Tống Y 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
trị.

Hắn tìm được một cuốn cổ thư bằng da dê không ghi niên đại, trong đó có phương thuốc chữa Thi chú mà Tiền Bất Thu đã nói với hắn, nhưng hắn không tìm được phương thuốc nào khác điều trị chứng bệnh này.

Đỗ Văn Hạo rải các cuốn y thư cổ quý giá xuống đất, hắn ngồi trên chiếu, tay chống cằm, cẩn thận đọc từng quyển một. Bên cạnh một số cổ thư ghi lại cùng một loại triệu chứng về Thi chú, hắn không phát hiện ra bất kỳ phương pháp chữa bệnh hữu ích nào khác.

Lúc này viên thư lại phụ trách Trân bảo các đã quay về. Đó là một lão đầu khắp người sặc mùi rượu, tay cầm một cái hồ lô rượu. Hai mắt lờ đờ nhìn thấy Đỗ Văn Hạo đang ngồi cau mày suy tư dưới đất liền tiến tới chào hỏi. Sau khi biết người đang ngồi đọc sách là tân giáo sư trẻ tuổi của Thái y cục người am hiểu thần kỹ phẫu thuật của Hoa Đà, lão đầu lộ rõ vẻ ngưỡng mộ. Ông ta ngồi xuống, để hồ lô rượu sang bên cạnh, hai mắt lờ đờ nhìn Đỗ Văn Hạo hỏi: “Đỗ tiên sinh đang tìm cái gì vậy?”

Chương 203: Tam Thi trùng

Lão đầu say rượu sửng sốt: “Thi chú? Đây chính là một chứng bệnh cổ quái”.

“Đúng!” Đỗ Văn Hạo trả lời qua quýt.

Lão đầu thấy Đỗ Văn Hạo không cởi mở, chỉ chú tâm đọc sách, ông ta cũng không quấy rầy, nâng hồ lô rượu uống một hơi rồi nói: “Vậy tiên sinh cứ xem sách. Ta không quấy rầy nữa”.

Lão đầu đứng lên đang định rời đi. Đỗ Văn Hạo chợt chấn động, một ý nảy ra trong hắn. Hắn vội ngẩng đầu hỏi: “Xin hỏi danh tính của lão ca là gì?”

“Đỗ tiên sinh khách khí rồi. Lão hủ họ Trương, danh tính Ngộ Đạo, phụ trách Trân bảo các. Ha, ha”.

“Thì ra là Trương lão ca! Thất kính, thất kính! Xin hỏi lão ca có biết Thi chú là bệnh gì không?”

Thân hình Trương Ngộ Đạo run lên, ông ta liếc trộm Đỗ Văn Hạo một cái rồi nói: “Thi chú là một quái bệnh do tam thi trùng* gây ra”.

Thi chú là loại bệnh rất hiếm thấy các đại phu bình thường cũng không biết. Hắn không ngờ một thư lại Tàng thư các lại biết. Trong lòng Đỗ Văn Hạo nổi lên sự hy vọng, hắn vui vẻ nói: “Đúng, đúng. Lão ca có biết cách chữa trị chứng bệnh này không?”

"Đương nhiên biết".

Đỗ Văn Hạo mừng như điên, thật sự đi mòn gót sắt tìm chẳng thấy đến khi tìm được chẳng tốn chút công sức. Hắn vội vã nói: “Lão ca có thể cho tiểu đệ biết không? Tiểu đệ có một bệnh nhân bị mắc chứng bệnh này. Tiểu đệ không có cách chữa trị, hỏi mấy Thái y cũng không ai biết cách chữa. Nếu lão ca nói cho tiểu đệ biết tiểu đệ sẽ tạ ơn xứng đáng”.

“Ha, ha. Nói cho huynh đệ biết cũng không thành vấn đề, chỉ cần mời lão ca ta uống rượu là được” Trương Ngộ Đạo lại nâng bầu rượu định uống nhưng phát hiện ra bầu rượu đã cạn. Ông ta lắc lắc bầu rượu lầm bầm nói: “Hết lần này tới lần khác cứ đến cơn nghiện rượu thì lại không có rượu uống. Thật mất hứng”.

