diệp Tử còn chưa thấy đến?" Tôi hơi tức giận hỏi cha.

"Chắc phải qua công ty xin nghỉ trước đã." Cha trả lời.

"Lần này chú hai là phẫu thuật đấy, có chuyện gì không để sau xử lý được à? Nhỡ sau này không còn được gặp nữa thì sao?" Tôi rất muốn chửi bậy.

Vừa nói xong, Diệp Tử vừa lúc đi tới.

"Anh cả, anh Quân vào rồi à?" Thím ấy hỏi cha tôi. Tôi chán ghét đi qua bên bác trai.

Tôi từng nghĩ rất nhiều về cách mình ra đi.

Nếu tôi mất sớm, thì trước lúc ra đi, tôi mong cha mẹ và người yêu mình có thể bên giường cùng tôi. Còn có Trần Thâm, những người bạn tốt của tôi, họ sẽ yên lặng mỉm cười nhìn tôi, có như vậy, tôi mới có thể mỉm cười ra đi.

Thế nên, sở dĩ con người ta sợ chết, vì còn những ý nguyện chưa thực hiện được. Người yêu quý vẫn còn ở lại thế giới này, bạn sẽ lo lắng cho cuộc sống sau này của người ấy, không biết sau việc bạn ra đi có khiến người ấy cô đơn trông vắng hay không.

Nuối tiếc vẫn luôn xuyên suốt cuộc đời con người, mà chúng ta thường xuyên trong nỗi niềm tiếc nuối lại trải qua những chuyện khiến ta lại càng thêm nuối tiếc.


3

Sáu tiếng phẫu thuật rất thuận lợi. Chú hai được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.

Mấy hôm sau, tôi đi Côn Minh công tác, gọi điện cho cha hỏi thăm bệnh tình chú hai. Ông ấy bảo, chú hai hồi phục rất nhanh, còn tăng được mấy cân, giờ chỉ cần kiên trì trị liệu hóa chất nữa là được.

Tôi vui lắm, cảm thấy chỉ cần con người ta có niềm tin, chỉ cần kiên trì, thì không có gì là không thể.


4

Ba tháng sau, cha gọi điện cho tôi, bảo tôi và mẹ vào viện gấp. Chú hai không ổn rồi.

Trên đường đi tôi vẫn cứ thắc mắc, chẳng phải nói bệnh tình đã chuyển biến tốt rồi sao, cũng béo lên rồi kia mà? Sao tự dưng lại không ổn?

Vừa vào đến phòng bệnh, tôi đã trông thấy thân hình tiều tụy của chú hai nằm trên giường bệnh, quần áo như thể đang phủ lên một cây gậy trúc, lộ ra từng khớp xương rõ ràng.

Chú hai chỉ có thể nhìn trần nhà, con ngươi đã không thể di chuyển được nữa. Chú như con cá rời nước, há miêng, không ngừng thở dốc, chỉ có thể lấy tay chỉ chỉ chúng tôi, nước mắt rơi từng hàng.

Tôi nói: "Chú à, con đây, con là Tiểu Luân, con đến rồi đây."

Mẹ tôi nắm chặt tay chú khóc nói: "Chú Quân, chị đây, chị dâu đến đây."

Những tiếng rên rỉ phát ra từ cổ họng chú hai, nước mắt chảy dọc theo đôi gò má ngày càng nhô cao vào trong tai, hơi thở suy yếu tràn ngập phòng bệnh.

Tôi quay đầu hỏi cha rốt cuộc là có chuyện gì. Cha bảo này là cái số rồi, nói xong thì xua xua tay, ý bảo tôi đừng hỏi nữa.

Bác sĩ nói: "Hiện giờ đã dùng tất cả các loại thuốc có thể dùng rồi, nhà mình không thể để nhiều người ở đây như thế này được, chỉ để lại một người thôi."

Bác trai ở lại, tôi và cha mẹ rời bệnh viện, ba người không ai nói câu nào. Nói thật, nếu không phải là chú hai, thì tôi nghĩ ba người chúng tôi sẽ khó có cơ hội ở cùng nhau thế này.

