Chương 39: Những Nỗi Sợ Của Con Người

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

(1) NỖI SỢ NGHÈO ĐÓI.

Điều đó đòi hỏi sự can đảm để nói ra sự thật về nguồn gốc kẻ thù này của nhân loại, và cũng cần phải can đảm hơn nữa để thừa nhận sự thật đó sau khi nó được nói ra. Nỗi sợ nghèo đói được bắt nguồn từ thói quen săn lùng đồng loại của mình, về mặt kinh tế. Loài vật hành động theo bản năng, nhưng chúng không có khả năng TƯ DUY, nên chúng săn đuổi và ăn thịt lẫn nhau. Con người, với khả năng trực giác, suy nghĩ và lý trí vượt trội của mình, không ăn thịt đồng loại, mà anh ta tìm thấy sự thỏa mãn lớn hơn trong việc “ăn thịt” bằng kinh tế.
Về mặt này, khi con người trở thành một đối tượng tội phạm, gần như mọi tiểu bang và quốc gia đều có nghĩa vụ phải thiết lập quy định luật pháp, để bảo vệ kẻ yếu trước những kẻ mạnh. Luật bầu trời xanh” là bằng chứng không thể chối cãi về bản chất của con người luôn tìm cách thâu tóm và hạ bệ những người anh em yếu thế hơn về mặt kinh tế của anh ta.

(2) NỖI SỢ TUỔI GIÀ.

Nỗi sợ hãi này bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Trước hết, từ ý nghĩ rằng tuổi già sẽ kéo theo sự NGHÈO ĐÓI. Thứ hai, từ những học thuyết, giáo phái sai lầm và hà khắc với những hình ảnh về vạc dầu địa ngục khiến con người biết đến NỖI SỢ TUỔI GIÀ, vì nó truyền tải thông điệp rằng con người sẽ tiếp cận với một thế giới khác, và có lế, thế giới đó còn kinh khủng hơn thế giới này.

(3) NỖI SỢ ỐM ĐAU, BỆNH TẬT.

Sự sợ hãi này được sinh ra từ cả di truyền thể chất và xã hội. Trong cơ thể mỗi người, từ khi sinh ra cho đến khi chết đi luôn có sự đấu tranh vĩnh cửu; đó là cuộc đấu tranh diễn ra giữa các nhóm tế bào, một nhóm được biết đến là nhóm có lợi, giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, và nhóm còn lại là kẻ hủy diệt hay còn gọi là “mầm bệnh”. Hạt giống của nỗi sợ hãi được sinh ra trong cơ thể vật chất, là kết quả từ những sự dàn xếp đầy tàn khốc của Tự nhiên khi cho phép các dạng tế bào sống mạnh hơn đi săn mồi kẻ yếu hơn. Di truyền xã hội cũng góp phần tạo ra nỗi sợ ốm đau, bệnh tật thông qua sự thiếu vệ sinh và thiếu kiến thức về vệ sinh. Ngoài ra, quy luật về sự ám thị đã được sử dụng một cách khéo léo bởi những kẻ được trục lợi từ nỗi sợ ỐM ĐAU, BỆNH TẬT.

(4) NỖI SỢ BỊ THẤT TÌNH.

Nỗi sợ hãi này lấp đầy các nhà thương điên bằng những trận ghen tuông điên cuồng, vì ghen tuông không gì khác ngoài một kiểu điên rồ. Nó cũng lắp đây tòa án bằng các vụ ly hôn và gây ra những vụ giết người cùng với những hình thức trừng phạt tàn nhẫn khác nữa. Những điều ấy vẫn còn tổn tại, và được lưu truyền qua di truyền xã hội, từ thời kỳ đồ đá khi người đàn ông săn lùng đồng loại của mình bằng cách sử dụng vũ lực để chiếm đoạt người phụ nữ của anh ta. Thói quen ấy dường như vẫn không đổi nhưng cách thức thực hiện giờ đã biến đổi ở một mức độ nào đó. Thay vì dùng vũ lực, người đàn ông bây giờ chinh phục người phụ nữ của mình bằng những dải ruy băng đầy màu sắc, bằng những chiếc xe hơi tốc độ cao, những viên đá lắp lánh và biệt thự sang trọng.

Đàn ông giờ đã thông minh hơn rất nhiều. Bây giờ anh ta sẽ tìm cách để “dụ dỗ” người phụ nữ của mình và hướng người đó tới nơi mà anh ta muốn “nhắm tới”.

(5) NỖI SỢ BỊ PHÊ PHÁN.

Rất khó để xác định làm thế nào và ở đâu con người có nỗi sợ này, nhưng chắc chắn rằng con người có nỗi sợ đó. Nếu không vì nỗi sợ này, đàn ông sẽ không bị hói. Đầu của họ bị hói bởi họ đội những chiếc mũ rộng vành mà bên ngoài có dải băng thắt chặt, ngăn chặn sự lưu thông từ chân tóc. Phụ nữ hiếm khi bị hói vì họ đội mũ rộng vành được nới lỏng. Nhưng chỉ vì Nỗi sợ bị phê phán, người đàn ông sẽ không bỏ mũ ra để giữ lấy tóc của mình.

Các công ty may mặc đã rất mau lẹ khi biết cách tận dụng nỗi Sợ hãi cơ bản này của nhân loại. Phong cách sẽ thay đổi theo mùa, bởi vì các nhà thiết kế thời trang biết rằng rất ít người có đủ can đảm để mặc một bộ trang phục mà nó không phù hợp với những gì “Tất cả mọi người đều mặc” vào thời điểm đó. Nếu bạn nghi ngờ điều này (các quý ông) hãy thử xuống phố với chiếc mũ cói vành hẹp theo mốt năm ngoái, trong khi phong cách thời trang năm nay lại là loại rộng vành. Hay (các bạn nữ), hãy đi bộ dạo phố vào buổi sáng Lễ Phục sinh với chiếc mũ năm ngoái. Hãy xem bạn cảm thấy khó chịu như nào, chính nhờ vào kẻ thù vô hình của bạn đó là NÓI SỢ BỊ PHÊ PHÁN.

(6) NỖI SỢ CÁI CHẾT.

Từ hàng chục ngàn năm trước, con người đã đặt ra những câu hỏi mà vẫn chưa được hồi đáp —“TỪ ĐÂU” và “VỀ ĐÂU”. Ngay sau đó là hàng loạt những đáp án vô căn cứ được đưa ra cho câu hỏi muôn thuở này như: “Tôi đến từ đâu và tôi sế đi về đâu sau khi chết?” và một nhà truyền giáo đã nói: “Hãy vào trong lều của tôi, và bạn có thể lên thiên đàng sau khi chết”. Thiên đường sau đó được hình dung giống như một thành phố tuyệt vời với những con đường được lát bằng vàng và đính đá quý. “Nếu ra khỏi lều của tôi thì bạn sẽ phải đi thẳng xuống địa ngục.” Địa ngục sau đó được hình dung như một vạc dầu, nơi nạn nhân tội nghiệp có thể mãi mãi phải chịu kiếp khổ đau trong sự thiêu đốt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net