Đỗ Văn Hạo cười ha hả nói: “Lão ca cứ nói cho tiểu đệ biết phương thuốc, trưa nay tiểu đệ sẽ mời lão ca tới Túy Tiên lâu uống rượu! Mời lão ca uống rượu Dương châu Quỳnh hoa lộ, thế nào?”

“Thật không?”

“Đúng vậy”.

“Tốt lắm!” Trương Ngộ Đạo nuốt nước miếng đánh ực một tiếng. Tiền lương một tháng của ông ta chỉ có hai lượng bạc, ông ta còn phải nuôi dưỡng gia đình. Ông ta lại coi rượu như mạng sống của mình, không có tiền mua rượu ngon, mỗi lần mua rượu cũng chỉ mua rượu thường giá hai văn một bầu. Giờ nghe nói Đỗ Văn Hạo mời ông ta uống rượu hảo hạng, ông ta vui mừng nghiêng đầu nói: “Nhưng rượu Quỳnh hoa lộ hơi nhẹ, uống không đã. Có thể đổi sang rượu Tần Hoài xuân không? Rượu này mới đủ mạnh”.

Đỗ Văn Hạo cười nói: “Không thành vấn đề! Mời lão ca ngồi! Nói xong chúng ta đi”.

“Được, được, được” Trương Ngộ Đạo ngồi xuống. Ông ta đột nhiên chuyển đề tài: “Tại sao huynh đệ không hỏi vì sao tên lão ca là Ngộ Đạo? Những người khác nghe xong đều hỏi vậy”.

“Tên là do phụ mẫu đặt, cũng chỉ là một cách gọi mà thôi” Đỗ Văn Hạo nói tới đây đột nhiên hắn nhớ ra điều gì vội hỏi: “Ngộ Đạo, được rồi vì sao tên lão ca là Ngộ Đạo? Chẳng lẽ liên quan tới đạo gia?”

“Ha, ha, đoán đúng rồi! Trước kia ta là một đạo sĩ. Có biết vì sao ta nói chuyện này không?”

Đỗ Văn Hạo thầm nghĩ lão nhân này nói quá nhiều hắn thực sự phải nhẫn nại ngồi nghe.

Trương Ngộ Đạo hình như hiểu được suy nghĩ của Đỗ Văn Hạo, ông ta cười nói: “Ta đã nói trước đây ta là đạo sĩ. Lý do Thi chú lão đệ hỏi có liên quan tới đạo gia của chúng ta”.

“Hả? Sao chứng bệnh này lại có liên quan tới đạo gia?”

“Đạo gia chúng ta cho rằng cơ thể người có tam thi trùng. Thượng trùng gọi là Bành Cư có màu trắng xanh, tấn công thượng đan điền* làm cho con người tham sắc, đờ đẫn. Trung trùng gọi là Bành Chất, màu trắng vàng, khiến cho con người tham tài, dần dần có thể linh thông với ma quỷ, cư ngụ ở trung đan điền. Hạ trùng gọi là Bành Kiểu, màu trắng và đen khiến cho con người đam mê tửu sắc, dần dần trụ lại hạ đan điền. Tam thi trùng này một khi đón nhận tà khí bên ngoài sẽ làm cho người ta ngã bệnh. Bệnh này gọi là Thi chú. Các thi trùng gây ra các triệu chứng bệnh khác nhau nên cách điều trị cũng không đồng nhất”.

Đỗ Văn Hạo nghe xong những lời này coi như đã hiểu rõ. Nếu người cổ đại nghe nói trong mắt, mũi có trùng, nghe xong chắc chắn sẽ bị hù dọa sợ hãi. Đỗ Văn Hạo tới từ xã hội hiện đại, tốt nghiệp đại học y khoa chuyên ngành pháp y, hiểu biết về kiến thức giải phẫu, hắn không thể nào tin tưởng trong cơ thể con người có cái gọi là “tam thi trùng”. Nếu đã không gải thích được nguyên nhân gây bệnh, vậy phương pháp chữa trị chắc chắn sẽ không hiệu quả. Cho nên chưa nghe hết hắn đã mất hứng thú.

Trương Ngộ Đạo lại rất hứng thú, ông ta không chú ý tới vẻ mặt Đỗ Văn Hạo tiếp tục nói: “Nói cho lão đệ một phương thuốc bí truyền trị chứng bệnh này. Bên cạnh việc dùng Thát can tán và Uất châm thạch ra còn phải dùng thi pháp trị bệnh của đạo gia chúng ta. Lão đệ có biết cách thực hiện thế nào không?”