"Quân nó sau khi phẫu thuật xong thật ra chỉ như ngọn đèn sắp tắt vụt lóe lần cuối thôi, bác sĩ nói sau khi cắt bỏ khối u, chú ấy sẽ có một khoảng thời gian ngắn khỏe lại, sau đó tế bào ung thư vẫn tiếp tục phát triển, đến một lúc nào đó sẽ thành như thế này." Cha lau nước mắt nói.

"Khoảng thời gian trước kia, Quân nó chiều nào cũng chạy cái xe đạp điện chú ấy mua đến bệnh viện tiêm, tiêm xong thì đi tìm cha." Ông ấy vừa kể vừa lấy chiếc chìa khóa xe ra, "Xe bây giờ hẵng còn để dưới nhà. Cũng phải trách cha, lẽ ra khi ấy không nên ngăn chú ấy, cứ nghe theo chú ấy mới phải."

Sau khi chú hai xuất viện, ngày nào cũng kiên trì trị liệu hồi phục, mà người nhà lại lo lắng sự thực là tế bào ung thư của chú vẫn tiếp tục phát triển. Vì hoàn toàn không biết gì về bệnh tình của mình, tinh thần chú ấy hồi phục rất nhanh, hôm nào đi tiêm xong cũng tìm cha tôi nói chuyện.

Có một hôm, chú hai bảo muốn làm lại bảo hiểm y tế, sau này nhất định sẽ coi trọng sức khỏe hơn, sống thật tốt, còn chăm sóc cho Lạc Lạc nữa.

Cha tôi nói: "Chú cứ đùa, bảo hiểm y tế của chú đã dừng bao năm rồi, phiền lắm."

Chú hai là một người bướng bỉnh, hôm đó đi rồi cũng không lại tìm cha tôi nữa.

Sau có một ngày, lúc cha về nhà thăm chú ấy, chú đã lại quay về tình trạng trước khi nhập viện rồi.

Chú hai nằm một mình trên giường nhìn trần nhà, không thể cử động, bên giường là đồ ăn, mà lại không có vợ bên cạnh.

Chú giải thích, rằng Diệp Tử phải đi làm kiếm tiền, nếu không thì con cái phải làm sao bây giờ.

Chẳng bao lâu sau, chú lại nhập viện lần nữa, ung thư phát triển còn nhanh hơn cả lần trước.

Cậu sinh viên bên cạnh nói cho cha tôi, rằng hồi chú hai mới vào, những ngày mà thần trí vẫn còn rõ ràng, chuyện chú nói nhiều nhất với Diệp Tử, là về việc mua mộ phần sau khi chú qua đời. Chú nhắc đi nhắc lại rằng Diệp Tử không được mua cho chú phần đất tốt, bảo là chú đã đặt sẵn một mảnh đất trên mạng rồi, ấy là nằm bên cạnh ngọn núi mà ông bà nội an nghỉ. Chỗ đó là thuộc quyền quản lý của tư nhân, vị trí địa lý tuy không tốt, nhưng giá rất rẻ. Chú không cho Diệp Tử lãng phí tiền của vào mấy việc này, chỉ cần sau này có một nơi để nhang khói là được rồi, tiền tiết kiệm được thì để Lạc Lạc đi học đại học. Chú dặn Diệp Tử nhất định phải nghe theo lời chú, còn nói để Lạc Lạc lớn rồi thì phải thường xuyên đi thăm chú.

Nhưng mỗi lần Diệp Tử nghe chú nói đến chuyện mua đất xây mộ thì lại mắng: "Mẹ nhà anh, anh sắp chết đến nơi rồi còn nhớ bắt tôi phải tiêu tiền! Mua đất gì chứ, anh liệu đừng có mà chết sớm, mà cũng chả chết được đâu, anh mà chết rồi thì tôi có mà phải lấy tiền mua nhà để mua đất chôn anh đấy!"

Nghe cha tôi nói xong, giống như có hàng vạn mũi dao đang cắm chặt vào tim tôi vậy, tôi khó chịu đến mức chỉ muốn đào nó ra.

Chưa chờ được đến lúc tôi và mẹ về đến nhà, cha đã nhận được điện thoại, nói rằng chú hai không ổn rồi, làm mẹ con tôi phải vội quay trở lại.

Tôi và mẹ như phát điên vội quay ngược

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net