“Không biết” Đỗ Văn Hạo buột miệng nói.

“Nhìn lão đệ là người trượng nghĩa. Ta sẽ nói: dập dầu hai mươi bảy lần, nín thở hai mươi bảy lần, úp bụng ba trăm lần làm trong hai mươi ngày là khỏi. Nhớ kỹ chưa?”

"Nhớ kỹ!

“Tốt lắm, đi thôi, đi uống rượu "

Đỗ Văn Hạo cười gượng nói: “Ta quên mất xế chiều ta có buổi giảng bài, không thể uống rượu, sợ không lên lớp được. Vì vậy rất xin lỗi” Đỗ Văn Hạo lấy túi tiền ở trong người ra một ít bạc vụn chừng hai lượng đưa cho Trương Ngộ Đạo: “Đây, lão ca cứ cầm tiền đi uống rượu. Sau này có cơ hội chúng ta sẽ đi uống sau”.

Trương Ngộ Đạo nhìn thấy thế hai mắt sáng lên, suýt chảy nước miếng, ông ta ngượng ngùng nói: “Thật ngại quá” Miệng nói thế nhưng tay đã thò ra cầm lấy số bạc đó: “Ta đi đây. Cám ơn. Tiên sinh đang bận. Hôm nào ta mời tiên sinh uống rượu” Ông ta đứng dậy vỗ vỗ mông rồi lắc lư đi ra ngoài.

Đỗ Văn Hạo tiếp tục ngồi trên nền nhà của Trân bảo các đọc y thư. Hắn lật xem từng cuốn y thư một.

Đúng lúc này ngoài cửa vang lên tiếng bước chân vội vã, ngay sau đó một người tiến vào, chính là Phan cục phán. Ông ta nhìn thấy Đỗ Văn Hạo liền vui mừng nói: “Đỗ tiên sinh”.

Đỗ Văn Hạo ngẩng đầu nhìn: “Phan cục phán đại nhân. Có việc gì vậy?”

“Ừ, là thế này. Khẩu dụ của Thánh thượng ban ra nói Đề cử đại nhân phải lập tức tiến cung gặp Thánh thượng. Nghe nói bệnh tình của Cung phi và Hoàng tử trong cung có vấn đề. Đề cử đại nhân phải vào cung tham gia điều trị, chỉ e năm ba ngày không thể quay về. Đề cử đại nhân muốn tham gia nghe bài giảng của tiên sinh, e rằng không về kịp nên đại nhân rất tiếc nuối. Chúng ta suy nghĩ rời buổi giảng lại chờ tới khi Đề cử đại nhân quay về. Thời gian cụ thể sẽ thông tri cho tiên sinh sau, được không?”

Đỗ Văn Hạo gật đầu nói: “Được, tối hôm qua tại hạ ngủ không ngon giấc, đến sáng ngày mới chợp mắt được một chút. Cả buổi sáng nay ở đây cũng không có thời gian ngủ. Giảng bài cũng chưa chắc có hiệu quả. Bây giờ thay đổi thời gian thì quá tốt. Tại hạ sẽ chờ thông tri của đại nhân”.

“Ha, ha. Vậy được rồi. Tiên sinh tra cứu Thi chú có thu hoạch được gì không?”

Đỗ Văn Hạo lắc đầu: “Chỉ có chứng bệnh, không có phương pháp điều trị rõ ràng. Bây giờ vẫn chưa tìm được đầu mối nào”.

“Đúng vậy. Đừng nóng vội. Thi chú là tuyệt chứng. Từ từ sẽ thấy”.

“Tại hạ muốn mượn ít y thư ở đây về nhà từ từ nghiên cứu, có được không?”

“Đương nhiên có thể. Tiên sinh cứ tùy ý mượn. Nếu có thể nghiên cứu ra phương thuốc hiệu quả, đây nhất định sẽ là một sáng kiến gây chấn động kinh thành”.

Đỗ Văn Hạo cười gượng. Trong đầu hắn không có một chút ý tưởng nào cả.

Phía tây kinh thành có một cái hồ nước lớn. Bốn tháng mùa hạ là mùa sen nở khắp hồ. Chủ nhân của cái hồ này đặt cho nó một cái tên rất tao nhã là U Uyển. Đại để hy vọng thấy một khung cảnh tràn ngập hương thơm.

U Uyển do một gia đình người làm tên gọi Lý Lương trông nom. Lý gia là tá điền ở U Uyển, cũng đã ba đời trồng trọt xung quanh hồ nước. Cuộc sống tuy không giàu có nhưng may mắn chủ nhân U Uyển là người thuần phác, lương thiện cũng không quá ngặt nghèo với tôi tớ nên cuộc sống trong nhà cũng đắp đổi qua ngày được.

Đỗ Văn Hạo cưỡi lừa từ Thái y viện quay về đi ngang qua U Uyển thấy hồ nước tỏa hương thơm ngát. Hắn không nhịn được dừng lại, tìm một cái đình hóng mát ngồi xuống.

Một lão giả vai vác một cái cuốc đi làm qua. Nhìn thấy có người ngồi ở trong hóng mát đình. Ông ta khẽ liếc nhìn rồi đột nhiên nhếch miệng cười, vuốt chòm râu hoa râm tiến tới nói: “Ngài có phải Đỗ đại phu của Ngũ Vị đường không?”

Đỗ Văn Hạo nghe tiếng quay đầu lại thì thấy một lão giả gương mặt hiền hậu, y phục đơn giản, chân trần đứng ở ngoài đình, đang mỉm cười nhìn mình. Hắn vội đứng dậy thi lễ: “Đúng là vãn bối”.

Lão giả thấy Đỗ Văn Hạo khách khí thi lễ với mình, ông ta vội bỏ cuốc tiến lên khom người nói: “Đỗ đại phu, ngài khách khí quá. Tiểu nhân chỉ là một tá điền, không dám nhận đại lễ của ngài. Như thế này là làm tiểu nhân tổn thọ”.

Đỗ Văn Hạo cười nói: “Người ta đều dựa vào đôi tay để kiếm cơm. Hơn nữa lão nhân gia là trưởng bối ta đương nhiên phải hành lễ”.

Lão giả xúc động nói: “Đã sớm nghe nói y thuật của Đỗ đại phu Ngũ Vị đường rất cao minh. Hôm nay gặp mặt lại là một người tuổi trẻ biết giữ lễ nghĩa. Thật sự làm cho lão kính nể”.

“Lão nhân gia, người khách sáo quá”.

Lão giả hình như có chuyện gì muốn nói nhưng cứ ngập ngừng. Đỗ Văn Hạo thấy vẻ mặt của lão giả, hắn nghĩ có chuyện gì đó cần tới hắn vì vậy hắn nói: “Lão nhân gia có phải trong nhà có người mắc bệnh cần tới vãn bối xem bệnh không?”

“Ha, ha, ha. Không có gì. Tiên sinh cứ nghỉ ngơi. Tiểu nhân đi đây” Nói rồi lão giả vác cái cuốc định bỏ đi.

Đỗ Văn Hạo nói: “Lão nhân gia có gì muốn ta trợ giúp cứ nói, không cần khách khí như thế”.

Lão giả thấy Đỗ Văn Hạo chân thành như vậy liền nói: “Tiểu nhân tên là Lý Lương, nhiều ngày trước con dâu của tiểu nhân là Tiểu Nguyệt sinh một nam nhi. Thế nhưng sau khi sinh ngực và bụng đau đớn, hơi thở gấp, miệng khô, không thể đi lại làm việc được. Trong nhà chỉ có tiểu nhân và vợ cùng một nữ nhi nữa. Ôi gia đình tiểu nhân neo người. Ốm đau là chuyện hệ trọng. Mấy đại phu chỉ xem bệnh cho người giàu. Mấy người nghèo như chúng tiểu nhân không biết đi đâu xem bệnh”.

Đỗ Văn Hạo đã hiểu, hắn an ủi: “Lão nhân gia đừng lo lắng, những người nghèo ta không thu phí chữa bệnh. Hãy dẫn ta tới xem bệnh cho con dâu lão”.

Lý Lương nghe xong cảm kích nói: “Đỗ đại phu, thực sự cám ơn ngài”.

Đỗ Văn Hạo đứng dậy lấy hòm thuốc của mình rồi nói: “Thôi được. Chúng ta nên đi thôi. Lý bá, trời không còn sớm. Sau khi tới nhà xem bệnh ta còn phải quay về”.

*3 loại trùng, được mô tả tỉ mỉ chi tiết và sinh động trong Thái Thượng Trừ Tam Thi Cửu Trùng Bảo Sinh Kinh: “Thượng trùng Bành Cư có tên trẻ con là A Ha ở trong đầu con người. Nó tấn công nê hoàn tức thượng đan điền, khiến cho người ta cảm thấy nặng đầu, mắt tối sầm, khóc chảy nước mũi, tai điếc, răng rụng, miệng hôi, khuôn mặt nhăn nheo. Nó làm con người mê loạn, yêu thích xe ngựa, say mê âm nhạc và nữ sắc... Trung trùng Bành Chất có tên trẻ con là Tác Tử, yêu thích ngũ sắc và ngũ vị. Nó cư ngụ nơi tim và bao tử con người. Nó tấn công tử cung (cung màu đỏ) và trung tiêu, khiến con người nhầm lẫn và mất trí nhớ. Nó làm giảm tinh. Khi khí sinh ra, tai họa đến. Mặt khác, nó gây sầu não. Khi âu lo thái quá, miệng khô, mắt trắng, răng sâu. Ngày đêm nó làm hại lục phủ ngũ tạng. Nó gây ra bệnh tật. Do nó mà người ta ngủ nhiều và thấy ác mộng... Hạ trùng Bành Kiểu có tên trẻ con là Lý Tế, cư ngụ nơi bụng và chân con người. Nó làm hại khí hải đến nỗi khô cạn và làm cho bách bệnh sinh ra. Nó xúi con người trộm cướp, ham mê nữ sắc, danh vọng, và ham mê trụy lạc, gây tác hại. Người ta không thể cản được nó làm hại sinh mệnh của họ. Nó khiến con người kết hợp với ma quỉ, quay lưng với cuộc sống, cận kề cái chết, cạn kiệt tinh khí. Nó làm khô tủy, cơ bắp đau nhức, thịt nóng hực, ý chí bạc nhược, thân thể trống rỗng, mông nặng nề, bàn chân và đầu gối rã rời. Nước tiểu và xú khí thoát ra, và dần dần tai họa đến...»

*- Thượng đan điền: Trùng với huyệt Ấn đường (giữa 2 chân mày)

- Trung đan điền: Trùng với huyệt Đản trung (chính giữa đường nối 2 đầu vú)

- Hạ đan điền: Trùng với huyệt Khí hải hay nằm trong khoảng Nằm trên đường chính trung, dưới rốn 1,5 thốn (khoảng 3 cm). Có môn phái thì nói nó nằm trên huyệt Thần khuyết (rốn).

Chương 204: Đau ngực, bụng

Hàng rào gỗ, nhà tranh, trong sân có một cối xay bằng đá, trên đó có đặt một dụng cụ hốt rác, bên trong có một ít thảo mộc đang phơi nắng.

Đỗ Văn Hạo nghĩ cuộc sống gia đình này quả thật rất chật vật thảo nào không dám mời đại phu chữa bệnh.

Lý Lương mở cổng đi vào sân, ông ta để cái cuốc lên hiên nhà.

Một lão phụ dáng người thấp bé đi ra, lão phụ nhân già hơn so với Lý Lương, da ngăm đen, mái tóc bạc trắng, trên người khoác một cái tạp dề, dáng vẻ rất vội vàng.

Nhìn thấy trượng phụ của mình dẫn một người lạ vào nhà, lão phụ đang định hỏi thì Lý Lương đã vội nói: “Bà nó, mau mang nước tới cho đại phu uống. Thôi bỏ qua đi, ta đi nấu nước. Bà hãy dẫn Đỗ tiên sinh tới phòng của Tiểu Liên. Đỗ tiên sinh sẽ chẩn bệnh cho Tiểu Liên”.

Lão phụ đột nhiên nổi giận, bà chỉ Lý Lương trách mắng: “Ông điên rồi à. Trong nhà làm gì còn tiền mà mời đại phu. Không phải mấy hôm trước đã mời Triệu lang trung trong thôn xem ư? Tại sao ông còn lãng phí tiền nữa? Ông muốn chọc cho tôi chết à?”

Đỗ Văn Hạo không đành lòng để lão phụ trách cứ Lý Lương như vậy. Hắn ôn hòa nói: “Lão thái gia, ta đã nói hoàn cảnh mấy người khó khăn, ta chẩn bệnh không lấy tiền”.

Lão phụ nghe xong cơn thịnh nộ tan biến. Hai mắt bà còn ngấn lệ.

Đỗ Văn Hạo không muốn nhìn cảnh này hắn vội vàng nói: “Xin mời dẫn đường”.

Kỳ thật nhà của bọn họ chỉ có ba gian lợp cỏ tranh. Hai người đi vào căn phòng lợp cỏ ở hướng đông. Bên trong có một cái giường. Lão phụ nhân vén cái màn vá chằng vá đụp lên, mắc ở trên cái móc.

Đỗ Văn Hạo bảo lão phụ nhân mở cửa sổ ra. Lão phụ mới đi tới bên cạnh cửa sổ thì nghe âm thanh của một nữ nhân trên giường cất lên: “Không được”.

Lão phụ cả giận nói: “Kêu cái gì? Đây là đại phu tới xem bệnh cho ngươi. Ngươi có câm miệng đi không. Cả ngày không được việc gì, nói nhiều thế”.

Nữ tử đó nói với giọng tủi thân: “Con lạnh”.

Lão phụ nhân làm ra vẻ không nghe thấy câu đó, bà đẩy cửa sổ ra, hừ một tiếng rồi nói: “Ta không lạnh à? Ta cả ngày làm việc mà không nóng người lên được”.

Đỗ Văn Hạo ôn nhu nói với nữ tử kia: “Khí trời rất có lợi cho thân thể của ngươi. Chỉ nên đóng cửa lúc hoàng hôn”.

Lúc này nữ tử đó không nói nữa Đỗ Văn Hạo mới quan sát nàng. Nữ tử tóc rồi bù nằm trên giường. Trên người nàng đắp một cái chăn mỏng, bạc màu mặc dù chiếc chăn có nhiều miếng vá nhưng nhìn sạch sẽ giống như căn phòng vậy, không có mùi gì hết. Xem ra hàng ngày người nhà đều quan tâm săn sóc nàng.

Lão phụ mang tới một cái ghế dài cho Đỗ Văn Hạo ngồi. Sau khi mở cửa sổ, ánh sáng tràn vào khắp phòng. Nữ tử kia đã nhìn thấy đại phu không phải là một lão lang trung mà là một nam nhân trẻ tuổi. Nàng vừa xấu hổ vừa lúng túng, quay người vào trong.

Đỗ Văn Hạo bắt mạch cổ tay. Hắn phát hiện ra có vẻ là mạch thốn nhưng hình như có hiện tượng khí huyết không thông. Hắn nhíu mày hỏi: “Trước đây đã tìm đại phu chưa?”

Nữ tử im lặng không nói. Lão phụ nhân lên tiếng: “Có. Đại phu nói bị chứng khí hư, kê đơn thuốc bổ khí huyết rất đắt tiền nhưng uống vào không có hiệu quả”.

Đỗ Văn Hạo bắt mạch tay kia rồi hỏi: “Thang thuốc đó là gì? Còn nhớ không?”

Lão phụ nhân vội nói: “Có nhớ. Thang thuốc đó gọi là cái gì Thập toàn đại bổ hoàn ấy”.

Đỗ Văn Hạo hỏi nữ tử: “Có thấy tức ngực, chán cơm không?”

Nữ tử khẽ ừ một tiếng.

Đỗ Văn Hạo lại hỏi: “Có phải khi bệnh phát tác thì cảm thấy cả người như bị kim châm, khát nước, thở hổn hển không?”

Nữ tử gật đầu.

Đỗ Văn Hạo nói: “Kỳ thật bệnh của ngươi không phải là đau tim hay dạ dày gì hết, chẳng qua máu huyết ở ngực không lưu thông mà thôi. Đúng là đau ngực nhưng không liên quan gì tới tim hay dạ dày hết. Bệnh này chỉ dùng thuốc giảm đau nhức bình thường, thông khí, không liên quan gì tới bổ khí. Nếu không tác dụng sẽ ngược lại. Vị lang trung đó kê một đơn thuốc bổ, đương nhiên không hiệu quả. Hơn nữa lại còn có hại cho người bệnh”.

Lão phụ nhân vội hỏi: “Tiên sinh, vậy thang thuốc của ngài có đắt hơn thang Thập toàn đại bổ đó không?”

Đỗ Văn Hạo cười hắn đi ra cửa lấy hòm thuốc để ở trên con lừa xuống, lấy từ bên trong ra hai hoàn thuốc Thất tiếu tán*. Hắn quay lại phòng đưa cho lão phụ nhân và nói: “Mỗi ngày một hoàn, ngâm với rượu hoàng. Trong nhà có rượu hoàng không?”

Lão phụ nhân vội vàng gật đầu.

“Thôi được ta về đây”.

Đỗ Văn Hạo đứng dậy định ra về lão phụ nhân cười gượng gạo hỏi: “Tiên sinh, thuốc này của ngài bao nhiêu tiền? Ngài cứ nói để ta trả ngài”.

Đỗ Văn Hạo cười lắc đầu đi ra cửa. Hắn quay lại nói với lão phụ: “Hai hoàn này không mất tiền nhưng người muốn con dâu của mình sớm khỏi bệnh, cùng chia sẻ việc nhà với mình thì không nên tức giận như vậy. Nữ nhân có rất nhiều bệnh sinh ra do tức giận. Ngươi không được tức giận nếu không cơ thể ngươi sẽ phát bệnh. Tục ngữ có câu tức giận gây tổn hại sức khỏe, không phải là không có đạo lý”.

Lão phụ thấy Đỗ Văn Hạo không lấy tiền, bà ta ngượng ngùng, cuống quít gật đầu sau đó dè dặt tiễn Đỗ Văn Hạo ra cửa.

Lý Lương đang bưng một chén nước từ trong gian bếp đi ra thấy Đỗ Văn Hạo vội hỏi: “Tiên sinh, đã xem bệnh xong rồi ư?” Đỗ Văn Hạo gật đầu.

Lý Lương nhìn lão phụ: “Đưa tiền thuốc chưa?”

Lão phụ cảm kích nói: “Tiên sinh cho thuốc không lấy tiền. Ông hỏi mà không thấy xấu hổ à?”

Lý Lương nghe nói vậy vội bảo lão phụ đi lấy tiền. Sau đó ông ta nói với Đỗ Văn Hạo: “Tiên sinh xuất chẩn đã không lấy tiền rồi. Sao chúng tiểu nhân còn để tiên sinh mất tiền nữa?”

Đỗ Văn Hạo khoát tay nói: “Chỉ có hai hoàn thuốc thôi. Các ngươi cứ cho bệnh nhân dùng. Nếu lần này không khá hơn lần sau ta tới tái khám lấy tiền của các ngươi cũng không muộn. Nhưng dựa vào tình trạng bệnh thì chỉ cần dùng hai hoàn thuốc đó là sẽ khỏe lên”.

Lý Lương cảm kích không biết nói gì tiễn Đỗ Văn Hạo ra cổng.

Đỗ Văn Hạo quay đầu lại nói: “Hai ngày sau ta tới khám lại” Nói xong hắn cưỡi lừa quay về.

Trong hai ngày đó Đỗ Văn Hạo chuyên tâm nghiên cứu y thư kinh điển nhưng hắn vẫn không tìm ra phương thuốc hiệu quả.

Từ sau tối ở giếng khô, Lâm Thanh Đại luôn lánh mặt Đỗ Văn Hạo, nàng dứt khoát không ngồi cùng một chỗ với hắn. Điều này làm cho Đỗ Văn Hạo thấy buồn bực.

Trong hai ngày đó Bàng Vũ Cầm bận bịu sai khiến gia nhân tới tòa trang viện mua của Kiều gia xây một bức tường cao ba trượng xung quanh cái hồ có độc khí bốc lên đó. Sao đó cắm một cái biển nhắc nhở nguy hiểm, cấm người đi vào bên trong.

Hai hôm sau Đỗ Văn Hạo tới Lý gia ở U Uyển tái khám.

Từ sáng sớm Lý Lương đã đứng ở

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#tác